Giáo án Ngữ văn 10- Chuyện chức phán sự đền tản viên (tản viên từ phán sự lục - Trích truyền kỳ mạn lục)

A. Mục tiêu bài học:

Giúp học sinh:

1. Về kiến thức:

- Thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà, qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt Nam.

- Nắm được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của tác giả.

2.Về kỹ năng:

- Rèn luyện cách đọc - hiểu và nhận diện kết cấu, cách xây dựng xung đột và sắp xếp tình tiết trong một truyện truyền kỳ.

B. Phương tiện thưc hiện:

- SGK, SGV.

- Thiết kế bài học.

C. Cách thức tiến hành:

GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.

D. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp: (1 phút)

Tổng số:

Vắng:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

- Dẫn vào bài: Chúng ta đã từng biết đến Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ qua Chuyện người con gái Nam Xương. Truyện kể về người phụ có đức hạnh, khao khát một cuộc sống hạnh phúc, nhưng lại lâm vào một cảnh ngộ éo le, oan khuất. Hôm nay, chúng ta sẽ biết đến một loại nhân vật vật nữa trong Truyền kì mạn lục, đó là loại nhân vật trí thức có tính cách rất dũng cảm, kiên cường, chống lại những thế lực gian tà: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.

 

 

doc8 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3051 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 10- Chuyện chức phán sự đền tản viên (tản viên từ phán sự lục - Trích truyền kỳ mạn lục), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Số thứ tự tiết học: Tên bài: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Tản Viên từ phán sự lục - trích Truyền kỳ mạn lục) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: 1. Về kiến thức: Thấy được tính cách dũng cảm, kiên cường của nhân vật Ngô Tử Văn - đại diện cho chính nghĩa chống lại những thế lực gian tà, qua đó bồi dưỡng thêm lòng yêu chính nghĩa và niềm tự hào về người trí thức Việt Nam. Nắm được nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của tác giả. 2.Về kỹ năng: Rèn luyện cách đọc - hiểu và nhận diện kết cấu, cách xây dựng xung đột và sắp xếp tình tiết trong một truyện truyền kỳ. B. Phương tiện thưc hiện: SGK, SGV. Thiết kế bài học. C. Cách thức tiến hành: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp giữa đọc sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi. D. Tiến trình dạy học: 1. ổn định lớp: (1 phút) Tổng số: Vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: - Dẫn vào bài: Chúng ta đã từng biết đến Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ qua Chuyện người con gái Nam Xương. Truyện kể về người phụ có đức hạnh, khao khát một cuộc sống hạnh phúc, nhưng lại lâm vào một cảnh ngộ éo le, oan khuất. Hôm nay, chúng ta sẽ biết đến một loại nhân vật vật nữa trong Truyền kì mạn lục, đó là loại nhân vật trí thức có tính cách rất dũng cảm, kiên cường, chống lại những thế lực gian tà: Chuyện chức phán sự đền Tản Viên. Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt Thời gian Hoạt động 1: hướng dẫn tìm hiểu phần Tiểu dẫn GV: Phần Tiểu dẫn trình bày nội dung gì? Hoạt động 2: hướng dẫn đọc - hiểu văn bản. Em hãy tóm tắt truyện này bằng những sự việc tiêu biểu? Chủ đề của truyện? Hôm nay, thầy và các em cùng phân tích các nhân vật để làm nổi bật lên chủ đề của truyện. Nhân vật Tử Văn được hiện lên như thế nào qua lời người dẫn truyện? Em có nhận xét gì về cách giới thiệu này? Qua lời người dẫn truyện, ta thấy có sự xuất hiện cảu một chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ. Đó là chi tiết nào? ý nghĩa của chi tiết này? Đó là hồn ma của viên Bách hộ họ Thôi. Đây là một chi tiết có tính chất hoang đường đầu tiên. Nó có vai trò quan trọng trong việc hình thành cốt truyện. Nó là chi tiết mở đầu cho xung đột kịch. Nó chính là nguyên nhân dẫn đến hành động đốt đền của Tử Văn. Hành động đốt đền của Tử Văn được miêu tả bằng những chi tiết nào? Sau hành động đốt đền, một loạt những sự vệc đã xảy ra đối với Tử Văn. Tử Văn đã giải quyết từng sự vệc như thế nào? ý nghĩa của vụ xử kiện dưới âm phủ? Sau vụ xử án, Ngô Tử Văn được Thổ công tiến cử chức Phán sự đền Tản Viên. ý nghĩa của sự việc này? Qua đây, em có nhận xét gì về nhân vật Tử Văn? Cũng qua cách tổ chức sắp xếp các sự việc, chi tiết như thế, hồn ma viên Bách hộ họ Thôi cũng được khắc hoạ một cách rõ nét. Hồn ma viên Bách hộ họ Thôi cũng được hiện lên như thế nào qua lời người dẫn truyện? ở nhà Tử Văn, hắn đã làm gì? Thổ công đã nói về hắn như thế nào? Dưới âm phủ, hắn đã được hiện lên như thế nào trong vụ xử án của Diêm Vương? ý nghĩa của các chi tiết nói lên hình phạt đối với hồn ma viên Bách hộ họ Thôi? Sự đánh giá của em về nhân vật này? Em có ý kiến gì về lời bình của tác giả ở cuối truyện? Qua việc tìm hiểu về hai nhân vật, em có nhận xét gì về cách lựa chọn, tổ chức, sắp xếp các sự việc, chi tiết trong truyện? Qua việc lựa chọn, tổ chức các sự việc và chi tiết, em có nhận xét gì về kết cấu của truyện? Tử tưởng của truyện là gì? I. Tiểu dẫn: 1. Tác giả: Thời đại: Sống vào khoảng thế kỷ XVI, chưa rõ năm sinh, năm mất. quê: xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân (Thanh Miện, Hải Dương). Gia đình: Ông xuất thân trong một gia đình khoa bảng. Cha là Nguyễn Tường Phiêu, đỗ tiến sĩ đời Lê Thánh Tông. Bản thân: đã từng đi thi và làm quan, nhưng không lâu từ quan về ở ẩn. 2. Thể loại truyền kì và Truyền kì mạn lục a. Truyền kỳ là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố kỳ lạ, hoang đường. Trong truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Chính những yếu tố đó đã tạo nên sự hấp dẫn của thể loại. Đằng sau cái phi hiện thực ấy, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như là những quan niệm và thái độ của tác giả. b. Truyền kỳ mạn lục Gồm 20 truyện viết bằng chữ Hán, ra đời vào khoảng nửa đầu thế kỷ XVI. Đặc điểm: + Luôn có những mô típ kì quái, hoang đường lồng trong một số chuyện sinh hoạt, thế sự, đời tư... + Nhân vật: những con người đời thường, đặc biệt có nhiều nhân vật phụ nữ. Nhân vật chưa có tâm lí. Nhân vật chủ yếu được thể hiện qua hành động. + Cốt truyện có sự hư cấu, tưởng tượng, đan cài những chi tiết sự thực và hoang đường, kì lạ. + Ngôn ngữ: chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại của nhân vật. Truyền kì mạn lục còn được khen là Thiên cổ kỳ bút. II. Đọc - hiểu 1. Tóm tắt truyện: Ngô Tử Văn đốt đền. Hồn ma Bách hộ họ Thôi giả làm cư sĩ đến đòi Tử Văn dựng trả ngôi đền và doạ sẽ kiện đến Diêm Vương. Thổ công nói cho Tử Văn biết sự thật về hồn ma Bách hộ họ Thôi và dặn chàng nói sự thực trước Diêm Vương. Tử Văn bị hai tên quỷ bắt xuống Minh ti. Tử Văn vạch trần bộ mặt gian trá của hồn ma Bách hộ họ Thôi. Thổ công tiến cử Tử Văn chức phán sự đền Tản Viên. Người thành Đông Quan gặp Tử Văn cưỡi ngựa đi qua Ca ngợi phẩm chất của của Tử Văn: khẳng khái, cương trực, dũng cảm. 2. Phân tích: a. Nhân vật Tử Văn Tử Văn qua lời giới thiệu của người dẫn truyện: + Tên: Soạn + Quê: người huyện yên Dũng, đất Lạng Giang. + Tính tình: Khẳng khái, nóng nảy, cương trực + Hành động: Đốt đền. đTử Văn được giới thiệu theo phương pháp truyền thống của văn học Trung đại: có tên tuổi, quê quán, tính cách ...Cách giới thiệu hết sức ngắn gọn và đầy đủ. Tử Văn qua hành động đốt đền: + Tử Văn tức giận: Thể hiện thái độ bất bình với cái gian tà, cái xấu, cái ác. + Tắm gội sạch sẽ, khấn trời: Tin vào chính nghĩa, lấy lòng trong sạch, thái độ chân thành của mình mong được trời chia sẻ. Xuất phát từ một ý thức rất rõ ràng. + Châm lửa đốt: Kiên quyết chống lại chống lại cái ác. + Mọi người lắc đầu, lè lưỡi lo sợ, còn Tử Văn vẫn vung tay không cần gì cả. Tử Văn với hồn ma họ Thôi: +Trước lời đe dọa của hồn ma họ Thôi, Tử Văn mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên. Với thần Thổ công: +Tử Văn kinh ngạc: sao mà nhiều thần quá vậy? ... +Hắn có thực là tay hung hãn có thể gieo vạ cho tôi không? Tử Văn trong cuộc xét xử vụ kiện của Diêm Vương ở âm phủ: +Không khí rùng rợn, bị đe doạ, vu cáo, bị sỉ nhục. + Khẳng khái: Ngô Soạn này là một kẻ sĩ ngay thẳng ở trần gian, có tội gì xin bảo cho, không nên bắt phải chết một cách oan uổng. + Tâu trình lại sự vệc mà Thổ công đã kể. + Tranh luận với hồn ma viên Bách hộ họ Thôi. *ý nghĩa vụ xử án: +Thể hiện quan niệm của con người thời Trung đại. +Thể hiện khát vọng công lí của người xưa. + Đẩy xung đột kịch phát triển đến cao trào, bộc lộ bản lĩnh, khí phách người trí thức đương thời. Tử Văn nhậm chức phán sự đền Tản Viên: Tử Văn nhậm chức phán sự đền Tản Viên có ý nghĩa như một sự thưởng công xứng đáng, khuyến khích mọi người đứng lên chống lại cái xấu, cái ác, cái gian tà. Nhận xét: Tử Văn là một người ghét cái ác, khẳng khái, cương trực, dũng cảm. b. Nhân vật hồn ma viên Bách hộ họ Thôi: Qua lời giới thiệu của người dẫn truyện: là một tên tướng giặc bại trận bị chết ỏ gần đền, làm yêu làm quái trong dân gian. ở nhà Tử Văn: giả danh là cư sĩ, dùng đạo Nho để buộc tội, đe doạ Tử Văn, đòi dựng trả lại ngôi đền. Qua lời Thổ công: + Đánh đuổi Thổ công, giả mạo Thổ công đẻ làm trò gian ác. + Đút lót những thần miéu xung quanh để cản trở viẹc khiếu kiện của Thổ công. ở âm phủ: + Tiếp tục vu vạ, buộc tội Tử Văn. + Khi vu vạ không được thì mập mở nhận tội + Chịu sự trừng phạt của Diêm Vương. ý nghĩa của hình phạt: + Lấy lồng sắt chụp vào đầu: Chứng tỏ lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt. + Khẩu gỗ nhét vào miệng: Tiêu diệt tiệt nọc thói nguỵ tạo , lừa dối. + Bỏ vào nục cửu u: đầy vào ngục tối chín tầng để vĩnh viễn không được thấy ánh sáng + Ngôi mộ: Qua các chi tiết này, tác giả đã thể hiện quan điểm, triết lí của người Phương Đông. Nhận xét: Đây là một nhân vật tiêu biểu cho những thế lực gian tà, xấu xa, tác oai tác quái trong xã hội. Nhân vật hiện lên rất rõ tính cách của một tên tướng giặc bại trận, lúc sống đã mang dã tâm đi xâm lược nước khác, đến chết vẫn hiện nguyên hình của nột kẻ lừa đảo, xâm chiếm. c. Lời bình của tác giả: Thể hiện sự đồng tình của tác giả đối với hành động của nhân vật Tử Văn. Tác giả nhấn mạnh phẩm chất cần có của một kẻ sĩ, đề cao bản lĩnh của kẻ sĩ. Nhận xét: Tác giả đã tổ chức, sắp xếp các sự việc, chi tiết một cách tài tình. Mỗi một sự việc bao gồm nhiều chi tiết bao quanh nó và đan xen vào đó cả những yếu tố hiện thực lẫn các yếu tố có tính chất hoang đường, kì lạ đã khắc họa được tính cách nhân vật; góp phần hình thành cốt truyện, dẫn dắt cốt truyện, làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn đối với người đọc. Cốt truyện có xung đột giàu kịch tính: mở đầu, xung đột, phát triển, kết thúc. 3. Tư tưởng của truyện: IV. Tổng kết: a. Nội dung: Ca ngợi phẩm chất của người trí thức đương thời mà tiêu biểu là Tử Văn có tính cách cương trực, khẳng khái, dũng cảm. Thể hiện được Thái độ và quan điểm của nhà văn. b. Về nghệ thuật: Chọn lựa, tổ chức, sắp xếp các sự việc và chi tiết hết sức tài tình. Kết cấu truyện giàu kịch tính, tạo sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc. 4. Củng cố: (1 phút) HS đọc Ghi nhớ. 5. Dăn dò: (1 phút) Học bài cũ. Soạn bài: Hồi trống Cổ thành. 6. Rút kinh nghiệm giảng dạy:

File đính kèm:

  • docChuyen chuc Phan su den Tan Vienlop 10doc.doc
Giáo án liên quan