Giáo án Làm văn 11 năm học 2007- 2008: Bài viết số 3

A. Phần chuẩn bị:

I.Mục tiêu bài học: giúp hs

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Củng cố kiến thức về cuộc đời, thơ văn Nguyễn Khuyến.

- Giá trị nghệ thuật bài thơ “Mùa thu câu cá”

2. Kỹ năng: Rèn luyện khĩ năng làm bài văn lập luận phân tích so sánh.

3.Thái độ, tình cảm: Giáo dục học sinh ý thức cảm thụ Văn học, diễn đạt trong sáng, lành mạnh.

II. Phương pháp

Học sinh độc lập suy nghĩ và làm bài tại lớp.

III. Phương tiện dạy học.

1.Giáo viên: Ra đề, đáp án, biểu điểm.

2. Học sinh: Ôn tập về kiểu bài nghị luận văn học, chuẩn bị giấy bút kiểm tra.

B. Tiến trình lên lớp.

I.ổn định tổ choc.

I. Kiểm tra bài cũ: Không.

III. Bài mới:

1. Giới thiệu bài mới: Làm bài viết số 1.

2. Nội dung:

 

doc5 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn 11 năm học 2007- 2008: Bài viết số 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày: 8/11 Giảng ngày:9/11 TIẾT: 4 MÔN : Làm Văn . Bài viết số 3 A. Phần chuẩn bị: I.Mục tiêu bài học: giúp hs 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Củng cố kiến thức về cuộc đời, thơ văn Nguyễn Khuyến. - Giá trị nghệ thuật bài thơ “Mùa thu câu cá” 2. Kỹ năng: Rèn luyện khĩ năng làm bài văn lập luận phân tích so sánh. 3.Thái độ, tình cảm: Giáo dục học sinh ý thức cảm thụ Văn học, diễn đạt trong sáng, lành mạnh. II. Phương pháp Học sinh độc lập suy nghĩ và làm bài tại lớp. III. Phương tiện dạy học. 1.Giáo viên: Ra đề, đáp án, biểu điểm. 2. Học sinh: Ôn tập về kiểu bài nghị luận văn học, chuẩn bị giấy bút kiểm tra. B. Tiến trình lên lớp. I.ổn định tổ choc. I. Kiểm tra bài cũ: Không. III. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Làm bài viết số 1. Nội dung: I. Đề bài A. Phần trắc nghiệm Chọn phương án trả lời đúng. Câu1: Quê của Trần Tế Xương ở: a.Vị Xuyên, Mĩ Lộc, Nam Định b. Phố Hàng Nâu, Hà Nội c. Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh. Câu2: Câu thơ “Chừng giang sơn còn đợi ai đây” trong bài Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh a.Thoáng một chút mơ hồ của tấm lòng yêu nước. b. Là một tấm lòng yêu nước, nuối tiếc với phong cảnh giờ đã không còn của đất nước. Câu 3: Nguyễn Khuyến sử dụng nghệ thuật nói giảm trong bài thơ Khóc Dương Khuê mấy lần a. 2 b. 3 c. 4 Câu 4: Bài thơ Bài ca ngất ngưởng thể hiện nội dung tư tưởng gì? a. Khẳng định con người cá nhân đầy trách nhiệm. b. Tự trào. c. Khẳng định cái tôi cá nhân phóng túng. Câu 5: Phong cách trào phúng của Tú Xương a. Kín đáo, thâm trầm b. Dữ dội, quyết liệt c. Cay độc. Câu 6: Bài thơ Thương vợ của Tú Xương: a. Mang đậm cảm hứng trữ tình song vẫn có nét cười trào lộng b. Mang đậm cảm hứng trữ tình và cá tính của ông. c. Sự chán ngán cuộc đời mình. Câu 7. Bài ca ngắn đi trên cát của Cao Bá Quát thể hiện điều gì? a. Trí nam nhi. b. Hào hứng mong lập công danh. c. Bế tắc trên con đường công danh. Câu 8. Chiếu cầu hiền của Quang Trung thể hiện mong muốn gì? a. Củng cố kỉ cương, xây dựng đất nước. b. Chống giặc giữ nước. c. Củng cố ngôi vị. B. Phần tự luận. Hãy làm rõ tiếng khóc bi tráng, tiếng khóc cao cả của bài văn tế. III. Đáp án- biểu điểm 1. Đáp án A. Phần trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án a b b a b a c a B. Phần tự luận a. Yêu cầu chung: - Nội dung: Làm rõ tiếng khóc bi tráng, tiếng khóc cao cả của tác phẩm. Phân tích, so sánh, đánh giá, kết luận. - Hình thức: Lời văn trong sáng, bố cục rõ ràng, sử dụng từ ngũ, ngữ pháp đúng chuẩn. b. Yêu cầu cụ thể: - Bài nghị luận phân tích một vấn đề thuộc tác phẩm văn học. Đương nhiên làm rõ nội dung phải đề cập tới nghệ thuật a. “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là tiếng khóc bi tráng a1. Khóc cho người chết, cho nghĩa sĩ Cần Giuộc thất thế nhưng vẫn hiên ngang. + Mười năm công vỡ ruộng không biết đến, chỉ một trận đánh Tây mà tiếng vang nhiều người biết đến “Mười năm... như mõ” + Họ là những người nông dân có nhận thức đúng đắn, có lòng yêu nước căm thù giặc theo quan điểm của mình. * “Tiếng phong hạc... ghét cỏ” * “Bữa thấy bòng bong... cổ” + Họ khẳng định lập trường kiên quyết của mình. Ta và địch không thể có chỗ đứng chung dưới ánh sáng rực trời của chính nghĩa: * “Một mối xa thư... bán chó” + Họ chẳng cần trang bị, cũng chẳng được tập rèn, huấn luyện của lính triều đình, đánh giặc bằng vũ khí có trong tay. * “Ngoài cật... hai nọ” + Họ chiến đấu dũng cảm, kiên cường *”Nào đợi quan... súng nổ” + Họ đã ngã xuống trên mảnh đất quê hương. * “Trăm năm âm phủ... treo mộ” + Họ có quan niệm về sống chết rất rõ ràng và sự lựa chọn thật quyết liệt mà vẻ vang. * “Sống... khổ” Nghệ thuật biểu hiện: Chú ý những nét tiêu biểu mang đậm cá tính người Nam Bộ (suy nghĩ và hành động). Sử dụng những câu song quan, hình ảnh, từ ngữ diễn tả hành động mạnh mẽ kiên quyết. Lần đầu tiên người nông dân lao động xuất hiện trong văn học tương xứng với họ ở ngoài đời a2. Khóc cho người sống + Mẹ già khóc trẻ + Vợ yêu tìm chồng * “Đau đớn... ngõ” Sử dụng từ trái nghĩa già/trẻ, đặc biệt những hình ảnh gây ấn tượng về nạn nhân của bất cứ cuộc chiến tranh nào. Đó là người mẹ, người vợ và em bé, tạo không khí bi thương mà không luỵ a3. Thiên nhiên cũng chia sẻ nỗi đau với con người + Sông Cần Giuộc + Chợ Trường Bình * “Đoái... nhỏ” Tạo ra đựơc không gian nghệ thuật (không gian chở nặng tâm trạng con người). Con người biết nén nỗi đau để bật lên sức mạnh của lời thề: “Muốn kiếp được nguyện trả thù kia” Cảm nhận chung của bài văn tế là chất bi hùng toả sáng xung quanh tượng đài nghĩa sĩ tuy thất thế nhưng vẫn hiên ngang. b. ý nghĩa tìm hiểu tiếng khóc cao cả + Không chỉ khóc cho con người mà khóc cho cả thời đại đau thương khổ nhục nhưng vô cùng anh dũng. * “Súng giặc... trời tỏ” + Bài văn tế khẳng định vị trí xứng đáng của Nguyễn Bình Chiểu trong nền văn học dân tộc. Nguyễn Đình Chiểu đã mở màn cho nền văn học chống Pháp. 2. Biểu điểm - Phần trắc nghiệm: 2 điểm ( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm ) - Phần tự luận: 8 điểm điểm Nội dung Nghệ thuật 8 Như đáp án. Phân tích sâu sắc Diễn đạt cảm xúc, trôi chảy 6 Như đáp án. Phân tích được. Diễn đạt có cảm xúc, mắc vài lỗi nhỏ. 4 Cơ bản như đáp án.Bài viết chưa sâu Diễn đạt mạch lạc, mắc nhiều lỗi. 2 Sơ sài, thiếu ý quan trọng Mắc lỗi quan trọng 1 Sai lạc nội dung Nhầm kiểu bài 0 Không làm bài C.Hướng dẫn học sinh học, làm bài tập 1. Bài cũ - Lập dàn ý chi tiết cho phần tự luận 2. Bài mới Đọc soạn bài: Hai đứa trẻ theo câu hỏi hướng dẫn sgk.

File đính kèm:

  • doctiet 35,36.doc
Giáo án liên quan