Đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông năm học 2003 - 2004 - Môn thi: Văn

Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống

của Hoàng Cầm :

Em ơi buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lì

Sông Đuống trôi đi

Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

*

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột đang tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu .

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1451 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề thi tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông năm học 2003 - 2004 - Môn thi: Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bộ giáo dục và đào tạo đề chính thức kỳ thi tốt nghiệp bổ túc Trung Học Phổ Thông năm học 2003 - 2004 ------------------ môn thi: văn Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Thí sinh chọn một trong hai đề sau : Đề 1 Anh hoặc chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm : Em ơi buồn làm chi Anh đ−a em về sông Đuống Ngày x−a cát trắng phẳng lì Sông Đuống trôi đi Một dòng lấp lánh Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến tr−ờng kì Xanh xanh bãi mía bờ dâu Ngô khoai biêng biếc Đứng bên này sông sao nhớ tiếc Sao xót xa nh− rụng bàn tay * Bên kia sông Đuống Quê h−ơng ta lúa nếp thơm nồng Tranh Đông Hồ gà lợn nét t−ơi trong Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp Quê h−ơng ta từ ngày khủng khiếp Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn Ruộng ta khô Nhà ta cháy Chó ngộ một đàn L−ỡi dài lê sắc máu Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang Mẹ con đàn lợn âm d−ơng Chia lìa đôi ngả Đám c−ới chuột đang t−ng bừng rộn rã Bây giờ tan tác về đâu . (Theo Văn học 12, tập một, phần VHVN, NXB Giáo dục - 2003, trang 79 - 80) Đề 2 Anh hoặc chị hãy phân tích nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu cuả Nguyễn Trung Thành. ----------------------------------- Họ và tên thí sinh : Số báo danh : ------------------ H−ớng dẫn chấm môn thi : văn đề chính thức Bản H−ớng dẫn chấm có 4 trang A. l−u ý chung Ng−ời chấm cần l−u ý đánh giá chính xác cả kiến thức và kĩ năng làm bài của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm một cách đơn thuần. Do đặc tr−ng của môn Văn, ng−ời chấm nên chủ động, linh hoạt vận dụng Tiêu chuẩn cho điểm. Tinh thần chung là nên sử dụng nhiều mức điểm (từ điểm 0 (zê rô) đến điểm 10) một cách hợp lí. Không nên e ngại khi cần thiết phải cho điểm 0, điểm 1 hoặc yêu cầu quá cao đối với điểm 9, điểm 10. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. Điểm toàn bài có thể cho : 0; 0,5; 1; 1,5... đến 10 điểm. B. H−ớng dẫn cho từng đề Đề I i. Yêu cầu về kĩ năng Biết cách phân tích một đoạn thơ trữ tình; biết làm bài nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng; diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. II. yêu cầu về kiến thức 1. Yêu cầu chung : Trên cơ sở có những hiểu biết về nhà thơ Hoàng Cầm (đôi nét chính về tiểu sử, sự nghiệp sáng tác) và bài Bên kia sông Đuống (hoàn cảnh ra đời, giá trị bao trùm về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, vị trí đoạn trích, ...), thí sinh phát hiện và phân tích những đặc sắc về nghệ thuật để làm nổi bật giá trị nội dung của đoạn thơ ở đề bài. 2. Yêu cầu cụ thể : Thí sinh có thể phân tích và sắp xếp hệ thống ý theo những cách khác nhau, miễn là nêu đ−ợc các ý chính sau đây : 2.1. Nêu vài nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời của bài thơ và vị trí đoạn trích: - Hoàng Cầm sinh ra và lớn lên ở Bắc Ninh - một vùng quê của miền đất Kinh 1 Bắc; nhà thơ có những sáng tác thành công về miền đất mà ông gắn bó máu thịt này. - Bài thơ đ−ợc sáng tác vào năm 1948, khi Hoàng Cầm đang công tác ở Việt Bắc, nghe tin giặc Pháp đánh chiếm quê h−ơng mình. - Đoạn thơ trích ở đề thi là phần đầu bài thơ Bên kia sông Đuống. 2.2. Phân tích đoạn thơ 2.2.1. Nghệ thuật : - Lựa chọn và sáng tạo những hình ảnh tiêu biểu có sức gợi cảm (Một dòng lấp lánh - Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến tr−ờng kì, ...); - Giọng điệu thơ thay đổi, khi thì đằm thắm, tha thiết (phần đầu đoạn thơ), khi thì nghẹn ngào, đau xót (phần cuối đoạn thơ); - Cách so sánh và sử dụng câu hỏi tu từ (Sao xót xa nh− rụng bàn tay, Bây giờ tan tác về đâu),... 2.2.2. Nội dung : - Niềm tự hào về miền đất “ bên kia sông Đuống”(qua hoài niệm của nhà thơ): + T−ơi đẹp, thanh bình, yên ả (có dòng sông lấp lánh, cát trắng thơ mộng, nằm nghiêng nghiêng,...); + Trù phú (bãi mía, bờ dâu, ngô khoai biêng biếc, lúa nếp thơm nồng); + Có truyền thống văn hoá (nơi sản sinh những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc dân tộc). - Nỗi căm giận, xót xa khi quê h−ơng bị quân thù tàn phá. Điều này đ−ợc nhà thơ khắc hoạ qua : + Hình ảnh lũ giặc hung bạo, điên cuồng (nh− đàn chó ngộ, l−ỡi dài lê sắc máu); + Hình ảnh quê h−ơng bị tàn phá (ruộng khô, nhà cháy); tất cả tan tác, chia lìa; + Đặc biệt, nỗi đau xót tinh thần lớn lao này khiến tác giả cảm thấy “nh− rụng bàn tay”... * Đoạn thơ thể hiện sự gắn bó, niềm tự hào về quê h−ơng t−ơi đẹp, trù phú, giàu truyền thống văn hóa và nỗi đau xót, nuối tiếc của Hoàng Cầm khi quê h−ơng bị giặc tàn phá. III. Tiêu Chuẩn cho điểm Điểm 9 - 10: Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Có sự cảm nhận tinh tế ở một vài điểm. Văn viết có hình ảnh và cảm xúc. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. Điểm 7 - 8: Cơ bản đáp ứng đ−ợc các yêu cầu nêu trên. Có thể mắc một số sai sót nhỏ. Điểm 5 - 6: Biết cách phân tích một đoạn thơ trữ tình, cơ bản hiểu đúng nội dung đoạn thơ, tuy ít chú ý phân tích các biện pháp nghệ thuật. Diễn đạt đ−ợc ý nh−ng hành văn ch−a trôi chảy. Không mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết t−ơng đối cẩn thận. 2 Điểm 3 - 4: Cơ bản ch−a hiểu đúng nội dung của đoạn thơ. Phân tích sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết thiếu cẩn thận. Điểm 1 - 2: Tuy có viết về đoạn thơ, nh−ng sai lạc cả nội dung và ph−ơng pháp. Chữ viết cẩu thả. Điểm 0 : Không viết đ−ợc gì. Đề 2 i. Yêu cầu về kĩ năng Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách phân tích nhân vật trong truyện ngắn; biết làm bài nghị luận văn học; kết cấu chặt chẽ; bố cục rõ ràng; diễn đạt tốt. Không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. Chữ viết cẩn thận. II. yêu cầu về kiến thức 1. Yêu cầu chung : Trên cơ sở những hiểu biết về Nguyễn Trung Thành (đôi nét chính về tiểu sử tác giả và sự nghiệp sáng tác), truyện ngắn Rừng xà nu (hoàn cảnh ra đời, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, vị trí, vai trò của Tnú trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm...), thí sinh lựa chọn, phân tích những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật hình t−ợng nhân vật này. 2. Yêu cầu cụ thể: Thí sinh có thể phân tích và sắp xếp hệ thống ý theo những cách khác nhau, miễn là nêu đ−ợc các ý chính sau đây : 2.1. Nêu vài nét về tác giả, tác phẩm : - Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó mật thiết với Tây Nguyên và có những tác phẩm thành công về vùng đất này trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. - Tác phẩm Rừng xà nu viết năm 1965, khi đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam n−ớc ta. 2.2. Phân tích nhân vật Tnú - Tnú vốn là một cậu bé cha mẹ mất sớm, đ−ợc dân làng Xô Man c−u mang, đùm bọc; Tnú gan góc, táo bạo (tự đập đá vào đầu, lựa chỗ thác mạnh mà v−ợt qua,...); - Trung thành tuyệt đối với cách mạng, căm thù giặc sâu sắc (giặc khủng bố rất dã man, nh−ng Tnú và Mai vẫn hăng hái vào rừng nuôi cán bộ; buôn làng bị giặc tàn phá, vợ con bị giặc giết hại, bản thân bị tra tấn dã man, ...); - Gắn bó với dân làng, yêu th−ơng vợ con (xúc động khi trở về thăm làng; lao vào giữa lũ giặc để cứu vợ con,...); 3 - Từ đó, Tnú quyết tâm tham gia “lực l−ợng” chiến đấu giải phóng quê h−ơng. * Tnú là nhân vật trung tâm của truyện ngắn Rừng xà nu, đ−ợc xây dựng bằng bút pháp giàu chất sử thi. * Cuộc đời của Tnú phản ánh cuộc đời của dân làng Xô Man nói riêng và nhân dân Tây Nguyên nói chung : Tr−ớc kẻ thù dã man, tàn bạo họ chỉ có con đ−ờng duy nhất là cầm vũ khí chiến đấu giải phóng quê h−ơng. III. Tiêu Chuẩn cho điểm Điểm 9 - 10 : Đáp ứng tốt các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng phong phú, chọn lọc, tiêu biểu. Có thể còn một vài sai sót nhỏ. Điểm 7- 8 : Cơ bản đáp ứng đ−ợc các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng khá phong phú, chọn lọc, tiêu biểu. Diễn đạt t−ơng đối tốt. Có thể mắc một số sai sót nhỏ. Điểm 5 - 6 : Tỏ ra nắm đ−ợc tác phẩm. Biết cách phân tích nhân vật. Đã làm sáng tỏ đ−ợc một số đặc điểm của nhân vật Tnú. Tuy vậy, dẫn chứng ch−a tiêu biểu và ch−a chọn lọc. Diễn đạt đ−ợc ý nh−ng hành văn ch−a trôi chảy. Không mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết t−ơng đối cẩn thận. Điểm 3 - 4 : Nhìn chung, ch−a nắm chắc kĩ năng phân tích nhân vật và nội dung tác phẩm. Dẫn chứng còn nghèo và đôi chỗ ch−a chính xác. Bài làm sơ sài, mắc nhiều lỗi diễn đạt. Chữ viết thiếu cẩn thận. Điểm 1 - 2 : Tuy có viết về nhân vật và tác phẩm, nh−ng sai lạc cả nội dung và ph−ơng pháp. Chữ viết cẩu thả. Điểm 0 : Không viết đ−ợc gì. -------------------------------------- 4

File đính kèm:

  • docBo tuc THPT 2003-2004.doc
Giáo án liên quan