I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Kiến thức:
+ Nắm được những kiến thức cơ bản về tiểu sử tóm tắt: khái niệm, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của tiểu sử tóm tắt.
- Kỹ năng:
+ Nắm được cách viết một bản tiểu sử tóm tắt của một danh nhân hoặc một người mà cuộc đời,sự nghiệp, cống hiến được học sin biết rõ.
- Thái độ:
+ Có ý thức quan tâm đến các bản tiểu sử tóm tắt trên sách vở, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng để hiểu biết thêm về tấm gương của những con người đáng được noi theo.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
+ Giáo án
+ Sách giáo viên
+ Sách giáo khoa
+ Ngữ liệu( có thể)
- Học sinh:
+ Sách giáo khoa
+ Phần chuẩn bị câu hỏi ở nhà.
10 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10122 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn 11: Tiểu sử tóm tắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: Lê Thị Hải Yến
Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Lan Phương
Lớp thực hiện: 11A6
Tiết 90
TIỂU SỬ TÓM TẮT
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Kiến thức:
+ Nắm được những kiến thức cơ bản về tiểu sử tóm tắt: khái niệm, mục đích, yêu cầu, tầm quan trọng của tiểu sử tóm tắt.
Kỹ năng:
+ Nắm được cách viết một bản tiểu sử tóm tắt của một danh nhân hoặc một người mà cuộc đời,sự nghiệp, cống hiến được học sin biết rõ.
Thái độ:
+ Có ý thức quan tâm đến các bản tiểu sử tóm tắt trên sách vở, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng để hiểu biết thêm về tấm gương của những con người đáng được noi theo.
CHUẨN BỊ
Giáo viên:
+ Giáo án
+ Sách giáo viên
+ Sách giáo khoa
+ Ngữ liệu( có thể)
Học sinh:
+ Sách giáo khoa
+ Phần chuẩn bị câu hỏi ở nhà.
PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phương pháp rèn theo mẫu
Phương pháp giao tiếp
Phương pháp luyện tập
CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Ổn định trật tự lớp
Kiểm tra bài cũ
Vào bài mới
Chắc hẳn trong các em đã hơn một lần gặp những bản tiểu sử ngắn gọn về các danh nhân trong một cuốn từ điển,bản tóm tắt tiểu sử những ứng cử viên của cuộc bình bầu cán bộ lớp, hay những bản giới thiệu về những vị vua, những anh hùng lịch sử trong những chương trình Lịch sử được phát sóng hàng ngày, gần đây hơn trên đường phố Hà Nội đã có thêm ghi chú về tên tuổi những con đường. Đây có thể coi là những dạng của tiểu sử tóm tắt. Vậy một văn bản tiểu sử tóm tắt là gì, nó có mục đích và yêu cầu như thế nào, đặc biệt cách viết tiểu sử tóm tắt ra sao, để hiểu hơn điều này hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về “Tiểu sử tóm tắt”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Thời gian
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
1.Hướng dẫn tìm hiểu mục đích của tiểu sử tóm tắt.
Giáo viên dẫn dắt về tiểu sử
- Gv cho biết: Tiểu sử còn gọi là tiểu truyện, như có người đã định nghĩa là “bài chép lược qua sự tích của một người”.
Còn tóm tắt là trình bày một cách ngắn gọn những nét cơ bản của một đối tượng nào đó.
- Gv hỏi: Từ đó một em cho cô biết thế nào là tiểu sử tóm tắt?
-Gv dẫn và hỏi: Ngay trong sách giáo khoa chúng ta đang học cũng có mặt của rất nhiều tiểu sử tóm tắt của các tác giả thể hiện ở phần Tiểu dân. Một em hãy lấy ví dụ ?
Vậy mục đích của tiểu sử tóm tắt là gì, từ đó nó có ý nghĩa ra sao?
2.Hướng dẫn tìm hiểu yêu cầu của tiểu sử tóm tắt.
Gv dẫn dắt: Mỗi bản tiểu sử tóm tắt khi viết phải tuân theo những yêu cầu nhất định. Em hãy cho biết những yêu cầu nào được đặt ra khi viết tiểu sử tóm tắt?
.
- Hs theo dõi sgk cho biết khái niệm.
Hs mở sách tìm ví dụ.
- Hs theo dõi sách giáo khoa và trả lời câu hỏi.
- Hs thảo luận và đưa ý kiến.
I.MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA TIỂU SỬ TÓM TẮT
1.Mục đích
- Khái niệm tiểu sử tóm tắt:
Tiểu sử tóm tắt là văn bản thông tin một cách khách quan, trung thực những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp của một cá nhân.
Ví dụ: Tiểu sử của nhà chính trị, nhà khoa học, nhà văn…Sách giáo khoa lớp 11: Tiểu sử của Tản Đà trong “Hầu trời”, của Xuân Diệu trong “Vội vàng”.
- Mục đích của tiểu sử tóm tắt:
+ Giới thiệu cho người đọc, người nghe về cuộc đời, sự nghiệp, cống hiến của người được nói tới.
Từ đó nó có ý nghĩa :
+ Giúp nhà quản lý tìm hiểu, theo dõi và sắp xếp, phân công công việc hợp lý, hiệu quả.
+ Giúp lựa chọn bạn bè, giới thiệu cán bộ lãnh đạo.
+ Với các nhà thơ, nhà văn, điều đó cho biết cơ sở để hiểu đúng và sâu thêm sáng tác của họ.
2. Yêu cầu
- Thông tin :một cách khách quan chính xác về người được nói tới bằng cách ghi cụ thể, chính xác những số liệu, mốc thời gian, thành tích, đóng góp nổi bật của người được giới thiệu trong lĩnh vực hoạt động đang được quan tâm.
- Nội dung và độ dài của văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt.
- Văn phong cần cô đọng, trong sáng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh cách viết tiểu sử tóm tắt
1. Hướng dẫn học sinh chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
+ Gv dẫn dắt: Khi viết tiểu sử tóm tắt chúng ta tiến hành hai bước: Chọn tài liệu để viết và sau đó là viết tiểu sử tóm tắt.
+ Trước hết là chọn lựa tài liệu viết tiểu sử tóm tắt. Các em theo dõi văn bản “ Lương Thế Vinh” trong sgk và lần lượt trả lời các câu hỏi.
+Gv chốt ý và chuyển ý:
Như vậy, thông qua văn bản Lương Thế Vinh chúng ta có thể thấy được bước đầu tiên trong cách viết tiểu sử tóm tắt là chọn tài liệu. Việc chọn tài liệu mang những nét chung và cả những đặc thù riêng phụ thuộc vào chính đối tượng được nói đến.Để lựa chọn tài liệu chúng ta có rất nhiều cách sưu tầm: Thu thập thông tin từ người thân, người có liên quan, thông tin cá nhân, lí lịch,…từ cá nhân đó hoặc qua sách, báo.
Sau khi chọn tài liệu, bước tiếp theo sẽ là tiến hành viết tiểu sử tóm tắt.
2.Hướng dẫn học sinh viết tiểu sử tóm tắt.
+ Các em tiếp tục theo dõi văn bản vừa đọc và lần lượt trả lời các câu hỏi:
.Bài viết gồm những nội dung nào? Chúng được sắp xếp ra sao?
. Những lưu ý khi viết phần đánh giá về người được viết tiểu sử tóm tắt về nội dung, mức độ và cách đánh giá?
Gv chốt: Các em chú ý, tất cả những nét chính về nội dung, mức độ, cách đánh giá trong văn bản trên cũng chính là khuôn mẫu mang tính bắt buộc đối với những bài tiểu sử tóm tắt.
Tóm lại: Để viết được tiểu sử tóm tắt chúng ta phaỉ trải qua hai khâu là chọn tài liệu và tiến hành viết với những yêu cầu cụ thể mà chúng ta vừa tìm hiểu.
- Một học sinh đọc văn bản. Các em còn lại suy nghĩ và trả lời ba câu hỏi.
II.CÁCH VIẾT TIỂU SỬ TÓM TẮT
1. Chọn tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
- Văn bản “Lương Thế Vinh”.
a, Kể lại vắn tắt cuộc đời và sự nghiệp của nhà bác học Lương Thế Vinh
Người viết đã chọn các tài liệu tiêu biểu và cần thiết sau đây:
+ Nhân thân( tên tuổi, quê quán..)
+ Sự nghiệp, học vấn: học giỏi, đỗ trạng nguyên, nhiều công trình Toán học…..
+ Đánh giá chung: là người có thực học.
-> Chính là kết cấu của một bài tiểu sử tóm tắt.
b, Tính chính xác, chân thực và tiêu biểu của các tài liệu được lựa chọn
- Tính chính xác, chân thực: các thông tin được đưa ra với đảm bảo được tính khách quan, những cứ liệu cụ thể bằng những con số: năm sinh, các mốc thời gian trong cuộc đời..lời trích dẫn ý kiến rất rõ ràng của nhà bác học Lê Quý Đôn.
- Tiêu biểu: bài viết không rườm rà, những cứ liệu đưa ra rất rõ ràng và có kết cấu nội dung hợp lý đảm bảo cung cấp thông tin một cách ngắn gọn và căn bản nhất về Lương Thế Vinh.
c, Tài liệu để viết tiểu sử tóm tắt
- Tài liệu viết về tiểu sử, cuộc đời và sự nghiệp của người được tóm tắt.
- Yêu cầu về tài liệu: chính xác, rõ ràng, có cơ sở, ngắn gọn, đúng mục đích.
2. Viết tiểu sử tóm tắt
Văn bản Lương Thế Vinh
a.Những nội dung chính:
+ Thân thế.
+ Phẩm chất con người: trí tuệ, tấm lòng với nhân dân, đất nước..
+ Đánh giá
b.Cách sắp xếp:Mạch lạc, chặt chẽ, triển khai vấn đề rất logic.
c.Những lưu ý khi viết phần đánh giá về người được viết tiểu sử tóm tắt:
+ Nội dung: ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, tiêu biểu.
+ Mức độ đánh giá: khách quan, đúng mực, có sức thuyết phục.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập
Gv lựa chọn 1 đến 2 bài tập trong sgk cho hs làm và bổ sung, sửa chữa.
III.LUYỆN TẬP
Bài tập 1.Các trường hợp cần viết tiểu sử tóm tắt: b, c, d,e.
Bài tập 2.Những điểm giống và khác nhau giữa các văn bản tiểu sử tóm tắt
a, Tiểu sử tóm tắt thường gồm 4 phần:nhân thân, hoạt động xã hội, đóng góp, đánh giá. Dùng văn phong cô đọng, rõ ràng, không sử dụng các biện pháp tu từ.
b, Các văn bản điếu văn, sơ yếu lý lịch, thuyết minh có thể sử dụng tiểu sử tóm tắt ở những vị trí thích hợp tùy theo yêu cầu,nhưng có thể có thêm các phần:
- Điếu văn: Ngoài tiểu sử tóm tắt của người đã khuất còn có thêm phần tiếc thương người đã khuất và chia buồn cũng gia quyến.Phần đánh giá thường dài hơn và kĩ hơn.
- Sơ yếu lý lịch: có nhiều phần phải kê khai kĩ hơn so với tiểu sử tóm tắt như gia đình, thành phần giai cấp,quan hệ xã hội. Phần đánh giá ở đây là tự đánh giá về ưu khuyết điểm của người viết lý lịch thường đòi hỏi xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
- Thuyết minh: Sử dụng tiểu sử tóm tắt như một bộ phận, một tài liệu của bản thân thuyết minh,cách diễn đạt mang sắc thái biểu cảm.
Bài tập 3.Học sinh về nhà tự làm
4. Củng cố bài học
- Gv yêu cầu học sinh đọc và học phần ghi nhớ đóng khung cuối bài.
5. Dặn dò
- GV yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị bài tập cho “Luyện tập viết tiểu sử tóm tắt”.
File đính kèm:
- tieu su tom tat.doc