A. Chuẩn bị
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Giúp HS hiểu vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.
- Biết vận dụng thao tác so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.
2. Tư tưởng- tưởng cảm
Thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của thao tác này khi viết văn nghị luận. Có ý thức vận dụng thao tác này khi viết bài.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, Thiết kế bài học
- SGK, Tài liệu tham khảo, Soạn bài theo hướng dẫn của GV và hệ thống câu hỏi trong SGK.
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
B. Phần thể hiên trên lớp
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ ( KT việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút)
II.Bài mới
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3621 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Làm văn: Thao tác lập luận so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/10 Ngày giảng: 31/10 /2007
Tiết 32- Làm văn
Thao tác lập luận so sánh
A. Chuẩn bị
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng
- Giúp HS hiểu vai trò của thao tác so sánh trong bài văn nghị luận.
- Biết vận dụng thao tác so sánh khi viết một đoạn văn, bài văn nghị luận.
2. Tư tưởng- tưởng cảm
Thấy được tầm quan trọng, sự cần thiết của thao tác này khi viết văn nghị luận. Có ý thức vận dụng thao tác này khi viết bài.
II. Phương tiện thực hiện
- SGK, SGV, Thiết kế bài học
- SGK, Tài liệu tham khảo, Soạn bài theo hướng dẫn của GV và hệ thống câu hỏi trong SGK.
III. Cách thức tiến hành
Đọc sáng tạo, gợi tìm, thảo luận, trả lời câu hỏi.
B. Phần thể hiên trên lớp
* ổn định tổ chức (1 phút)
I. Kiểm tra bài cũ ( KT việc chuẩn bị bài của HS - 2 phút)
II.Bài mới
* Giới thiệu bài mới
- GV đưa ví dụ:
Cột 1
Cột 2
Trơn quá, đẹp quá, xấu quá, lành quá..
Trơn như mỡ, đẹp như tiên, xấu như ma, lành như Bụt...
- Em thích cách nói nào hơn?
- Làm thế nào để biết được cách nói ở cột 2 hay hơn?
- Sử dụng thao tác so sánh (với cột thứ 1). Và cách nói ở cột 2 cũng chính là so sánh
- Và trong nghệ thuật thì so sánh trở thành một thủ pháp biến hoá thật kì ảo (Thân em như dải lụa đào... - Thân em như giếng … - Thân em như hạt mưa sa...)
" so sánh là một trong những phương pháp cổ xưa nhất của xã hội loài người. Vậy lập luận so sánh là gì? Có gì giống và khác với các so sánh mà ta thường gặp....Chúng ta cùng nhau tìm hiểu "Thao tác lập luận so sánh".
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
- HS đọc ví dụ trong SGK.
- ở đoạn văn thứ nhất, người viết đã đưa ra vấn đề gì? ( Nội dung cơ bản nhất của đoạn văn này là gì?).
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh (17 phút)
* Yêu người là truyền thống của văn học, nhưng mỗi tác phẩm lại thể hiện khác nhau (Luận điểm lớn).
- Làm thế nào để thuyết phục người đọc rằng "Yêu người là truyền thống (…) khác nhau"?
- Đưa ra dẫn chứng và so sánh để tìm ra sự khác nhau.
- Các tp (…) cùng có điểm chung nào?
- Đều nói về lòng yêu ngườig"truyền thống".
- "Nhưng mỗi tác phẩm lại thể hiện khác nhau", vậy điểm khác nhau là gì?
- Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm nói về một lớp người (người phụ nữ có chồng đi chinh chiến, người cung nữ bị vua bỏ rơi...)
- Truyên Kiều nói về một xã hội người (từ tài tử giai nhân đến bọn lưu manh gian ác, từ quan võ đến quan văn từ đại thần đến thư lại lính tráng, từ người dân thường đến thầy tu thầy cúng...)
- Chiêu hồn nói về cả loài người khi còn sống và khi đã chết...
- Ở đoạn văn thứ 2 người viết đã khẳng định điều gì?
* Văn chiêu hồn có một không hai trong nền văn học chúng ta.(Trước văn chiêu hồn không hề có tác phẩm nào, sau cũng không có).
* "Chiêu hồn" mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết
- GV thuyết trình:
Đây là đoạn văn nghị luận và đó là những luận điểm, thứ không thể thiếu được được đối với bài văn nghị luận. Trong những luận diểm đó có luận điểm lớn, luận điểm nhỏ.
- Hãy xác định đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
- Đối tượng được so sánh là Chiêu hồn, đối tượng so sánh là Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều.
- Nếu đoạn văn chỉ đưa ra 3 luận điểm lớn thì có đủ sức thuyết phục không, vì sao?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt:
* Yêu người là truyền thống của văn học, nhưng mỗi tác phẩm lại thể hiện khác nhau.
* Văn chiêu hồn có một không hai trong nền văn học chúng ta.
* "Chiêu hồn" mở rộng địa dư của nó qua một vùng xưa nay ít ai động tới: cõi chết
- Không đủ sức thuyết phục vì: chưa có dẫn chứng để chứng tỏ rằng (trước có, bây giời có...- so sánh tương đồng) và thể hiện khác nhau như thế nào (cung nữ, người vợ có chồng đi chinh chiến, đủ các loại người, người sống, người chết...- so sánh tương phản).
So sánh giữa hai hay nhiều đối tượng để nhìn ra những nét khác nhau giữa chúng là tương phản
Người ta có thể sẽ không hiểu vì sao văn "Chiêu hồn" có một không hai trong nền văn học chúng ta.
- Vậy mục đích, yêu cầu của so sánh là gì?
[Làm sáng tỏ, làm vững chắc hơn luận điểm của người viết. Đó là so sánh trong lập luận.
- GV chiếu ví dụ lên bảng, HS đọc lại một lượt.
- Đọc đoạn văn này, em thấy có điều gì khó hiểu không? Và em hiểu điều đó như thế nào?
II. Cách lập luận so sánh (16 phút)
- Trong đêm tối ngày xưa, là hình ảnh chỉ cuộc sống tăm tối của nhân dân dưới chế độ thực dân nửa phong kiến. ( NTT viết Tắt đèn trước Cách mạng tháng Tám khi tư tưởng của chủ nghĩa Mác chưa truyền bá rộng rãi).
+ Người ta bàn về cải lương hương ẩm, họ cho rằng chỉ cần cải cách những hủ tục, thì đời sống của người nông dân sẽ được nâng cao.
+ Người ta bàn về ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục. Họ cho rằng chỉ cần trở về với cuộc sống thuần phác ngày xưa (Ngư, Tiều, Canh, Mục) thì đời sống của người nông dân sẽ được cải thiện.
- Theo em, vấn đề quan trọng nhất mà đoạn trích đề cập đến là gì?
- Ngô Tất Tố là người soi đường cho người nông dân.
- Để làm sáng tỏ vấn đề đó người viết đã đưa lí lẽ nào?
- Ông không phải là người đầu tiên viết về làng xóm, dân cày nhưng ông có cách viết khác mọi người.
- So sánh với những nhà văn khác cùng thời khi viết về người nông dân.
- Làm thế nào để biết Ngô Tất Tố viết khác mọi người?
+ Người ta bàn về cải lương hương ẩm.
+ Người ta bàn về Ngư, Tiều, Canh, Mục.
+ “Ngô Tất Tố thì xui người nông dân nổi loạn”
- Sau khi so sánh người viết đã đưa ra kết luận gì?
- Cách viết của ông là sự phát động quần chúng nông dân chống quan Tây, chống vua...
- Em hãy xác định đối tượng được so sánh và đối tượng đưa ra để so sánh.
- Cách viết về người nông dân của Ngô Tất Tố.
- Cách viết về người nông dân của các nhà văn, nhà thơ khác cùng thời.
- So sánh đã chỉ ra điều gì?
- Ngô Tất Tố viết về người nông dân rất mới mẻ " "soi đường
- Mục đích của sự so sánh đó là gì?
- Mục đích của sự so sánh đó để làm nổi bật cái nhìn của Ngô Tất Tố. Đó là cái nhìn đúng bản chất cuộc sống. Ông đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản của đời sống xã hội Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Mâu thuẫn đó phải được giải quyết bằng đấu tranh.
- Từ hai ví dụ trên hãy nêu yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
* Yêu cầu khi lập luận so sánh
- Các sự vật, hiên tượng, tác phẩm... gọi chung là đối tượng mang ra so sánh phải có mối liên quan về một mặt hoặc phương diện nào đó.
+ Ví dụ: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, với Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm. Phải có chung là lòng yêu thương con người.
+ Ví dụ: So sánh giữa Ngô Tất Tố với các nhà văn cùng thời ở nội dung viết về nông thôn Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945.
- So sánh phải dựa trên tiêu chí: Lòng yêu thương con người và phạm vi phản ánh (ví dụ 1). Cái nhìn đối với người nông dân ở Ngô Tất Tố và các nhà văn cùng thời (ví dụ 2 ).
- Từ đó rút ra những nhận định đúng đắn và sâu sắc.
- Tác giả đã so sánh Bắc Nam trên những lĩnh vực nào?
- Từ sự so sánh này rút ra kết luận gì?
III. Luyện tập (7 phút)
* Bài tập SGK
- Nguyễn Trãi đã so sánh Bắc Nam trên các mặt
+ Văn hiến (văn hoá và người tài giỏi) có từ lâu.
+ Về cương vực lãnh thổ “núi sông bờ cõi đã chia”. Mỗi đất nước đều có lãnh thổ riêng được quy định rõ ràng.
+ Phong tục tập quán của mỗi nước
+ Anh hùng hào kiệt (người tài giỏi) các triều đại: Triệu, Đinh, Lý, Trần đều sánh ngang với Đường, Hán, Tống, Nguyên chẳng thua kém gì.
- Từ sự so sánh, chúng ta hiểu được tác giả rút ra kết luận: Mỗi dân tộc đều có niềm tự hào riêng của mình, không ai có thể lấy sức mạnh để chèn, buộc dân tộc khác phải tuân thủ theo mình. Mặt khác những vấn đề về văn hiến, về phong tục tập quán, về núi sông bờ cõi, là những gì có bản sắc riêng, có quy định rõ ràng vô cùng thiêng liêng, Đại Việt quyết tâm gìn giữ. Nó khích lệ tinh thần ý thức dân tộc cho mọi người. Kẻ nào đi ngược lại nhất định sẽ vấp phải thất bại.
- Sự thuyết phục của đoạn trích như thế nào?
- Đoạn trích mở đầu bài Cáo. Nó thể hiện lập trường ý thức dân tộc. Nó là cơ sở của lẽ phải, niềm tin, là chân lý của chính nghĩa. Sức thuyết phục không chỉ ở nội dung mà còn ở hình thức lập luận. Đó là lập luận so sánh. Vừa là so sánh tương đồng và tương phản
- So sánh tương đồng ở đây là gì?Và tương phản là gì?
+ Tương đồng: Cũng có nhân tài hào kiệt chẳng thua kém gì
+ Tương phản: Khác nhau về văn hiến phong tục tập quán, về núi sông bờ cõi...
" Vì thế đoạn văn có sức thuyết phục cao.
III. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài (2 phút)
- Đọc lại các đoạn văn đã học để thấy rõ hơn thao tác lập luận so sánh.
- Viết một đoạn văn sử dụng thao tác lập luận so sánh.
- Đọc lại toàn bộ tác phẩm văn học đã học. Học thuộc lòng những bài thơ (mà đến giờ vẫ chưa thuộc). Tóm tắt tác phẩm văn xuôi.
- Trả lời câu hỏi trong bài ôn tập.
File đính kèm:
- Thao tac lap luan so sanh.doc