A. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nhận thức được những khó khăn và những chính sách đúng đắn của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước về kinh tế, chính trị, văn hoá.
2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng đánh giá, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan.
3. Thái độ: HS có thái độ biết ơn vua Quang Trung vị anh hùng dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, nêu vấn đề, trao đổi, đàm thoại
D. Tổ chức giờ học
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 3843 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bài 26 - Tiết 55: Quang trung xây dựng đất nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng:
bài 26 tiết 55 quang trung xây dựng đất nước.
a. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nhận thức được những khó khăn và những chính sách đúng đắn của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước về kinh tế, chính trị, văn hoá.
2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng đánh giá, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan.
3. Thái độ: HS có thái độ biết ơn vua quang Trung vị anh hùng dân tộc.
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, nêu vấn đề, trao đổi, đàm thoại
D. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức ( 1p).
2. Kiểm tra bài cũ(4p): Tại sao phong trào Tây Sơn đi từ thắng lợi này đến thắnglợikhác.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động (1p) - Mục tiêu: Định hướng nội dung và tạo hứng thú bài học
.- Cách tiến hành:Sau khi lật đổ các tập đoàn phong kiến thối nát, đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc. Vua quang Trung bắt tay vào xây dựng đất nước. Công cuộc xây dựng đất nước của vua Quang Trung như thế nào?=> Bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc( 18p).
- Mục tiêu: HS nhận thức được những chính sách khôi phục kinh tế, văn hoá của vua Quang Trung.
Bước 1: Tìm hiểu về việc khôi phục kinh tế
HS đọc “ Từ đầu…phục hồi dần” và cho biết Quang Trung đã làm gì để khôi phục kinh tế?
HS trả lời- Gv khái quát+ mở rộng
“ Từ khi binh lửa luôn năm, lại thêm những nỗi đói kém, nhân dân xiêu dạt, đồng ruộng bỏ hoang,….chiếu theo ngạch thuế điền cũ mà nộp gấp đôi”.
? Việc ban chiếu khuyến nông có tác dụng gì. – Giải quyết tình trạng ruộng bỏ hoang và nạn lưu vong-> mùa màng khôi phục…
? Tại sao “ Mở cửa ải thông chợ búa” thì công thương nghiệp phát triển.
- Xoá bỏ chính sách bế quan toả cảng, đẩy mạnh giao lưu phát triển kinh tế hàng hoá.
? Nhận xét gì về những chính sách của vua Quang Trung. -Chính sách phù hợp……
Bước 2: tìm hiểu về văn hoá, giáo dục.
GV cung cấp:
? Việc ban bố chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung.
- Lần đầu tiên trong lịch sử việc học hành được ban hành phổ biến đến tận xã…..
GV liên hệ với việc học ngày nay….
? Việc sử dụng chữ Nôm làm chữ viết chính thức có ý nghĩa gì.
- Thể hiện ý thức dân tộc của vua QT….
GV mở rộng về sùng chính viện: Nguyễn Thiếp là viện trưởng là sĩ phu ….
? Nhận xét về các việc làm của Quang Trung và tác dụng.
- Việc làm đúng đắn-> kinh tế phục hồi, xã hội ổn định….
Hoạt động 2: Tìm hiểu chính sách quốc phòng ngoại giao.(23p).
- Mục tiêu:HS nhận thức được những chính sách về quốc phòng, ngoại giao của QT.
- Cách tiến hành
Bước 1: Tìm hiểu về chính sách quốc phòng
GV khái quát tình hình ngoại xâm….
HS đọc thầm “ Nhận rõ….đại bác” và cho biết trước âm mưu cuả kẻ thù, Quang Trung đã làm gì?
HS trả lời- Gv kết luận
? Nhân xét về chính sách quốc phòng của Quang Trung.
- Tích cực, làm tăng sức mạnh quân đôi….
Bước2: Tìm hiểu chính sách ngoại giao.
HS đọc đoạn còn lại và cho biêt chính sách ngoại giao của vua Quang Trung ntn?
HS trả lời- Gv kết luận
? Nhận xét về chính sách ngoại giao của Quang Trung.
- Khôn khéo, mềm dẻo nhưng kiên quyêt…
GV cung cấp:
? Việc vua QT qua đời để lại tổn thất gì.
- Là tổn thất vô cùng to lớn……
HS quan sát H60 và cho biết những công lao của Nguyễn Huệ với dân tộc.
- Có công thống nhất đất nước…..
GV cung cấp: Sau khi vua QT mất….
1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
a. Kinh tế.
- Quang Trung xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ban chiếu khuyến nông.
- Giảm thuế, mở cửa ải thông thương chợ búa.
- Nghề thủ công được phục hồi.
b. Văn hoá giáo dục.
- Ban bố chiếu lập học, khuyến khích mở trương học.
- Đề cao chữ Nôm, dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
- Lập viện Sùng chính để dịch chữ Hán ra chữ Nôm.
2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao.
* Quân sự
- Xây dựng quân đội mạnh: bộ binh, thuỷ binh kị binh…
- Thi hành chế độ quân dịch.
- Chế tạo được thuyền chiến lớn, đại bác.
* Ngoại giao
- Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết.
- Đối với phía Nam: chuẩn bị tấn công tiêu diệt Nguyễn ánh ở Gia Định.
* Ngày 16/ 9/ 1792 vua Quang Trung đột ngột qua đời.
4. Củng cố ( 2p): Tóm tắt những nét chính trong sự nghiệp của vua Quang Trung.
5. Hướng dẫn học (1p)
- HS hiểu được những chính sách khôi phục kinh tế, chính trị văn hoá của QT. Tác dụng.
- Chuẩn bị tiết 56: Tìm hiểu về lịch sử Lào Cai thời phong kiến: Kinh tế xã hội.
Ngày soạn: Ngày giảng:
tiết 56 Lịch sử lào cai trong thời kì phong kiến tự chủ
( thế kỉ x- xix)
a. Mục tiêu
1. Kiến thức: HS nhận thức được cơ cấu giai cấp dân tộc trong xã hội phong kiến tự chủ. Những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến ( Lý, Trần, Lê, Trịnh, Nguyễn) với đồng bào các dân tộc Lào Cai.
2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng đánh giá, phân tích, sử dụng đồ dùng trực quan.
3. Thái độ: HS có thái độ tự hào và trách nhiệm với quê hương mình
B. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: tài liệu tham khảo, bản đồ Lào Cai, bản đồ Việt Nam.
2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
C. Phương pháp: sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, nêu vấn đề, trao đổi, đàm thoại
D. Tổ chức giờ học
1. ổn định tổ chức ( 1p).
2. Kiểm tra bài cũ(4p): Vua Quang Trung đã làm gì để xây dựng kinh tế, văn hoá đ. nước.
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
* Khởi động (1p) - Mục tiêu: Định hướng nội dung và tạo hứng thú bài học
.- Cách tiến hành: Lào Cai- mảnh đất địa đầu của tổ quốc, nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt. Mảnh đất in dấu một thời kì lịch sử gắn liuền với những trang sử hào hùng của dân tộc. Trang sử đó như thế nào?=> Bài học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc( 18p).
Mục tiêu: HS nhận thức được cơ cấu kinh tế ở Lào Cai thời phong kiến.
Bước 1: Tìm hiểu về nông nghiệp
HS đọc mục a và cho biết kinh tế nông nghiệp ở Lào Cai có đặc điểm gì.
HS trả lời- Gv khái quát+ mở rộng
Bước 2: tìm hiểu về công thương nghiệp.
GV cung cấp
? Nhận xét về kinh tế Lào Cai thời phong kiến. So sánh với kinh tế của cả nước.
- Nền kinh tế nông nghiệp có đặc điểm riêng mang đặc trưng của khu vực miền núi là nền kinh tế tự cấp …..
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình xã hội.(23p).
- Mục tiêu:HS nhận thức được cơ cấu xã hội và các chính sách cai trị của các triều đại phong kiến với đồng bào các dân tộc Lào Cai.
- Cách tiến hành
Bước 1: Tìm hiểu về cơ cấu xã hội.
Gv cung cấp:
? Kể tên các dân tộc ở Lào Cai mà em biêt.
- Dao, Mông, Tày, Nùng, …..
27 dân tộc anh em- 27 sắc hoa….
? Tại sao Lào Cai lại trở thành mảnh đất đa dân tộc, đa văn hoá.
- Là mảnh đất biên cương tiếp giáp với nước bạn Trung Hoa….
Bước2: Tìm hiểu chính sách cai trị của các triều đại phong kiến.
HS đọc mục b sgk và cho biết những chính sách cai trị của các triều đại phong kiến ở Lào Cai.
HS trả lời- Gv kết luận+ mở rộng
I. Tình hình kinh tế xã hội.
1Tình hình kinh tế.
a. Nông nghiệp
- Có hai loại hình: ruộng đất công và ruộng đất tư.
- Thời Trần có thêm loại hình ruộng đất của tù trưởng và điền trang thái ấp của quý tộc.
- Thời Lê duy trì loại hình đồn điền cho tù nhân và dân nghèo khai hoang.
- Cuối thế kỉ XV thành lập các cơ sở đồn điền do quan lại địa phương cai quản.
b. Công thương nghiệp
- Chủ yếu là nền kinh tế tự cung cấp
- Thờ Nguyễn : Lào Cai trở thành một thương khẩu.
2. Tình hình xã hội.
a. Cơ cấu xã hội
- Giai cấp : có 2 giai cấp chính: Địa chủ và nông dân.
- Thành phần dân cư: đa dân tộc, đa văn hoá.
b. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến.
- Nhà Lý
+ ảnh hưởng của triều đình chưa sâu, chính quyền vẫn nằm trong tay tầng lớp thống trị người địa phương.
+ Dùng quan hệ hôn nhân để ràng buộc các tù trưởng.
+ Kiên quyết trấn áp bằng quân sự khi cần
- Nhà Trần: Coi trọng chính quyền ở cấp
lộ, phủ.
- Nhà Lê: Cử thêm tướng giỏi ở miền xuôi
lên trấn trị.
- Thời Lê- Trịnh: + Tiếp tục duy trì chính
sách hoà hợp dân tộc
+ Đầu thế kỉ, chúa Trịnh tự chủ hơn trong quan hệ với nhà Thanh đã trả hai châu Vị Xuyên( Tuyên Quang), Thuỷ Vĩ( Lào Cai)
về Đại Việt.
+ Nhà Nguyễn: (Minh Mạng) chọn những thổ ti hào mục thanh liêm được nhân dân tin yêu, lựa chọn.
4. Củng cố ( 2p): Nêu đặc điểm kinh tế xã hội cơ bản của Lào Cai thời phong kiến.
5. Hướng dẫn học (1p)
- HS hiểu được những đặc điểm kinh tế, xã hội của Lào Cai thời phong kiến..
- Chuẩn bị tiết 57: Bài tập lịch sử : Ôn tập kiến thức đã học ở chương V.
File đính kèm:
- tiet55,56.doc