Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 57, 58, 59

 I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Học sinh thực hiện các bài tập để củng cố khắc sâu kiến thức kiến thức đã học ở chương V về thời kì suy yếu của chế độ phong kiến tập quyền và phong trào nd.

 2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng thực hành, đánh giá, phân tích, tổng hợp sự kiện.

 3. Thái độ: Học sinh có lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự cường.

 II. Đồ dùng dạy học

 1. Giáo viên: Bảng phụ, tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức.

 III. Phương pháp: Thực hành, sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, nêu vấn đề.

 IV. Tổ chức giờ học

 1. Ổn định tổ chức ( 1p).

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2811 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 57, 58, 59, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày dạy: tiết 56 : bài tập lịch sử I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh thực hiện các bài tập để củng cố khắc sâu kiến thức kiến thức đã học ở chương V về thời kì suy yếu của chế độ phong kiến tập quyền và phong trào nd. 2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng thực hành, đánh giá, phân tích, tổng hợp sự kiện. 3. Thái độ: Học sinh có lòng tự hào dân tộc, ý thức độc lập tự cường. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Bảng phụ, tài liệu tham khảo. 2. Học sinh: Ôn tập kiến thức. III. Phương pháp: Thực hành, sử dụng đồ dùng trực quan, phân tích, nêu vấn đề. IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức ( 1p). 2. Kiểm tra bài cũ ( 3p). H. Trỡnh bày những chớnh sỏch Quang Trung xõy dựng đất nước? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài (1p) Các em đã tìm hiểu về đất nước Việt Nam ở thế kỉ XVI- XVIII để khắc sâu kiến thức về giai đoạn lịch sử này. Chỳng ta cựng bước vào bài ngày hụm nay: Làm bài tập. Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Thực hành bài tập trắc nghiệm( 18p). - Mục tiêu: HS thực hành bài tập để có kĩ năng giải các bài tập trắc nghiệm. Gv treo 3 bảng phụ ghi bài tập Hs thực hiện - nhận xét Gv sử dụng bảng phụ ghi bài tập- HS thực hiện- Nhận xét. ( Trịnh, Nguyễn, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Đàng Ngoài, Đàng Trong). GV phát phiếu học tập. HS thực hành- nhận xét. GV sử dụng 4 bảng phụ ghi thời gian và sự kiện. HS thực hành bài tập theo nhóm theo kiểu trò chơi tiếp sức. Hoạt động 2: Lập bảng thống kê (23p). - Mục tiêu: Thực hành bài tập để củng cố kiến thức và kĩ năng trình bày vấn đề lịch sử bằng văn bản. HS trình bày trước lớp- NX. HS thực hành- trình bày trước lớp- nhận xét. ? Khái quát lại những nét cơ bản về văn hoá thời kì này. ? Kể tên các đền, chùa và lễ hội ở quê em? - Chùa : Tân Bảo( Lào Cai). - Đền Thượng, đền Mẫu, đền am… - Lễ hội xuống đồng( DT Dao) - Lễ hội Gầu tào( DT Mông) - Lễ hội chân mây(Sa Pa). I. Bài tập trắc nghiệm. 1. Bài tập 1: Lựa chọn đáp án đúng. 1. Nhà Lê bắt đầu suy thoái từ: A. Thế kỉ XIV B. Thế kỉ XV C. Thế kỉ XVI D. Thế kỉ XVII. 2.Đầu thế kỉ XVI, trong xã hội thời Lê diễn ra những mâu thuẫn gay gắt giữa: A. Nông dân với địa chủ. B. Địa chủ với nhà vua. C. Các tầng lớp nhân dân với nhà nước phong kiến. D. Câu A và câu C đúng. 3. Chiến tranh Nam- Bắc triều kết thúc vào năm A. 1592 B. 1545 C. 1667 D. 1677 4.Dòng sông được coi là ranh giớichia đất nước ta thành Đàng Trong, Đàng Ngoài là: A. Sông Bến Hải ( Quảng Trị) B.Sông La ( Hà Tĩnh). C. Sông Gianh( Quảng Bình) D. Sông Tiền ( Tiền Giang). 2. Bài tập 2 Điền cụm từ cho phù hợp vào chỗ trống. Trong gần nửa thế kỉ( từ năm 1627 đến năm 1672) họ… và họ …đánh nhau bảy lần. Vùng đất …ngày nay trở thành chiến trường ác liệt. Cuối cùng, hai bên phải lấy sông Gianh(Quảng Bình) là ranh giới, chia cắt đất nước, gọi là…( từ sông Gianh trở ra) và…( từ sông Gianh trở vào). 3. Bài tập 3: Điền từ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào nhận xét. Sự kiện Đ S - Khởi nghĩa nông dân đàng Ngoài bùng nổ do mâu thuẫn sâu sắc với giai cấp thống trị phong kiến. - Lê Lợi lãnh đạo p.trào nông dân Tây Sơn. - Lê Chiêu Thống là vị vua anh hùng của dt - Quang Trung có những chính sách phù hợp tích cực xây dựng đất nước. x x x x 4. Bài tập 4 Ghép thời gian và sự kiện phù hợp. Thời gian Nối Sự kiện a.1527 b.1533- 1592 c.1627-1672 d.1741-1751 đ.1771 e.1776-1783 ê.1785 i.1786 k.1789 l.1792 a-3 b-4 c-6 d-7 đ-8 e- 9 ê- 11 i- 5 k- 2 i- 1 1.Vua QT qua đời. 2.QT đại phá quân Thanh. 3. Nhà Mạc thành lập 4. C.tranh Nam-Bắc triều. 5. Lật đổ c.quyền họ Trịnh. 6. C.tranh Trịnh- Nguyễn. 7.K.nNguyễn Hữu Cầu. 8.K.nghĩa Tây Sơn bùngnổ. 9. TS tấn công Gia Định lật đổ chính quyền họ Nguyễn 10. K n chàng Lía bùng nổ. 11.Đánh tan quân Xiêm. II. Lập bảng thống kê Bài tập 1: Lập bảng so sánh tình hình nông nghiệp và đời sống nhân dân Đàng Ngoài với Đàng Trong ở thế kỉ XVI- XVIII. Csách n.nghiệp T.hình ruộngđất Đs n.dân Đàng Ngoài - Chính quyền Lê- Trịnh ít quan tâm đến thuỷ lợi và tổ chức khai hoang - Ruộng đất công bị cường hào cầm bán. - Ruộng đất bị bỏ hoang nhiều. Mất mùa, đói kém Cực khổ phải bỏ làng đi phiêu tán. Đàng Trong Các chúa Nguyễn tổ chứcdi dân khai hoang. - Khuyến khích s. xuất n. nghiệp Số ruộng đất và số dân đinh tăng lên nhiều lần.-> năng suất cao. Đs nhân dân ổn định. Bài tập 2: Tóm tắt những nét chính về sự nghiệp của vua Quang Trung. - Năm 1771 cùng Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn. - Từ 1776- 1783 lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền học Nguyễn - 1785 lãnh đạo nghĩa quân đánh tan 5 vạn quân Xiêm. - 1786-1788 ra Bắc 2 lần lật đổ c. quyền họ Trịnh, thu phục Bắc Hà. - 1789 đại phá 29 vạn quân Thanh. - Bắt tay xây dựng đất nước…. 4. Củng cố ( 1p): GV khái quát kiến thức đã học trong chương V 5. Hướng dẫn học (1p) - Ôn lại nội dung kiến thức đã học về lịch sử Việt Nam ở thế kỉ XVI- XVIII. - Chuẩn bị tiết 58 Ôn tập: Ôn toàn bộ kiến thức đã học trong học kì II. _____________________________ Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 58 ôn tập I. Mục tiêu 1.Kiến thức: Học sinh củng cố nội dung kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc Việt Nam từ thế kỉ XVI- XVIII về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá. So sánh với giai đoạn tk XV-XVI. 2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng phân tích, đánh giá tổng hợp kiến thức lịch sử. 3. Thái độ: Học sinh có lòng tự hào và bảo vệ văn hoá dân tộc. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, bảng phụ, bản đồ tư duy 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới, bảng phụ, bút dạ, bản đồ tư duy. III. Phương pháp: Trao đổi, phân tích, tái hiện, nêu vấn đề. IV. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức ( 1p) 2. Kiểm tra bài cũ ( 4p): Nêu sự kiện tiêu biểu ở thế kỉ XVI- XVIII? 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động * Giới thiệu bài ( 1p): Qua tìm hiểu chương V các em đã hiểu được về một thời kì lịch sử dân tộc với nhiều biến cố lịch sử. Để khái quát kiến thức đã học. Chúng ta cùng bước vào giờ ôn tập. Hoạt động của thầy và trò Nội dung * Hoạt động 1: Lịch sửViệt Nam từ thế kỉ XV- XVI. - Mục tiêu: HS khái quát và nhận thức sâu sắc về lịch sử dân tộc từ thế kỉ XVI-XVIII sơ đồ tư duy. HS lập sơ đồ tư duy. H. Qua các tiết học hãy lập sơ đồ thể hiện những nét nổi bật về xã hội pk Việt Nam thời kì đó. HS thực hiện theo nhóm ( 5p). HS báo cáo và nhận xét. Hoạt động 2: Nội dung kiến thức Mục tiêu: HS ôn tập củng cố lại kiến thức đã học GV treo bảng phụ của mình- cho HS so sánh và nhận xét tự rút ra bài học? ? Hãy trình bày về sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền? ? Trình bày về các cuộc chiến tranh phong kiến ở thế kỉ XVI. ( N.nhândb, hậu quả…). ? So sánh quy mô tính chất, hậu quả của chiến tranh Nam- Bắc triều với chiến tranh Trịnh Nguyễn ? Vì sao phong trào nông dân bùng nổ. ? Trình bày diễn biến phong trào nông dân. ? So sánh quy mô tính chất của các cuộc khởi nghĩa nông dân. - Nổ ra lẻ tẻ, tự phát… HS ôn lại nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn. H. sao nói phong trào Tây Sơn là đỉnh cao của phong trào nông dân ở thế kỉ XVIII. ? Trình bày các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc. ( Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi. ? Khái quát những nét cơ bản về tình hình kinh tế ở giai đoạn này. I. Lịch sửViệt Nam từ thế kỉ XV- XVI. Kinh tế- văn hoá. Bảo vệ tổ quốc LSVN TK XVI - XVIII PT nông dân Sự suy yếu của NN pk II.Lý thuyết 1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền. - Về chính trị- xã hội: Sự suy yếu của nhà Lê từ thế kỉ XVI. - Chiến tranh phong kiến + Chiến tranh Lê- Mạc ( Nam triều- Bắc triều). + Chiến tranh Trịnh- Nguyễn( Đàng Trong- Đàng Ngoài). - So sánh chiến tranh Nam- Bắc triều và chiến tranh Trịnh- Nguyễn. + Giống: Cùng mang tính chất phi nghĩa…. + Khác: hậu quả của chiến tranh Trịnh – Nguyễn đưa đất nước đến tình trạng chia cắt. 2. Phong trào nông dân. * Nguyên nhân. - Sự suy yếu của nhà nước phong kiến -> đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. - Mâu thuẫn giữa nông dân và tầng lớp thống trị sâu sắc. * Diễn biến - Phong trào nông dân ơ đầu thế kỉ XVI. TT T. gian Lãnh đạo Địa danh 1 1511 Trần Tuân Hưng Hoá,Sơn Tây 2. 1512 Lê Hy- Trịnh Hưng Nghệ An-> Thanh Hoá. 3 1515 Phùng Chương Tam Đảo. 4 1516 Trần Cảo Quảng Ninh - Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII TT T.gian Lãnh đạo Địa danh 1 1737 Nguyễn Dương Hưng Sơn Tây. 2 1738-1770 Lê Duy Mật Thanh Hóa- NA 3 1740-1751 Nguyễn Danh Phương Tam Đảo,Sơn Tây Tuyên Quang. 4 1741-1751 Nguyễn Hữu Cầu Hải Phòng-> Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Lam, T.Hoá, Nghệ An. 5 1739-1769 Hoàng Công Chất. Sơn Lam-> Lai Châu - Phong trào Tây Sơn( 1771- 1789): Lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Trịnh, Lê và đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh 3. Bảo vệ tổ quốc. - Đánh tan 5 vạn quân xâm lược Xiêm năm 1785 - Đánh tan 29 vạn quân Thanh năm 1789. 4. Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI- XVIII. Kinh tế Đàng Ngoài Đàng Trong Nông nghiệp - Bị phá hoại nghiêm trọng ruộng đất bỏ hoang. Chúa Nguyễn tổ chức di dân khai hoang, lập làng ấp mới. TCN- buôn bán. Phát triển tương đối ( Thăng Long,Phố Hiến…) Phát triển ( Thanh Hà, Hội An, Gia Định) Văn hoá - Tôn giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo. - Sự ra đời của chữ quốc ngữ( thế kỉ XVII) - Văn học: chữ Hán chiến ưu thế, chữ Nôm ngày càng phát triển. - Nghệ thuật dân gian: Điêu khắc gỗ - Nghệ thuật sân khấu. 4. Củng cố( 2p): Nêu những sự kiện chính trong thời kì thế kỉ XVI- XVIII. 5. Hướng dẫn học(2p): Ôn tập toàn bộ kiến thức chương IV, V chuẩn bị tiết 58kiểm tra 1 tiết Ngày soạn: Ngày giảng: tiết 59 KiểM TRA A. Mục tiêu 1.Kiến thức: Học sinh nhận thức và kiểm tra việc học tập về nôi dung kiến thức cơ bản của phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI- XVIII. 2. Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng phân tích, đánh giá tổng hợp kiến thức lịch sử. 3. Thái độ: Học sinh có lòng tinh thần trung thực trong thi cử, tích cực, độc lập hoạtđộng B. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: Tài liệu tham khảo, ma trận,đề kiểm tra, đáp án, biểu điểm. 2. Học sinh : Ôn tập kiến thức. C. Phương pháp: Phân tích, thực hành D. Tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức ( 1p) 2. Kiểm tra bài cũ : Không 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động Khởi động(1p) - Mục tiêu: Định hướng và tạo thái độ nghiêm túc làm bài. - Cách tiến hành: GV nêu yêu cầu giờ kiểm tra làm bài nghiêm túc, không quay cóp. * Hoạt động 1: GV phát đề(2p) * Hoạt động 2: HS nhận đề- làm bài.(40p). 1. Ma trận Mức độ Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL TN TL Bài 22Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền( Thế kỉ XVI- XVIII). 5 1,25 1,25 Bài 24 Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII 4 1 đ 1 1,5 1 0,25 1 1,5 4,25 Bài 25 Phong trào Tây Sơn 1 2 đ 2 0,5 1 1 đ 1 1đ 4,5 Tổng số 2,25 3,5 0,75 2,5 0 1,0 10 5,75 3,25 1,0 Tỉ lệ 57,5% 32,5% 10% 100% 2. Đề bài ( Có tài liệu kèm theo). 3. Đáp án: I Trắc nghiệm: Câu 1: B- C- A- B; Câu 2: Đ- S- S- Đ. Câu 3: 1-c, 2-d, 3-a, 4b. II. Tự luận : Câu 4: Nông dân Đàng Ngoài nổi dậy đấu tranh ở thế kỉ XVIII là: Chính quyền phong kiến Đàng Ngoài suy yếu , vua Lê bù nhìn, chúa Trịnh chiếm quyền nhưng lại ăn chơi sa đoạ. Quan lại hoành hành đục khoét nhân dân. Địa phương thì địa chủ quan lại chiếm đoạt ruộng đất của nông dân Nhà nước không quan tâm đến sản xuất dẫn đến sản xuất đình đốn, giảm sút. Không những thế nhà nước lại đánh thuế nặng vào các sản phẩm hàng hoá. Vì vậy làm cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ người chết đói, người phải bán vợ đợ con, bỏ làng đi phiêu tán. Cuộc sống thê thảm đã thúc đẩy người nông dân vùng lên đấu tranh chống áp bức của chính quyền phong kiến. Câu 5: a.Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn: - ý chí đấu tranh chống áp bức và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. - Sự lãnh đạo tài tình ,sáng suốt của Nguyễn Huệ và bộ chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn. * ý nghĩa: - Lật đổ các tập đoàn pk Nguyễn, Lê, Trịnh xoá bỏ sự chia cắt thống nhất đ.nước - Đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc. b. Phong trào Tây Sơn là đỉnh cao của phong trào nông dân ở thế kỉ XVIII là vì phong trào nông dân Tây Sơn là phong trào nông dân duy nhất dành được thắng lợi to lớn vĩ đại. Lần lượt lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Trịnh, Lê đặt nền tảng cho việc thống nhất đất nước. Đồng thời đánh tan 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh bảo vệ nền độc lập dân tộc. 4.Thang điểm và yêu cầu. I. Trắc nghiệm(3đ) : Mỗi câu 1đ, mỗi ý đúng 0, 25đ. II. Tự luận ( 7đ) : Câu 4( 3đ), câu 5 ( 4đ). -Trình bày đúng đầy đủ nd khoa học, không mắc lỗi chính tả hoặc mắc lỗi nhỏ( 9, 10đ). - Trình bày thiếu 1 nội dung hoặc đầy đủ nội dung nhưng không khoa học ( 7-8đ). - Trình bày 1/2 nội dung, khoa học hoặc hơn 1/2 nội dung nhưng không khoa học( 5-6đ) - Trình bày 1/3 nội dung( 3-4đ). Trình bày 1/4 nội dung ( 1-2 đ).Trình bày sai (0đ). 4. Củng cố(1p) GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra. 5. Hướng dẫn học(1p) - Ôn lại kiến thức lịch sử đã học ở chương IV, V. - Chuẩn bị tiết 60 chế độ phong kiến nhà Nguyễn: Tìm hiểu về tình hình chính trị, kinh tế.

File đính kèm:

  • doctiet 57,58,59.doc