Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 12, Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV)

I. Mục tiêu bài học:

- Hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu, các giai cấp và địa vị xã hội của các giai cấp trong xã hội; thế nào là lãnh địa và đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa.Nguyên nhân, hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại.

- Giáo dục cho HS thấy rõ bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của QCND

- Rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiên Tây Âu, sự ra đời của các thành thị và vai rò của nó.

II. Thiết bị, tài liệu

Tranh ảnh về các lâu đài, thành quách, cảnh sinh hoạt buôn bán ở các chợ trong thời kì này.

III. Tiến trình dạy- học

1.Ổn định tổ chức: GV ghi sĩ số hs

2. Kiểm tra :

+ Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của CPC và Lào

+ nêu những thành tựu văn hoa của CPC và Lào? nêu những bằng chứng thể hiện sự sáng tạo văn hoá của 2 dân tộc này?

3. Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu về các quốc gia PK châu Á và được biết về tiến trình lịch sử, sự phát triển văn hoá của các quốc gia này. Chương VI sẽ giúp chúng ta hiểu biết về tiến trình lịch sử, sự phát triển văn hoá của các quốc gia Tây Âu thời trung đại. Các em cần theo dõi để so sánh những nét khác nhau cơ bản .

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 12, Bài 10: Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương VI: tây âu thời trung đại tiết 12: Bài 10: thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở tây âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) Ngày soạn: 10/10/2010 Ngày dạy: 10a: sĩ số 10b: 10c : 10d : I. Mục tiêu bài học: - hiểu được nguyên nhân và quá trình dẫn đến sự ra đời của các quốc gia phong kiến ở Tây Âu, các giai cấp và địa vị xã hội của các giai cấp trong xã hội; thế nào là lãnh địa và đời sống kinh tế, chính trị trong lãnh địa.nguyên nhân, hoạt động và vai trò của các thành thị trung đại. - giáo dục cho HS thấy rõ bản chất của giai cấp bóc lột, tinh thần lao động của QCND - rèn cho HS kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá về sự ra đời của các vương quốc phong kiên Tây Âu, sự ra đời của các thành thị và vai rò của nó. II. Thiết bị, tài liệu Tranh ảnh về các lâu đài, thành quách, cảnh sinh hoạt buôn bán ở các chợ trong thời kì này. III. Tiến trình dạy- học 1.ổn định tổ chức : GV ghi sĩ số hs 2. Kiểm tra : + Lập niên biểu các giai đoạn lịch sử lớn của CPC và Lào + nêu những thành tựu văn hoa của CPC và Lào? nêu những bằng chứng thể hiện sự sáng tạo văn hoá của 2 dân tộc này? 3. Bài mới: Chúng ta đã tìm hiểu về các quốc gia PK châu á và được biết về tiến trình lịch sử, sự phát triển văn hoá của các quốc gia này. Chương VI sẽ giúp chúng ta hiểu biết về tiến trình lịch sử, sự phát triển văn hoá của các quốc gia Tây Âu thời trung đại. Các em cần theo dõi để so sánh những nét khác nhau cơ bản . Hoạt động của thầy và trò: Nội dung cần đạt: Gv dùng bản đồ châu Âu phong kiến chỉ vị trí đế quốc Rôma và những vùng đất của người Giecman. H: các quốc gia phong kiến Tây Âu được hình thành ntn? H: khi vào Rôma, người Giecman đã có những việc làm gì? Hs: khi vào lãnh thổ Rôma, người Giéc man đã thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ thành lập nên nhiều vương quốc mới của họ như: Ăng-glô xắc-xông, Phơ -răng, Tây gốc, Đông Gốc H: tác động của những việc làm đó đối với xã hội phong kiến châu Âu? Gv: trình bày và giải thích: tổ chức cơ bản của xã hội phong kiến Tây Âu là các lãnh địa phong kiến nên ở phần này chúng ta chỉ tìm hiểu những vấn đề về lãnh địa phong kiến. “lãnh địa”: là một khu đất rộng bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần. Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trạicó hào sâu, tường cao, tạo thành những pháo đài kiên cố. Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được các lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu tô thuế. Trong vùng đất đó mọi việc do lãnh chúa quyết định, vua không có quyền thay đổi những quyết định đó. Lãnh địa nh 1 quốc gia thu nhỏ, hoàn chỉnh về mọi mặt, trong đó, nông nô bị buộc chặt vaò ruộng đất và bị bóc lột nặng nề. H: miêu tả cuộc sống của nông nô trong các lãnh địa? H: miêu tả cuộc sống của lãnh chúa trong các lãnh địa? H: nêu đặc trưng kinh tế của các lãnh địa? H: đời sống chính trị của các lãnh địa? Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa. Bỏ trốn sẽ bị trừng phạt rất nặng. Họ nhận ruộng đất về cày cấy và phải nộp tô nặng( tô hiện vật= 1/2 hoa lợi), ngoài ra họ còn phải chịu nhiều thứ tô thuế khác( tô lao dịch): trong tuần, mỗi hộ nông dân phải cử 1 người khoẻ mạnh đem nông cụ và súc vật kéo đến làm trên ruộng của lãnh chúa từ 3-4 ngày. lao dịch của nông nô rất đa dạng, họ phải làm nhiều công việc trong cùng 1 số ngày nhất định. đối với nông nô Pháp danh mục nghĩa vụ làm tô lao dịch của họ đòi hỏi phải có 1 quyển từ điển mới ghi hết được hình thức của nó. ở 1 vài nơi nông nô còn có cả nghĩa vụ đuổi ếch nhái (làm chủ mất ngủ). Lãnh chúa được coi là ông vua con trong lãnh địa của mình. Có thể buộc nhà vua ban cho mình quyền miễn trừ không can thiệp vào lãnh địa.cuộc sống xa cưỡi ngựa, dạ hội, tiệc tùng. Chính cuộc sống xa xỉ của lãnh chúa dựa trên sự bóc lột tàn nhẫn đối với nông nô đã làm họ nổi dậy đấu tranh( khởi nghĩa Giăc-cơ-ri ở Pháp,1358; khởi nghĩa Oat-taylơ ở Anh, 1381). Những cuộc bạo động khởi nghĩa của nông nô H: nguyên nhân ra đời của các thành thị? H: vị trí, tổ chức của các thành thị? H: hoạt động của các thành thị? phường qui nhằm giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đấu tranh chống áp bức sách nhiễu của lãnh chúa. Gv giới thiệu hình 26 “hội chợ ở Đức”: là bức tranh thể hiện cảnh mua bán thương nghiệp, xã hội phong kiến Tây Âu lúc bấy giờ. H: vai trò của các thành thị? 1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến Tây Âu. - Thế kỉ III, đế quốc Rôma lâm vào khủng hoảng, nô lệ nổi dậy đấu tranh, sản xuất sút kém, xã hội rối ren. - Cuối thế kỉ V, đế quốc Rôma bị ngời Giéc man xâm chiếm. Năm 476, ĐQ Rôma bị diệt vong, mở đầu thời đại phong kiến châu Âu. - Những việc làm của người Giécman: + Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên niều vương quốc mới. + Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma cũ rồi chia nhau + Từ bỏ các tôn giáo nguyên thuỷ của mình và tiếp thu Kitô giáo, xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng của nông dân. - Các giai cấp mới hình thành: lãnh chúa phong kiến, nông nô, QHSX PK ở châu Âu bắt đầu hình thành. 2. Xã hội phong kiến Tây Âu. - Giữa thế kỉ IX các lãnh địa phong kiến Tây Âu ra đời, đây là đơn vị chính trị, kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền. - Các giai cấp trong xã hội: + Nông nô là nguời sản xuất chính trong các lãnh địa. Họ bị gắn chặt và lệ thuộc vào lãnh chúa. + Lãnh chúa có cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa bằng việc bóc lột SLĐ của nông nô. - Lãnh địa là 1 cơ sở KT đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cung, tự cấp, tự túc. - Lãnh địa là 1 đơn vị chính trị độc lập có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá riêng, tiền tệ riêng. 3. Sự xuất hiện các thành trung đại thị. - Nguyên nhân ra đời: + Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền KT hàng hoá + Thị trường buôn bán tự do + Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá. - Vị trí: ngã ba đường, bến sông nơi có đông người qua lại. - Tổ chức: + cửa hàng, phố xá, nhà kho + TTC, TN, thị dân. - Hoạt động: + lập ra các phường hội, thương hội và quy chế riêng. + Tổ chức hội chợ, lập thương đoàn. - Vai trò: + Phá vỡ nền KT tự nhiên, tạo điều kiện cho KTHH phát triển + Góp phần tích cực xoá bỏ CĐ phân quyền, xây dựng CĐPK tập quyền, thống nhất dân tộc + Mang lại không khí tự do cho XH, phát triển tri thức con người. 4. Củng cố: - Xã hội phong kiến Tây âu được hình thành ntn? - Thế nào là LĐPK? Đời sống KT-CT trong các lãnh địa đó? - Nguyên nhân ra đời và vai trò của các thành thị trung đại. 5. Giao nhiệm vụ về nhà. Nội dung so sánh CĐPK phương Đông CĐPK phương Tây Giai cấp trong xã hội đặc trưng kinh tế Thể chế chính trị 1. BTVN: Lập bảng so sánh sự giống và khác nhau giữa CĐPK phương Đông và

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_10_tiet_12_bai_10_thoi_ki_hinh_thanh_va.doc
Giáo án liên quan