I- Mục tiêu bài học.
Nhằm giúp HS hiểu.
- Nét chung tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá nước ta đầu thế kỉ XIX, trước khi diễn ra cuộc k/c chống Pháp xâm lược. Những mặt tích cực, hạn chế trong thời gian thống trị của nhà Nguyễn. Vai trò của Nhà Nguyễn trước lịch sử.
- Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập. Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc sống nhân dân, đất nước.
- Phân tích, so sánh, khai thác tranh, ảnh lịch sử, văn hoá.
II- Thiết bị :
1. Bản đồ VN,
2. tranh ảnh về kinh hành Huế, tranh dân gian.
III- Tiến trình dạy học.
1. Giỏo viờn kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Văn học VN thế kỉ XVII-XVIII có gì mới ? ý nghĩa?
? Cho biết các thành tựu khoa học- kĩ thuật thế kỉ XVII-XVIII? Nhận xét về thành tựu và hạn chế?
3. Bài mới :
- Đầu thế kỉ XIX nhà Nguyễn đợc thành lập, ra sức củng cố chính quyền nhng không cứu vãn đợc khủng hoảng, chúng ta cùng tìm hiểu nét chung về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá nớc ta dới triều Nguyễn.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 272 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 10 - Tiết 28, Bài 25: Tình hình chính tri, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương IV : Việt Nam ở nửa đầu thế kỉ XIX
T28. Bài 25 Tình hình chính tri, kinh tế, văn hoá dưới triều Nguyễn ( Nửa đầu thế kỉ XIX)
Ngày soạn: 5/12/2010
Ngày giảng: 10a: sĩ số:
10b:
10c:
10d:
I- Mục tiêu bài học.
Nhằm giúp HS hiểu.
- Nét chung tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá nước ta đầu thế kỉ XIX, trước khi diễn ra cuộc k/c chống Pháp xâm lược. Những mặt tích cực, hạn chế trong thời gian thống trị của nhà Nguyễn. Vai trò của Nhà Nguyễn trước lịch sử.
- Bồi dưỡng ý thức vươn lên, đổi mới trong học tập. Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc sống nhân dân, đất nước.
- Phân tích, so sánh, khai thác tranh, ảnh lịch sử, văn hoá.
II- Thiết bị :
Bản đồ VN,
tranh ảnh về kinh hành Huế, tranh dân gian...
III- Tiến trình dạy học.
1. Giỏo viờn kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
? Văn học VN thế kỉ XVII-XVIII có gì mới ? ý nghĩa?
? Cho biết các thành tựu khoa học- kĩ thuật thế kỉ XVII-XVIII? Nhận xét về thành tựu và hạn chế?
3. Bài mới :
- Đầu thế kỉ XIX nhà Nguyễn đợc thành lập, ra sức củng cố chính quyền nhng không cứu vãn đợc khủng hoảng, chúng ta cùng tìm hiểu nét chung về tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá nớc ta dới triều Nguyễn.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- GV giới thiệu việc nhà Nguyễn thành lập:
GVKĐ: Nhà Nguyễn ra đời và tồn tại trong 1 bối cảnh đặc biệt của đất nước (CĐPK
bước vào giai đoạn suy yếu mà tình hình TG có nhiều chuyển biến: Thuận lợi của CNTB Tây Âu, đẩy mạnh nhòm ngó xâm
lược thuộc địa)
? Bộ máy chính quyền được xây dựng
như thế nào?
Chính quyền trung ương cai quản cả nước, mỗi thành có 1 Tổng trấn trông coi, các Trấn, Dinh như cũ.
GV sử dụng bản đồ gthiệu cho HS.
? Cải cách hành chính của Minh Mạng có ý nghĩa gì?
( Thống nhất hệ thống đơn vị hành chính, làm cơ sở cho sự phân chia tỉnh, huyện ngày nay)
? Nét nổi bật về luật pháp, quân đội?
GV: Mặc dù nói là tham khảo cả Luật Hồng Đức nhưng ttế nó sao chép luật nhà Thanh là chính.
GV: Qđội chia làm 3 bộ phận:
Thân binh (bảo vệ nhà vua)
Cấm binh (bảo vệ Hoàng thành)
Biền binh (lính ở kinh đô và đp)
? C/S đối ngoại ?Nhận xét?
? Nét nổi bật về nông nghiệp nước ta thời kì này?
GV: Chớnh sách quân điền: tất cả mọi
Người đều được chia ruộng công ở làng xã:
đầu tiện: quí tộc: 18 phần.
Sau đó: quan lại nhất phẩm: 15 phần
Cứ tuần tạ hạ mức cho đến dân nghèo: 3 phần.
GV: thời Gia Long: NN cấp 11lần kinh phí.
- Thời Minh Mạng: 14 lần
? Em có nhận xét gì về tình hình nông nghiệp thời Nguyễn? (khá đa dạng, phong phỳ nhưng khụng vượt ra khỏi phương thức sx cổ truyền )
? Tình hình TCN dưới thời Nguyễn ptriển ntn?
Nhận xét về việc đóng tàu, 1 người Mĩ đến
nước ta năm 1920: “Người Vnam quả là những người đóng tàu thành thạo. Họ hoàn thành chương trình của họ với 1 kĩ thuật hết sức chớnh xác”
? Em có nhận xét gì về tình hình TCN thời Nguyễn?( Đã tiếp cận với kĩ thuật TBPT..
do chế độ công thương hà khắc -> lạc hậu)
GV: Nguyên nhân nội thương phỏt triển chậm: do c/sách “Trọng nông ức thương”
- VD: gạo từ Nam Dịnh trở vào Nghệ An: nộp thuế 9 lần.
? Có nhận xét gì về c/sách ngoại thương?
Khụng tạo ĐK cho sự phỏt triển, giao lưu, mở rộng sx.
Khụng xuất phát từ nhu cầu tự cường của Dt mà xuất phát từ việc mua bán của triều đình.
GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê các thành tựu đạt được về văn hoá-giáo dục - Có liên hệ thực tế.
1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước- chính sách ngoại giao.
a. Nhà nguyễn thành lập
-1802 Nguyễn ánh lên ngôi, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân.
- 1804, đổi tên nước là Việt Nam.
b. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước.
- Xây dựng chính quyền:
+ Chính quyền trung ương tổ chức theo mô hình thời Lê.
+ Thời Gia Long: chia nước ta làm 3 vùng Bắc thành, Gia Định thành, và các Trực doanh do triều đình cai quản.
+ 1831-1832: vua Minh Mạng bỏ Bắc thành và Gia định thành chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên ( Do Tổng đốc, tuần phủ đứng đầu)
- Tuyển chọn quan lại thông qua giáo dục, khoa cử.
- Luật pháp : Ban hành - Hoàng triều luật lệ với 400 điều hà khắc.
- Quân đội : Quy củ, trang bị vũ khí đầy đủ.
c. Đối ngoại.
- Thần phục nhà Thanh, bắt Lào và CPC thần phục.
- Với phương Tõy : Đóng cửa, không quan hệ ngoại giao.
2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn.
a. Nông nghiệp.
- Thực hiện c/s quân điền, nhưng diện tớch ít, đối tượng ưu tiên nhiều-> tác dụng không lớn.
- Khuyến khích khai hoang bằng nhiều hình thức.
-> Diện tớch tăng lên nhưng không nhiều.
- Nhà nước bỏ tiền huy động nhân dân sửa, đắp đê, nạo vét kênh mương.
-> không khắc phục được lũ lụt.
- Người nông dân vẫn duy trì nền kinh tế tiểu nông, cá thể: tăng gia sản xuất.
b. Thủ công nghiệp.
- Các nghề thủ công truyền thống tiếp tục duy trì và phát triển ( Gốm, tơ dệt...)
- Thủ công nghiệp nhà nước: Quy mô lớn, nhiều ngành nghề, thợ quan xưởng chế tạo được máy móc đơn giản, tàu thuỷ...
- Các làng thủ công được duy trì, phát triển chậm, 1 số nghề mới xuất hiện( in tranh dân gian)
c. Thương nghiệp.
* Nội thương: Phát triển chậm, mang tính địa phương.
* Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền, các thuyền buôn nước ngoài bị khám xét nghiêm ngặt, các đô thị lụi tàn dần.
3. Tình hình văn hoá- giáo dục.
- Tôn giáo:
+ Độc tôn Nho giáo,
+ hạn chế Thiên chúa giáo,
+ tín ngưỡng dân gian duy trì, ptriển.
- Giáo dục Nho học được củng cố,
người đi thi và đỗ đạt không nhiều.
- Văn học chữ Nôm phát triển ( Tác phẩm của Nguyễn Du, Hồ Xuân
Hương....)
- Sử quán được thành lập, nhiều nhà sử học cho ra đời các bộ sử, sách sử chuyên khảo.
- Kiến trúc: Kinh đô Huế, Lăng tẩm, Thành luỹ, cột cờ HN...
- Nghệ thuật dân gian tiếp tục phát triển.
4. Củng cố:
Triều Nguyễn thành lập, củng cố nhà nước phong kiến song vẫn không cứu vãn được sự suy vong của chế độ phong kiến.
5. Giao nhiệm vụ về nhà. Đọc trước bài mới. Sưu tầm các triều vua nhà Nguyễn.
Tư liệu: Các vua triều Nguyễn.
1. Gia Long: 1802~1819. 7. Phúc Kiến: 12/1883~8/1884.
2. Minh Mạng: 1820~1840. 8. Hàm Nghi: 8/1884~8/1885.
3. Thiệu Trị: 1841~1847. 9. Đồng Khánh: 10/1885~12/1888
4. Tự Đức: 1848~1883 10.Thành Thái: 1/1889~7/1907
5. Dục Đức: 3 Ngày 11. Duy Tân: 1907~1916
6. Hiệp Hoà: 6/1883~11/1883 12. Khải Định: 1916~1925
13. Bảo Đại: 1926~1945.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_10_tiet_28_bai_25_tinh_hinh_chinh_tri_ki.doc