Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-22 - Nguyễn Văn Diện

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

- Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868 (trước cải cách Minh Trị)

- Nội dung cơ bản của cuộc cải cách Minh Trị và ý nghĩa lịch sử của nó

- Những biểu hiện chính của giai đoạn Nhật Bản tiến lên giai đoạn đế quốc

2. Tư tưởng - tình cảm:

- Giúp học sinh thấy, cải cách Minh Trị năm 1868 có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản đưa Nhật Bản đi theo con đường của các nước phương Tây, giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.

- Những hạn chế trong chính sách đối nội, ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn đế quốc.

3. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích hoàn cảnh lịch sử, và khả năng tư duy liên hệ thực tế

- Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh

II. Thiết bị và tư liệu dạy học:

1. Tranh ảnh: Minh Trị, các hải cảng của Nhật Bản giữa thế kỷ XIX, bản đồ

2. Tư liệu: Lịch sử thế giới hiện đại của Nguyễn Anh Thái - NXB Giáo dục

III. Tiến trình dạy và học

1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp

2. Bài mới

 

doc69 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-22 - Nguyễn Văn Diện, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD&ĐT Nghệ An Trường THPT Thanh Chương -----------------***---------------- Trường THPT Bán công Thanh Chương Giáo án Lịch sử lớp 11 - Ban cơ bản Giáo viên: Nguyễn Văn Diện Tổ chuyên môn: Sử - Địa - GDCD Năm học: 2008 - 2009 Phần 1. Lịch sử thế giới cận đại Chương I. Các nước châu á, châu phi và khu vực mĩ la tinh (Thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) Bài 1. Nhật bản I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được - Tình hình Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868 (trước cải cách Minh Trị) - Nội dung cơ bản của cuộc cải cách Minh Trị và ý nghĩa lịch sử của nó - Những biểu hiện chính của giai đoạn Nhật Bản tiến lên giai đoạn đế quốc 2. Tư tưởng - tình cảm: - Giúp học sinh thấy, cải cách Minh Trị năm 1868 có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản đưa Nhật Bản đi theo con đường của các nước phương Tây, giúp Nhật Bản thoát khỏi số phận một nước thuộc địa. - Những hạn chế trong chính sách đối nội, ngoại của Nhật Bản trong giai đoạn đế quốc. 3. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích hoàn cảnh lịch sử, và khả năng tư duy liên hệ thực tế - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cho học sinh II. Thiết bị và tư liệu dạy học: 1. Tranh ảnh: Minh Trị, các hải cảng của Nhật Bản giữa thế kỷ XIX, bản đồ 2. Tư liệu: Lịch sử thế giới hiện đại của Nguyễn Anh Thái - NXB Giáo dục III. Tiến trình dạy và học 1. Kiểm tra sĩ số và ổn định lớp 2. Bài mới Hoạt động thầy & trò Kiến thức cơ bản cần nắm KT bổ sung + Hoạt động 1: Cá nhân và tập thể - Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến 1868? - Trình bày sự phân chia và vị trí của các đẳng cấp trong xã hội Nhật Bản? - Những khó khăn của Nhật bản từ giữa thế kỷ XIX? Có điểm gì giống với Việt Nam dưới thời Nguyễn? - Cải cách Minh Trị được tiến hành trong bối cảnh lịch sử nào? Hoạt động 2: Nhóm Hoạt động 3: Tập thể -Những biểu hiện trên lĩnh vực kinh tế khi Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc? - Vì sao gọi Nhật Bản là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt? Mục tiêu đấu tranh của phong trào công nhân Nhật Bản đầu thế kỷ XX? --------------------- 1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868 a) Về kinh tế - Nền nông nghiệp dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu được duy trì - Mần mống kinh tế TBCN phát triển nhanh chóng b) Về xã hội: - Chế độ đẳng cấp vẫn duy trì: TT Đẳng cấp Vị trí KT-XH và sự phân hoá 1 Đaimiô Đại quý tộc có quyền lực lớn 2 Samurai Địa vị càng suy giảm. Tầng lớp này dần bị tư sản hoá, chống lại chế độ PK Tư sản công thương Giàu có về kinh tế nhưng không có quyền lực chính trị, Nông dân 80%ds & thị dân Bị bóc lột nặng nề, cuộc sống bấp bênh. Họ mong muốn thủ tiêu những cản trở của CĐPK c) Về chính trị: + Chính trị: Thể chế quân chủ chuyên chế, Thiên hoàng có quyền lực tối cao, nhưng quyền lực nằm trong tay Sô-gun dòng họ Tô-ku-ga-oa. - Giữa XIX, khi chế độ Mạc phủ khủng hoảng cũng là lúc phương Tây gõ cửa đòi Nhật "Mở cửa"buôn bán + Nguy cơ và lựa chọn: Giữa thế kỷ XIX, Nhật Bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng, đặt Nhật Bản đứng trước hai con đường lựa chọn: Bảo thủ hoặc Duy tân. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị. a) Bối cảnh lịch sử: - Phong trào đấu tranh đã làm cho chế độ Mạc phủ sụp đổ. Đầu năm 1868, Thiên hoàng Minh Trị lên nắm quyền và thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ. b) Nội dung chương trình cải cách & tính chất TT Lĩnh vực Nội dung nhận xét chung 1 Kinh tế Nhóm 1: 2 Chính trị Nhóm 2: 3 Văn hoá GD Nhóm 3: 4 Quân sự Nhóm 4: 5 Kết quả chung Giáo viên và tập thể: 6 Tính chất cải cách Như cuộc CMTS mở đường cho... 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa a) Những chuyển biến về kinh tế, chính trị đối ngoại trong giai đoạn Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. + Kinh tế - Sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh tế, nhất là công nghiệp nặng - Sự xuất hiện công ty độc quyền, chi phối mạnh mẽ đến nền kinh tế, chính trị Nhật Bản. + Chính trị - đối ngoại - Giới cầm quyền thi hành chính sách bành trướng, xâm lược lãnh thổ Năm Xâm lược 1874 Đài Loan (Lưu cầu kiều) 1894 - 1895 Trung Quốc (Vùng Đông Bắc) 1904 - 1905 Nga (Chiếm 1/2 đảo Xakhalin) Tác dụng Thúc đẩy nhanh nền kinh tế Nhật Bản - Tầng lớp quý tộc Samurai có ảnh hưởng lớn trong nền chính trị Nhật Bản. Họ chủ trương xây dựng Nhật Bản bằng sức mạnh quân sự. b) Phong trào công nhân + Nguyên nhân: - Thời gian làm việc của công nhân từ 12 - 14 giờ - Điều kiện lao động và đồng lương thấp + Mục tiêu của phong trào: - Đòi tăng lương, giảm giờ làm, các quyền dân chủ + Hình thức đấu tranh: - Tổ chức nghiệp đoàn - Năm 1901, Đảng Xã hội dân chủ thành lập dưới sự lãnh đạo của Ca-tai-a-ma Xen -------------------------------------------------------------------- 4. Bài tập về nhà: - Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa - Vì sao nói Cải cách Minh Trị có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản? 3. Củng cố - dặn dò - Bối cảnh cải cách - Nội dung cải cách - Đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản - Tình hình chung của Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX. Liên hệ Việt Nam trong thời kỳ cai trị của vua Tự Đức. Nhận xét những hạn chế của cải cách (Không phải là trọng tâm) - Hình ảnh công nghiệp đóng tàu Nhật Bản - Nhắc lại các hình thức tổ chức độc quyền trên thế giới. Nhật Bản có đặc điểm là chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân Một số nét về Ca-tai-a-ma Xen. Tiết 2. Bài 2. ấn độ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được: - Sự tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân ấn độ là nguyên nhân dẫn đến phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển của nhân dân ấn độ - Vai trò của giai cấp tư sản, đặc biệt là Đảng Quốc đại trong phong trào giải phóng dân tộc - Tinh thần đấu tranh của nhân dân ấn Độ qua các cuộc khởi nghĩa đặc biệt là cuộc khởi nghĩa Xi - pay 2. Tư tưởng tình cảm: - Bồi dưỡng lòng căm thù đối với chủ nghĩa thực dân nới chung và thực dân Anh nói riêng - Khâm phục tinh thần đấu tranh của nhân dân ấn Độ trong quá trình chống thực dân Anh 3. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ - Kỹ năng phân tích so sánh các sự kiện lịch sử II. Thiết bị tài liệu dạy học: - Tranh ảnh về đất nước ấn Độ - ảnh Ti-lắc (1856 - 1920) III. Tiến trình dạy và học 1. ổn định và kiểm tra bài cũ: - Tại sao nói: Cuộc cải cáh Minh Trị có tính chất như một cuộc cách mạng tư sản? - ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị? Hoạt động thầy và trò Kiến thức cơ bản cần nắm Nâng cao Hoạt động 1: Tập thể và cá nhân - Học sinh đọc SGK - Hãy trình bày những nét lớn trong chính sách cai trị ấn Độ ? - Hệ quả của chính sách cai trị mà thực dân Anh áp dụng ở ấn Độ ? Hoạt động 2. Nhóm - Nhóm 1: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến k/n Xipay? - Nhóm 2: Nguyên nhân trực tiếp của k/n Xipay? - Nhóm 3: Trình bày diễn biến chính của cuộc k/n? - Nhóm 4: Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của k/n Xipay? Hoạt động 3: Cá nhân và tập thể - Nguyên nhân sâu xa dẫn đến chủ trương sử dụng biện pháp đấu tranh của Đảng Quốc đại? Hạn chế? - Trình bày các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ấn Độ đầu thế kỷ XX? ý nghĩa lịch sử của phong trào công nhân Bombay -------------------------------- 3. Củng cố - Chính sách cai trị của Anh - Khởi nghĩa Xipay - Sự thành lập và phân hoá của Đảng quốc đại 1. Tình hình KT-XH ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX. a) Kinh tế - Giữa thế kỷ XIX, thực dân Anh hoàn thành xâm lược ấn Độ - Chúng thực hiện khai thác ấn Độ quy mô lớn: + Vơ vét lương thực, nguyên liệu + Bóc lột nhân công - ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng của Anh Đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, nạn đói liên tiếp xảy ra b) Chính trị - xã hội - Chính phủ Anh nắm quyền cai trị trực tiếp ấn Độ + Tháng 1/1877, Nữ hoàng Anh tuyên bố đồng thời là Nữ hoàng ấn Độ + Thi hành chính sách "Chia để trị" + Mua chuộc tầng lớp, địa chủ phong kiến + Khơi sâu mâu thuẫn chủng tộc, tôn giáo, đẳng cấp ở ấn Độ 2. Cuộc khởi nghĩa Xi - pay (1857 - 1859) a) Nguyên nhân * Nguyên nhân sâu xa: - Do ách áp bức bóc lột của thực dân Anh, gây mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân ấn Độ với thực dân Anh Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Xi-pay. * Nguyên nhân trực tiếp: - Anh đối xử tàn tệ với binh lính ấn Độ - Sĩ quan Anh bắt binh lính ấn Độ bắn đạn pháo có bọc mỡ lợn và mỡ bò = Khởi nghĩa Xipay bùng nổ b) Diễn biến - Sáng ngày 10/5/1857, ba trung đoàn Xipay đã nổi dậy ở Mi-rút (Gần Đêli). Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp Bắc và Tây ấn Độ. - Nghĩa quân đã dành được chính quyền và giải phóng một số thành phố lớn - Cuộc khởi nghĩa tồn tại được 2 năm thì bị đàn áp đẫm máu c) ý nghĩa lịch sử: - Tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh của nhân dân ấn Độ chống lại thực dân Anh, giải phóng dân tộc 3. Đảng Quốc đại và phong trào giải phóng dân tộc (1885 - 1908) a) Đảng Quốc đại: * Thành lập: - Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản ấn Độ ra đời, đánh dấu giai cấp tư sản ấn Độ bước lên vũ đài chính trị. * Quá trình hoạt động: - Từ năm 1885 - 1905, Đảng Quốc đại chủ trương sử dụng biện pháp ôn hoà đòi thực dân Anh tiến hành cải cách, phản đối sử dụng bạo lực. Thực dân Anh đã dùng thủ đoạn hạn chế hoạt động của Đảng QĐ - Trong quá trình đấu tranh, nội bộ ĐQĐ phân hoá thành 2 bộ phận: Ôn hoà và "Cực đoan" do Ti-lắc đứng đầu. - Tháng 6/1908, Anh bắt Tilắc và tuyên án 6 năm tù. Nhân dân ấn Độ rất bất bình. Một làn sóng đấu tranh mới bùng nổ mạnh mẽ b) Phong trào dân tộc đầu thếa kỷ XX * Phong trào chống chia cắt Ben-gan với khẩu hiệu "ấn Độ của người ấn Độ" * Phong trào của công nhân Bombay - Buộc thực dân Anh phải thu hồi đạo luật chia cắt Bengan - Phong trào đã chứng tỏ giai cấp vô sản ấn Độ đã trưởng thành * T/ chất và ý nghĩa của phong trào dân tộc đầu XX ------------------------------------------------------------------- 4. Bài tập về nhà: 1. Tại sao Đảng quốc đại lại lãnh đạo nhân dân đấu tranh bằng biện pháp ôn hoà? Điểm khác so với phong trào giải phóng dân tộc ở châu á? 2. Trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa Ngành dệt thủ công của ấn Độ trước tác động của thực dân Anh Sự chia rẽ dân tộc của Anh ở ấn Độ Xi pay là gì Nguồn gốc của chủ trương ôn hoà Một số nét về Tilắc Tiết : Bài 3. Trung Quốc I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được: - Vào cuối XIX - đầu XX, chính quyền Mãn Thanh suy yếu. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến - Các phong trào chống phong kiến và đế quốc diễn ra sôi nổi với nhiều hình thức khác nhau - Các khái niệm: "Nửa thuộc địa nửa phong kiến", "Vận động Duy tân", "Chủ nghĩa Tam dân". 2. Tư tưởng thái độ: - Khâm phục cuộc đấu tranh kiên cường của nhân dân Trung Quốc trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và đế quốc 3. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá và rút ra được trách nhiệm của triều đình Mãn Thanh trong việc để mất nước. - Kỹ năng sử dụng bản đồ để trình bày diễn biến II. Thiết bị tài liệu: - Bản đồ Trung Quốc - Lược đồ phong trào Thái bình thiên quốc, Nghĩa hoà đoàn, Cách mạng Tân Hợi III. Tiến trình dạy - học: 1. ổn định và kiểm tra bài cũ: - Nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Xi-pay? - Vai trò của đảng Quốc đại trong phong trào giải phóng dân tộc ấn Độ ? 2. Bài mới: Hoạt động thầy và trò Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm Nâng cao Hoạt động 1: Tập thể Học sinh đọc sách GK Hoạt động 2: Cá nhân - Để chiếm thị trường Trung Quốc, các đế quốc đã có những hoạt động gì? - Sau Chiến tranh thuốc phiện, tình hình Trung Quốc như thế nào? - Hãy trình bày về phong trào Thái bình Thiên quốc 1851 - 1864? - Những chính sách tiến bộ của chính quyền Thiên Kinh? - Vì sao lại xuất hiện cuộc vận động Duy tân ở Trung Quốc? - Vì sao phong trào Duy tân thất bại? - Vì sao phong trào Nghĩa Hoà đoàn thất bại? Hoạt động 3: Nhóm - Thân thế và chủ trương cách mạng của Tôn Trung Sơn? - Cương lĩnh chính trị của Đồng Minh hội? - Nguyên nhân dẫn đến Cách mạng Tân Hợi? - Vì sao nói Cách mạng Tân Hợi là cuộc CMTS không triệt để? - ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tân Hợi? 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược a) Bối cảnh lịch sử - Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, các nước tư bản phương Tây đua nhau đi tìm kiếm thuộc địa - Thị trường Trung Quốc trở thành đối tượng nhòm ngó của nhiều đế quốc, đầu tiên là Anh b) Quá trình xâm lược Trung Quốc - Thực dân Anh đòi Trung Quốc mở cửa tự do buôn bán thuốc phiện. - Chính quyền Mãn Thanh đã tịch thu và đốt các tàu buôn Anh. Cuộc Chiến tranh thuốc phiện bùng nổ ( 6/1840 - 8/1842). Mãn Thanh phải ký Điều ước Nam Kinh, Trung Quốc từ một nước phong kiến độc lập thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. - Sau Chiến tranh thuốc phiện các nước đế quốc đua nhau xâu xé Trung Quốc Đức Chiếm tỉnh Sơn Đông Anh Châu thổ sông Trường Giang Pháp Vân Nam, Quảng Đông, Q. Tây Nga - Nhật Vùng Đông Bắc 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. a) Phong trào Thái Bình Thiên quốc (1851-1864) - Từ giữa XIX, sự xâm lược của đế quốc và sự nhu nhược của Mãn Thanh đã làm cho phong trào chống đế quốc và phong kiến phát triển. Mở đầu là phong trào nông dân Thái bình Thiên quốc do Hồng Tú Toàn lãnh đạo. - Đây là phong trào nông dân lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài 14 năm, thiết lập được chính quyền Thiên Kinh, thi hành nhiều chính sách tiến bộ + Ngày 19/ 7/1864, các nước đế quốc đã liên kết với Mãn Thanh tấn công Thiên Kinh, khởi nghĩa thất bại. b) Cuộc vận động Duy tân năm Mậu Tuất 1898 + Hoàn cảnh: Đất nước Trung Quốc bị xâu xé, một số sỹ phu muốn cứu vãn tình thế + Đại diện: Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu và sự ủng hộ của vua Quang Tự. + Kết quả: 21/9/1898, Từ Hi Thái Hậu làm chính biến bắt giam Quang Tự, xử tử những người lãnh đạo cải cách, LKS và KHV phải chạy sang Nhật. c) Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn + Diễn biến: - 1900, Nghĩa Hoà đoàn tấn công các sứ quán đế quốc ở Bắc Kinh - Liên quân 8 nước đế quốc cấu kết với Mãn Thanh tấn công Bắc Kinh. Nghĩa Hoà đoàn thất bại. - Năm 1901, Mãn Thanh ký Điều ước Tân Sửu + ý nghĩa: ý chí đấu tranh bất khuất của nông dân Trung Quốc chống giặc ngoại xâm. 3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi 1911 a) Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh hội * Tôn Trung Sơn - Tôn Trung Sơn (1866 - 1925) là lãnh tụ kiệt xuất của phong trào cách mạng DCTS ở Trung Quốc - Ông chủ trương lật đổ Mãn Thanh, xây dựng xã hội mới * Trung Quốc Đồng Minh hội - Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội - chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc - Cương lĩnh chính trị: Chủ nghĩa "Tam dân", lật đổ Mãn Thanh thành lập dân quốc, thực hiện bình đẳng ruộng đất cho dân cày. b) Cách mạng Tân Hợi (1911) + Nguyên nhân - Sâu xa: Mâu thuẫn dân tộc - Trực tiếp: Ngày 9/5/1911, Mãn Thanh ra sắc lệnh "Quốc hữu hoá đường sắt", gây mâu thuẫn giữa nhân dân, giai cấp tư sản với triều đình sâu sắc. + Diễn biến: - Ngày 10/10/1911, Đồng Minh hội phát động khởi nghĩa ở Vũ Xương, thắng lợi nhanh chóng lan rộng khắp miền Trung và Nam Trung Quốc - Ngày 29/12/1911, Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh bầu Tôn Trung Sơn làm Đại Tổng thống, ban hành quyền tự do, dân chủ cho mợi công dân + Kết quả: - Phổ Nghi buộc phải thoái vị - Các thế lực phong kiến quân phiệt ra sức chống phá. - 3/1912 Viên Thế Khải lên làm Đại tổng thống. Cách mạng chấm dứt + ý nghĩa lịch sử: -Chấm dứt chế độ PK tồn tại hàng ngàn năm - Mở đường cho CNTB ở Trung Quốc phát triển - Có ảnh hưởng lớn đến PTGPDT ở châu á + Hạn chế: - Chưa triệt để - Không chạm đến đế quốc - Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho ND Nhận diện Trung Quốc trong thế kỷ XIX ở châu á Chiến tranh thuốc phiện và mốc bản lề của lịch sử Trung Quốc Giải thích hình ảnh "Chiếc bánh ngọt Trung Quốc " Thân thế của Hồng Tú Toàn - Khang Hữu Vi (1858 - 1927) Lương Khải Siêu ( 1873 - 1929) - Nội dung chương trình cải cách "Tôi muốn trở thành người chữa căn bệnh của xã hội Trung Quốc" (Tôn Trung Sơn) Chủ nghĩa Tam dân và ảnh hưởng của nó đến giới sỹ phu Việt Nam đầu thế kỷ XX. 3. Củng cố: - Diễn biến chính của Cách mạng Tân Hợi - Kết luận về phong trào cách mạng Trung Quốc cuối XIX đầu XX 4. Bài tập về nhà - Lập bảng thống kê về các sự kiện chính của lịch sử cận đại Trung Quốc - Làm các bài tập trong sách bài tập Bài 4. Tiết 4 +5 Các nước đông nam á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: Học sinh cần nắm được - Từ đầu thế kỷ XIX, các nước đế quốc đã mở rộng và hoàn thành công cuộc xâm lược các nước Đông Nam á. Hầu hết các nước Đông Nam á đều trở thành thuộc địa, trừ Thai lan. - Dưới sự thống trị của CN thực dân, phong trào đấu tranh nổ ra rất sôi nổi, quyết liệt. - Vai trò của giai cấp tư sản dân tộc trong phong trào giải phóng dân tộc - Sự trưởng thành của giai cấp công nhân trong phong trào giải phóng dân tộc - Các phong trào đấu tranh giaỉ phóng dân tộc tiêu biểu ở Đông Nam á 2. Tư tưởng - thái độ. - Nhận thức đúng các giai đoạn phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á - Tinh thần đoàn kết, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ - Kỹ năng so sánh sự giống và khác nhau giữa các phong trào giải phóng dân tộc II. Thiết bị và tài liệu: - Lược đồ các nước Đông Nam á cuối XIX đầu XX - Các tài liệu tham khảo về các nước: In-đô-nê-xia, Philippin, Thai lan cuối XIX đầu XX. III. Tiến trình dạy và học: 1. ổn định và kiểm tra bài cũ: - Nêu kết quả và ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Vì sao nói: Cách mạng Tân Hợi có tính chất như một cuộc CMDCTS chưa triệt để? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy - trò Kiến thức cơ bản cần nắm Bổ sung - NC Hoạt động 1: Tập thể và Cá nhân - Bối cảnh lịch sử của quá trình Đông Nam á trở thành thuộc địa? - Quá trình xâm lược của thực dân vào Đông Nam á ? - Vì sao Thai lan giữ được nền độc lập tương đối? 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam á a) Bối cảnh lịch sử: - Từ giữa XIX, các nước Âu - Mỹ đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa, Đông Nam á trở thành đối tượng nhòm ngó - Nửa đầu thế kỷ XIX, các nước Đông Nam á rơi vào khủng hoảng suy yếu b) Quá trình xâm lược Đông Nam á In-đô-nê-xia Giữa XIX thành thuộc địa Hà Lan Philippin Cuối XIX trở thành thuộc địa của Mỹ Miến Điện 1885 Anh sát nhập thành 1 tỉnh của ấn Độ Mã Lai Đầu XX trở thành thuộc địa Anh Đông Dương Cuối XIX thành thuộc địa Pháp - Riêng T. Lan giữ được độc lập tương đối - Sử dụng lược đồ giúp học sinh hình dung được vị trí địa chính trị của Đông Nam á - Cải cách và chính sách đối ngoại của Ra-ma Nguyên nhân dẫn đến Đông Nam á bị xâm lược? - Lập bảng các cuộc khởi nghĩa và các phong trào đấu tranh tiêu biểu? Các phong trào đấu tranh tiêu biểu ở Philippin ? --------------------------------- 3. Củng cố: - Bối cảnh chung Đông Nam á. - Quá trình xâm lược của thực dân - Các phong trào đấu tranh tiêu biẻu c) Nguyên nhân Đông Nam á bị xâm lược - Nằm trong vị trí chiến lược quan trọng - Giàu tài nguyên - Nhu cầu thị trường - Chế độ phong kiến ở Đông Nam á suy yếu 2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xia K/n tiêu biểu Thời gian Đi-pô-nê-gô-rô 1825 - 1830 N.dân A-chê 1873 - Tây Xumatơra 1873 - 1909 Ca-li-man-tan 1884 - 1886 Sa-min lãnh đạo 1890 - - Phong trào công nhân - Hiệp hội công nhân đường sắt 1905 - Hiệp hội công nhân xe lửa 1908 - 5/1920, Đẳng Cộng sản In-đô-nê-xia thành lập - Giai cấp TS Có vai trò lớn đầu thế kỷ XX 3) Phong trào chống thực dân ở Philippin a) Nguyên nhân - Từ giữa thế kỷ XVI, Philippin là thuộc địa Tây Ban Nha. Hơn 300 năm dưới sự thống trị của Tây Ban Nha, đời sống nhân dân Philippin khốn khổ - Mâu thuẫn giữa nhân dân Philippin với Tây Ban Nha SS. Cuối XIX đầu XX, phong trào đấu tranh phát triển mạnh b) Các phong trào tiêu biểu Phong trào Thời gian Kết quả Nhân dân Ca-vi-tô 1872 Thất bại Cải cách Hôxê Ri đan 1892 Bạo động Bô-ni-pha-xiô 1892 - 1897 - Năm 1898, Mỹ gây chién với Tây Ban Nha. Philippin trở thành thuộc địa của Mỹ. ------------------------------------------------------ 4. Bài tập về nhà: 1. Trình bày đặc điểm chung của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam á cuối XIX đầu XX? 2. Các bài tập trong SGK In-đô-nê-xia - đất nước lớn nhất Đông Nam á - 13600 đảo nhỏ - chuỗi ngọc xinh vấn vào xích đạo Nhận xét về phong trào cách mạng In-đô-nê-xia cuối XIX đầu XX ------------------- Bài 4. Tiết 4 + 5 Các nước đông nam á (cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) Hoạt động thầy và trò Kiến thức cơ bản cần nắm Bổ sung - NC Hoạt động 1: Cá nhân và tập thể - Giáo viên sử dụng bản đồ giới thiệu về Căm-pu-chia - Quá trình xâm lược Căm-pu-chia của thực dân Pháp diễn ra như thế nào? Hoạt động 2: Tập thể 1. Trình bày bằng bảng thống kê về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở Căm-pu-chia ? 2. Từ 3 cuộc khởi nghĩa trên hãy rút ra những đặc điểm chung của phong trào? 4. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Căm-pu-chia a) Thực dân Pháp xâm lược, đàn áp và đặt bộ máy cai trị ở Căm-pu-chia - Cùng với quá trình xâm lược Việt Nam, Pháp tiến hành xâm lược Căm-pu-chia và Lào + Năm 1863, Pháp ép Rônôđôm công nhận quyền bảo hộ của Pháp + Năm 1884, Pháp ép Rônôđôm ký Hiệp ước bất bình đẳng, biến Căm-pu-chia thành thuộc địa. - Sau khi thiết lập được nền thống trị Pháp tiến hành khai thác bóc lột Căm-pu-chia. Mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc, là nguyên nhân dẫn đến các cuộc đấu tranh b) Các cuộc đấu tranh tiêu biểu: - Khởi nghĩa Si-vô-tha kéo dài 30 năm (1861 - 1892) - Khởi nghĩa A-cha-Xoa (1863 - 1866) - Khởi nghĩa Pu-côm-bô (1866 - 1867) * Đặc điểm của các phong trào - Nổ ra liên tục kể từ khi Pháp xâm lược - Một số phong trào đã có sự liên kết với VN (A-cha-xoa, Pu-côm-bô) - Hầu hết đều thất bại do chênh lệch lực lượng 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỷ XX a) Thực dân Pháp xâm lược Lào - Từ năm 1865, Pháp đã tiến hành thám hiểm ngược dòng Mêkông, tìm cách xâm nhập Lào - Năm 1893, sau khi đàm phán với Xiêm, Lào chính thức trở thành thuộc địa của Pháp - Các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược liên tiếp nổ ra b) Phong trào đấu tranh chống Pháp đầu thế kỷ XX - Mở đầu là cuộc khởi nghĩa do Pha-ca-đuốc 1901 1903 - Giải phóng Xavannakhẹt và mở rộng sang biên giới Việt Nam - Khởi nghĩa của Ong Kẹo và Com-ma-đam 1901 1937 - Làm chủ cao nguyên Bô-lô-ven trong một thời gian dài Như vậy, ngay từ cuối XIX đầu XX, cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Đông Dương đã có sự đoàn kết keo sơn. 6. Xiêm giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. a) Bối cảnh lịch sử - Năm 1752 triều đại Ra - ma thành lập, theo đuổi chính sách đóng cửa - Năm 1863, vua Rônôđôm chấp nhận quỳen bảo hộ của Pháp Sự đoàn kết chién đấu của nhân dân Căm-pu-chia và Việt Nam chống kẻ thù chung trong buổi ban đầu - Sự lệ thuộc của Lào vào Xiêm trong tiến trình lịch sử - Sự liên hệ của nghĩa quân Pha-ca-đuốc đối với Việt Nam Hoạt động 3: Nhóm - Cải cách kinh tế - Cải cách chính trị - Cải cách quân sự - Chính sách đối ngoại - Giữa XIX đứng trước nguy cơ bị phương Tây xâm lược, Ra - ma IV (Mông - kút) thực hiện mở cửa, buôn bán với nước ngoài. - Đến thời Ra - ma V (Chu - la-long - con) từ 1868 - 1910 đã thực hiện chính sách cải cách. b) Nội dung cải cách (HS thảo luận) - Kinh tế: - Chính trị: - Quân sự: - Đối ngoại + Tính chất và tác dụng Sự nghiệp vua Chu - la- long - kon 3. Sơ kết bài học - Bối cảnh Đông Nam á cối XIX đầu XX - Quá trình xâm lược ĐNA - Hiện tượng Xiêm (Thai lan) 4. Bài tập về nhà - Làm các bài tập trong SGK - Vì sao Xiêm thoát khỏi cảnh bị thực dân xâm lược trong bối cảnh các nước Đông Nam á bị xâm lược Bài 5 - Tiết 6: Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh (Thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nắm được tình hình châu Phi và khu vực Mĩ la tinh trước khi bị CNTD xâm lược. - Nắm được quá trình xâm lược của thực dân vào châu Phi và khu vực Mĩ la tinh - Phong trào đấu tranh dành độc lập của châu Phi, Mĩ la tinh cuối XIX đầu XX 2. Tư tưởng: - Giáo dục tinh thần ủng hộ phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân á, Phi, MLT - Lên án sự xâm lược và bóc lột của CNTD, từ đó giáo dục cho học sinh tinh thần đoàn kết quốc tế 3. Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng phân tích, liên hệ thực tế và rút ra kết luận từ các sự kiện lịch sử II. Thiết bị và tài liệu - Bản đồ châu Phi và khu vực MLT III. Tiến trình dạy và học 1. ổn định và kiểm tra bài cũ: - Tình hình Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu XX? - Vì sao Xiêm không bị thực dân xâm lược? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm Bổ sung - NC * Hoạt động 1: Tập thể và cá nhân - Vị trí của châu Phi? - Tình hình văn hoá xã hội châu Phi trước khi thực dân xâm lược? - Các giai đoạn thực dân PT xâm lược châu Phi? - Châu Phi chủ yếu là thuộc địa của những nước nào? Hoạt động 2: Nhóm - Hậu quả chính sách khai thác của thực dân đối với châu Phi? - Lập bảng thống kê những phong trào đấu tranh tiêu biểu? - Đặc điểm của phong trào đấu tranh? ý nghĩa lịch sử? Hoạt động 3: TT& cá nhân -Hãy nêu những hiểu biết của mình về khu vực MLT? - Chế độ thực

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_22_nguyen_van_dien.doc