Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản (Bản chuẩn kiến thức)

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển sang gia đoạn đế quốc chủ nghĩa.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn với chiến tranh.

3. Về kĩ năng: Nắm vững và biết giải thích các khái niệm “cải cách”, biết sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học.

II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.

- Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.

III. Tiến trình tổ chức dạy học.

1. Kiểm ra bài cũ.

2. Dẫn dắt vào bài mới.

- Giới thiệu chương trình Lịch sử lớp 11 cải cách.

3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 235 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản (Bản chuẩn kiến thức), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 1 SOẠN DẠY Ngày .. tháng .. năm200. Ngày .. tháng .. năm 200. Bài 1 Tiết PPCT: 1. NHẬT BẢN I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Hiểu rõ những cải cách của Thiên hoàng Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển sang gia đoạn đế quốc chủ nghĩa. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn với chiến tranh. 3. Về kĩ năng: Nắm vững và biết giải thích các khái niệm “cải cách”, biết sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện có liên quan đến bài học. II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. - Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. III. Tiến trình tổ chức dạy học. Kiểm ra bài cũ. Dẫn dắt vào bài mới. - Giới thiệu chương trình Lịch sử lớp 11 cải cách. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm - GV: Giới thiệu khái quát về nước Nhật cuối TK XIX và chế độ Mạc Phủ. 1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1968. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Nhật Bản cuối TK XIX NTN ? Tại sao lại như vậy ? - Đầu TK XIX chế độ Mạc Phủ lâm vào khủng hoảng trầm trọng. - Kinh tế: + NN: Lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém . + CN: Kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện. - Xã hội: Nhân dân + Tư sản >< Phong kiến - Chính trị: Thiên Hoàng >< Tướng quân Sôgun. Vì sao các nước đế quốc bắt đầu tấn công xâm lược Nhật Bản ? - Các nước đế quốc bắt đầu tấn công Nhật Bản => Mạc phủ kí nhiều hiệp ước bất bình với Anh, Pháp, Mỹ. Yêu cầu đặt ra cho Nhật Bản lúc này là gì ? Tại sao lại như vậy ? => Nhật Bản hoặc duy trì chế độ PK hoặc phải cải cách. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị. Những cải cách của Thiên Hoàng Minh Trị sau khi lên ngôi ? - Tháng 1.1868 sau khi lên ngôi Thiên Hoàng Minh trị tiến hành cải cách đất nước: * Nội dung cuộc cải cách: Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Em có nhận xét gì về những cải cách của Thiên Hoàng ? - Chính trị: Thủ tiêu chế độ PK, thành lập chế độ mới (TS đóng vai trò quan trọng). Ban hành Hiến pháp mới. - Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường, chú trọng phát triển công thương nghiệp TBCN. - Quân sự: Quân đội được tổ chức theo kiểu phương Tây, sản xuất vũ khí - Văn hóa – giáo dục: thi hành chính sách bắt buộc, chú trọng KHKT, tiếp thu trình độ phương Tây. Qua các nội dung của cuộc cải cách Minh Trị tính chất của cuộc cải cách là gì ? Tại sao nói như vậy ? * Tính chất: Cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất một cuộc cách mạng tư sản. * Ý nghĩa: - Đưa nước Nhật từ một nước PK trở thành nước đế quốc. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc cải cách Minh Trị là gì ? - Làm cho nước Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa. Những biểu hiện nào chứng tỏ Nhật Bản đang dần chuyển sang một nước đế quốc ? 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. * Kinh tế: Những biểu hiện của nền kinh tế TBCN ở Nhật Bản sau cải cách ? - Kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ sau cải cách 1868. - Các công ty độc quyền ra đời * Chính trị: - Đối nội: Tại sao nói Nhật Bản có đặc điểm chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt ? + Bần cùng hóa nhân dân lao động. + Bóc lột công nhân nặng nề => 1901 Đảng XHDC của công nhân được thành lập - Đối ngoại: + Xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây. + Tiến hành chiến tranh xâm lược (Trung Quốc, Triều Tiên) 4. Sơ kết bài học. - Cũng cố: Nguyên nhân nào làm cho Nhật Bản từ một nước PK lạc hậu trở thành một nước đế quốc chủ nghĩa, thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa ? - Dặn dò: Học bài cũ, đọc và soạn trước bài Ấn Độ . - Ra bài tập: Liên hệ tình hình Nhật Bản cuối thế kỷ XIX với tình hình Việt Nam ? Sưu tầm những tranh ảnh về nước Nhật hiện nay về các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội ..

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_nhat_ban_ban_chuan_kien_thuc.doc