Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-24 - Trường THPT số 2 Quy Nhơn

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Nắm được công cuộc cải cách của Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Thấy được chính sách hiếu chiến của giới cầm quyền Nhật, và những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

2. Kỹ năng:

- Nắm khái niệm về (cải cách), kỹ năng sử dụng lược đồ

3. Về thái độ ,tình cảm ,tư tưởng:

- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những cải cách đối với sự phát triển của xã hội

II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC.

- Lược đồ về sự bành trướng của Đế quốc Nhật vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

- Tranh ,ảnh tư liệu về Nhật Bản ở giai đoạn này

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC.

1.Kiểm tra bài cũ. Khái quát lại phần đầu của LSTGCĐ.

2. Bài mới: GV đặt câu hỏi vào bài: Tại sao vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hầu hết các nước Châu Á bị thực dân Phương Tây xâm lược, còn Nhật vẫn giữ được độc lập?

 

doc108 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-24 - Trường THPT số 2 Quy Nhơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Tiếp theo) Chương I : CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH (Từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX) Tiết 1 (14 – 08 – 2010) Bài 1 NHẬT BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Nắm được công cuộc cải cách của Minh Trị thực chất là một cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. - Thấy được chính sách hiếu chiến của giới cầm quyền Nhật, và những cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. 2. Kỹ năng: - Nắm khái niệm về (cải cách), kỹ năng sử dụng lược đồ 3. Về thái độ ,tình cảm ,tư tưởng: - Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những cải cách đối với sự phát triển của xã hội II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC. - Lược đồ về sự bành trướng của Đế quốc Nhật vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Tranh ,ảnh tư liệu về Nhật Bản ở giai đoạn này III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ. Khái quát lại phần đầu của LSTGCĐ. 2. Bài mới: GV đặt câu hỏi vào bài: Tại sao vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX hầu hết các nước Châu Á bị thực dân Phương Tây xâm lược, còn Nhật vẫn giữ được độc lập? 3. Tiến trình tổ chức dạy-học. TG HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN 10’ 20’ 5’ Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV giới thiệu về nước Nhật cuối TK XIX – đầu XX, (dùng lược đồ). - HS Tình hình KT, chính trị, XH của NB từ đầu TK XIX đến trước năm 1868? HS à GV: Giảng giải và nói thêm về chế độ Mạc phủ. GV: Trước nguy cơ bị xâm lược, TQ, VN chọn con đường bảo thủ, còn Nhật đã lựa chon con đường nào? Bảo thủ hay duy tân? à mục Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân Gv: giới thiệu vài nét về Thiên Hoàng Minh Trị và bối cảnh lịch sử. Pv: Cuộc cải cách minh trị được tiến hành trong các lĩnh vực nào? HS à GV: Giảng giải và nói thêm cải cách mang tính chất của một cuộc CMTS, nó có ý nghĩa mở đường cho CMTB phát triển ở Nhật. Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân GV: Nhắc lại 5 đặc điểm chung của CNĐQ Pv: Khi chuyển sang giai đoạn ĐQCN, ở Nhật xuất hiện những đặc điểm chung của CNĐQ không? HS à GV nhận xét và kết luận 1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868 Kinh tế - Nông nghiệp: lạc hậu, mất mùa,tô thuế cao đói kém thường xuyên. - Công nghiệp: nền kinh tế hàng hoá ra đời tạo điều kiện cho mần mống TBCN ra đời phát triển. Chính trị Vào đầu thế kỷ XIX chế độ phong kiến ở Nhật bước vào thời kỳ khủng hoảng , giữa Thiên Hoàng >< Tướng quân (Sô –gun) Xã hội - Mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản ,nông dân với chế độ phong kiến lạc hậu. - Trong bối cảnh đó các nước đế quốc Aâu – Mỹ đã buộc Nhật Bản phải “mở cửa” và ký những hiệp ước bất bình đẳng. => Như vậy trước nguy cơ bị xâm lược , nước Nhật đứng trước hai con đường ; một là duy trì chế độ phong kiến,hai là cải cách mở cửa. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị: Bối cảnh Tháng 1/1868 Sô Gun bị sụp đổ, Minh Trị lên nắm quyền và tiến hành cải cách đất nước. Nội dung + Kinh tế xoá bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến, cải cách nông nghiệp theo hướng TBCN. + Chính trị Nhật hoàng tuyên bố thủ tiêu Mạc phủ , thực hiện quyền tự do bình đẵng. + Quân sự xây dựng quân đội theo kiểu phương Tây. + Giáo dục cải cách hệ thống giáo dục , cử lưu học sinh sang phương Tây tiếp thu khoa học - kỹ thuật tiên tiến. Tính chất và ý nghĩa - Cải cách Minh Trị mang tính chất của một cuộc cách mang tư sản. - Mở đường cho CNTB ở Nhật phát triển. 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - Đến những năm cuối thế kỷ XIX quá trình tập trung sản xuất đã đưa đến sự ra đời các công ty độc quyền, chi phối đời sống kinh tế , chính trị Nhật Bản. - Trong 30 năm cuối thế kỷ XIX cùng với các nước đế quốc phương Tây Nhật đẩy mạng bành trướng thuộc địa:Chiếm Đài Loan (1874), xâm lược TQ.( 1894 – 1895), Nga(1904 – 1905) - Đối nội: áp bức người lao động à nhiều cuộc đấu tranh của CN bùng nổ... 4. Sơ kết, dặn dò: (5’) - Nhờ vào cải cách mà Nhật Bản giữ được độc lập, và trở thành nước TBCN. - Phong trào đấu tranh của CN và sự ra đời của đảng xã hội dân chủ Nhật Bản. - Làm bài tập trong SBT,đọc trước bài mới. Tiết 2 (18 – 8 – 2010) Bài 2 ẤN ĐỘ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, làm bùng phát phong trào đấu tranh của nhân dân. - Vai trò của Đảng Quốc Đại trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ. 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng lược đồ trình bày những cuộc đấu tranh. - Phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện 3. Về thái độ: Đồng cảm với nổi thống khổ của nhân dân Ấn Độ trước sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh. II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC. - Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Tranh ảnh về đất nước và con người Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ. Trình bày những nội dung cơ bản của cuộc cải cách của Minh Trị 1868? Vì sao nói cải cách Minh Trị thực chất là một 2. Bài mới: GV khái quát về đất nước và con người Ấn Độ thời kỳ cổ trung đại. 3. Tiến trình tổ chức dạy-học. TG HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN 10’ 15’ 10’ Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân GV: Nói qua về quá trình chủ nghĩa thực dân xâm lược Ấn Độ. PV: Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ và hậu quả của nó? HS: à GV: Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân PV: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa? HS: à GV: Hoạt động : Cả lớp, cá nhân PV: Sự ra đời và phân hóa của Đảng Quốc Đại? HS: à GV: GV: Nói qua phong trào dân tộc ở Ấn Độ. PV: Ý nghĩa? 1. Tình hình Ấn Độ nửa sau thế kỷ XIX: a. Hoàn cảnh: - Từ đầu thế kỷ XVII, phong kiến Ấn suy yếu , bị các nước tư bản phương Tây dòm ngó ,đi đầu là A,P đến giữa thế kỷ XVII Anh đặt được ở ách cai trị . b. Chính sách cai trị của thực dân Anh ở Ấn Độ: - Kinh tế : thi hành chính sách vơ vét tài nguyên và ra sức bóc lột nhân công rẻ mạt, nhằm biến Ấn Độ thành thị trường lớn của Anh. - Chính trị - xã hội: thiết lập chế độ cai trị trực tiếp dưới hình thức chia để trị: chia rẽ dân tộc, tôn giáo, các đẳng cấp xã hội - Văn hoá –giáo dục: Thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích những tập tục laic hậu c. Hậu quả: - Thủ công nghiệp bị suy sụp. - Nền văn minh lâu đời bị phá hủy. - Quyền dân tộc thiêng liêng bị chà đạp. à Phong trào đấu tranh chống Anh diễn ra mạnh mẽ. 2. Cuộc khởi nghĩa Xi-pay (1857-1859) a. Nguyên nhân: - Bị thực dân Anh áp bức nặng nề. - Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng bị xúc phạm. - Binh lính Xi-Pay bị đối xử không công bằng. b. Diễn biến: - Rạng sáng 10/5/1857, bat rung đoàn lính Xpay nổi day khởi nghĩa. - Nông dân các vùng lân can cũnggia nhập nghĩa quân, vây bắt bọn chỉ huy Anh. - Thừa thắng nghĩa quân tiến về Đêli. - Khởi nghĩa đã nhanh chóng lan rộng ra nhiều địa phương thuộc miền Bắc và miền Trung Ấn Độ. - Khởi nghĩa duy trì được hai năm thì thất bại. c. Kết quả và ý nghĩa: - Bị thực dân Anh đàn áp cuối cùng thất bại. - Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất, ý thức dân tộc. 3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885-1908) a. Hoàn cảnh ra đời 1885, Đảng Quốc Đại ra đời do giai cấp TS lãnh đạo, 20 năm đầu (1885 - 1905) chủ trương đấu tranh ôn hoà, nhưng trong quá trình phát triển bị phân hoá thành 2 phái: Ôn hoà và Cấp tiến b. Phong trào đấu tranh - 1905, đấu tranh chống đạo luật chia cắt Ben-gan. - 1908, cuộc tổng bãi công của công nhân Bom bay. à Cao trào cách mạng 1905 - 1908 mang đậm ý thức dân tộc, đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn chống ngoại xâm; Là cuộc đấu ranh chính trị lớn đầu tiên của giai cấp vô sản; Cuộc tổng bãi công của công nhân Bom bay 1908 là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX. 4. Củng cố : - Cuộc khởi nghĩa của ND Ấn Độ và vai trò của Đảng Quốc Đại. - 1908, chứng tỏ sự trưởng thành của cách mạng Ấn Độ. Mặc du thất bại nhưng sẽ là sự chuẩn bị cho cuộc đấu tranh về sau. 5. Dặn dò: Trả lời câu hỏi trong SGK, đọc trước bài mới, làm bài tập. Bài 3 TRUNG QUỐC Tiết 3 (25 – 8 – 2010) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: - Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, khi chế độ Phong kiến Trung Quốc suy yếu cũng là lúc các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc. - Các phong trào đấu tranh tiêu biểu: Cuộc vận động Duy Tân (1898), Phong trào Nghĩa hoà Đoàn (1900) , Cách mang Tân Hợi 1911 bùng nổ cùng với những trào lưu tư tưởng mới. 2. Kỹ năng: - Biết sử dụng lược đồ trình bày những cuộc đấu tranh. - Giải thích các khái niệm lịch sử 3. Về thái độ ,tình cảm ,tư tưởng: Cảm thông trước tinh thần đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc và phong kiến. II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC. - Lược đồ phong trào Nghĩa hoà đoàn và Cách mạng Tân Hợi. - Tranh ảnh về Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC 1. Ổn định: SS, HD, V 2. Kiểm tra bài cũ. - Đảng Quốc đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh giành độc lập hoàn toàn như thế nào? Thành tựu về các mặt nhân dân Ấn Độ đạt được từ sau CTTGII. 3. Bài mới: GV dẫn dắt học sinh vào bài mới. TG HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN 5’ 10’ 15’ HĐ: Cả lớp – cá nhân Gv: giới thiệu khái quát, yêu cầu HS quan sát hình 6 Pv: Bức tranh nói lên điều gì? Tại sao người ta lại ví Trung Quốc như chiếc bánh khổng lồ bị chia cắt như vậy? HS à GV: HĐ: Cả lớp – cá nhân Gv: Yêu cầu HS tìm hiểu về Cuộc khởi nghĩa nông dân Thái bình Thiên quốc Pv: Cho biết khởi ngiã nổ ra khi nào, ở đâu, do ai lãnh đạo và ý nghĩa? HS à GV: Gv: Trình bày qua về phong trào Duy tân và 2 vị lãnh tụ của phong trào (Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu). Pv: Em có nhận xét gì về phong trào này? HS à GV: Gv: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt diễn biến. Pv: Nguyên nhân thất bại? HS à GV: HĐ: Cả lớp – cá nhân Gv: Yêu cầu HS đọc và tóm tắt cuộc đời và sự nghiệp của Tôn Trung Sơn (đoạn chữ nhỏ trang 15 SGK). Gv: Nói qua sự thành lập Trung Quốc Đồng minh hội và học thuyết tam dân của Tôn Trung Sơn. Pv: Mục tiêu cụ thể của học thuyết Tam dân? HS à GV: Pv: Nguyên nhân sâu xa và trực tiếp? Gv: Trình bày phần diễn biến và kết quả. Pv: Tính chất và ý nghĩa? HS à GV: 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược - Cuối thế kỷ XVIII à XIX các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thị trường thế giới. - Nhân lúc nhà Thanh suy yếu, các nước phương Tây đã tìm cách “mở cửa” Trung Quốc, đi đầu là Anh, sau là Pháp, Đức, Nga, Nhật - Xã hội Trung Quốc >< gay gắt à Đấu tranh. 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX a. Cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc (1851) - Bùng nổ 1/1/1851, tại Quảng Tây do Hồng Tú Toàn lãnh đạo, từ đó phong trào nhanh chóng lan rộng ra nhiều địa phương khác. Phong trào kéo dài 14 năm, đến 1864, bị thất bại. - Lần đầu tiên chính sách bình quân ruộng đất, bình quyền nam nữ được đề ra. b. Cuộc vận động Duy Tân (1898) - Do Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu lãnh đạo được vua Quang Tự đồng tình ủng hộ. - Phong trào chủ yếu phát triển trong giới sĩ phu, văn thân mà không dựa vào nhân dân. Vì vậy phong trào diễn ra hơn 100 ngày đến 21/9/1989, thì bị phái thủ cựu do Thái hậu Từ Hi cầm đầu đánh bại. c. Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn - Cuộc khởi nghĩa vũ trang của nông dân nổ ra ở Sơn Đông sau lan ra Trực Lệ, Bắc Kinh và Thiên Tân. - Nghĩa quân tấn công sứ quán nước ngoài ở Bắc Kinh, bị liên quân 8 nước đế quốc tấn công, cuối cùng phong trào bị thất bại. - Nhà Thanh vội kí Điều ước Tân Sửu biến Trung Quốc thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. ị Nguyên nhân thất bại - Thiếu lãnh đạo và đường lối. - Sự hèn nhát, bảo thủ của nhà Thanh. - Phong kiến và đế quốc cấu kết đàn áp phong trào. 3. Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi 1911 a. Tôn Trung Sơn và Trung Quốc Đồng minh hội - Tôn Trung Sơn (1866 – 1925), là một trí thức yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. - 8/1905, ông cùng các trí thức tư sản thành lập Trung Quốc Đồng minh hội – chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc. - Cương lĩnh của Hội theo chủ nghĩa Tam dân: - Mục tiêu là đánh đổ Mãn Thanh thành lập dân quốc, bình quân địa quyền. b. Cách mạng Tân Hợi - Nguyên nhân + Sự >< gay gắt giữa nhân dân Trung Quốc với đế quốc và phong kiến. + Do chống lệnh “quốc hữu hóa” đường xe lửa của nhà Thanh. - Diễn biến + 10/10/1911, khởi nghĩa nổ ở Vũ Xương rồi lan rộng khắp miền Trung và miền Nam. + 29/12/1911 Tôn Trung Sơn được bầu làm đại tổng thống lâm thời, chính phủ lâm thời Trung Hoa Dân Quốc được thành lập. + Trước sự lớn mạnh của phong trào, giai cấp tư sản thương lượng với phong kiến và đế quốc can thiệp. - Kết quả + Vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơn từ chức. + Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chức Đại tổng thống Trung Hoa Dân quốc. - Tính chất và ý nghĩa + Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. + Lật đổ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư sản phát triển. + Ảnh hưởng đến phong trào cách mạng ở châu Á. 4. Củng cố - Những phong trào cách mạng tiêu biểu của nhân dân TQ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Và ý nghĩa của nó? - Nêu kết quả của cách mạng tân hợi. Vì sao gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ? - Trả lời câu hỏi trong SGK, đọc trước bài mới. Tiết 4 & 5 (20 – 9 – 2010 ) Bài 4 CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (CUỐI THẾ KỶ XIX – ĐẦU THẾ KỶ XX) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: - Quá trình xâm lược Đông Nam Á của chủ nghĩa thực dân và cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân của nhân dân các nước Đông Nam Á. - Sự phát triển của phong trào chống chủ nghĩa thực dân và chống phong kiến của nhân dân Đông Nam Á. 2. Kỹ năng: Kỹ năng so sánh, sử dụng bản đồ, phân tích, tổng hợp... 3. Tư tưởng: - Bản chất tham lam của chủ nghĩa thực dân, tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân. - Bồi dưỡng tinh thần đoàn kết trong các cuộc đấu tranh giành độc lập , tự do và tiến bộ xã hội của các nước Đông Nam Á. II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC. - Lược đồ các nước Đông Nam Á vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. - Tranh ảnh, tư liệu viết về Đông Nam Á. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1. Ổn định: SS, HD, V 2. Kiểm tra bài cũ. Nêu diễn biến cuộc cách mạng Tân Hợi 1911. Vì sao nói cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? 3. Bài mới: (Gv: vào bài) TG HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN 10’ 10’ 10’ 5’ 10’ 10’ 15’ HĐ: cá nhân và cả lớp. Pv: Tại sao Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lượt của chủ nghĩa thực dân? Các nước thực dân đã tranh nhau xâm lược Đông Nam Á như thế nào? Hs: à Gv: Dùng lược đồ giới thiệu chung về Đông Nam Á và quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây. Sau đó hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê theo mẫu: TG Nước bị xâm lược Nước tiến hành xâm lược HĐ: cá nhân và cả lớp. Hs: đọc mục 2, thảo luận. Pv: Nêu những nét lớn trong cuộc đấu tranh chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a cuối thế kỉ XIX đầu XX. HĐ: cá nhân và cả lớp. Pv: Cho biết chính sách cai trị của thực dân Tây Ban Nha đối với nhân dân Phi-lip-pin. Pv: So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai xu hướng đấu tranh của nhân dân Phi-lip-pin những năm 90 của thế kỷ XIX? Pv: Cho biết âm mưu của Mĩ đối với Phi-lip-pin? GV: Dừng tiết 4 tại đây. Sơ kết những nội dung trọng tâm vừa học. Tiết 5: Gv: Cho học sinh làm bài kiểm tra 15 phút số 1. HĐ: cá nhân và cả lớp. Gv: Giới thiệu đôi nét về vương quốc Cam-pu-chi-a. Qúa trình xâm lược, cai trị Cam-pu-chi-a của TD Pháp (bằng lược đồ). Pv: Kể tên phong trào tiêu biểu. Gv: Hướng dẫn học sinh lập niên biểu theo các nội dung: Tên cuộc khởi nghĩa; Thời gian; Lãnh đạo; Địa bàn và diễn biến; Kết quả, ý nghĩa. Gv: Giới thiệu đôi nét về vương quốc Lào. Qúa trình xâm lược, cai trị Lào của TD Pháp (bằng lược đồ). Gv: Giới thiệu đôi nét về vương quốc Thái Lan (bằng lược đồ). Pv: Chính sách chống lại chủ nghĩa thực của các vương triều phong kiến Xiêm như thế nào? Pv: Nêu nội dung cải cách của Rama V. Em có nhận xét gì về những cải cách mà ông đã thực hiện? 1. Quá trình xâm lược của chủ nghĩa thực dân vào các nước Đông Nam Á a. Hoàn cảnh lịch sử: - Từ ½ XIX, các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản hoàn thành cách mạng tư sản. - Chế độ phong kiến ở Đông Nam Á khủng hoản toàn diện về kinh tế, chính trị, xã hội. b. Quá trình xâm lược Đông Nam Á của thực dân phương Tây: - In-đô-nê-xi-a: từ XV, XVI là thuộc địa của Tây Ban Nha và Đồ Đào Nha. Đến ½ XIX, là thuộc địa của Hà Lan. - Phi-lip-pin: XVI, là thuộc địa của Tây Ban Nha. Từ 1892, trở thành thuộc địa của Mĩ. - Miến Điện (Mi-an-ma): năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sáp nhập nước này vào thành 1 tỉnh của Ấn Độ. - Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xing-ga-po): là thuộc địa của Anh từ đầu thế kỷ XX. - 3 nước Đông Dương: Cuối XIX, bị thực dân Pháp xâm lược. - Xiêm (từ 1939 là Thái Lan): trở thành “vùng đệm” của Anh và Pháp. 2. Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a: - Tháng 10/1873, thực dân Hà Lan cho 3.000 quân đổ bộ lên đảo A-chê, nhân dân A-chê đã anh dũng chiến đấu. - Phong trào đấu tranh của nông dân cũng diễn ra mạnh mẽ. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo (1890). - Phong trào công nhân cũng sớm hình thành. Tháng 5/1920, Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a được thành lập. - Đầu thế kỉ XX, tư sản dân tộc và trí thức đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước. 3. Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin: a. Nguyên nhân Chính sách cai trị của thực dân Tây Ban Nha đã làm thổi bùng ngọn lửa đấu tranh. b. Phong trào đấu tranh chống Tây Ban Nha: - Năm 1872, nhân dân Ca-vi-tô khởi nghĩa, hô vang khẩu hiệu “Đả đảo bọn Tây Ban Nha!” - Đến những năm 90 của thế kỷ XIX, xuất hiện 2 xu hướng đấu tranh: Cải cách do Hô-xê Ri-đan lãnh đạo & Bạo động do Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo. - 1896 – 1898, cuộc đấu tranh của phái Bạo động à nước CH Phi-lip-pin thành lập. à Cuộc khởi nghĩa 1896, do Bô-ni-pha-xi-ô lãnh đạo được coi là cuộc cách mạng mang tính chất tư sản, chống đế quốc đầu tiên ở Đông Nam Á. c. Phong trào chống Mỹ: - Năm 1898, Mỹ hất chân Tây Ban Nha độc chiếm Phi-lip-pin. - Nhân dân Phi-lip-pin đấu tranh nhưng thất bại , đến 1902 Mỹ mới đặt được ách thống trị. 4. Phong trào chống Pháp của nhân dân Campuchia: - Năm 1863, Nô-rô-đôm chấp nhận quyền bảo hộ của Pháp. Đến năm 1884, Nô-rô-đôm kí hiệp ước, biến Cam-pu-chia thành thuộc địa của Pháp. - Chính sách cai trị của Pháp làm hoàng tộc và nhân dân bất bình à đấu tranh. Tiêu biểu là Khởi nghĩa của Si-vô-tha (1861 – 1892), của A-cha-xoa (1863-1866) và của Pu-côm-bô (1866-1867). 5. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu thế kỷ XX: - 1893, Pháp đàm phán với Xiêm, buộc Xiêm kí Hiệp ước 1893, biến Lào thành thuộc địa của Pháp. - Đầu thế kỷ XX, nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân Lào chống Pháp đã nổ ra. a. Khởi nghĩa do Phacađuốc lãnh đạo (1901-1903) đã giải phóng được Xa Van-na-khét, mở rộng địa bàn đến tận biên giới Lào – Việt. b. Khởi nghĩa do Ong Kẹo, Com ma đam chỉ huy nổ ra trên cao nguyên Bô-lô-ven(1901-1937). c. Khởi nghĩa của Châu pachay (1918-1922) Hoạt động của nghĩa quân ở khu vực Bắc Lào và Tây bắc Việt Nam à Cuộc chiến chống Pháp của nhân dân Đông Dương đã đoàn kết ngay từ cuối XIX đầu XX. Đó là cơ sở tạo mối quan hệ hữu nghị đặc biệt giữa 3 nước. Song các cuộc khởi nghĩa đều thất bại. 6. Thái Lan giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX a. Bối cảnh lịch sử: - Giữa thế kỷ XIX, Xiêm cũng đứng trước nguy cơ bị xâm lược. - 1752, vương triều Rama đã và chủ trương “đóng cửa” - 1851, vương triều Rama IV thành lập và chủ trương “mở cửa”, ông đặc biệt chú ý đến đường lối ngoại giao. - 1868, vương triều Rama V thành lập và tiếp tục chính “sách mở” cửa của vua cha. b. Nội dung cải cách: - Kinh tế: + Nông nghiệp: giảm thuế, xoá bỏ chế độ lao dịch. + Công –Thương nghiệp: khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh, xây dựng nhà máy, buôn bán, lập ngân hàng.. - Chính trị: + Cải cách theo kiểu phương Tây. + Thể chế quân chủ lập hiến (trên là Vua dưới có Nghị viện) chính phủ chia thành 12 bộ. - Quân đội ,trường học, toà án xây dựng theo kiểu phương Tây. - Xã hội: xoá bỏ chế độ nô lệ, giải phóng người lao động. - Đối ngoại: + Thi hành chính sách đối ngoại mềm dẻo. + Lợi dụng >< giữa A&P có lợi nhất nhằm giữ chủ quyền đất nước. c. Ý nghĩa: tạo điều kiện Xiêm phát triển theo con đường TBCN, giữ độc lập tương đối về chính trị. 4. Củng cố : Khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân các nước khu vực Đ NÁ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Và ý nghĩa của nó? 5. Dặn dò: Trả lời câu hỏi trong SGK, làm bài trong SBT đọc trước bài mới. Tiết 6 (2 – 10 – 2010) Bài 5 CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MỸ LA TINH (Thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: Quá trình xâm lược châu Phi và Mỹ latinh của thực dân phương Tây cuối XIX đầu XX và chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân ở khu vực này. Một số phong trào đấu tranh tiêu biểu. 2. Kỹ năng: Kỹ năng quan sát, sử dụng bản đồ và các thao tác tư duy cơ bản. 3. Tư tưởng: Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết quốc tế ,ủng hộ đấu tranh ở châu Phi và Mỹlatinh. Bản chất tham lam, hung bạo của bọn thực dân phương Tây. II. THIẾT BỊ ,TÀI LIỆU DẠY HỌC. Lược đồ châu Phi và khu vực Mỹ latinh, tranh ảnh và tài liệu tham khảo về Châu Phi và Mĩ Latinh. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY- HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ. Nêu khái quát phong trào đấu tranh của nhân dân các nước khu vực Đ NÁ vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Vì sao các cuộc đấu tranh đều bị thất bại? 2.Bài mới: Gv vào bài 3.Tiến trình tổ chức dạy-học. TG HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC KIẾN THỨC CƠ BẢN 17’ 18’ HĐ: cá nhân và cả lớp. Gv: Dùng lược đồ giới thiệu chung về Châu Phi và quá trình xâm lược Châu Phi của thực dân phương Tây. Sau đó hướng dẫn học sinh lập bảng thống kê. Pv: Các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân châu Phi? Pv: Kết quả và ý nghĩa lịch sử? HĐ: cá nhân và cả lớp. Pv: Nét khái quát về khu vực Mĩ Latinh. Vì sao gọi Mĩ Latinh? Pv: Quan sát lược đồ và cho biết năm giành độc lập dân tộc của các nước Mĩ Latinh. Nêu nhận xét. Pv: Cho biết chính sách và âm mưu của Mĩ đối với Mĩ Latinh là gì?

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_24_truong_thpt_so_2_quy_nhon.doc
Giáo án liên quan