Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản - Lê Văn Sơn

I. Mục tiêu:

1. Về kiến thức:

- Tình hình Nhật Bản đầu TK XIX, là nguồn gốc dẫn đến cuộc cải cách Minh Trị. Những cải cách của Minh Trị thực chất là cuộc cách mạng tư sản, đưa NB phát triển theo TBCN.

- Nội dung, tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị.

- Tình hình Nhật Bản sau cải cách. Chính sách xâm lược, hiếu chiến từ rất sớm của g/c thống trị NB cũng như cuộc đấu tranh của g/c vô sản cuối XIX – đầu XX.

2. Về kĩ năng:

- Giải thích khái niệm “cải cách”.

- Sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện liên quan đến bài học.

3. Về thái độ:

- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những cải cách đối với sự phát triển của xã hội.

- Giải thích được nguyên nhân vì sao CNĐQ thường gắn liền với cuộc chiến tranh.

II. Thiết bị, tài liệu Dạy – học:

- Lược đồ về sự bành trướng của ĐQ Nhật cuối TK XIX đầu TK XX.

- Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản cuối TK XIX đầu TK XX.

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

1. Ổn ñịnh tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp (2 phút)

2.Giới thiệu bài mới (5 phút)

Vào cuối TK XIX đầu TK XX hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa hoặc nữa thuộc địa của các tư bản phương Tây, riêng Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và trở thành một nước ĐQ phát triển, nguyên nhân tại sao? Muốn biết và giải thích được điều đó, các em sẽ tìm hiểu nước Nhật vào cuối TK XIX đầu TK XX .

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản - Lê Văn Sơn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Chương I: CÁC NƯỚC Á, PHI, MỸ LATINH (Thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX) Tiết 1 Bài 1. NHẬT BẢN I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: - Tình hình Nhật Bản đầu TK XIX, là nguồn gốc dẫn đến cuộc cải cách Minh Trị. Những cải cách của Minh Trị thực chất là cuộc cách mạng tư sản, đưa NB phát triển theo TBCN. - Nội dung, tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị. - Tình hình Nhật Bản sau cải cách. Chính sách xâm lược, hiếu chiến từ rất sớm của g/c thống trị NB cũng như cuộc đấu tranh của g/c vô sản cuối XIX – đầu XX. 2. Về kĩ năng: - Giải thích khái niệm “cải cách”. - Sử dụng lược đồ để trình bày các sự kiện liên quan đến bài học. 3. Về thái độ: - Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những cải cách đối với sự phát triển của xã hội. - Giải thích được nguyên nhân vì sao CNĐQ thường gắn liền với cuộc chiến tranh. II. Thiết bị, tài liệu Dạy – học: - Lược đồ về sự bành trướng của ĐQ Nhật cuối TK XIX đầu TK XX. - Tranh ảnh, tư liệu về Nhật Bản cuối TK XIX đầu TK XX. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 1. Ổn ñịnh tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp (2 phút) 2.Giới thiệu bài mới (5 phút) Vào cuối TK XIX đầu TK XX hầu hết các nước Châu Á đều trở thành thuộc địa hoặc nữa thuộc địa của các tư bản phương Tây, riêng Nhật Bản vẫn giữ được độc lập và trở thành một nước ĐQ phát triển, nguyên nhân tại sao? Muốn biết và giải thích được điều đó, các em sẽ tìm hiểu nước Nhật vào cuối TK XIX đầu TK XX . 3. Dạy - học bài mới (32 phút) TG Hoạt động của thầy và trò Kiến thức học sinh cần nắm 10’ Hoạt động 1: Cá nhân - GV cho HS xem Lược đồ về sự bành trướng của ĐQ Nhật cuối XIX đầu XX, qua đó giới thiệu về đất nước Nhật Bản. - GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết tình hình kinh tế Nhật Bản? - HS trả lời, cho HS khác bổ sung hoàn chỉnh câu trả lời. - GV đặt câu hỏi: Tình hình chính trị của Nhật Bản ntn? - HS trả lời. - GV đặt câu hỏi: Từ tình hình chính trị trên các em hãy cho biết tình hình xã hội? 1. Nhật Bản từ nửa đầu TK XIX đến trước năm 1868 * Kinh tế: - Nông nghiệp: lạc hậu, QHSX PK chiếm ưu thế. - Công – Thương nghiệp: phát triển những mầm mống kinh tế tư bản hình thành và phát triển. * Chính trị: - Là nước PK dưới ách thống trị của chế độ Mạc Phủ và đang lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. - Lợi dụng sự khủng hoảng đó các nước tư bản phương Tây đã dùng vũ lực can thiệp. - Triều đình đã ký nhiều hiệp ước bất bình đẳng với các nước tư bản => nhân dân bất mãn. * Xã hội: Mâu thuẫn giữa nhân dân với vương triều Mạc Phủ gay gắt => nhiều cuộc đấu tranh nổ ra. 13’ Hoạt động 2: Hoạt động nhóm - Cho HS trình bày tiểu sử Minh Trị (đã cho HS về làm trước). - Dùng hình ảnh của Minh Trị. - Chia lớp thành 6 nhóm và phân công: (5 phút) + Nhóm 1+4: tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến cải cách. + Nhóm 2+5: Tìm hiểu nội dung chủ yếu của cải cách. + Nhóm 3+6: nhận xét cuộc cải cách để thấy được hạn chế và tính chất, ý nghĩa của cuộc cải cách. - Các nhóm 1,2,3 trình bày Nhóm 4,5,6 nhận xét bổ sung. - GV chốt ý lại, giải thích chế độ QCLH (liên hệ CMTS Anh) - GV đặt câu hỏi: chính sách cho phép mua bán ruộng đất có những mặt tích cực và hạn chế nào? - HS trả lời, GV nhận xét. - GV liên hệ nền giáo dục Việt Nam thời kỳ này. => hạn chế giáo dục Việt Nam giai đoạn này. 2. Cuộc Duy tân Minh Trị * Nguyên nhân: - 1.1868 vương triều Mạc Phủ bị lật đổ, chính quyền chuyển sang quí tộc tư sản, đứng đầu là Thiên Hoàng Minh Trị. - Để xoa dịu nhân dân và đưa Nhật Bản thoát khỏi khủng hoảng Minh Trị tiến hành cải cách. * Nội dung: - Về chính trị: thành lập chính phủ đại diện cho quí tộc tư sản, xoá bỏ chế độ đẳng cấp, ban hành Hiến pháp (1889) thiết lập chế độ QCLH. - Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường, tạo điều kiện cho kinh tế TBCN phát triển, xoá bỏ sở hửu ruộng đất phong kiến. - Về quân sự: tổ chức huấn luyện theo tư bản phương Tây. - Về giáo dục: bắt buộc, chú trọng nội dung KHKT. * Hạn chế: chưa xoá bỏ triệt để chế độ PK. * Tính chất và ý nghĩa: - Ý nghĩa: mở đường cho CNTB phát triển. - Tính chất: CMTS thực hiện bằng con đường từ trên xuống. 9’ Hoạt động 3: Cá nhân - GV cho HS xem 2 trang 6 (SGK) và nhận xét sự phát triển kinh tế Nhật Bản sau cải cách. - HS trả lời và bổ sung. - GV chốt ý - GV đặt câu hỏi: đặc điểm của CNĐQ Nhật Bản? tại sao? - HS trả lời - GV đặt câu hỏi: đời sống của công nhân Nhật ntn? - HS trả lời - GV giải thích vì sao Nhật gây chiến tranh đế quốc. 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc Chủ nghĩa - Kinh tế phát triển nhanh chóng, nhiều công ty độc quyền ra đời chi phối đời sống kinh tế, chính trị Nhật Bản: Mitxui, => Trở thành một nước đế quốc - Chính trị: quyền hành nằm trong tay quí tộc võ sĩ => đặc điểm của CNĐQ Nhật Bản là: CNĐQ PK quân phiệt. - Xã hội: Công nhân bị bóc lột nặng nề, nhiều cuộc đấu tranh nổ ra năm 1901, Đảng XHDC ra đời. - Đối ngoại: gây chiến tranh, đòi phân chia thuộc địa, tiêu biểu là chiến tranh Nhật – Trung, Nhật – Nga. Sơ kết bài học + Củng cố: (5 phút) Đặt câu hỏi: Tại sao Nhật Bản thoát khỏi số phận trở thành một nước nữa thuộc địa hoặc phụ thuộc vào các nước đế quốc vào cuối TK XIX đầu TK XX ? Tại sao cải cách Minh Trị được xem là CMTS được tiến hành từ trên xuống? + Dặn dò: (2 phút) Học bài, đọc trước bài 2. Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa Xipay của Ấn Độ và tiểu sử B. Ti-Lắc.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_nhat_ban_le_van_son.doc