Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-3 (Bản hay)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

-Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

2. Kĩ năng

- Nắm vững khái niệm “cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện liên quan đến bài học.

3. Tư tưởng

- Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời, giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc.

II. Phương pháp dạy học:

III. Chuẩn bị của thầy và trò

1. Chuẩn bị của thầy

- Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới.

- Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX.

 2. Chuẩn bị của trò

- Đọc trước bài mới.

IV. Tiến trình dạy học

 1. Ổn định tổ chức (1’) Nắm sĩ số lớp học, đội ngũ cán bộ lớp.

 2. Giới thiệu bộ môn (3’) Giới thiệu khái quát về chương trình Lịch sử lớp 11 và phương pháp học tập bộ môn.

 3. Dạy - học bài mới (41’)

- Giới thiệu bài mới (1’) Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành thuộc địa và phụ thụôc của các nước tư bản phương Tây, thì Nhật Bản tiến hành cải cách Minh Trị đưa nước Nhật đi theo con đường của các nước phương Tây và nhanh chóng trở thành nước đế quốc chủ nghĩa duy nhất ở châu Á. Vì sao như vậy chúng ta tìm hiểu bài “Nhật Bản” sẽ rõ.

 

doc37 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1-3 (Bản hay), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN LỊCH SỬ 11 CHUẨN KIẾN THỨC NĂM HỌC 2012-2013 lớp 11 Cả năm: 37 tuần (35 tiết) Học kì I: 19 tuần (18 tiết) Học kì II: 18 tuần (17 tiết) học kì I Phần một. lịch sử thế giới cận đại (tiếp theo) Chương I. Các nước châu á, châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) (6 tiết) Bài 1. Nhật Bản Bài 2. Ấn Độ Bài 3. Trung Quốc Bài 4. Các nước Đông Nam Á (cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX) Bài 5. Châu Phi và khu vực Mĩ La-tinh (thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX) Chương II. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) (2 tiết) Bài 6. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Chương III. Những thành tựu văn hoá thời cận đại (1 tiết) Bài 7. Những thành tựu văn hoá thời cận đại Bài 8. Ôn tập lịch sử thế giới cận đại (1 tiết) Kiểm tra viết (1 tiết) Phần hai. lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) Chương I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941) (2 tiết) Bài 9. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917-1921) Bài 10. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921-1941) Chương II. Các nước tư bản chủ nghĩa giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) (4 tiết) Bài 11. Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) Bài 12. Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) Bài 13. Nước Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) Bài 14. Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) Kiểm tra học kì I (1 tiết) Học kì II Chương III. Các nước châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918- 1939) (2 tiết) Bài 15. Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918-1939) Bài 16. Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) Chương IV. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (2 tiết) Bài 17. Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) Bài 18. Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) (1tiết) Phần ba. lịch sử việt nam (1858-1918) Chương I. Việt Nam từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX (5 tiết) Bài 19. Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (từ năm 1858 đến trước năm 1873) Bài 20. Chiến sự lan rộng ra toàn quốc. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng Bài 21. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX Lịch sử địa phương (1 tiết) Kiểm tra viết (1 tiết) Chương II. Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) (4 tiết) Bài 22. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp Bài 23. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Chiến tranh thế giới thứ nhất Bài 24. Việt Nam trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918) Kiểm tra học kì II (1 tiết) Ngày soạn: Phần một. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI Tiết : 01 Chương I. CÁC NƯỚC CHÂU Á, CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH (THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX) Bài 1. NHẬT BẢN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868. Thực chất đây là cuộc cách mạng tư sản, đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. -Thấy được chính sách xâm lược của giới thống trị Nhật Bản cũng như các cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở Nhật cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. 2. Kĩ năng - Nắm vững khái niệm “cải cách”, biết sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện liên quan đến bài học. 3. Tư tưởng - Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội, đồng thời, giải thích được vì sao chiến tranh thường gắn liền với chủ nghĩa đế quốc. II. Phương pháp dạy học: III. Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy - Lược đồ về sự bành trướng của đế quốc Nhật cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, bản đồ thế giới. - Tranh ảnh về nước Nhật đầu thế kỉ XX. 2. Chuẩn bị của trò - Đọc trước bài mới. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Nắm sĩ số lớp học, đội ngũ cán bộ lớp. 2. Giới thiệu bộ môn (3’) Giới thiệu khái quát về chương trình Lịch sử lớp 11 và phương pháp học tập bộ môn. 3. Dạy - học bài mới (41’) - Giới thiệu bài mới (1’) Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, trong khi hầu hết các nước ở châu Á trở thành thuộc địa và phụ thụôc của các nước tư bản phương Tây, thì Nhật Bản tiến hành cải cách Minh Trị đưa nước Nhật đi theo con đường của các nước phương Tây và nhanh chóng trở thành nước đế quốc chủ nghĩa duy nhất ở châu Á. Vì sao như vậy chúng ta tìm hiểu bài “Nhật Bản” sẽ rõ. Thôøi löôïng Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh Kieán thöùc I. NHẬT BẢN TỪ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX ĐẾN TRƯỚC NĂM 1868 15’ * Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - GV sử dụng bản đồ thế giới thiệu vị trí Nhật Bản: là một quốc gia đảo ở phía Đông Bắc châu Á. - Nhóm 1: Hãy nêu tình hình kinh tế Nhật Bản vào nửa đầu thế kỉ XIX ? - Nhóm 2: Hãy nêu tình hình xã hội Nhật Bản vào nửa đầu thế kỉ XIX ? - Nhóm 3: Hãy nêu tình hình chính trị Nhật Bản vào nửa đầu thế kỉ XIX ? - Nhóm 4: Em có nhận xét gì về chế độ phong kiến Nhật Bản giữa thế kỉ XIX ? Các nước tư bản phương Tây đã có hành động như thế nào đối với Nhật Bản XIX ? Đối phó tình hình nói trên, chính quyền Nhật Bản đã có sự lựa chọn như thế nào ? -Nhóm 1 cử đại diện trả lời: Về kinh tế + Nông nghiệp phong kiến lạc hậu, địa chủ bóc lột nặng nề, mất mùa, đói kém liên tiếp + Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện, mầm móng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. - Nhóm 2: Cử đại diện trả lời: + Về xã hội Tầng lớp tư sản công thương nghiệp hình thành và giàu có, song không có quyền lực chính trị. Giai cấp tư sản còn yếu không đủ sức xóa bỏ chế độ phong kiến; nông dân, thị dân bị bóc lột nặng nề. - Nhóm 3: Cử đại diện trả lời: + Về chính trị: giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao nhưng quyền hành thực tế thuộc về Tướng quân. - Nhóm 4: Cử đại diện trả lời: + Chế độ phong kiến Nhật Bản giữa thế kỉ XIX ở vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng. + Giữa lúc đó các nước tư bản phương Tây dùng áp lực quân sự đòi chính phủ Nhật Bản “mở cửa”. + Nhật Bản phải lựa chọn: 1- Tiếp tục con đường trì trệ. 2- Cải cách, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây. -> Nhật Bản chọn cải cách, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây. - Về kinh tế + Nông nghiệp lạc hậu, tô thuế nặng nề, mất mùa, đói kém thường xuyên. + Công nghiệp: kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện, kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. - Về xã hội + Tư sản công - thương nghiệp hình thành và giàu có, song không có quyền lực chính trị. + Nông dân, thị dân bị bóc lột nặng nề. -> Mâu thuẫn giữa tư sản, thị dân, nông dân với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt. - Về chính trị: nổi lên mâu thuẫn giữa Thiên hoàng và Tướng quân (Mạc phủ). -> Giữa lúc Nhật Bản khủng hoảng, suy yếu, các nước tư bản phương Tây dùng áp lực quân sự đòi chính phủ Nhật Bản “mở cửa”. -> Nhật Bản phải lựa chọn một trong hai con đường là bảo thủ duy trì chế độ phong kiến hoặc là duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây. II. CUỘC DUY TÂN MINH TRỊ 15’ - GV kể vài nét về Thiên hoàng Minh Trị và hướng dẫn hs quan sát hình 1 Tr.5 - SGK: Thiên hoàng Minh Trị tên Mút-su-hi-tô, lên ngôi (11-1867) khi mới 15 tuổi, là người thông minh, dũng cảm, chăm lo việc nước, có tư tưởng duy tân. Tháng 1-1868, ra lệnh truất quyền Sô-gun xóa bỏ chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, lấy hiệu Minh Trị, thực hiện cải cách. * Hoạt động 1: Cả lớp - Giáo viên cho hs đọc SGK và nêu các câu hỏi cho các em suy nghĩ: + Hãy nêu nội dung cải cách về chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa - giáo dục và phân tích ý nghĩa của nó ? (HS TB) - GV đặt vấn đề: Căn cứ vào nội dung em hãy rút ra tính chất, ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị ? (HS Khá) - GV gợi mở cho HS trả lời. - GV đặt vấn đề: So với yêu cầu đặt ra, cuộc cải cách Minh Trị còn những hạn chế nào ? (HS Khá- G) - HS dựa vào SGK để trả lời được các ý: + HS1: Về chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân... + HS2: Về kinh tế: thống nhất tiền tệ; thống nhất thị trường; xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến; tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng... + HS3: Về quân sự: tổ chức quân đội và huấn luyện kiểu phương Tây; chế độ nghĩa vụ quân sự; phát triển công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược, mời chuyên gia quân sự nước ngoài... + HS 4: Về văn hóa - giáo dục: giáo dục bắt buộc, chú trọng giảng day nội dung KH-KT; cử học sinh giỏi đi du học. - HS trả lời: + Mục đích của cải cách là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu, phát triển đất nước theo hướng tư bản chủ nghĩa. Vì vậy cải cách mang tính chất là cuộc cách mạng tư sản, nó có ý nghĩa mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật. - HS giải đáp theo nội dung sau: -Thế lực phong kiến còn mạnh trong đời sống kinh tế, chính trị. - Vai trò quần chúng bị phai mờ, nông dân chưa được chia ruộng đất; các tầng lớp nhân dân lao động khác bị áp bức, bóc lột nặng nề. * Nội dung + Về chính trị: thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. +Về kinh tế: thống nhất tiền tệ, thị trường; xóa bỏ độc quyền ruộng đất của phong kiến; tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn; xây dựng cơ sở hạ tầng... +Về quân sự: Quân đội tổ chức và huấn luyện kiểu phương Tây; chú trọng đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí, đạn dược. +Về văn hóa - giáo dục: giáo dục bắt buộc, chú trọng giảng dạy nội dung KH-KT; cử học sinh giỏi đi du học. * Tính chất, ý nghĩa: Cuộc cải cách Minh Trị mang tính chất là cuộc CMTS, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. III. NHẬT BẢN CHUYỂN SANG GIAI ĐOẠN CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC 8’ * Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân - GV nêu câu hỏi: + Hãy nhắc lại những đặc điểm chung của CNĐQ ? (HS Yếu, TB) + Nêu sự chuyển biến của Nhật Bản sau cải cách Minh Trị ? (HS TB) - GV kết luận: Nhật Bản trở thành nước ĐQ. - HS trả lời: + Hình thành các tổ chức đq + TB ngân hàng kết hợp với TB công nghiệp tạo thành TB tài chính. + Xuất khẩu tư bản. + Đẩy mạnh xâm lược và tranh giành thuộc địa. + Mâu thuẫn vốn có của CNTB càng trở nên sâu sắc. - HS dựa vào SGK để trả lời. + Công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng), đường sắt, ngoại thương, hàng hải có những chuyển biến quan trọng. Công nghiệp hóa dẫn đến sự tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp và ngân hàng. Nhiều công ty độc quyền xuất hiện. + Nhờ sức mạnh kinh tế, quân sự và chính trị, giới cầm quyền Nhật Bản đã thi hành chiến tranh xâm lược và bành trướng. + Giai cấp thống trị Nhật bóc lột nhân dân lao động thậm tệ: công nhân làm việc mỗi ngày từ 12 đến 14 giờ, điều kiện tồi tệ, lương rất thấp dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân. -> Chứng tỏ nước Nhật đã bắt đầu chuyển sang một giai đoạn phát triển mới - giai đoạn ĐQCN. - 30 năm cuối thế kỉ XIX, quá trình tập trung trong công nghiệp, thương nghiệp với ngân hàng đã đưa đến sự ra đời các công ty độc quyền, chi phối đời sống KT-CT ở Nhật Bản. - Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược và bành trướng: + 1874, Nhật xâm lược Đài Loan. + 1894-1895, chiến tranh với Trung Quốc. + 1904-1905, chiến tranh với Nga. - Chính sách đối nội: giai cấp thống trị Nhật bóc lột nhân dân lao động thậm tệ, dẫn tới nhiều cuộc đấu tranh của công nhân. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 3’ 1. Củng cố - Nhật Bản là nước phong kiến, song đã kịp thời thực hiện những cải cách nên không chỉ thoát khỏi số phận thụôc địa mà còn trở thành nước tư bản chủ nghĩa và tiến lên chủ nghĩa đế quốc. - Cuộc đấu tranh của các tầng lớp nhân dân lao động, đặc biệt là công nhân ngày một lên cao. Sự phát triển của phong trào công nhân dẫn đến sự ra đời các tổ chức của công nhân, đặc biệt là chính đảng. 2. Dặn dò - Làm bài tập SGK. - Đọc trước bài 2: Ấn Độ. + Thực dân Anh xâm lược và thống trị Ấn Độ như thế nào, hậu quả chính sách thống trị của chúng ? + Nhân dân Ấn Độ đã đấu tranh như thế nào ? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc cải cách Ấn Độ do ai lãnh đạo ? 3. Bài tập: - Tại sao trong cùng thời gian đó mà Trung Quốc cải cách thất bại, ở Việt Nam không diễn ra cải cách ? V. Rút kinh nghiệm ..... ..... ..... ..... Ngày soạn: Tiết : 02 Bài 2. ẤN ĐỘ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Sự thống trị tàn bạo của thực dân Anh ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là nguyên nhân của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh. - Vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ, đặc biệt là Đảng Quốc đại trong phong trào giải phóng dân tộc. Tinh thần đấu tranh anh dũng của nông dân, công nhân và binh lính Ấn Độ chống thực dân Anh được thể hiện rõ nét qua các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Xi-pay... - Khái niệm “Châu Á thức tỉnh” và phong trào giải phóng dân tộc thời kì đế quốc chủ nghĩa. 2. Kĩ năng - Biết sử dụng lược đồ Ấn Độ trình bày diễn biến các cuộc đấu tranh tiêu biểu. 3. Tư tưởng - Bồi dưỡng cho học sinh lòng căm thù sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh đối với nhân dân Ấn Độ. Biểu lộ sự thông cảm và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc. II. Phương pháp dạy học: III. Chuẩn bị của thầy và trò 1. Chuẩn bị của thầy - Lược đồ phong trào cách mạng ở Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. - Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối thế kỉ XIX - đầu thề kỉ XX. 2. Chuẩn bị của trò - Đọc và tìm hiểu trước bài mới theo hướng dẫn của giáo viên. IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức (1’) Nắm sĩ số lớp học. 2. Kiểm tra bài cũ (4’) - Câu hỏi: + Tại sao nói cuộc Duy tân Minh Trị có ý nghĩa như một cuộc cách mạng tư sản ? + Nêu những hạn chế của cuộc Duy tân Minh Trị. - Đáp án: + Giải quyết những nhiệm vụ của cuộc cách mạng tư sản, gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến. + Mở đường cho chủ nghỉa tư bản phát triển ở Nhật. 3. Dạy - học bài mới (40’) - Giới thiệu bài mới (1’) Sử dụng lược đồ Ấn Độ giới thiệu qua về đất nước và lịch sử Ấn Độ khi bước vào thời cận đại như sau: “Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân nằm ở phía Nam châu Á, có nền văn hóa lâu đời, là nơi phát sinh nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã xâm nhập Ấn Độ. Qua bài giảng các em hiểu rõ: các nước tư bản phương Tây đã xâm chiếm Ấn Độ ra sao ? Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ diễn ra như thế nào ? Đó cũng là nội dung cơ bản của bài học hôm nay”. Thôøi löôïng Hoaït ñoäng cuûa giaùo vieân Hoaït ñoäng cuûa hoïc sinh Kieán thöùc I. TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI ẤN ĐỘ NỬA SAU THẾ KỈ XIX 6’ - GV giới thiệu: Từ thế kỉ XVI, các nước phương Tây đã dòm ngó và từng bước xâm nhập vào thị trường Ấn Độ. Giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị ở Ấn Độ. * Hoạt động 1: Cả lớp - GV cho HS đọc dòng chữ nhỏ trong SGK và nêu câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về tình hình Ấn Độ cuối thế kỉ XIX ? (HS TB) - GV nhận xét, kết luận. - GV nêu câu hỏi: Hậu quả của chính sách thống trị của thực dân Anh ? (HS Khá). - GV có thể kết luận: sau hơn hai thế kỉ, thực dân Anh đã hoàn thành giai đoạn xâm lược Ấn Độ, biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hóa. -> Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc tất yếu phải nổ ra một cách quyết liệt. Hoạt động 1: Cá nhân - HS trả lời: + Thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hóa, gây những nạn đói trầm trọng. + Thi hành chính sách chính trị thâm độc như lợi dụng sự khác biệt đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách chia để trị. + Về văn hóa-giáo dục, chúng thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích những tập quán lạc hậu và hủ tục thời cổ xưa ... - HS trả lời: + Thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hóa, gây những nạn đói trầm trọng. + Thi hành chính sách chính trị thâm độc như lợi dụng sự khác biệt đẳng cấp, tôn giáo và sự tồn tại của nhiều vương quốc để áp dụng chính sách chia để trị. + Về văn hóa-giáo dục, chúng thi hành chính sách ngu dân, khuyến khích những tập quán lạc hậu và hủ tục thời cổ xưa... - HS trả lời: + Tình trạng bần cùng và chết đói của quần chúng nhân dân Ấn Độ. + Thủ công nghiệp bị suy sụp. + Nền văn minh lâu đời bị huỷ hoại. + Sự xâm lược và thống trị của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ. -> Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc tất yếu phải nổ ra một cách quyết liệt. - Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành xâm lược Ấn Độ và đặt ách cai trị. - Chính sách cai trị + Về kinh tế: thực dân Anh biến Ấn Độ thành thuộc địa để vơ vét bóc lột và tiêu thụ hàng hóa. + Về chính trị: với chính sách chia để trị. + Về văn hóa-giáo dục: tiến hành chính sách ngu dân, khuyến khích những tập quán lạc hậu, hủ tục... * Hậu quả: + Kinh tế giảm sút, nhân dân bị bần cùng và chết đói. + Nền văn minh lâu đời bị phá hủy. -> Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh để giải phóng dân tộc. 2. CUỘC KHỞI NGHĨA XI-PAY (1857-1859) 15’ - GV kết hợp dùng lược đồ trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa. - GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Xi-pay ? (HS yếu, TB) - GV nêu yêu cầu: HS đọc SGK và trả lời được: +Thời gian, địa điểm bùng nổ cuộc khởi nghĩa. +Sự phát triển, qui mô của cuộc khởi nghĩa. + Lực lượng. + Kết quả. - GV gọi HS tóm tắt và bổ sung thêm. - GV mô tả sự tàn bạo của thực dân Anh trong việc đàn áp nghĩa quân: nhiều nghĩa quân bị chúng trói vào họng đại bác, rồi bắn cho tan xương nát thịt. - GV nêu câu hỏi: Tuy bị thất bại, cuộc khởi nghĩa Xi-pay có ý nghĩa gì ? (HS TB) - GV có thể giúp HS tự tìm hiểu Nguyên nhân thất bại của cuộc khởi nghĩa? (HS khá ) - GV cho HS thấy được: cùng với sự xâm lược và thống trị của Anh, giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá mạnh. Đây là giai cấp tư sản dân tộc có mặt sớm nhất châu Á trên vũ đài chính trị. Thực dân Anh lo sợ phong trào công - nông rộng lớn nên tìm cách lôi kéo giai cấp tư sản Ấn Độ, cho phép giai cấp này được thành lập một chính đảng. - Hoạt động 1: Cá nhân. - HS dựa vào SGK để trả lời: + Nguyên nhân sâu xa: là do sự xâm lược và ách thống trị tàn ác của thực dân Anh ở đất nước Ấn Độ. + Nguyên nhân trực tiếp: ngòi nổ của cuộc khởi nghĩa là sự bất mãn của binh lính Ấn Độ-gọi là Xi-pay trong quân đội Anh. (Những binh lính người Ấn Độ bị sĩ quan người Anh đối xử tàn tệ. Tinh thần dân tộc và tín ngưỡng họ bị xúc phạm khi họ bắn đạn pháo phải dùng răng cắn vào giấy tẩm mỡ bò, mỡ lợn). - 1 HS trả lời. - HS khác bổ sung. + 10-5-1857, một đơn vị Xi-pay đóng ở Mi-rút, (cách Đê-li 70 km, về phía Bắc) nổi dậy khởi nghĩa. + Nghĩa quân được sự ủng hộ của đông đảo quần chúng nông dân, thợ thủ công, đã tiến về Đê-li. + Cuộc khởi nghĩa đã mở rộng vùng giải phóng ra toàn miền Bắc, miền Trung Ấn Độ. + Thực dân Anh bị đánh bất ngờ và tổn thất nặng nề phải tạm thời đình chỉ việc xâm lược các nước khác, tập trung quân về Ấn Độ và đưa thêm nhiều viện binh từ Anh sang, tìm mọi cách đàn áp. + 1859, cuộc khởi nghĩa bị thất bại. - HS trả lời được các ý sau: + Mặc dù bị đàn áp khốc liệt, cuộc khởi nghĩa Xi-pay tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dân Ấn Độ. + Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn sau này. - HS có thể rút ra được: + Nổ ra tự phát. + Chưa có đường lối lãnh đạo. + Sự đàn áp dã man của thực dân Anh. + Phương thức tác chiến cố thủ, phòng ngự, chưa chủ động tấn công địch... - Nguyên nhân: + Sâu xa: sự xâm lược và ách thống trị tàn ác của thực dân Anh ở đất nước Ấn Độ. +Trực tiếp: sự bất mãn của binh lính An Độ-gọi là Xi-pay trong quân đội Anh. -Diễn biến: + 10-05-1857, lính Xi-pay nổi dậy khởi nghĩa ở Mi-rút. Nghĩa quân được đông đảo quần chúng nông dân, thợ thủ công ủng hộ. + Cuộc khởi nghĩa đã mở rộng khắp miền Bắc và miền Trung Ấn Độ, kéo dài 2 năm. + Lực lượng tham gia khởi nghĩa là binh lính và nông dân. + Kết quả: cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại. - Ý nghĩa: + Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần bất khuất của nhân dâní Ấn Độ. + Mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc rộng lớn sau này. 3. ĐẢNG QUỐC ĐẠI VÀ PHONG TRÀO DÂN TỘC (1885 - 1908) 17’ - Hoạt động 1: Cá nhân. - GV nêu câu hỏi: Em hãy nêu sự thành lập và đường lối của Đảng Quốc đại trong 20 năm đầu (1885-1905) ? (HS yếu, TB) - GV phân tích thêm: + Đường lối ôn hòa, chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực, muốn dựa vào Anh để đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ không triệt để, không kiên quyết sử dụng bạo lực quần chúng chống lại bạo lực của thực dân Anh. Nhưng đã nêu được khát khao dân tộc, đã lôi kéo được đông đảo nhân dân Ấn Độ. + Trong Đảng Quốc đại xuất hiện phái Ti-lắc với đường lối cấp tiến, lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân đi theo. Tuy vậy cũng còn hạn chế, chưa gắn liền cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc với cuộc đấu tranh chống phong kiến. - GV bổ sung, kết luận: Thái độ cương quyết và những hoạt động CM tích cực của Tilắc đã đáp ứng được nguyện vọng đấu tranh của nhân dân -> Vì vậy, phong trào CM dâng lên mạnh mẽ. - GV dùng lược đồ để tường thuật về phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Bengan (1905) và cuộc tổng bãi công ở Bom-bay. - GV nêu câu hỏi: Tính chất - ý nghĩa của cao trào đấu tranh 1905-1908 ? (HS yếu) - GV bổ sung và kết luận: Cuộc đau tranh của công nhân Bom-bay (1908) là đỉnh cao nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở AĐ trong những năm đầu thế kỉ XX. - HS dựa vào SGK trình bày: +1885, Đảng Quốc đại được thành lập. + Trong 20 năm đầu (1885-1905), những người lãnh tụ của Đảng Quốc đại đi theo đường lối ôn hòa, chống lại mọi hình thức đấu tranh bạo lực, muốn dựa vào Anh để đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ. + Trong quá trình đấu tranh, nội bộ Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa. Một bộ phận theo đường lối cấp tiến, đại biểu là Ti-lắc, phản đối đường lối ôn hòa, đòi lật đổ ách thống trị thực dân. - HS cần nắm được: 6-1908, bọn thực dân bắt Ti-lắc và kết án 6 năm tù. Ông đã dũng cảm dùng toà án làm diễn đàn để tố cáo và lên án chủ nghĩa thực dân. Tin tức về vụ án Ti-lắc -> bùng lên một đợt đấu tranh mới trong cả nước. Những cuộc mít tinh và biểu tình diễn ra ở khắp nơi công nhân Bom-bay đã nổi dậy tổng bãi công. +23-07-1909, công nhân Bom-bay với khẩu hiệu “Hãy trả lời mỗi năm tù của Ti-lắc bằng một ngày tổng bãi công”, tiến hành tổng bãi công với 10 vạn người tham gia. + Mặc dù bị khủng bố dữ dội, song cuộc tổng bãi công đã kéo dài 6 ngày như dự tính ban đầu. - HS trả lời các ý sau: + Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập. +Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ. + Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ. a. Đảng Quốc đại - Giai cấp tư sản Ấn Độ ra đời và phát triển khá nhanh. 1885, tư sản Ấn Độ thành lập Đảng Quốc đại. - Trong thời gian 1885-1905, Đảng Quốc đại theo đường lối ôn hòa, chống hình thức đấu tranh bạo lực, dựa vào Anh để yêu cầu một số cải cách (?) - Trong quá trình đấu tranh, nội bộ Đảng Quốc đại đã có sự phân hóa thành 2 phái: ôn hòa và phái cực đoan ( kiên quyết chống thực dân Anh). b. Phong trào đấu tranh - Phong trào đấu tranh chống đạo luật chia cắt Bengan (1905). - Đỉnh cao là cuộc tổng bãi công ở Bombay (1908) kéo dài sáu ngày. *Tính chất: Là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc giành độc lập. * Ý nghĩa: - Thể hiện tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ. - Đánh dấu sự thức tỉnh của nhân dân Ấn Độ, hòa chung vào trào lưu dân tộc của nhiều nước châu Á những năm đầu thế kỉ XX. CỦNG CỐ, DẶN DÒ 4’ 1. Củng cố - Thực dân Anh xâm lược và tiến hành chính sách thống trị rất tàn ác, gây nhiều hậu quả cho nhân dân Ấn Độ, trước hết là kìm hãm sự phát triển của đất nước và gây ra nạn đói khủng khiếp. - Cuối thế kỉ XIX đầu XX, phong trào đấu tranh ở Ấn Độ phát triển mạnh, ý thức độc lập dân tộc ngày càng thể hiện rõ nét, nhất là trong cao trào CM 1905 - 1908, chứng tỏ sự trưởng thành của CM Ấn Độ. Mặc dù thất bại nhưng là sự chuẩn bị cho cuộc đấu tranh về sau. 2. Dặn dò - Học bài cũ, đọc bài mới, sưu tầm tư liệu hình ảnh về Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. - Trả lời các câu hỏi cuối bài. - Bài tập: So sánh phong trào cách mạng 1905 - 1908 với cuộc khới nghĩa Xi-pay ? ( lực lượng tham gia, lãnh đạo, đường lối, mục tiêu, kết quả) (tham khảo BT trắc nghiệm và tự luận của Phan Ngọc Liên, tr. 182) V. Rút kinh nghiệm ..... ..... ..... .... Ngày soạn: Bài 3. TRUNG QUỐC Tiết : 03 I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Nguyên nhân tại sao đất nước Trung Quốc rộng lớn trở thành nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. - Diễn biến và hoạt động của các phong trào đấu tranh chống đế quốc và phong kiến. Ý nghĩa lịch sử củ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_1_3_ban_hay.doc
Giáo án liên quan