1) Hoàn cảnh lịch sử :
- Sự phát triển kinh tế của Nê-đéc-lan:
+ Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, kinh tế tư bản chủ nghĩa Nê-đéc-lan mạnh nhất châu Âu, giai cấp tư sản ra đời, xã hội tư bản bắt đầu được hình thành.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan:
+ Nguyên nhân: Chính sách thống trị của Tây Ban Nha cản trở sự phát triển của nhân dân Nê-đéc-lan, mất tự do về chính trị, đàn áp về tôn giáo, phá hoại kinh tế, dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Tây Ban Nha.
2) Diễn biến của cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan qua 2 giai đoạn :
a. Giai đoạn 1566 – 1572:
- Tháng 8/1566, cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống Tây Ban Nha trở thành làn sóng mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào của nhân dân đập phá nhà thờ Thiên chúa giáo.
- Lớp quý tộc tư sản đứng ra lãnh đạo phong trào, song lại sợ phong trào quần chúng phát triển mạnh, nên dao động, dễ thoả hiệp với kẻ thù.
b. Giai đoạn 1572 – 1648 :
- Chính quyền Tây Ban Nha tiếp tục điều quân sang Nê-đéc-lan để đàn áp phong trào.
- Nhân dân Nê-đéc-lan thành lập Ủy ban quản lí xã hội gồm đa số đại biểu tư sản và bình dân để thống nhất các lực lượng kháng chiến.
- Ngày 23/1/1579, các đại biểu các tỉnh các miền Bắc hợp ở U-trếch đã quyết định:
+ Thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự.
+ Xác định chính sách đối ngoại.
+ Đạo Can-vanh được công nhận là Quốc giáo.
- Tháng 7/1581, vua Tây Ban Nha Phi-líp II bị phế truất.
- Các tỉnh miền Bắc trở thành một nước cộng hòa với Thủ đô là Am-xtéc-đam.
- Năm 1609, Hiệp định đình chiến được kí kết, nhưng đến năm 1648 mới được công nhận độc lập.
18 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 234 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tài liệu Lịch sử thế giới cận đại - Chế Hồng Tiến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THPT THỦ ĐỨC
LỚP 11C
--------o0o--------
Tµi liÖu «n tËp kiÓm tra mét tiÕt
Moân Lòch söû
Ban Khoa hoïc xaõ hoäi &ø nhaân vaên
&
Noäi dung kieåm tra
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Tài liệu do Chế Hồng Tiến (Học sinh trường THPT Thủ Đức) tổng hợp, nhằm giúp các bạn học sinh trong lớp 11C có tài liệu ôn tập kiểm tra 1 tiết và học kì. Tài liệu lưu hành nội bộ.
ÛÛÛ
Câu hỏi 1:
Trình bày cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan giữa thế kỉ XVI, theo các nội dung sau :
- Bối cảnh lịch sử
- Nét chính về diễn biến qua các giai đoạn.
- Kết quả, ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng. Vì sao cuộc đấu tranh giải phong dân tộc của nhân dân Nê-đéc-lan được xem là một cuộc cách mạng tư sản ?
Bài giải chi tiết
1) Hoàn cảnh lịch sử :
- Sự phát triển kinh tế của Nê-đéc-lan:
+ Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, kinh tế tư bản chủ nghĩa Nê-đéc-lan mạnh nhất châu Âu, giai cấp tư sản ra đời, xã hội tư bản bắt đầu được hình thành.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan:
+ Nguyên nhân: Chính sách thống trị của Tây Ban Nha cản trở sự phát triển của nhân dân Nê-đéc-lan, mất tự do về chính trị, đàn áp về tôn giáo, phá hoại kinh tế, dẫn đến mâu thuẫn giữa nhân dân và chính quyền Tây Ban Nha.
2) Diễn biến của cuộc Cách mạng Nê-đéc-lan qua 2 giai đoạn :
a. Giai đoạn 1566 – 1572:
- Tháng 8/1566, cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống Tây Ban Nha trở thành làn sóng mạnh mẽ, tiêu biểu là phong trào của nhân dân đập phá nhà thờ Thiên chúa giáo.
- Lớp quý tộc tư sản đứng ra lãnh đạo phong trào, song lại sợ phong trào quần chúng phát triển mạnh, nên dao động, dễ thoả hiệp với kẻ thù.
b. Giai đoạn 1572 – 1648 :
- Chính quyền Tây Ban Nha tiếp tục điều quân sang Nê-đéc-lan để đàn áp phong trào.
- Nhân dân Nê-đéc-lan thành lập Ủy ban quản lí xã hội gồm đa số đại biểu tư sản và bình dân để thống nhất các lực lượng kháng chiến.
- Ngày 23/1/1579, các đại biểu các tỉnh các miền Bắc hợp ở U-trếch đã quyết định:
+ Thống nhất hệ thống tiền tệ, đo lường, tổ chức quân sự.
+ Xác định chính sách đối ngoại.
+ Đạo Can-vanh được công nhận là Quốc giáo.
- Tháng 7/1581, vua Tây Ban Nha Phi-líp II bị phế truất.
- Các tỉnh miền Bắc trở thành một nước cộng hòa với Thủ đô là Am-xtéc-đam.
- Năm 1609, Hiệp định đình chiến được kí kết, nhưng đến năm 1648 mới được công nhận độc lập.
3) Kết quả và ý nghĩa lịch sử của cách mạng :
a. Kết quả
- Lật đổ chế độ phong kiến Tây Ban Nha ở Nê-đéc-lan, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Tạo điều kiện cho sản xuất và thương nghiệp phát triển.
- Hà Lan tăng cường xâm lược thuộc địa.
b. Ý nghĩa
- Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới và nước Cộng hoà Hà Lan là nước cộng hoà tư sản đầu tiên trên thế giới. Bởi thế thắng lợi của Cách mạng Nê-đéc-lan là dấu hiệu đầu tiên của sự thắng lợi tất yếu của chế độ tư bản chủ nghĩa đối với chế độ phong kiến.
- Thắng lợi của cách mạng ở miền Bắc Nê-đéc-lan đã mở ra một con đường phát triển nhanh chóng về mọi mặt, làm cho Hà Lan trở thành “một nước tư bản kiểu mẫu trong thế kỉ XVII” (C.Mác)
- Mở ra thời đại mới - bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
- Động lực chủ yếu là công nhân và nông dân; giai cấp tư sản lãnh đạo cách mạng.
ÄTóm lại, nhờ cách mạng thành công, đầu thế kỉ XVII, Hà Lan đã trở thành nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến nhất thế giới.
c. Hạn chế
Cách mạng giành được thắng lợi ở miền Bắc Nê-đé-lan (chủ yếu ở tỉnh Hà Lan); quần chúng nhân dân là người quyết định thắng lợi của Cách mạng song không được hưởng thành quả; phạm vi ảnh hưởng của cách mạng Hà Lan không lớn, giai cấp, tầng lớp lãnh đạo không có tinh thần đấu tranh triệt để,
v Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan được gọi là “cuộc cách mạng tư sản” vì :
- Cách mạng Hà Lan diễn ra dưới hình thức chiến tranh giải phóng dân tộc lật đổ ách thống trị của thế lực phong kiến nước ngoài, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Động lực cách mạng chủ yếu là quần chúng nhân dân (nông dân, thợ thủ công, thị dân nghèo), giai cấp tư sản lãnh đạo, chính quyền rơi vào tay giai cấp tư sản, liên kết với quý tộc.
- Cách mạng tư sản ở Hà Lan giải quyết những nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đều hướng vào mục tiêu là lật đổ chế độ phong kiến, để mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Đây là những sự kiện mở đầu cho một thời kỳ đấu tranh quyết liệt để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa chủ nghĩa tư bản đang lên với chế độ phong kiến đã già nua, suy tàn, song không dễ từ bỏ võ đài chính trị.
Câu hỏi 2:
- Hãy trình bày những nét chính về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, tính chất và ý nghĩa lịch sử của cuộc Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1689), phân tích và đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Anh trong cuộc cách mạng này.
- So sánh cách mạng tư sản Hà Lan và cách mạng tư sản Anh, rút ra điểm giống và khác nhau.
Bài giải chi tiết
1) Tiền đề của cuộc cách mạng :
* Sự phát triển kinh tế :
- Kinh tế : từ đầu thế kỉ XVII, Anh phát triển theo chiều hướng tư bản chủ nghĩa.
- Nguyên nhân : phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh. Dẫn đến sử dụng nhân công lao động làm thuê.
- Công thương nghiệp phát triển mạnh mẽ nhất là vùng Đông Nam.
* Những chuyển biến về xã hội :
+ Về xã hội :
- Nông dân bị phân hoá.
- Tư sản phát triển ngày càng mạnh.
Ä Mâu thuẫn giữa ba tầng lớp giai cấp trên với chế độ phong kiến.
+ Chính trị : Sác-lơ I độc đoán chuyên quyền.
+ Về tôn giáo: cuộc đấu tranh giữa Thanh giáo và Anh giáo diễn ra gay gắt.
* Hệ quả :
Những chuyển biến về kinh tế, những mâu thuẫn gay gắt giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ quân chủ chuyên chế (bên cạnh mâu thuẫn cũ giữa nông dân với địa chủ, quý tộc) đã dẫn tới cuộc cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, xác lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.
2) Những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tư sản Anh (1642 – 1689) – cuộc cách mạng tư sản mở đầu thời cận đại trong lịch sử thế giới :
* Giai đoạn 1642 - 1648
- Tháng 4/1640, vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội. Quốc hội không phê duyệt các khoản thuế mới và đề ra một số yêu sách được nhân dân ủng hộ. Nhà vua buộc phải nhượng bộ một số yêu sách của Quốc hội.
- Tháng 8/1642, nội chiến bắt đầu.
- Từ năm 1642 đến 1644, quân đội nhà vua chiếm ưu thế.
- Từ năm 1644 đến 1646, quân đội Quốc hội chiếm ưu thế.
- Ngày 14/6/1645, quân đội nhà vua thua trận và vua bị bắt, sau trốn thoát.
- Mùa xuân 1648, Sác-lơ I lần nữa tiến hành cuộc chiến tranh chống Quốc hội nhưng bị thất bại. Nội chiến kết thúc.
* Giai đoạn 1649 - 1688
- Ngày 30/1/1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Quốc hội tuyên bố nền quân chủ là không cần thiết. Anh trở thành nước cộng hòa. Cách mạng lên đến đỉnh cao.
- Để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc và tư sản Anh đưa Ô.Crômoen lên là Bảo hộ công vào năm 1653. Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi)
- Ngày 3/ 9/1658, Ô. Crôm-oen qua đời, nước Anh rơi vào tình hình chính trị không ổn định về chính trị. Quý tộc mới và tư sản lo sợ nhân dân nổi dậy đấu tranh, nên chủ trương thoả hiệp với lực lượng phong kiến cũ, lập lại chế độ quân chủ.
- Năm 1660, Sác-lơ II lên ngôi vua, triều đại Xtiu-ớt được phục hồi trên cơ sở tôn trọng những thành quả của cách mạng đã đạt được. Cách mạng đi vào thoái trào.
- Tháng 12/1688 : Quốc hội tiến hành chính biến. Đầu năm 1689 Vin-hem Ô-ran-giơ lên ngôi vua, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập, mọi quyền lực quốc gia thuộc về tư sản và quý tộc mới.
* Tính chất, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Anh
- Tính chất : Đây là cuộc cách mạng tư sản.
- Hình thức : Diễn ra với hình thức nội chiến
- Ý nghĩa
+ Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển.
+ Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản.
3) Đánh giá vai trò của giai cấp tư sản :
Sang thời kì này, giai cấp tư sản Anh đã bắt đầu bộc lộ rõ tính bảo thủ, thoả hiệp, không muốn đẩy cuộc cách mạng đi đến tận cùng. Giai cấp này đã công khai quay lưng lại quần chúng nhân dân lao động, không thực hiện những cam kết đã hứa với họ. Nền quân chủ lập hiến lúc bấy giờ thực chất chỉ là sự san sẽ quyền lực giữa giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến.
4) Kết luận :
Qua đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Anh trong cuộc cách mạng chúng ta có thể nhận định rằng cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để. Nó vẫn chưa xoá bỏ hoàn toàn vai trò của giai cấp phong kiến, vẫn chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, vẫn chưa thiết lập nên chính quyền hoàn toàn của giai cấp tư sản, vẫn chưa xây dựng được những nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ tư sản. Mặc dù giai cấp tư sản đã chứng tỏ được khả năng lãnh đạo của mình, nhưng tính chất bảo thủ, nửa vời của giai cấp tư sản Anh đã không đưa được cuộc cách mạng này đến thắng lợi.
5) So sánh cách mạng tư sản Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
Cách mạng tư sản Hà Lan
Cách mạng tư sản Anh
Giống nhau
- Có mục tiêu tấn công là Giáo hội Ki-tô.
- Chịu ảnh hưởng của tôn giáo.
- Mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
Khác nhau
- Đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thiết lập nền cộng hoà.
- Tiêu diệt chế độ phong kiến Tây Ban Nha, mở đầu thời đại tư bản chủ nghĩa.
- Nội chiến chống phong kiến.
- Thiết lập nền quân chủ lập hiến.
- Chưa tiêu diệt tận gốc chế độ phong kiến.
Câu hỏi 3:
Vì sao nói : Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là cuộc cách mạng tư sản không triệt để ?
Bài giải chi tiết
- Về nhiệm vụ : Xoá bỏ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ mới tư nản chủ nghĩa (nền quân chủ lập hiến) tiến bộ hơn chế độ chuyên chế phong kiến, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Về lãnh đạo : Liên minh quý tộc mới và tư sản.
- Động lực chủ yếu của cách mạng là nông dân, thợ thủ công, tư sản nhỏ.
- Kết quả cách mạng : Hạn chế quyền lực của vua, đem lại quyền cho quý tộc mới và tư sản, nhân dân không được hưởng quyền lợi cơ bản gì.
- Xu hướng phát triển : Thiết lập nhà nước tư sản, tạo điều kiện cho nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển.
- Hạn chế : Không xoá bỏ hết tàn dư của chế độ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, giai cấp tư sản và quý tộc mới được hưởng nhiều quyền lợi nhất trong cách mạng.
Ø Do đó, Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.
Câu hỏi 4:
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thế kỉ XVIII:
- Nguyên nhân bùng nổ, diễn biến chính.
- Phân tích tính chất, nguyên nhân thành công và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ. Vì sao nói: chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thực chất là một cuộc cách mạng tư sản?
Bài giải chi tiết
1) Nguyên nhân bùng nổ :
+ Sự xâm chiếm thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.
- Từ năm 1063 đến năm 1732 thực dân Anh lần lượt xâm chiếm và lập 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Trong hai thế kỉ XVII - XVIII, thực dân Anh đã dồn đuổi người In-đi-an về phía Tây, chiếm đất đai phì nhiêu, đưa nô lệ da đen từ châu Phi sang khai phá đồn điền.
+ Chế độ thực dân Anh ở Bắc Mĩ
- Sự thống trị của thực dân Anh đối với 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ thể hiện trên các mặt tổ chức cai trị về luật pháp.
- Những đạo luật hà khắc mà thực dân Anh đặt ra đã kìm hãm sự phát triển kinh tế ở Bắc Mĩ.
- Kinh tế 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ đã phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa:
+ Miền Bắc : Công trường thủ công phát triển.
+ Miền Nam : Kinh tế đồn điền phát triển.
- Sự kìm hãm của chính phủ Anh làm cho mâu thuẫn ở 13 thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến việc bùng nổ chiến tranh.
- Nguyên nhân trực tiếp :
+ Chính phủ Anh đóng cửa cảng Bôx-tơn.
+ Vua Anh không thoả mãn yêu cầu bãi bỏ chính sách hạn chế công thương nghuệp của các thuộc địa.
2) Diễn biến chính :
- Giai đoạn 1 (1775 – 1776) :
- Từ ngày 5/9 đến ngày 26/10/1774, Đại hội lục địa lần thứ I, tại Philađenphia, yêu cầu vua Anh bãi bỏ chính sách hạn chế công – thương nghiệp ở Bắc Mĩ.
- Ngày 19/4/1775, thực dân Anh đã chính thức phát động chiến tranh để đàn áp 13 bang thuộc địa.
+ Ngày 10/5/1776, Đại hội lục địa lần II, tuyên bố cắt đứt quan hệ với Anh, thành lập “Quân đội thuộc địa” dưới sự chỉ huy của G. Oa-sinh-tơn.
+ Sự chỉ huy tài giỏi của Oa-sinh-tơn, nghĩa quân lại có hậu phương rộng lớn, phong trào đấu tranh giành độc lập lên cao, 13 thuộc địa lần lượt tuyên bố tách khỏi nước Anh.
- Giai đoạn 2 (1777 – 1783)
+ Ngày 4/7/1776 : Bản tuyên ngôn độc lập ra đời cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân thuộc địa. Thông qua bản Tuyên ngôn độc lập (4/7/1776), tuyên bố thành lập Hợp chủng quốc Mĩ.
+ Năm 1776, nghĩa quân chiếm được Bôxtơn.
+ Ngày 17/10/1777, chiến thắng Xa-ra-tô-ga, tạo ra bước ngoặt cuộc chiến.
+ Năm 1781 trận I-oóc-tao giáng đòn quyết định, giành thắng lợi cuối cùng.
+ Theo Hòa ước Véc-xai (9/1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
+ Năm 1787, thông qua Hiến pháp, củng cố vị trí nhà nước Mĩ. G. Oa-sinh-tơn được bầu làm Tổng thống đầu tiên của nước Mỹ.
3) Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc chiến tranh giành độc lập 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ
* Nguyên nhân thắng lợi :
- Nhân dân thuộc địa tiến hành cuộc chính trị giải phóng, tức tiền hành cuộc chính trị có chính nghĩa.
- Vai trò của Tổng thống G. Oa-sinh-tơn, một người có tài quân sự và tổ chức.
- Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu anh dũng.
- Có hậu phương rộng lớn và tinh thấn chiến đấu anh dũng.
- Có hậu phương rộng lớn và ghiểm trở.
- Tác dụng của bản Tuyên ngôn độc lập ngày 4 – 7- 1776.
- Được nhiều người tiến bộ và nhiều nước ủng hộ.
* Tính chất và ý nghĩa lịch sử :
- Tính chất : Là một cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức giải phóng dân tộc.
- Ý nghĩa :
+ Giải phóng Bắc Mĩ khỏi chính quyền Anh, thành lập quốc gia tư sản, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển ở Bắc Mĩ.
+ Góp phần thúc đẩy cách mạng chống phong kiến ở châu Âu, phong trào đấu tranh giành độc lập ở Mĩ - La-tinh.
* Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa như ở Bắc Mĩ thực chất là cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới hình thức chính trị giải phóng dân tộc, vì :
- Nó làm nhiệm vụ của giai cấp tư sản : Xoá bỏ ách thống trị của thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Lãnh đạo là tư sản và chủ nô.
- Động lực cách mạng là quần chúng nhân dân, gồm nông dân, thợ thủ công, dân nghèo thành thị, tư sản vừa và nhỏ, nô lệ, người Inđian.
- Kết quả : Một quốc gia tư sản mới ra đời theo thể chế cộng hoà liên bang.
Câu hỏi 5:
Anh (chị) hãy nêu nội dung cơ bản của “Tuyên ngôn độc lập” của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (ngày 4 – 7- 1776). Từ đó, rút ra những mặt tiến bộ và hạn chế của nó ?
Bài giải chi tiết
- Ngày 4 – 7 – 1776, tại Phi-la-đen-phi-a, 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thông qua bản “Tuyên ngôn độc lập” tách khỏi nước Anh.
- Nội dung : Tuyên ngôn khẳng định : Mọi người sinh ra đều bình đẳng, tạo hoá ban cho họ những quyền bất khả xâm phạm, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
- Tuyên ngôn xác nhận nhân dân là gốc của chính quyền, nhân dân có quyền thiết lập bộ máy nhà nước.
- Mặt khác, Tuyên ngôn khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và của người da trắng, không xoá bỏ chế độ nô lệ, duy trì việc bóc lột công nhân làm thuê.
* Mặt tiến bộ :
+ Lần đầu tiên nêu lên quyền tự do, bình đẳng của con người.
+ Khẳng định chủ quyền nhân dân, chủ quyền độc lập các bang.
* Hạn chế :
+ Khẳng định quyền lực của giai cấp tư sản và người da trắng.
+ Không xoá bỏ chế độ nô lệ. Duy trì việc bóc lột công nhân làm thuê.
Mặc dù vậy văn kiện là một tiến bộ lớn lao, ghi nhận những mong ước của quần chúng nhân dân và cổ vũ mạng mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của nhân dân thuộc địa.
Câu hỏi 6 :
So sánh cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) và cuộc chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ (thế kỉ XVIII), rút ra điểm giống và khác nhau giữa hai cuộc cách mạng.
Bài giải chi tiết
a) Điểm giống nhau :
- Đều là cách mạng tư sản chưa triệt để.
- Có ảnh hưởng sâu rộng và ý nghĩa quốc tế lớn lao.
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
- Động lực chủ yếu là quần chúng nhân dân.
- Chưa giải quyết ruộng đất cho nông dân, không giải phóng hoàn toàn cho người lao động.
b) Điểm khác nhau :
- Về giai cấp lãnh đạo ở Anh là tư sản và quý tộc mới, còn ở Bắc Mĩ là tư sản và chủ nô.
- Về hình thức : ở Anh là nội chiến, ở Bắc Mĩ là chiến tranh.
- Về nhiệm vụ cách mạng : ở Anh lật đổ chế độ phong kiến, ở Bắc Mĩ là lật đổ nền thống trị của thực dân Anh giành độc lập dân tộc.
- Đặc điểm : cách mạng Anh không có Tuyên ngôn và Hiến pháp, cách mạng ở Bắc Mĩ có Tuyên ngôn độc lập và Hiến pháp 1787.
- Về kết quả : ở Anh thiết lập nền quân chủ lập hiến, tư sản và quý tộc mới nắm quyền, còn ở Mĩ lật đổ nền thống trị của thực dân Anh, thành lập nước Hoa Kì với nền cộng hoà, tư sản và chủ nô nắm quyền (chế độ Tổng thống).
Về nguyên nhân sâu xa : Ở Anh do chế độ phong kiến chuyên chế cản trở sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa, còn ở Bắc Mĩ là do mâu thuẫn giữa thuộc địa Anh và tư sản Anh...
Câu hỏi 7 :
Tại sao thời kỳ chuyên chính Gia-cô-banh là đỉnh cao của cách mạng tư sản Pháp?
Bài giải chi tiết
* Tình hình Cách mạng Pháp trước khi phái Gia-cô-banh lên nắm quyền :
- Sau những thắng lợi bước đầu phái Gi-rông-đanh coi như mục đích cách mạng đã đạt được và không tiến hành chiến tranh đến cùng.
- Mùa xuân năm 1793, Cách mạng Pháp lầm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng :
+ Trong nước: Bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.
+ Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
- Ngày 31/5/1793, quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (2/6/1792).
* Những chính sách, biện pháp Gia-cô-banh đã thi hành và kết quả đạt được :
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân.
+ Xoá bỏ hoàn toàn những đặc quyền phong kiến và nghĩa vụ của người nông dân.
+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ.
Ä Những chính sách của phái Gia-cô-banh đã có tác dụng cổ vũ quần chúng nhân dân hăng sai tham gia cách mạng.
+ Thông qua Hiến pháp 24/6/1793 : quy định nước Pháp là một nước Cộng hoà thống nhất toàn vẹn, bảo vệ các quyền tự do dân chủ và tài sản cho nhân dân.
- Quốc hội thông qua sắc lệnh tổng động viên và nhiều đạo luật khác (Luật giá tối đa, luật xử tội những người tình nghi...)
- Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao. Nền chuyên chính dân của cách mạng của phái Gia-cô-banh, đã có những kết quả đầu tiên từ mua thu 1793. Bạo động bị chặn lại, mùa đông 1793 – 1794, quân Pháp giành thế chủ động trên chiến trường.
* Kết luận : có thể nói phái Gia-cô-banh lên nắm chính quyền vào lúc nước Pháp đang trải qua chặng đường nguy hiểm nhất, nhưng phái Gia-cô-banh đã thi hành những chính sách cương quyết để giải quyểt những vấn đề mấu chốt của cách mạng, cứu nguy cho nước Pháp, bảo vệ được cộng hoà tư sản.
Câu hỏi 8 :
Vì sao cuộc cách mạng Pháp được xem là cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sử thế giới cận đại?
Bài giải chi tiết
- Những cuộc cách mạng được coi là tiêu biểu nhất trong lịch sử thế giới : Cách mạng Mĩ năm 1775, Cách mạng Pháp năm 1789, Cách mạng Nga năm 1917, Cách mạng Việt Nam năm 1945.
- Cách mạng Pháp được coi là triệt nhất vì :
+ Là cuộc đối đầu giữa hai thế lực cách mạng và phản cách mạng tiêu biểu nhất ở châu Âu trong cách mạng tư sản. Kết quả, lật đổ chế độ phong kiến tồn tại lâu đời ở Pháp, mọi tàn dư phong kiến bị thủ tiêu. Vì đây là cuộc cách mạng triệt để nhất.
+ Cách mạng tư sản Pháp là cuộc cách mạng về quyền con người, nó để lại cho nhân loại bản “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền”, nền tảng cho xã hội ngày nay.
+ Cuộc cách mạng được chuẩn bị khá toàn diện về kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng, vì thế thắng lợi khá toàn diện.
+ Lực lượng quần chúng ngay từ đầu đã là động lực chính thúc đẩy cuộc cách mạng tiến lên và đạt đến đỉnh cao. Nông dân được giải phóng, ruộng đất được giao quyền thỏa đáng.
+ Những cản trở công thương nghiệp được xóa bỏ, thị trường dân tộc thống nhất được hình thành.
+ Xây dựng mô hình nhà nước dân chủ tư sản, ảnh hưởng của nó lan toả khắp thế giới và tồn tại cho đến ngày nay.
Tóm lại : Cách mạng tư sản Pháp là một cuộc cách mạng toàn diện và triệt để nhất trong lịch sử thế giới cận đại vì đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản và dân chủ. Nó không những là cuộc cách mạng của nước Pháp mà còn là cuộc cách mạng của cả châu Âu và thế giới.
Đây là mốc lớn đánh dấu bước tiến trong quá trình phát triển của nhân loại.
Câu hỏi 9 :
Tại sao V. Lênin gọi Cách mạng Pháp 1789 là “Đại Cách mạng”?
Bài giải chi tiết
1. Nó đã hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản.
+ Giải quyết vấn đề ruộng đất cho người nông dân.
+ Thành lập chế độ cộng hoà.
2. Mở ra thời kỳ thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở những nước tiên tiến trên thế giới.
3. Để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử thế giới trong những năm cuối thế kỷ XVIII, suốt thế kỷ XIX và sang xả thế kỷ XX.. Thức tỉnh các lực lượng dân chủ và tiến bộ đứng lên chống chế độ phong kiến chuyên chế và chế độ thực dân. Đây là cuộc cách mạng tư sản có ý nghĩa sâu rộng và có ý nghĩa lịch sử lớn lao.
Câu hỏi 10 :
Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung chủ yếu của Hội nghị Viên (1814 – 1815). Kể từ sau Hội nghị Viên, tình hình châu Âu có những thay đổi như thế nào?
Bài giải chi tiết
a. Hội nghị Viên
Sau khi đánh bại quân đội Na-pô-lê-ông các nguyên thủ quốc gia và bộ trưởng nhiều nước châu Âu họp ở Viên (1814 - 1815).
- Nguyên thủ quốc gia và bộ trưởng nhiều nước châu Âu họp ở Viên (1814 - 1815)
- Mục đích Hội nghị Viên là vẽ lại bản đồ châu Âu có lợi cho họ, tức chia phần thắng lợi giữa các nước thắng trận trong chiến tranh Na-pô-lê-ông.
- Nội dung:
+ Nước Pháp trở về biên giới cũ trước chiến tranh cách mạng, Pháp phải trả 700 triệu phơ-răng tiền bồi thường chiến tranh.
+ Giao cho quân Đồng minh toàn bộ hạm đội của mình.
+ Lu-i XVIII được công nhận là vua nước Pháp.
+ Các nước thắng trận chia nhau đất đai chiếm được.
b. Tình hình châu Âu sau hội nghị:
- Ở Pháp: Triều đại quân chủ trước cách mạng tư sản 1789 được phục hồi.
- Liên minh thần thánh được thành lập - là liên minh phản động của các vua chúa phong kiến châu Âu chống lại xu hướng cách mạng tư sản.
- Năm 1820 cách mạng Tây Ban Nha bùng nổ, vua phải nhượng bộ triệu tập Nghị viện, phục hồi Hiến pháp, giảm nhẹ hình phạt, tiến hành các cuộc cách mạng tư sản.
- Liên minh thần thánh kết hợp với quân đội phản cách mạng của Giáo hội đàn áp dã man cuộc khởi nghĩa và khôi phục quyền chuyên chế của nhà vua.
Câu hỏi 11 :
Về cách mạng công nghiệp ở Anh vào thế kỉ XVIII, hãy cho biết :
- Cách mạng công nghiệp là gì? Những tiền đề làm cho cách mạng công nghiệp ở Anh sớm hơn các nước khác.
- Những phát minh nổi bật. Trong những phát minh đó, phát minh nào có ý nghĩa quan trọng nhất? Vì sao?
- Tác động của cuộc cách mạng này đối với tình hình kinh tế và xã hội của nước Anh như thế nào?
Bài giải chi tiết
1) Cách mạng công nghiệp là gì ? Những tiền đề làm cho cách mạng công nghiệp ở Anh sớm hơn các nước khác.
* Cách mạng công nghiệp là : cách mạng về kĩ thuật, là bước nhảy vọt từ lao động thủ công sang sản xuất lớn bằng máy móc.
* Những tiền đề của cách mạng công nghiệp
- Anh là nước đầu tiên tiến hành công nghiệp:
+ Chính trị: Cách mạng tư sản nổ ra sớm, chính quyền thuộc về tay giai cấp tư sản, tạo điều kiện cho cách mạng công nghiệp nổ ra.
+ Kinh tế: quá trình tích luỹ vốn của tư bản Anh diễn ra nhanh và mạnh kể từ sau cách mạng tư sản.
+ Xã hội: Nguồn nhân công lao động từ buôn bán nô lệ, nông dân mất ruộng, thợ thủ công phá sản.
+ Có hệ thống thuộc địa rộng lớn.
- Cách mạng công nghiệp Anh khởi đầu vào những năm 60 của thế kỉ XVIII hoàn thành vào giữa thế kỉ XIX.
2) Nhóm phát minh và sử dụng máy móc
- Những phát minh về máy móc:
+ Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni, tăng năng suất lên 8 lần.
+ Năm 1769, Ác-crai-tơ chế tạo ra máy kéo sợi chạy bằng hơi nước.
+ Năm 1779, Crôm-tơn cải tiến máy kéo sợi tạo ra sản phẩm đẹp, bền hơn.
+ Năm 1785, Các-rai chế tạo máy dệt chạy bằng sức nước, năng suất tăng 40 lần so với dệt tay.
+ Năm 1784, Giêm Oát phát minh ra máy hơi nước và đưa vào sử dụng. Máy hơi nước được sử dụng dụng bẳ đầu từ ngành dệt, sau đó lanh ra các ngành công nghiệp khác và giao thông vận tải.
- Luyện kim:
+ Năm 1735 phát minh ra phương pháp nấu than cốc luyện gang thép.
+ Năm 1784 lò luyện gang đầu tiên được xây dựng.
- Giao thông vận tải:
+ Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa.
+ Năm 1825, khánh thành đoạn đường sắt đầu tiên.
G Trong những máy móc được phát minh ở thế kỉ XVIII, việc phát minh ra máy hơi nước có ý nghĩa quan trọng nhất vì nó được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và giao thông vận tải, đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử văn minh thế giới.
3) Tác động của cuộc cách mạng :
- Về kinh tế:
+ Nâng cao năng suất lao động làm ra khối lượng sản phẩm lớn cho xã hội.
+ Thay đổi bộ mặt các nước tư bản mà tiêu biểu là nước Anh, nhiều trung tâm công nghiệp mới và thành thị đông dân ra đời.
+ Biến nước Anh từ một nước nông nghiệp trở thành một nước có nền công nghiệp có nền công thương nghiệp phát triển nhất châu Âu. Giữa thế kỉ XIX, Anh trở thành "công xưởng" thế giới.
- Về xã hội:
Hình thành hai giai cấp mới là tư sản công nghiệp và vô sản
File đính kèm:
- tai_lieu_lich_su_the_gioi_can_dai_che_hong_tien.doc