Đề kiểm tra Học kì 1 môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án)

Câu 1: Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1930? (3 điểm)

Đáp án

Nguyên nhân: (1.0)

- Do sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá cầu. (0.5)

- Tháng 10/ 1929, khủng hoảng kinh tế ở Mĩ rồi lan ra toàn thế giới tư bản. (0.5)

Hậu quả: (2.0)

- Kinh tế:

+ Tàn phá nặng nề nền kinh tế tư bản, đẩy hàng triệu người vào tình cảnh đói khổ. (0.5)

- Chính trị - xã hội:

+ Công nhân thất nghiệp, nông dân mất đất. (0.5)

+ Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục, khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia. (0.5)

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành 2 khối quân sự đối lập (một bên là Anh, Pháp, Mĩ; một bên là Đức, Ý, Nhật) ráo riết chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. (0.5)

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 356 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề kiểm tra Học kì 1 môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA LỊCH SỬ HỌC KÌ I LỚP 11 Đề số 1: Câu 1: Trình bày nguyên nhân, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1930? (3 điểm) Đáp án Nguyên nhân: (1.0) - Do sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá cầu. (0.5) - Tháng 10/ 1929, khủng hoảng kinh tế ở Mĩ rồi lan ra toàn thế giới tư bản. (0.5) Hậu quả: (2.0) - Kinh tế: + Tàn phá nặng nề nền kinh tế tư bản, đẩy hàng triệu người vào tình cảnh đói khổ. (0.5) - Chính trị - xã hội: + Công nhân thất nghiệp, nông dân mất đất. (0.5) + Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục, khắp các nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia. (0.5) - Quan hệ quốc tế: + Hình thành 2 khối quân sự đối lập (một bên là Anh, Pháp, Mĩ; một bên là Đức, Ý, Nhật) ráo riết chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới. (0.5) Câu 2: Trình bày diễn biến chính và phân tích tính chất của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) (theo các căn cứ: nhiệm vụ, lãnh đạo, động lực cách mạng, chính quyền nhà nước, xu thế phát triển). Tại sao nói Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại? ( 7 điểm) Đáp án Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) (2.0) - Từ tháng 2 đến tháng 7/1917: chủ trương đấu tranh bằng phương pháp hòa bình với khẩu hiệu “Tất cả chính quyền về tay Xô viết”. (0.25) - Từ tháng 7 đến tháng 10/1917: chủ trương đấu tranh vũ trang. (0.25) + Đầu tháng 10/ 1917, không khí Cách mạng lên cao, Lê-nin bí mật từ Phần Lan về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. (0.25) + Đêm ngày 24/10/1917, Cách mạng bùng nổ. Quân Cách mạng chiếm được các vị trí then chốt và bao vây cung điện Mùa Đông – nơi ẩn náu của chính quyền tư sản. (0.5) + Đêm ngày 25/10/1917, các đơn vị cận vệ đỏ chiếm được cung điện Mùa Đông, bắt giữ toàn bộ chính quyền tư sản. Cách mạng thắng lợi ở Pê-tơ-rô-grat. (0.5) + Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi trên phạm vi cả nước. (0.25) Phân tích tính chất của Cách mạng tháng Mười Nga (1917): (2.0) - Nhiệm vụ: (0.25) + Lật đổ nền thống trị của giai cấp tư sản - Lãnh đạo: (0.25) + Giai cấp vô sản (Đảng Bôn-sê-vich) - Động lực cách mạng: (0.25) + Công nhân, nông dân, binh lính - Chính quyền Nhà nước: (0.25) + Xô viết đại biểu công – nông – binh làm chức năng chính quyền nhà nước - Xu thế phát triển: (0.25) + Xây dựng chủ nghĩa xã hội à Tính chất: Cách mạng tháng Mười Nga (1917) là cuộc cách mạng vô sản (cách mạng xã hội chủ nghĩa) (0.5) Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga (1917) (3.0) Đối với nước Nga: (1.5) - Đập tan ách thống trị, áp bức của tư sản, phong kiến, mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga. (0.5) - Giải phóng công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình. (0.5) - Đưa giai cấp công – nông lên nắm chính quyền, xây dựng một xã hội mới ở Nga. (0.5) Đối với thế giới: (1.5) - Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, nó không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới. (0.5) - Cổ vũ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. (0.5) - Có ảnh hưởng mạnh mẽ và để lại nhiều bài học cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. (0.5) KIỂM TRA LỊCH SỬ HỌC KÌ I LỚP 11 Đề số 2: Câu 1: Vì sao Cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) được đánh giá là cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong lịch sử nước Nga và lịch sử nhân loại? (3.0) Đáp án Cách mạng tháng Mười thành công dẫn đến thành lập nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và có ý nghĩa lịch sử trọng đại đối với nước Nga và toàn thế giới. Đối với nước Nga: (1.5) - Đập tan ách thống trị, áp bức của tư sản, phong kiến, mở ra một kỉ nguyên mới làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và số phận hàng triệu người Nga. (0.5) - Giải phóng công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, đứng lên làm chủ vận mệnh của mình. (0.5) - Đưa giai cấp công – nông lên nắm chính quyền, xây dựng một xã hội mới ở Nga. (0.5) Đối với thế giới: (1.5) - Làm thay đổi cục diện chính trị thế giới. Phá vỡ trận tuyến của chủ nghĩa tư bản, nó không còn là một hệ thống duy nhất trên thế giới. (0.5) - Cổ vũ phong trào cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, chỉ cho họ con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. (0.5) - Có ảnh hưởng mạnh mẽ và để lại nhiều bài học cho phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. (0.5) Câu 2: Nêu hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa của Chính sách Kinh tế mới. Thực chất của chính sách này là gì? Lập bảng so sánh sự khác nhau giữa Chính sách cộng sản thời chiến và Chính sách Kinh tế mới (theo các căn cứ: hoàn cảnh thực hiện, mục đích và vai trò của Nhà nước)? (7 điểm) Đáp án Hoàn cảnh:(1.0) - Sau chiến tranh, nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng (0.25) - Tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản Cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi. (0.25) - Tháng 3/ 1921, Đảng Bôn-se-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách Kinh tế mới do Lê-nin đề xướng. (0.5) Nội dung: (2.0) - Nông nghiệp: (0.5) + Thay chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực + Sau khi nộp đủ thuế, nông dân được toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và được tự do bán ra thị trường. - Công nghiệp: (1.0) + Tập trung khôi phục và xây dựng công nghiệp nặng + Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương. + Khuyến khích tư bản nước ngoài tự do đầu tư kinh doanh + Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt - Thương nghiệp: (0.25) + Tư nhân được tự do buôn bán, mở lại các chợ, thúc đẩy mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn - Tiền tệ: (0.25) + Năm 1924, phát hành tiền rúp thay cho các loại tiền cũ Ý nghĩa: (1.0) - Sau một thời gian ngắn, nhân dân Xô viết đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế. - Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thực chất của Chính sách Kinh tế mới: (1.0) Là chuyển từ nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế hàng hóa có sự điều tiết của Nhà nước, công nhận sự tồn tại trong một thời gian nhất định của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. So sánh sự khác nhau giữa Chính sách cộng sản thời chiến và Chính sách Kinh tế mới: (3.0) Nội dung Chính sách cộng sản thời chiến Chính sách Kinh tế mới Hoàn cảnh thực hiện (1.0) Đất nước có chiến tranh Thời kì hòa bình Mục đích (1.0) Phục vụ nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài Phục hồi và phát triển kinh tế, giải quyết những khó khăn về chính trị - xã hội Vai trò của Nhà nước (1.0) Nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt Nhà nước chỉ nắm quyền quản lý các ngành kinh tế then chốt, thực hiện vai trò kiểm soát và điều tiết kinh tế

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ki_1_mon_lich_su_lop_11_co_dap_an.doc