I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Về kiến thức
Giúp học sinh :
+ Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 thực chất là một cuộc cách mạng tư sản đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang giai đoạn ĐQCN.
+ Nắm được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như phong trào đấu tranh của GCVS cuối thế kỷ XIX đầu XX.
2. Về tư tưởng.
- Giúp học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.
- Giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn liền với chiến tranh.
3. Về kỹ năng.
- Giúp học sinh nắm và giải thích được khái niệm cải cách.
- Sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện liên quan đến bài học.
II. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị.
- Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
III. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Lựơc đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản.
- Tranh ảnh tư liệu về Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC.
1. Dẫn dắt vào bài
Giáo viên(GV): Hãy nêu tình hình chung nhất về các quốc gia Châu Á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Học sinh(HS): Nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời.
GV: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Châu Á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các nước đế quốc Phương Tây xâm lược và cuối cùng đều trở thành thuộc địa của CNTD. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản không những vẫn giữ được độc mà còn phát triển nhanh chóng về kinh tế trở thành nước đế quốc duy nhất ở Châu Á.
Tại sao trong bối cảnh chung của Châu Á như vậy, NB lại thoát khỏi thận phận một nước thuộc địa trở thành một cường quốc đế quốc? Để lí giải được điều này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 1: Nhật Bản (Chuẩn kĩ năng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/09/2007.
Chương I.
Các nước Châu á, châu Phi và khu vực Mỹ la tinh.
Tiết 1.
Bài 1:
Nhật Bản
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức
Giúp học sinh :
+ Hiểu rõ những cải cách tiến bộ của Thiên hoàng Minh Trị năm 1868 thực chất là một cuộc cách mạng tư sản đưa nước Nhật phát triển nhanh chóng sang giai đoạn ĐQCN.
+ Nắm được chính sách xâm lược rất sớm của giới thống trị Nhật Bản cũng như phong trào đấu tranh của GCVS cuối thế kỷ XIX đầu XX.
2. Về tư tưởng.
- Giúp học sinh nhận thức được vai trò, ý nghĩa của những chính sách cải cách tiến bộ đối với sự phát triển của xã hội.
- Giải thích được vì sao CNĐQ thường gắn liền với chiến tranh.
3. Về kỹ năng.
- Giúp học sinh nắm và giải thích được khái niệm cải cách.
- Sử dụng bản đồ để trình bày các sự kiện liên quan đến bài học.
II. Kiến thức trọng tâm
- Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị.
- Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
III. Thiết bị và tài liệu dạy học.
- Lựơc đồ sự bành trướng của đế quốc Nhật Bản.
- Tranh ảnh tư liệu về Nhật Bản cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
IV. Tiến trình dạy và học.
1. Dẫn dắt vào bài
Giáo viên(GV): Hãy nêu tình hình chung nhất về các quốc gia Châu á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
Học sinh(HS): Nhớ lại những kiến thức đã học để trả lời.
GV: Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hầu hết các nước Châu á đều ở trong tình trạng chế độ phong kiến khủng hoảng suy yếu, bị các nước đế quốc Phương Tây xâm lược và cuối cùng đều trở thành thuộc địa của CNTD. Trong bối cảnh đó, Nhật Bản không những vẫn giữ được độc mà còn phát triển nhanh chóng về kinh tế trở thành nước đế quốc duy nhất ở Châu á.
Tại sao trong bối cảnh chung của Châu á như vậy, NB lại thoát khỏi thận phận một nước thuộc địa trở thành một cường quốc đế quốc? Để lí giải được điều này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
2. Tiến trình tổ chức dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV: Sử dụng bản đồ thế giới giới thiệu vị trí của Nhật Bản
- S : 374.000 km2
- Gồm nhiều đảo và quần đảo, trải dài theo hình cánh cung.
- Nằm giữa vùng biển Nhật Bản và Nam TBD.
Cũng như các nước Châu á khác, vào nửa đầu thế kỷ XIX, chế độ phong kiến NB rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
GV: Giải thích chế độ Mạc phủ:
ở Nhật Bản, chế độ phong kiến tồn tại lâu đời. Vua được suy tôn là Thiên hoàng, có vị trí tối cao song quyền lực lại nằm trong tay Tướng quân đóng ở Phủ chúa - Mạc phủ. Năm 1602, dòng họ Tô- cư - ga - oa nắm chức vụ Tướng quân. Vì thế thời kỳ này ở NB gọi là chế độ Mạc phủ Tô-cư-ga- oa. Sau hơn 200 năm cầm quyền, chế độ Mạc phủ Tô-cư-ga-oa lâm vào khủng hoảng, suy yếu.
? Kinh tế Nhật Bản trước năm 1868 có đặc điểm gì?
HS: Trả lời. GV: Chốt ý
? Tình hình xã hội Nhật Bản như thế nào?
HS: Trả lời. GV: Chốt ý
? Còn về chính trị thì sao?
HS: Trả lời. GV: Chốt ý
GV: Như vậy, vào nửa đầu thế kỷ XIX, NB lâm vào khủng hoảng suy yếu. Sự suy yếu đó trong bối cảnh lúc bấy giờ sẽ dẫn đến hậu quả gì?
HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận:
GV: Dẫn dắt:
Như vậy, cũng giống như các nước Châu á khác, giữa thế kỷ XIX, NB đứng trước nguy cơ bị xâm lược. Trong bối cảnh đó, TQ và VN đã chọn con đường bảo thủ, đóng kín cửa. Còn NB thì sao? Họ đã lựa chọn con đường nào? Bảo thủ hay cải cách. Chúng ta cùng tìm hiểu ở Mục 2.
Hoạt động 1: Hoạt động nhóm
GV: Giải thích sự sụp đổ của chế độ Mô-gun:
Vốn đã mâu thuẫn với Mạc Phủ gay gắt nên việc Mạc phủ ký với các nước những Hiệp ước bất bình đẳng đã làm cho các tầng lớp trong xã hội phản ứng mạnh mẽ, phong trào đấu tranh chống Mô-gun nổ ra liên tiếp vào nững năm 60 của thế kỷ XIX, làm sụp đổ chế độ Mạc phủ.
Tháng 1/1868: Chế độ Mạc phủ sụp đổ, Thiên hoàng Mây- gi trở lại nắm quyền.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm
Nhóm 1: Nêu những cải cách của Minh Trị về Chính trị?
Nhóm 2: Nêu những cải cách của Minh Trị về kinh tế?
Nhóm 3: Nêu những cải cách của Minh Trị về quân sự?
Nhóm 4: Nêu những cải cách của Minh Trị về văn hoá - giáo dục?
Các nhóm cử đại diện trình bày. GV: Nhận xét và chốt ý:
Nhóm 1:
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Nhóm 4:
? Qua nội dung cải cách, hãy rút ra tính chất và ý nghĩa của cuộc cải cách Minh Trị?
HS: Thảo luận và trả lời. GV: Gợi ý: Khi xét tính chất của một cuộc cải cách, cần căn cứ vào: Mục đích, hướng cải cách và người thực hiện cải cách để rút ra tính chất.
GV kết luận: + Mục đích của cải cách là nhằm đưa nước Nhật thoát khỏi tình trạng một nước phong kiến lạc hậu.
+ Hướng cải cách: Đi theo TBCN.
+ Người thực hiện là một ông vua phong kiến.
Mang tính chất của một cuộc CMTS.
? Cuộc cách mạng tư sản này có triệt để không? Vì sao?
HS: Trả lời. GV: Chốt ý
? Cuộc cải cách Minh Trị có ý nghĩa gì?
HS: Thảo luận và trả lời. GV: Nhận xét và rút ra kết luận.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
? Nêu đặc điểm chung của CNĐQ?
HS: Nhớ lại kiến thức đã học để trả lời. GV: Nhận xét và nhắc lại:
CNĐQ có những đặc điểm sau:
- Hình thành các tổ chức độc quyền,
- Có sự kết hợp giữa TB ngân hàng với TBCN để tạo thành tầng lớp TB tài chính.
- Xuất khẩu TB được đẩy mạnh.
- Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa và tranh giành thuộc địa.
- Mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
? Như vậy NB đã chuyển sang CNĐQ chưa? Có xuất hiện những đặc điểm của CNĐQ không?
Gợi ý học sinh trả lời các câu hỏi:
- Các công ty độc quyền ở NB xuất hiện như thế nào? Vai trò?
- NB có thực hiện chính sách bành trường không?
- Mâu thuẫn xã hội xuất hiện như thế nào?
HS: Trả lời. GV: Nhận xét và kết luận:
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế TBCN đã tạo điều kiện cho NB thực hiện chính sách bành trướng.
? Nêu chính sách dối ngoại của Nhật Bản?
HS: Dựa vào SGK trả lời. GV: Dùng lược đồ ĐQNB cuối thế kỷ XIX đầu XX để minh hoạ.
? Nhật Bản thi hành chính sách đối nội như thế nào?
HS: Dựa vào SGK trả lời.
? Từ chính sách đối nội và đối ngoại hãy rút ra đặc điểm của ĐQCN NB?
HS: Thảo luận và trả lời.
GV: Nhận xét và rút ra kết lụân.
1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1868.
* Đầu thế kỷ XIX: chế độ Mạc phủ lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu.
- Kinh tế:
+ Nông thôn: Nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sx lạc hậu
+Thành thị: kinh tế hàng hoá phát triển, nhiều công trường thủ công xuất hiện, kinh tế TBCN phát triển
- Xã hội: Nổi lên mâu thuẫn giữa nông dân, tư sản, thị dân với chế độ phong kiến lạc hậu.
- Chính trị: Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với Tướng quân ngày càng gay gắt.
* Giữa lúc NB khủng hoảng suy yếu, các nước TB Âu - Mĩ tìm cách xâm nhập Nhật Bản.
+ 1854: Mĩ ép NB mở cửa.
+ A, P, Đ, Nga: cũng ép NB ký các Hiệp ước bất bình đẳng.
Làm mâu thuẫn thêm tình trạng khủng hoảng và mâu thuẫn xã hội.
* Trước nguy cơ bị xâm lược NB phải chọn lựa một trong hai con đường: + Bảo thủ duy trì chế độ phong kiến
+ Cải cách để phát triển?
2. Cuộc Duy tân Minh Trị.
- 1/1868: Chế độ Mạc phủ sụp đổ, Thiên hoàng Minh Trị trở lại nắm quyền và thực hiện cải cách:
- Nội dung cải cách:
+ Về chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, lập chính phủ mới, ban hành Hiến pháp.
+ Về kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường, phát triển công thương nghiệp TBCN.
+ Về quân sự: Tổ chức và huấn luyện quân đội theo kiểu P. Tây, thực hiện chính sách nghĩa vụ quân sự, phát triển CN đóng tàu, sản xuất vũ khí.
+ Văn hoá - giáo dục: Chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng KH - KT, cử học sinh đi du học ở P. Tây.
- Tính chất:
Là một cuộc CMTS không triệt để:
+ Ruộng đất rơi vào tay chủ mới và phú nông.
+ Chính quyền không hoàn toàn thuộc về tay GCTS.
- ý nghĩa:
+ Mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật.
+ Giúp NB thoát khỏi số phận một nước thuộc địa.
3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ.
* 30 năm cuối của thế kỷ XIX, CNTB phát triển nhanh chóng.
Sự tập trung trong CN, TN và NH đã dẫn tới sự xuất hiện của nhiều công ty độc quyền chi phối đời sống kinh tế, chính trị NB.
* Chính sách đối ngoại:
Thựchiện chính sách bành trướng:
+ 1874: Xâm lược Đài Loan.
+1894 - 1895: Gây chiến với Trung Quốc.
+ 1904 - 1905: Gây chiến với Nga.
* Chính sách đối nội:
Bóc lột nặng nề quần chúng nhân dân lao động.
Nhiều cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra.
NB đã trở thành ĐQCN.
* Đặc điểm của CNĐQ NB: + Phát triển theo con đường TBCN chuyển sang giai đoạn CNĐQ nhưng tàn tích của chế độ PK vẫn tồn tại.
+ Tăng cường đàn áp cuộc đấu tranh của nhân dân.
+ Đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
CNĐQ phong kiến quân phiệt.
V. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố:
+ Tình hình Nhật Bản trước cuộc cải cách?
+ Nội dung cuộc cải cách Minh Trị? Tính chất và ý nghĩa của nó?
+ Từ cuộc cải cách Minh Trị, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam?
2. Dặn dò
Học bài cũ, xem trước bài ấn Độ.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_1_nhat_ban_chuan_ki_nang.doc