Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 29: Lịch sử địa phương tìm hiểu nhà tù Sơn La - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu

a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Sự ra đời, mục đích của việc xây dựng nhà tù Sơn La của Thực dân Pháp

- Đặc điểm của nhà tù Sơn La

b. Về kỹ năng:

- Biết phân tích, so sánh, rút ra đặc điểm

- Quan sát, nhận biết địa danh, tranh ảnh

c. Về thái độ:

- Giáo dục tinh thần yêu nước, bồi dưỡng tình cảm cách mạng

- Căm thù Thực dân Pháp

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV

- Soạn bài

- Tư liệu tham khảo, tạp chí

b. Chuẩn bị của HS

- Vở ghi, bút viết

- Thu thập tư liệu trước

3. Tiến trình bài dạy

a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra

b. Dạy nội dung bài mới

Dẫn dắt vào bài mới (1’)

Du khách thập phương đến Sơn La không ai không biết đến di tích lịch sử nhà tù Sơn La. Di tích này được xây dựng trong hoàn cảnh nào và có đặc điểm gì? Nội dung bào học hôm nay sẽ tìm hiểu về nhà tù Sơn La

 

doc4 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 29: Lịch sử địa phương tìm hiểu nhà tù Sơn La - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/03/2010 Ngày dạy: 08/03/2010 - Lớp dạy: 11C Ngày dạy: 09/03/2010 - Lớp dạy: 11A,E Ngày dạy: 10/03/2010 - Lớp dạy: 11B,H Ngày dạy: 12/03/2010 - Lớp dạy: 11D,G Tiết 29 LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG TÌM HIỂU NHÀ TÙ SƠN LA 1. Mục tiêu a. Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được: - Sự ra đời, mục đích của việc xây dựng nhà tù Sơn La của Thực dân Pháp - Đặc điểm của nhà tù Sơn La b. Về kỹ năng: - Biết phân tích, so sánh, rút ra đặc điểm - Quan sát, nhận biết địa danh, tranh ảnh c. Về thái độ: - Giáo dục tinh thần yêu nước, bồi dưỡng tình cảm cách mạng - Căm thù Thực dân Pháp 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Soạn bài - Tư liệu tham khảo, tạp chí b. Chuẩn bị của HS - Vở ghi, bút viết - Thu thập tư liệu trước 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài mới (1’) Du khách thập phương đến Sơn La không ai không biết đến di tích lịch sử nhà tù Sơn La. Di tích này được xây dựng trong hoàn cảnh nào và có đặc điểm gì? Nội dung bào học hôm nay sẽ tìm hiểu về nhà tù Sơn La Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cá nhân - GV: Nhà tù Sơn La do Thực dân Pháp xây dựng năm 1908 với diện tích ban đầu là 500 m2, chủ yếu để giam cầm tù thường phạm. - Ngày 3-2-1930 Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của cách mạng Việt Nam ngày càng dâng cao. Thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La thêm 1.500m2 vào năm 1930 và 1.700m2 vào năm 1940. Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân ? Mục đích của việc xây dựng nhà tù Sơn La - Gv: Nhưng cũng chính tại nơi đây, hơn bao giờ hết khí tiết của những người chiến sỹ cộng sản đã toả sáng và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng khắp núi rừng Tây Bắc, nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ sung cho Đảng, cho cách mạng Việt Nam những chiến sỹ cộng sản như các đồng chí: Tô Hiệu, Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân và bao đồng chí trung kiên khác. ? Thực dân Pháp đã có những hành động gì khi rút quân khỏi Sơn La - GV: Năm 1965, đế quốc Mỹ đã dánh phá Thị xã Sơn La phá hủy một phần của nhà tù. - Năm 1980, Bảo tàng Sơn La tiến hành phục chế lại lần thứ nhất: San lấp  hố bom, xây dựng lại một số đoạn tường rào bao quanh; - Năm 1994, phục chế lại 2 tháp canh, nhà bếp, trại giam lớn, gia cố lại hầm ngầm, xây dựng các bức tường của các phòng giam theo dấu vết của các nền móng cũ. Năm 1994, Bảo tàng Sơn La đưa ra ý định phục chế lại toàn bộ khu di tích lại như nguyên dạng ban đầu, nhưng không sưu tầm được đầy đủ hồ sơ, nên không đủ cơ sở khoa học để khôi phục lại toàn bộ mà chỉ xây các bức tường lên cao một chút để khách tham quan có thể hình dung được cấu trúc của khu nhà tù Sơn La. - Trong 1007 lượt tù nhân bị giam cầm ở nhà tù Sơn La, hiện nay Bảo tàng Sơn La đã sưu tầm và lưu giữ 250 hồ sơ gốc của tù nhân; danh sách 61 liệt sĩ; danh sách 870 tù nhân, danh sách 180 người đã được rèn luyện, thử thách ở nhà tù Sơn La và sau này giữ chức vụ cao của Đảng và Nhà nước. Theo tổng kết của đồng chí Nguyễn Văn Trân – Trưởng ban liên lạc nhà tù Sơn La. Tháng 3 năm 1945 Nhật đảo chính Pháp, nhà tù Sơn La được giải phóng, đã cung cấp cán bộ lãnh đạo Cách mạng Việt Nam cho cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam và trên mọi lĩnh vực: Đồng chí Lê Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Trần Đào, Hoàng Thao, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Đỗ Nhuận Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân ? Đặc điểm của nhà tù Sơn La ? - Gv: Bên cạnh khu di tích nhà tù là Nhà Bảo tàng tổng hợp của tỉnh Sơn La, nơi trưng bày nhiều hiện vật quí giới thiệu truyền thống lịch sử, văn hoá của cộng đồng 12 dân tộc đoàn kết cùng nhau xây dựng Sơn La thành tỉnh giàu có của Việt Nam. Di tích nhà tù Sơn La được Bộ Văn hoá - Thông tin xếp hạng năm 1962. Hàng năm đón hơn trăm nghìn lượt du khách đến tham - Hs nghe và ghi - HS: giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. - HS: ném bom nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng - HS nghe và ghi - HS: + Nhà tù Sơn La do người Pháp xây dựng năm 1908 trên đồi Khau Cả. Nơi giam giữ nhiều chiến  sỹ cách mạng Việt Nam. + Ban đầu là một nhà tù nhỏ hàng tỉnh, được mở rộng quy mô vào những năm 1930 - 1940. Giai đoạn từ 1930 - 1945 tại đây giam cầm hơn một ngàn tù nhân, trong đó có nhiều vị là cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam như Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Lê Thanh Nghị, Nguyễn Lương Bằng, Song Hào, Xuân Thủy... + Đến với di tích Nhà tù Sơn La, thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại ba gian cùng với hàng trăm hiện vật, du khách sẽ chứng kiến hoàn cảnh sống cơ cực của tù nhân, càng khâm phục ý chí kiên cường của họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc. Du khách sẽ không khỏi xúc động đứng trước cây đào mang tên Tô Hiệu, bên tường đá nhà ngục cây đào luôn xanh tươi - biều tượng cho ý chí bất khuất của người cộng sản. quan. 1. Sự ra đời (10’) - Thời gian: 1908 - Địa điểm: Đồi Khau Cả (tổ 9, phường Tô Hiệu, Thành phố Sơn La hiện nay.) - Diện tích: 500m2 - Năm 1930: 1500m2 - 1940: 1700m2 2. Mục đích: (15’) Thực dân Pháp đã biến nơi đây thành địa ngục để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. - Năm 1952, khi thực dân Pháp rút khỏi Sơn La, đã ném bom nhằm xóa đi dấu vết tội ác của chúng - Nhà tù Sơn La nay đã trở thành một di tích lịch sử nổi tiếng, nơi giáo dục truyền thống cho các thế hệ. Hàng năm Bảo tàng Sơn La đã đón tiếp hàng trăm ngàn lượt khách là các em học sinh, nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sinh viên, khách ngoại tỉnh và quốc tế tới thăm. 3. Đặc điểm: (15’) - Nhà tù Sơn La - nơi giam giữ nhiều  chiến  sỹ cách mạng Việt Nam. - Ban đầu là một nhà tù nhỏ hàng tỉnh, được mở rộng quy mô vào những năm 1930 - 1940. - Tại đây giam cầm hơn một ngàn tù nhân, trong đó có nhiều vị là cán bộ chủ chốt của cách mạng Việt Nam - Đến với di tích Nhà tù Sơn La, thăm các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại ba gian cùng với hàng trăm hiện vật, du khách sẽ chứng kiến hoàn cảnh sống cơ cực của tù nhân, càng khâm phục ý chí kiên cường của họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc. Du khách sẽ không khỏi xúc động đứng trước cây đào mang tên Tô Hiệu, bên tường đá nhà ngục cây đào luôn xanh tươi - biều tượng cho ý chí bất khuất của người cộng sản. c. Củng cố, luyện tập (2’) - Gv khái quát lại sự ra đời phát triển và đặc điểm của nhà tù Sơn La - Một học sinh nhắc lại sự hiểu biết của bản thân về nhà tù Sơn La d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) - Về nhà tìm hiểu trước căn cứ kháng chiến Mộc Hạ trong kháng chiến chống thực dân Pháp - Học bài cũ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_29_lich_su_dia_phuong_tim_hieu_n.doc
Giáo án liên quan