I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
Giúp HS nắm được:
+ Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Những nét chính của phong trào cách mạng ở một số nước tiêu biểu: Inđônêxia, Malaixia, Lào, Cămphuchia, Miến Điện, Thái Lan.
2. Về tư tưởng.
+ Giúp HS nhận thức được những nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
+ Tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc của các dân tộc bị áp bức.
3. Về kỹ năng.
- Rèn luyện cho HS khả năng tổng hợp, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử.
- Nâng cao khả năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC.
- Lược đồ Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Những chuyển biến về phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á.
- Một số phong trào độc lập tiêu biểu ở Đông Nam Á.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 381 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 16: Các nước Đông Nam Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 16:
Các nước đông nam á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918 - 1939)
I. Mục tiêu bài học
1.Về kiến thức
Giúp HS nắm được:
+ Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội và phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
+ Những nét chính của phong trào cách mạng ở một số nước tiêu biểu: Inđônêxia, Malaixia, Lào, Cămphuchia, Miến Điện, Thái Lan.
2. Về tư tưởng.
+ Giúp HS nhận thức được những nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do.
+ Tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc của các dân tộc bị áp bức.
3. Về kỹ năng.
- Rèn luyện cho HS khả năng tổng hợp, hệ thống hoá các sự kiện lịch sử.
- Nâng cao khả năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử.
II. Thiết bị và tài liệu dạy học.
- Lược đồ Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Một số tranh ảnh, tư liệu liên quan đến bài học.
III. Kiến thức trọng tâm
- Những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội của các nước Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Những chuyển biến về phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam á.
- Một số phong trào độc lập tiêu biểu ở Đông Nam á.
IV. Tiến trình dạy và học.
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Trình bày những nét chính về phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1918 -1939?
Câu 2: Phong trào độc lập dân tộc của nhân dân ấn Độ những năm 1918 – 1939?
3. Dẫn dắt vào bài
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Đông Nam á có nhiều biến chuyển quan trọng. Đó là những chuyển biến về kinh tế, chính trị , xã hội. Chỉ trừ Xiêm, hầu hết các nước Đông Nam á đều trở thành thuộc địa của các nước tư bản phương Tây. Phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở đây cũng diễn ra hết sức sôi nổi song không giống nhau giữa các nước . Đó cũng chính là những nội dung chính của bài học hôm nay.
4 Tiến trình tổ chức dạy và học.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Nhóm
GV: Sử dụng “Lược đồ các nước Đông Nam á” sau chiến tranh thế giới, giới thiệu 11 quốc gia trong khu vực, sau đó yêu cầu HS nhắc lại một số nét chính về tình hình các nước Đông Nam á cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
HS: Theo dõi bản đồ và nhớ lại kiến thức đã học trả lời. Cuối cùng GV chốt ý:
GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi sau:
Nhóm 1: Tình hình kinh tế
Nhóm 2: Tình hình chính trị
Nhóm 3: Tình hình xã hội
Nhóm 4: Tác động của cách mạng tháng Mười Nga đối với ĐNA
Các nhóm đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét, chốt ý:
Nhóm 1:
Nhóm 2:
Nhóm 3:
Nhóm 4:
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
GV dẫn dắt:
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam á có sự chuyển biến mạnh mẽ. Em hãy nêu biểu hiện của sự chuyển biến đó?
HS: Theo dõi SGK trả lời. GV nhận xét, phân tích, chỉ rõ bước tiến của phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam á.
GV phát vấn:
? Vì sao đầu thế kỷ XX, xu hướng vô sản lại xuất hiện ở các nước Đông Nam á?
HS: Suy nghĩ, trả lời. GV bổ sung, kết luận:
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV thuyết trình về sự ra đời của ĐCS Inđônêxia và vai trò của ĐCS đối với phong trào cách mạng ở nước này, chỉ rõ đây là ĐCS ra đời sớm nhất ở ĐNA. ĐCS Inđônêxia đã lãnh đạo cách mạng, tập hợp quần chúng trong thập niên 20, đưa cách mạng phát triển rộng khắp ra cả nước. Tuy nhiên, thất bại của cuộc khởi nghĩa vũ trang Gia va và Xu-ma-tơ-ra do những sai lầm về chiến lược và sách lược đã làm ĐCS Inđônêxia đánh mất vai trò lãnh đạo của mình. Từ năm 1927, quyền lãmh đạo cách mạng chuyển vào tay Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản.
GV phát vấn:
? Vì sao Đảng Dân tộc lại chiếm được quyền lãnh đạo cách mạng Inđônêxia từ năm 1927?
HS: Suy nghĩ trả lời. GV bổ sung, chốt ý:
Sở dĩ Đảng Dân tộc nắm được quyền lãnh đạo cách mạng vì chủ trương, đường lối đấu tranh của Đảng phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Inđônêxia.
Hoạt động 2: Nhóm
GV chia lớp thành 2 nhóm
Nhóm 1: Nét chính về phong trào cách mạng đầu thập niên 30?
Nhóm 2: Nét chính về phong trào cách mạng cuối thập niên 30?
Các nhóm thảo luận rồi cử đại diện trình bày. GV nhận xét, chốt ý:
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân Lào và Cam-pu-chia, yêu cầu HS rút ra nhận xét của mình về đặc điểm và tính chất của phong trào đấu tranh ở Đông Dương?
HS: Suy nghĩ trả lời. GV nhận xét và chốt ý:
GV tiếp tục trình bày:
Năm 1930: ĐCS Đông Dương ra đời, mở ra thời kỳ mới của phong trào cách mạng Đông Dương. Những năm 1936 – 1939: Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng ở Lào và Căm-pu-chia
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
? Những nét chính về phong trào đấu tranh chống thực Anh của nhân dân Mã Lai?
HS: Theo dõi SGK trả lời. GV nhận xét, chốt ý:
GV yêu cầu HS đọc SGK, tìm hiểu về phong trào đấu tranh của nhân dân Miến Điện 2 thời kỳ:
+ Đầu thập niên 20
+ Thập niên 30
HS đọc SGK trả lời câu hỏi. GV nhận xét, chốt ý:
? Đặc điểm chung của phong trào đấu tranh của nhân dân Mã Lai và Miến Điện?
HS: Suy nghĩ trả lời. GV nhận xét chốt ý:
+ Phong trào đấu tranh đều phát triển mạnh
+ Do GCTS lãnh đạo
+ Đấu tranh bằng phương pháp hoà bình.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
GV trình bày tình hình Xiêm đầu thế kỷ XX.
? Nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm?
HS: Dựa vào SGK trả lời. GV nhận xét, chốt ý:
? Tính chất của cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm?
HS: Dựa vào SGK trả lời. GV nhận xét, chốt ý:
? Cuộc cách mạng này có ý nghĩa gì?
HS: Dựa vào SGK trả lời. GV nhận xét, chốt ý:
I. Tình hình các nước Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội.
Có sự chuyển biến quan trọng do tác động của chính sách khai thác thuộc địa
a. Về kinh tế
- Thị trường tiêu thụ hàng hoá
- Nơi cung cấp nguyên liệu thô cho chính quốc.
b. Về chính trị
Bị chính quyền thực dân khống chế và thâu tóm mọi quyền lực
c. Về xã hội
Sự phân hoá giai cấp diễn ra sâu sắc:
+ Giai cấp tư sản dân tộc lớn mạnh
+ Giai cấp vô sản trưởng thành
d. Tác động của cách mạng tháng Mười Nga
Thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển
2. Khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam á.
- Bước tiến của phong trào dân tộc tư sản.
- Sự xuất hiện khuynh hướng vô sản.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở Inđônêxia.
1. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 20 của thế kỷ XX.
- 5/1920: ĐCS Inđônêxia thành lập
- 1920 – 1927: ĐCS lãnh đạo phong trào cách mạng. Tiêu biểu là khởi nghĩa vũ trang Giava và Xu-ma-tơ-ra (1926 - 1927).
- Từ 1927: Đảng Dân tộc Inđônêxia lãnh đạo phong trào cách mạng.
Chủ trương: đoàn kết dân tộc, chống đế quốc bằng phương pháp hoà bình, bất hợp tác với chính quyền thực dân.
2. Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 của thế kỷ XX.
- Đầu thập niên 30: phong trào lên cao, rộng khắp.
- Cuối thập niên 30: Phong trào có nhiều nét mới, Liên minh chính trị Inđônêxia được thành lập.
III. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Cam-pu-chia.
* ở Lào
- Khởi nghĩa Ong Kẹo và Com-ma-dam (1901- 1937)
- Cuộc khởi nghĩa của người Mèo (1918 - 1922).
* ở Cam-pu-chia
- Phong trào chống thuế, chống bắt phu (1925 – 1926 ) đấu tranh vũ trang chống thực dân Pháp.
Đặc điểm:
+ Phong trào phát triển mạnh mẽ nhưng mang tính tự phát
+ Có sự liên minh chiến đấu của 3 nước.
* 1930: ĐCS Đông Dương ra đời, mở ra thời kỳ mới của phong trào cách mạng Đông Dương.
* 1936 – 1939: Mặt trận Dân chủ Đông Dương được thành lập.
IV. Cuộc đấu tranh chống thực dân Anh ở Mã Lai và Miến Điện.
* ở Mã Lai:
- Đầu thế kỷ XX, phong trào bùng lên mạnh mẽ
- Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển
4/1930: ĐCS Mã Lai thành lập.
* ở Miến Điện:
- Đầu thập niên 20, phong trào bất hợp tác, không đóng thuế, tẩy chay hàng hoá
- Thập niên 30: Phong trào Tha-kin
1937 Miến Điện tách khỏi ấn Độ.
V. Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm.
* Nguyên nhân:
- Sự bất mãn của các tầng lớp nhân dân đối với chế độ quân chủ chuyên chế.
* Diễn biến: SGK
* Tính chất: Là cuộc CMTS không triệt để
* ý nghĩa:
+ Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thiết lập nền quân chủ lập hiến
+ Mỏ đường cho sự phát triển theo hướng tư bản của Xiêm.
IV. Củng cố và dặn dò.
1. Củng cố
+ GV hướng dẫn HS nhắc lại những kiến thức đã học
+ Trả lời các câu hỏi trong SGK
2. Dặn dò
- Lập bảng hệ thống những nét chính về phong trào đấu tranh của các nước: Lào, Că-pu-chia, Mã lai, Miến Điện, Inđônêxia
- Sưu tầm những tài liệu nói về:
+ Cuộc đời của Hít le
+ Các trận đánh lớn: Matxitcơva, Stalỉngát, Trân Châu Cảng
+ Học bài cũ, làm bài tập và đọc trước bài mới.
-----***----
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_16_cac_nuoc_dong_nam_a_giua_hai_c.doc