Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19-23 - Nguyễn Tuấn Lâm

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài học , HS cần nắm được :

- Ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây , cụ thể là Pháp , có từ rất sớm .

- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ năm 1858 – 1873 .

- Cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858 – 1873 .

 2. Tư tưởng : - Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược & thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân .

- Đánh giá đúng nguyên nhân & trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến .

- Giáo dục tinh thần yêu nước , ý thức tự tôn dân tộc .

 3. Kĩ năng : - Củng cố kĩ năng phân tích , nhận xét , rút ra bài học lịch sử .

- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện .

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :

+ Giáo viên : Lược đồ ; tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam kì ; tranh ảnh & văn thơ yêu nước có liên quan đến nội dung bài học .

+ Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC :

 1. Ổn định tổ chức lớp .

 2. Kiểm tra bài cũ :

 3. Hoạt động dạy – học :

 

doc17 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19-23 - Nguyễn Tuấn Lâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10 – 02 - 2009 CHƯƠNG I : VIỆT NAM TỪ NĂM 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX Tiết 23+24 – Bài 19 : NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG XÂM LƯỢC ( Từ năm 1858 đến trước năm 1873 ) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài học , HS cần nắm được : - Ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây , cụ thể là Pháp , có từ rất sớm . - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp từ năm 1858 – 1873 . - Cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta từ 1858 – 1873 . 2. Tư tưởng : - Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược & thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân . - Đánh giá đúng nguyên nhân & trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến . - Giáo dục tinh thần yêu nước , ý thức tự tôn dân tộc . 3. Kĩ năng : - Củng cố kĩ năng phân tích , nhận xét , rút ra bài học lịch sử . - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Giáo viên : Lược đồ ; tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam kì ; tranh ảnh & văn thơ yêu nước có liên quan đến nội dung bài học . + Học sinh : Sưu tầm tranh ảnh các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC : 1. Ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Hoạt động dạy – học : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN * Hoạt động 1 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được tình hình chính trị , KT XH Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược . + Tổ chức thực hiện : GV hướng dẫn HS đọc SGK rồi yêu cầu HS thảo luận theo nhóm . - Nhóm 1 : Tình hình chính trị . - Nhóm 2 : Tình hình kinh tế . - Nhóm 3 : Tình hình quân sự . - Nhóm 4 : Tình hình xã hội . Sau khi HS từng nhóm trình bày , GV nhận xét , bổ sung & kết luận . * Hoạt động 2 : + Mức độ k/thức cần đạt : Hs biết được những hành động của Pháp trong việc chuẩn bị xâm lược VN + Tổ chức thực hiện : GV đặt vấn đề & hướng dẫn cho HS giải quyết . Câu hỏi : Những hành động nào chứng tỏ Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam ? Cuối cùng , giáo viên nhận xét , bổ sung & kết luận . * Hoạt động 3 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS biết được nguyên nhân Pháp tấn công Đà Nẵng & cuộc k/chiến của nhân dân ta . + Tổ chức thực hiện : GV cho HS xem lược đồ & đặt vấn đề cho HS giải quyết . Câu hỏi : Tại sao Pháp chọn ĐN làm m/tiêu tấn công đầu tiên ? Cuộc k/chiến của nhd ta diễn ra ntn ? Kết quả & ý nghĩa của cuộc kháng chiến ? Sau khi HS trả lời các câu hỏi , GV nhận xét , bổ sung & kết luận * Hoạt động 1 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS biết được nguyên nhân Pháp đánh chiếm Gia Định & cuộc k/chiến của nhân dân ta ở Gia Định . + Tổ chức thực hiện : GV cho HS xem lược đồ & đặt vấn đề cho HS giải quyết . Câu hỏi : Tại sao Pháp lại đánh Gia Định ? Cuộc k/chiến của nhd ta diễn ra ntn ? Kết quả & ý nghĩa của cuộc kháng chiến ? Sau khi HS trả lời các câu hỏi , GV nhận xét , bổ sung & kết luận * Hoạt động 2 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được hoàn cảnh kí kết & nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất , cũng như cuộc k/c của nhd ở 3 tỉnh miền Đông Nam kì . + Tổ chức thực hiện : GV đặt vấn đề cho HS giải quyết . Câu hỏi : Trong cuộc k/c của nhd miền Đông Nam kì (1861-1862) có thắng lợi nào tiêu biểu . - Em đánh giá ntn nào về Hiệp ước Nhâm Tuất , về triều đình Nguyễn qua việc kí Hiệp ước ? Sau khi HS trả lời , GV nhận xét , bổ sung , kết luận & cung cấp thêm 1 số tư liệu cho HS . * Hoạt động 1 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS biết được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Trương Định . + Tổ chức thực hiện : GV đặt vấn đề cho HS giải quyết . Câu hỏi : Từ sau năm 1862 , PT đấu tranh của nhd miền Đông Nam kì có sự kiện tiêu biểu nào ? Trình bày tóm tắt diễn biến của sự kiện đó . Cuối cùng , GV nhận xét , bổ sung , kết luận & giới thiệu sơ lược về tiểu sử của Trương Định . * Hoạt động 2 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được việc Pháp đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì . + Tổ chức thực hiện : Cho HS đọc Sgk . Cuối cùng , GV cung cấp thêm 1 số tư liệu cho HS . * Hoạt động 3 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được PT k/c chống Pháp của nhân dân miền Tây Nam kì . + Tổ chức thực hiện : Hướng dẫn HS khai thác phần chữ nhỏ Sgk để thấy được sự phát triển của cuộc kháng chiến ở Tây Nam kì . Câu hỏi : Kết quả & ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa là gì ? Sau cùng , GV nhận xét , bổ sung & kết luận . HS theo dõi SGK . HS các nhóm dựa vào nội dung SGK + kiến thức đã học & thảo luận để giải quyết vấn đề . HS nghe GV bổ sung & ghi nhớ vào vở ghi . HS dựa vào nội dung sách giáo khoa & kiến thức cũ để giải quyết vấn đề . HS nghe & ghi nhớ . HS quan sát lược đồ & suy nghĩ để giải quyết vấn đề . HS dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi . HS nghe & bổ sung vào vở ghi HS quan sát lược đồ & suy nghĩ để giải quyết vấn đề . HS dựa vào nội dung SGK để trả lời câu hỏi . HS nghe & bổ sung vào vở ghi HS dựa vào nội dung sách giáo khoa để trả lời câu hỏi . HS dựa vào nội dung của Hiệp ước , suy nghĩ để trả lời . HS nghe & ghi nhớ . HS dựa vào nội dung sách giáo khoa để trả lời câu hỏi . HS nghe & ghi nhớ . HS đọc Sgk & tự tóm tắt nội dung vào vở ghi . HS nghe & ghi nhớ . HS khai thác nội dung Sgk theo sự hướng dẫn của GV & tự ghi nhớ . HS dựa vào nội dung Sgk để giải quyết vấn đề . HS nghe & bổ sung . I. LIÊN QUÂN PHÁP-TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VN . CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG 1858 . 1. Tình hình VN giữa thế kỉ XIX , trước khi TD Pháp xâm lược : + Chính trị : Là 1 quốc gia độc lập , có chủ quyền song CĐPK đã lâm vào k/hoảng , suy yếu trầm trọng . + KT : N2 sa sút , mất mùa , đói kém thường xuyên ; CTN0 đình đốn lạc hậu do nhà nước thực hiện chính sách “ bế quan , tỏa cảng ” . + Quân sự lạc hậu , đối ngoại sai lầm: “ cấm đạo ” , đuổi giáo sĩ . + XH : Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi . 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam : - TB phương Tây & Pháp nhòm ngó xâm nhập vào Việt Nam từ rất sớm , bằng con đường buôn bán & truyền đạo . - TD Pháp đã lợi dụng việc truyền bá đạo Thiên Chúa giáo để xâm nhập vào Việt Nam . - Năm 1787 , Bá Đa Lộc đã giúp TB Pháp can thiệp vào Việt Nam bằng Hiệp ước Vecxai . - Năm 1857 , Napoleon III lập Hội đồng Nam kì & tích cực chuẩn bị đánh Việt Nam ’ Việt Nam đứng trước nguy cơ bị Pháp xâm lược . 3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 : a. Cuộc xâm lược của TD Pháp : - 31.08.1858 , liên quân Pháp-TBN dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng . - 01.09.1858 , Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà – Đà Nẵng ’ mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam . b. Cuộc k/chiến của nhd Việt Nam - Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến . - Quân dân ta anh dũng chống trả quân xâm lược , đẩy lùi các đợt tấn công của địch , thực hiện kế họach “vườn không nhà trống” , gây cho địch nhiều khó khăn . c. Kết quả - ý nghĩa : Pháp bị cầm chân tại Đà Nẵng ’làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp . II. CUỘC K/C CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH & CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ (1859-1862) : 1. Kháng chiến ở Gia Định : a. Cuộc xâm lược của TD Pháp : - 02.1859, Pháp đánh vào Gia Định ’17.02.1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định . - 1860 , lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng . b. Cuộc k/chiến của nhd Việt Nam - Nhd chủ động k/c ngay từ đầu - Triều đình cử Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng phòng tuyến Chí Hòa để chặn giặc & có tư tưởng chủ hòa . - 07.1860 , nhd tấn công địch ở đồn Chợ Rẫy . c. Kết quả - ý nghĩa : - Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp , buộc chúng chuyển sang chinh phục từng gói nhỏ . - Pháp không mở rộng đánh chiếm được Gia Định & ở vào thế tiến thoái lưỡng nan . 2. K/c lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam kì–Hiệp ước 05.06.1862 a. Cuộc tấn công của TD Pháp : - 23.02.1861, tấn công & chiếm được Đại đồn Chí Hòa . - Sau đó , đánh chiếm 3 tỉnh : Định Tường (12.04.1861) , Biên Hòa (18. 12.1861) , Vĩnh Long (23.03.1862) b. Thái độ của triều đình : Kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (05.06. 1862) cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp & chịu nhiều điều khoản nặng nề (Sgk) . c. Cuộc k/chiến của nhân dân : - Phát triển mạnh . Lãnh đạo là các văn thân , sĩ phu yêu nước . - Lực lượng chủ yếu là nông dân . - 10.12.1861 , Nguyễn Trung Trực đánh chìm tàu Hi Vọng trên sông Vàm Cỏ Đông . III. CUỘC K/C CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862 . 1. Nhd ba tỉnh miền Đông tiếp tục k/c sau Hiệp ước 1862 : - Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp . - Nhd tiếp tục k/c : vừa chống Pháp vừa chống PK đầu hàng . * Khởi nghĩa Trương Định : tiếp tục giành thắng lợi & gây cho Pháp nhiều khó khăn . + Sau Hiệp ước 1862 , nghĩa quân xd căn cứ ở Gò Công , rèn đúc vũ khí , đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi ’ giải phóng nhiều vùng ở Gia Định , Định Tường . + 28.02.1863 , Pháp tấn công Gò Công ’ nghĩ quân chiến đấu anh dũng . + 20.08.1864 , Trương Định hi sinh ’ cuộc khởi nghĩa thất bại . 2.Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì : - 20.06.1867 , Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long ’ Phan Thanh Giản nộp thành . - Từ 20 đến 24/06/1867 , Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì không tốn một viên đạn . 3. Nhân dân 3 tỉnh miền Tây chống Pháp : - Nhân dân miền Tây kháng chiến anh dũng với tinh thần người trước ngã xuống , người sau đứng lên . - Các phong trào tiêu biểu : + Phan Tôn , Phan Liêm . + Nguyễn Trung Trực . + Nguyễn Hữu Huân . - Kết quả : Đều thất bại , do chênh lệch lực lượng , vũ khí thô sơ . - Ý nghĩa : thể hiện lòng yêu nước nồng nàn , ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta . IV. TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ : Qua bài học , HS cần nhận thức được : - Những hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta . - Quá trình Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam . - Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong buổi đầu Pháp xâm lược . V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC : - Học bài cũ . Làm bài tập & trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa & sách bài tập . - Hướng dẫn HS đọc – soạn trước bài bài 20 “ Chiến sự lan rộng ra cả nước – Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 – Nhà Nguyễn đầu hàng ” . VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 1. Tính khoa học , sư phạm của chương trình : 2. Kế hoạch giảng dạy ( PPCT ) : Phân bố thời gian 2 tiết là phù hợp . 3. Nội dung sách giáo khoa , sách giáo viên : + Sách giáo khoa : cần đưa thêm vào một số hình ảnh , lược đồ . + Sách giáo viên : cần giới thiệu sơ lược về tiểu sử của một số nhân vật tiêu biểu . 4. Phương pháp dạy học bộ môn : Thực hiện được phương pháp đổi mới . 5. Thiết bị : Cần có thêm một số tranh ảnh & lược đồ . ---------------***--------------- Ngày soạn : 19– 02 - 2009 Tiết 25+26 – Bài 20 : CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC – CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884 NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài học , học sinh cần : - Nắm được từ năm 1873 , Pháp mở rộng xâm lược cả nước , những diễn biến chính trong quá trình mở rộng xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp . - Thấy rõ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Bắc kì , Trung kì . Kết quả & ý nghĩa . 2. Tư tưởng : - Ôn lại truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm . - Giáo dục ý thức tôn trọng bảo vệ di tích lịch sử kháng chiế chống Pháp . - Đánh giá đúng mức trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước . 3. Kĩ năng : - Sử dụng lược đồ trình bày các sự kiện . - Rèn kĩ năng phân tích , đánh giá , nhận xét , rút ra bài học lịch sử , liên hệ với hiện tại . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Giáo viên : Lược đồ trống Việt Nam ; tranh ảnh 1 số nhân vật lịch sử + Học sinh : Sưu tầm các tranh ảnh , văn thơ yêu nước có liên quan đến tiết học . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC : 1. Ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : - Tóm tắt diễn biến của cuộc khởi nghĩa Trương Định . - Hoàn cảnh & nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 . 3. Hoạt động dạy – học : HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ KIẾN THỨC CƠ BẢN * Hoạt động 1 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được tình hình Việt Nam trước khi bị Pháp đánh Bắc kì lần 1 ( 1873 ) . + Tổ chức thực hiện : GV đặt vấn đề cho Hs giải quyết . Câu hỏi : Tình hình Việt Nam sau năm 1867 có gì nổi bật ? Cuối cùng , GV nhận xét , bổ sung , kết luận . * Hoạt động 2 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được quá trình đánh chiếm Bắc kì lần 1 (1873) của Pháp . + Tổ chức thực hiện : GV đặt vấn đề cho Hs giải quyết . Câu hỏi : Tại sao Pháp lại đánh Bắc kì ? Quá trình đánh chiếm Bắc kì lần 1 diễn ra ntn ? Cuối cùng , GV nhận xét , bổ sung , kết luận . * Hoạt động 3 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được PT k/c của nhân dân Bắc kì ( 1873 – 1874 ) . + Tổ chức thực hiện : Cho HS tóm tắt diễn biến . Sau đó , đặt vấn đề cho HS giải quyết . Câu hỏi : Ý nghĩa của trận Cầu Giấy ? Thái độ củ triều đình Huế ntn ? So sánh nội dung Hiệp ước 1874 với Hiệp ước 1862 ’ rút ra nhận xét . Cuối cùng , GV nhận xét , bổ sung , kết luận . * Hoạt động 1 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được quá trình Pháp đánh chiếm Bắc kì lần 2 (1882) . + Tổ chức thực hiện : GV đặt vấn đề cho Hs giải quyết . Câu hỏi : Nguyên nhân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần 2 là do đâu ? Diễn biến ntn ? Cuối cùng , GV nhận xét , bổ sung , kết luận . * Hoạt động 2 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được PT k/c của nhân dân Bắc kì ( 1882 – 1883 ) . + Tổ chức thực hiện : GV đặt vấn đề cho Hs giải quyết . Câu hỏi : Nhân dân Bắc kì có thái độ ntn trước sự lấn chiếm của thực dân Pháp ? Cuối cùng , GV nhận xét , bổ sung , kết luận . * Hoạt động 1 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS biết được nguyên nhân Pháp chọn Thuận An để tấn công . + Tổ chức thực hiện : GV tổ chức cho HS thảo luận . Câu hỏi : Tại sao Pháp tấn công Thuận An ? Cuối cùng , GV nhận xét , bổ sung , kết luận . * Hoạt động 2 : + Mức độ k/thức cần đạt : HS nắm được nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883 & 1884 . + Tổ chức thực hiện : GV hướng dẫn HS dựa Sgk để nắm được những nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883 & 1884 . Cuối cùng , GV nhận xét , bổ sung , kết luận . - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa để trả lời câu hỏi . - HS nghe & ghi nhớ . - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa & suy nghĩ , thảo luận để giải quyết vấn đề . - HS nghe & ghi nhớ . - HS dựa vào nội dung Sgk tóm tắt diễn biến . - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa & suy nghĩ , thảo luận để giải quyết vấn đề . - HS nghe & ghi nhớ . - HS dựa vào nội dung sách giáo khoa & suy nghĩ , thảo luận để giải quyết vấn đề . - HS nghe & ghi nhớ . - HS dựa vào nội dung Sgk và thảo luận nhóm để giải quyết vấn đề . - HS nghe & ghi nhớ . - HS thảo luận để giải quyết vấn đề . - HS nghe & ghi nhớ . - HS dựa vào nội dung Sgk để ghi nhớ . - HS ghi nhớ . I. TD PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN I (1873) – KHÁNG CHIẾN LAN RỘNG RA BẮC KÌ 1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất + Chính trị : nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ “bế quan tỏa cảng” . Nội bộ quan lại bước đầu phân hóa thành 2 bộ phận : chủ chiến & chủ hòa . + KT : ngày càng kiệt quệ . + XH : nhân dân bất bình đứng lên đấu tranh chống triều đình . - Nhà Nguyễn từ chối những chủ trương cải cách . 2. TD Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất ( 1873 ) : - Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam kì , Pháp âm mưu xâm lược Bắc kì . + Pháp cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc . + Tổ chức các đạo quân nội ứng . + Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội ’ thực dân Pháp đem quân ra Bắc . - 05/11/1873 , quân Pháp do Gacniê chỉ huy ra đến Hà Nội & giở trò khiêu khích . - 19/11/1873 , Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc thành Hà Nội - 20/11/1873 , Pháp tấn công Hà Nội ’ chiếm được thành ’ mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng . 3. Phong trào kháng Pháp ở Bắc kì trong những năm 1873 – 1874 : a. Triều đình : - Khi Pháp đánh thành Hà Nội , 100 binh lính đã chiến đấu & hi sinh anh dũng tại ô Quan chưởng . - Trong thành , Tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm ’Nguyễn Tri Phương hi sinh , Hà Nội thất thủ , quân triều đình nhanh chóng tan rã . b. PT kháng chiến của nhân dân : - Khi Pháp đế Hà Nội , nhd chủ động k/chiến , ko hợp tác với giặc . - Khi Hà Nội thất thủ , nhd Hà Nội & các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu ’Pháp rút về các tỉnh lỵ cố thủ . 22/12/1873 , quân ta phục kích địch ở Cầu Giấy ’Gacniê tử trân ’TD Pháp hoang mang dao động , thương lượng với triều đình ’1874 , triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất , dâng 6 tỉnh Nam kì cho Pháp . * Nội dung Hiệp ước ( Sgk ) . II. TD PHÁP TIẾN ĐÁNH BẮC KÌ LẦN II . CUỘC K/C Ở BẮC KÌ & TRUNG KÌ TRONG NHỮNG NĂM 1882 – 1884 . 1. Quân Pháp đánh chiếm Hà Nội & các tỉnh Bắc kì lần hai (1882-1883) - 1882 Pháp vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 để lấy cớ kéo quân ra Bắc . - 03/04/1882 , Pháp bất ngờ đổ bộ lên Hà Nội . - 25/04/1882 , Pháp gửi tối hâu thư rồi nổ súng đánh chiếm Hà Nội ’03 năm 1883 chiếm mỏ than Hồng Gai, Quảng Yên , Nam Định . 2. Nhân dân Hà Nội & các tỉnh Bắc kì kháng chiến : - Quan quân triều đình+Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chiến đấu anh dũng , nhưng thành mất , Hoàng Diệu hi sinh . - Nhd dũng cảm chiến đấu chống Pháp bằng nhiều hình thức : + Các sĩ phu ko thi hành mệnh lệnh của triều đình , tiếp tục k/chiến . + Nhd Hà Nội & các tỉnh tích cực k/chiến bằnh nhiều hình thức . + Tiêu biểu là trận phục kích ở Cầu Giấy lần 2 (19/05/1883) ’Rivie bỏ mạng ’cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân ta . III. TD PHÁP TẤN CÔNG CỬA BIỂN THUẬN AN . HIỆP ƯỚC 1883 VÀ HIỆP ƯỚC 1884 . 1. Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An : - Lợi dụng vua Tự Đức mất , triều đình lục đục ’Pháp quyết định đánh vào Huế . - 18/08/1883 , Pháp tấn công Thuận An ’chiều 20/08/1883 , Pháp đổ bộ lên bờ ’tối 20/08/1883 , Pháp lám chủ Thuận An . 2. Hai bản Hiệp ước 1883 & 1884 . Nhà nước PK Nguyễn đầu hàng : * Hoàn cảnh lịch sử : - Nghe tin Pháp tấn công Thuận An , triều đình Huế vội xin đình chiến . - Lợi dụng sự hèn nhát của triều đình ’Pháp đặt điều kiện cho một hiệp ước mới . - 25/08/1883 , triều đình Huế kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng . * Nội dung hiệp ước ( Sgk ) . - 06/06/1884 , Pháp kí tiếp với triều đình Huế bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt , nhằm xoa dịu dư luận & mua chuộc bọn phong kiến . IV. TỔNG KẾT – ĐÁNH GIÁ : Qua bài học , HS cần nhận thức được : - Những hành động chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta . - Quá trình Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam . - Phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong buổi đầu Pháp xâm lược . V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC : - Học bài cũ . Làm bài tập & trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa & sách bài tập . - Hướng dẫn HS đọc – soạn trước bài bài 20 “ Chiến sự lan rộng ra cả nước – Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884 – Nhà Nguyễn đầu hàng ” . VI. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : 1. Tính khoa học , sư phạm của chương trình : 2. Kế hoạch giảng dạy ( PPCT ) : Phân bố thời gian 2 tiết là phù hợp . 3. Nội dung sách giáo khoa , sách giáo viên : + Sách giáo khoa : cần đưa thêm vào một số hình ảnh , lược đồ . + Sách giáo viên : cần giới thiệu sơ lược về tiểu sử của một số nhân vật tiêu biểu . 4. Phương pháp dạy học bộ môn : Thực hiện được phương pháp đổi mới . 5. Thiết bị : Cần có thêm một số tranh ảnh & lược đồ .---------------***--------------- TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH B ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( Tháng 04 / 2009 ) ĐỀ I MÔN LỊCH SỬ 11 ( BAN KHTN ) Họ và tên : Lớp : 11A Điểm Nhận xét của giáo viên TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3,0 ĐIỂM ) ** Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8 vào khung này CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 A B C D I. Câu hỏi lựa chọn ( 1,0 điểm ) : Học sinh chọn câu đúng & trả lời bằng cách đánh dấu “x” vào khung cho sẵn Câu 1 : Sự kiện châm ngòi cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ là A. Đức đòi đất Ba Lan B. Đức tràn vào chiếm đóng Tiệp Khắc C. Đức tấn công Ba Lan D. Đức tấn công Pháp . Câu 2 : Phong trào biểu tình của sinh viên yêu nước Bắc Kinh ngày 4-5-1919 nhằm mục đích A. Chống lại chính quyền đương thời B. Chống lại việc Trung Quốc dự hội nghị Vecxai C. Chống lại việc Nhật xâm lược Trung Quốc D. Chống lại âm mưu xâu xé Trung Quốc . Câu 3 : Phương pháp đấu tranh chủ yếu của Đảng Quốc đại & Gan-đi là A. bạo lực cách mạng B. khởi nghĩa vũ trang C. đấu tranh quân sự + chính trị . D. hòa bình , không sử dụng bạo lực , bất hợp tác . Câu 4 : Khi đánh chiếm Đà Nẵng , thực dân Pháp thực hiện theo kế hoạch A. đánh nhanh thắng nhanh . B. chinh phục từng gói nhỏ . C. đánh lâu dài . D. vừa đánh , vừa đàm phán . II. Câu ghép đôi ( 1,0 điểm ) Câu 9 : Nối sự kiện ở cột bên trái với thời gian ở cột bên phải cho đúng Sự kiện Trả lời Thời gian 1. Mĩ ném bom nguyên tử xuống Hirosima 2. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc 3. Hitle tự sát 4. Anh-Mĩ mở “Mặt trận thứ hai” ở Tây Âu 1 + 2 + ... 3 + .. 4 + .. A. 15-08-1945 B. 06-08-1945 C. 09-08-1945 D. 30-04-1945 E. 06-06-1944 III. Câu điền khuyết ( 1,0 điểm ) : Câu 10 : Điền thời gian hoặc sự kiện cơ bản vào chỗ trống ( ) cho đúng cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam từ năm 1858 – 1867 . THỜI GIAN SỰ KIỆN CƠ BẢN 10 – 12 - 1861 - .. . - Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam kì mà không tốn một viên đạn . 17 – 02 – 1859 - .. . - Trương Định bị trọng thương & rút gươm tự sát . TỰ LUẬN ( 7,0 ĐIỂM ) Câu 11 ( 2,0 điểm ) : Từ các kiến thức lịch sử đã học , em hãy cho biết nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới thứ hai là do đâu ? Câu 12 ( 2,0 điểm ) : Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất có những chuyển biến quan trọng nào về các mặt kinh tế , chính trị , xã hội ? Câu 13 ( 3,0 điểm ) : Những hành động nào chứng tỏ thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam ? -------HẾT------- TRƯỜNG THPT CHÂU THÀNH B ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT ( Tháng 04 / 2009 ) ĐỀ II MÔN LỊCH SỬ 11 ( BAN KHTN ) Họ và tên : Lớp : 11A Điểm Nhận xét của giáo viên TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN ( 3,0 ĐIỂM ) ** Học sinh trả lời từ câu 1 đến câu 8 vào khung này CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 A B C D I. Câu hỏi lựa chọn ( 1,0 điểm ) : Học sinh chọn câu đúng & trả lời bằng cách đánh dấu “x” vào khung cho sẵn Câu 1 : Mặt trận Đồng minh chống phát xít được thành lập vào tháng A. 12-1941 B. 01-1942 C. 06-1942 D. 10-1942 . Câu 2 : Đảng cộng sản Trung Quốc được thành lập vào A. 01-1920 B. 01-1921 C. 07-1920 D. 07-1921 . Câu 3 : Nét nổi bật về tình hình kinh tế ở các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất là A. kinh tế nông nghiệp , thương nghiệp độc lập . B. công nghiệp phát triển . C. thị trường tiêu thụ hàng hóa , cung cấp nguyên liệu cho chính quốc . D. kinh tế thị trường . Câu 4 : Nguyên nhân cơ bản của việc Pháp xâm lược Việt Nam là khai hóa văn minh cho người Việt Nam . nhà Nguyễn cấm các thương nhân người Pháp vào Việt Nam buôn bán . chiếm Việt Nam làm thuộc địa , phục vụ phát triển kinh tế & xây dựng căn cứ quân sự ở ĐNÁ . bảo vệ giáo sĩ Pháp & giáo dân Việt Nam bị triều đình nhà Nguyễn sát hại . II. Câu ghép đôi ( 1,0 điểm ) Câu 9 : Nối sự kiện ở cột bên trái với thời gian ở cột bên phải cho đúng Sự kiện Trả lới Thời gian 1. Đức tấn công Liên Xô 2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ 3. Đức tấn công Ba Lan 4. Kí kết hiệp ước “ Tam cường ” 1 + .. 2 + .. 3 + .. 4 + .. A. 12-1941 B. 10-1940 C. 06-1941 D. 09-1940 E. 09-1939 III. Câu điền khuyết ( 1,0 điểm ) : Câu 10 : Điền thời gian hoặc sự kiện cơ bản vào chỗ trống ( ) cho đúng với diễn biến của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939 – 1945 ) THỜI GIAN SỰ KIỆN CƠ BẢN . - Phát xít Đức tấn công Liên Xô ’ chiến tranh thế giới lan rộng . 01 – 01 - 1942 - .. . - Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Nagasaki ( Nhật Bản ) . 15 – 08 - 1945 - .. TỰ LUẬN ( 7,0 ĐIỂM ) Câu 11 ( 2,0 điểm ) : Nêu nhận xét của em về việc Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản . Câu 12 ( 2,0 điểm ) : Những nét mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1939 là gì ? Câu 13 ( 3,0 điểm ) : Hãy nêu nhận xét về nội dung , tính chất của Hiệp ước Nhâm Tuất ( 05 – 06 – 1862 ) . -------HẾT------- Ngày soạn : 27 – 02 - 2009 Tiết 27 + 28 – Bài 21 : PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAMTRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX I. MỤC TIÊU BÀI HỌC : 1. Kiến thức : Sau khi học xong bài học , HS cần nắm được : - Hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX , trong đó có các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương & các cuộc khởi nghĩa tự vệ ( tự phát ) . - Nắm được diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu : Ba Đình , Bãi Sậy , Hương Khê , Yên Thế . 2. Tư tưởng : Giáo dục cho HS lòng yêu nước , ý chí đấu tranh GPDT , bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi . 3. Kĩ năng : Củng cố kĩ năng phân tích , nhận xét , rút ra bài học lịch sử , kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được nội dung của bài học . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : + Giáo viên : Luợc đồ cuộc phản công ở kinh thành Huế & phong trào Cần Vương . + Học sinh : Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học . III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY – HỌC : 1. Ổn định tổ chức lớp . 2. Kiểm tra bài cũ : Hoàn cảnh & nội dung cơ bản của Hiệp ước 1883 – 1884 . 3. Hoạt động dạy – học : HOẠ

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_19_23_nguyen_tuan_lam.doc