Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Bản hay)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Nguồn gốc,nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.

- Sơ lược về diễn biến của chiến tranh: các giai đoạn, các mặt trận chính, các trận đánh lớn.

- Kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới.

2. Tư tưởng

- Lòng căm thù chủ nghĩa phát xít và thấy được bản chất hai mặt của đế quốc phương Tây.

- Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

3. Kỹ năng

- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.

- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.

- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC

- Lược đồ về chiến tranh thế giới thứ hai.

- Tranh ảnh lịch sử minh họa cho bài giảng.

- Tư liệu lịch sử về chiến tranh thế giới thứ hai.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết: 22 Chương IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) Bài 17 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức:Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Nguồn gốc,nguyên nhân, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. - Sơ lược về diễn biến của chiến tranh: các giai đoạn, các mặt trận chính, các trận đánh lớn. - Kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới. 2. Tư tưởng - Lòng căm thù chủ nghĩa phát xít và thấy được bản chất hai mặt của đế quốc phương Tây. - Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. 3. Kỹ năng - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. - Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY VÀ HỌC - Lược đồ về chiến tranh thế giới thứ hai. - Tranh ảnh lịch sử minh họa cho bài giảng. - Tư liệu lịch sử về chiến tranh thế giới thứ hai. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Kiểm tra bài cũ: 2. Dẫn dắt vào bài mới: Cho đến nay nhân loại đã trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới. Các em đã được học bài chiến tranh thế giới thứ nhất, thấy rõ những hậu quả nguy hiểm cua nó. Thế nhưng 21 năm sau khi cuộc chiến tranh này kết thúc tức là vào năm 1939, nhân loại lại bước vào 1 cuộc chiến tranh thứ hai với quy mô và sự tàn khốc còn lớn hơn rất nhiều so với cuộc chiến tranh lần thứ nhất. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến cuộc chiến tranh đó, nó diễn ra như thế nào, tính chất và kết cục ra sao? Để biết được điều này , ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay. 3. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp: Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cân nắm -GV giảng: Chủ nghĩa phát xít theo từ “phát xít” bắt nguồn từ chữ “fascio” tiếng I-ta-li-a có nghĩa là “bó”, “nhóm” vũ trang chiến đấu. Hình thức chuyên chính của tư bản, đế quốc phản động nhất, hiếu chiến nhất, chủ trương thủ tiêu mọi quyền tự do cơ bản của con người, khủng bố tàn bạo nhân dân, gây chiến tranh xâm lược tiêu diệt các nước khác để xác lập địa vị thống trị tối cao của chúng. -GV hỏi: Những biểu hiện nào chứng tỏ điều này? -HSTL+GVKQ: + Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. + Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935). + Đức hỗ trợ lực lượng phát xít Ph-ran-cô ở Tây Ban Nha đánh bại chính phủ cộng hòa (1936 - 1939) và xé bỏ hòa ước Véc-sai. - GV hỏi: Trước chính sách bành trướng xâm lược của phe phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) có thái độ như thế nào? Em có nhận xét gì về những thái độ đó? -HSTL+GVKQ: + Liên Xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. Và ủng hộ các nước Ê-ti-ô-pi-a, cộng hòa Tây Ban Nha, Trung Quốc chống phát xít xâm lược. + Anh, Pháp, Mĩ: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách “dung dưỡng”(nhượng bộ) với các nước phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô. - GV hỏi:Vì sao Anh, Pháp, Mĩ thực hiện chính sách “dung dưỡng” với các nước phát xít? -HSTL+GVKQ: Mặc dù mâu thuẫn về quyền lợi và lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít. Thế nhưng mục tiêu số 1 của các nước Anh- Pháp-Mĩ là tiêu diệt Liên Xô sau đó tiêu diệt phát xít để duy trì trật tự cũ hiện hành có lợi cho các nước Anh-Pháp-Mĩ. Cho nên Anh-Pháp-Mĩ đã sử dụng chủ nghĩa phát xít làm lực lượng xung kích tiêu diệt Liên Xô. - GV hỏi:Biểu hiện đầu tiên của chính sách “dung dưỡng” này là gì? -HSTL+GVKQ: Với đạo luật trung lập 8/1935 thì giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra ngoài châu Mĩ. - GV hỏi: Hậu quả của chính sách “dung dưỡng” này? -HSTL+GVKQ: Tạo thêm niềm tin cho các nước đế quốc phát xít. Lợi dụng tình hình đó, các nước phát xít thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược. -GV: Với những toan tính riêng, các nước đế quốc Anh-Pháp-Mĩ thực hiện chính sách “tọa sơn quan hổ đấu” để “cò ngao tranh chấp, ngư ông thủ lợi”. Và chưa dừng lại ở đó, các nước Anh-Pháp-Mĩ tiếp tục nhượng bộ khối phát xít bằng việc kí các hiệp ước. -GV hỏi: Nguyên nhân triệu tập hội nghị Muynich ? -HSTL+GVKQ: Để giải quyết vụ Xuy-đét (thuộc Tiệp Khắc). - GV hỏi: Nội dung cơ bản của hiệp ước Muynich? -HSTL+GVKQ: Anh-Pháp giai vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức để đổi lấy việc Đức sẽ tấn công Liên Xô. Tiệp Khắc không được mời để bàn mà chỉ được mời sau đó đến tiếp nhận những quyết định của hội nghị. - GV hỏi: Em có nhận xét gì về tính chất hội nghị và thực chất hiệp ước Muynich? -HSTL+GVKQ: +Có tính ăn cướp, cưỡng đoạt, mang đầy tính chất đế quốc chủ nghĩa. +Thực chất là âm mưu thành lập một mặt trận thống nhất của chủ nghĩa đế quốc quốc tế chống Liên Xô. - GV hỏi: Trước những chính sách “dung dưỡng” của các nước đế quốc dân chủ đối với các nước phát xít thì Liên Xô đối phó như thế nào? -HSTL+GVKQ: Liên Xô đã chấp nhận đề nghị với Đức kí Hiệp ước “không xâm phạm lẫn nhau” (23/8/1939). - GV hỏi: Tại sao Hiệp ước “không xâm phạm lẫn nhau” được kí kết (23/8/1939) giữa Đức với Liên Xô? -HSTL+GVKQ: ØVề phía Đức: + Chưa đủ sức để tấn công Liên Xô. + Đề phòng khi chiến tranh bùng nổ phải chống lại 3 cường quốc trên cả 2 mặt trận (Tây và Đông). ØVề phía Liên Xô: + Tranh thủ thời gian hòa hoãn để chuẩn bị lực lượng. + Hơn nữa Anh-Pháp-Mĩ có âm mưu để phát xít tấn công Liên Xô. - GV hỏi: Nguyên nhân của chiến tranh thế giới lần thứ hai là gì? -HSTL+GVKQ: + Sâu xa: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị của CNTB làm so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc thay đổi, các đế quốc phát xít (Đức-Italia-Nhật) tìm cách phá vỡ hệ thống Vecsai-Oasinhtơn, phát động chiến tranh để phân chia lại thế giới. + Trực tiếp: Do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, dẫn đến các nước đế quốc Đức-Italia-Nhật đi theo con đường phát xít hóa, phát động chiến tranh để thoát khỏi khủng hoảng. + Kẻ tội phạm, châm ngòi lửa chiến tranh là bọn phát xít. + Kẻ tòng phạm là các nước đế quốc dân chủ (Anh-Pháp-Mĩ) với chính sách “dung dưỡng” tạo điều kiện cho bọn phát xít phát động chiến tranh thế giới. -GV: Với quyết tâm tiến hành chiến tranh của bọn phát xít và với chính sách “dung dưỡng” của đế quốc dân chủ, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và diễn biến của nó như thế nào? Hoạt động nhóm: ØNhóm 1: Tìm hiểu giai đoạn 1/9/1939 đến cuối 9/1939: +Đức tấn công nước nào? +Vì sao? Kết quả ra sao? ØNhóm 2: Tìm hiểu giai đoạn 9/1939 đến 4/1940: +Anh-Pháp có tuyên chiến với Đức không? Thường gọi là cuộc chiến tranh gì? +Tại sao lại như vậy? Kết quả? ØNhóm 3: Tìm hiểu giai đoạn 4/1940 đến 9/1940: +Đức tấn công ở đâu? +Vì sao? Kết quả? ØNhóm 4: Tìm hiểu giai đoạn 10/1940 đến 6/1941: +Đức tấn công ở đâu? +Vì sao? Kết quả? I. Con đường dẫn đến chiến tranh. 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937) - Khối phát xít (Đức-Italia-Nhật) tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược. - Thái độ của các nước lớn: +Liên Xô kiên quyết chống phát xít. +Anh, Pháp, Mĩ thực hiện chính sách “dung dưỡng” với các nước phát xít. 2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới. - Hiệp ước Muynich (29/9/1938) giữa Anh-Pháp với Đức. - Hiệp ước “không xâm phạm lẫn nhau” được kí kết (23/8/1939) giữa Đức với Liên Xô. II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ 9/1939 đến 6/1941). Thời gian Chiến sự Kết quả 1/9/1939-29/9/1939 Đức tấn công Ba Lan Ba Lan bị Đức thôn tính. 9/1939-4/1940 “Chiến tranh kì quặc”. Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển lực lượng. 4/1940-9/1940 Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu. -Đan Mạch, NaUy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. -Pháp đầu hàng Đức. -Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được. 10/1940-6/1941 Đức tấn công Đông Âu và Nam Âu Rumanni, Hunggari, Bungari, Nam Tư, Hi Lạp bị Đức thôn tính. - GV hỏi: Qua bảng niên biểu em có nhận xét gì về tình hình chiến sự và tính chất của cuộc chiến tranh trong giai đoạn đầu (9/1939-6/1941)? -HSTL+GVKQ: +Đức tấn công và hoàn toàn nắm quyền chủ động chiến lược, giành được thắng lợi to lớn mà hầu như không bị tổn thất gì đáng kể. Đức đã chiếm và thống trị hầu như toàn bộ châu Âu TBCN (trừ Anh và 1 vài nước trung lập). Trên cơ sở ưu thế này, Hit-le dốc sức chuận bị mở cuộc tấn công xâm lược Liên Xô. +Tính chất giai đoạn đầu mang tính chất phi nghĩa 4. Củng cố-bài tập về nhà: -Củng cố: Qua bài này các em cần nắm: +Con đường dẫn đến chiến tranh. +Diễn biến chiến sự từ 9/1939-6/1941. +Tính chất của chiến tranh trong giai đoạn 9/1939-6/1941. -Bài tập về nhà: +Làm các bài tập trong SGK. +Xem trước phần tiếp còn lại của bài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_17_chien_tranh_the_gioi_thu_hai_1.doc