I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm.
- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873.
- Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873.
2. Kỹ năng.
- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện, rút ra bài học lịch sử.
- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.
3. Thái độ
- Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
- Lược đồ Mặt trận Gia Định.
- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.
Tiết 1: Mục I, Mục II-1; Tiết 2: Mục II- 2, III.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 277 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ1858 đến trước 1873 - Nguyễn Đình Hữu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần ba
LỊCH SỬ VIỆT NAM (1858-1918)
------------------------------------------
Chương I
VIỆT NAM TỪ 1858 ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX
SOẠN DẠY
Ngày 22 tháng 2 năm 2009 Ngày 23 tháng 02 năm 2009
Bài 19 Tiết PPCT: 24 & 25
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( TỪ1858 ĐẾN TRƯỚC 1873)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:
- Ý đồ xâm lược của thực dân phương Tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm.
- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873.
- Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873.
2. Kỹ năng.
- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, đánh giá sự kiện, rút ra bài học lịch sử.
- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.
3. Thái độ
- Hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.
- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.
- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
- Lược đồ Mặt trận Gia Định.
- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.
- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.
- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.
Tiết 1: Mục I, Mục II-1; Tiết 2: Mục II- 2, III.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Dẫn dắt vào bài mới Ngày 31/8/1858 thực dân Pháp nổ súng chính thức mở màn cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Ngay từ đầu, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược. Với sức mạnh quân sự Pháp ngày càng mở rộng chiến tranh xâm lược, song đi đến đâu chúng cũng vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của nhân dân ta. Để hiểu được cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1873, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
NỘI DUNG
8’
*Hoạt động 1:Cả lớp
Pháp tấn công Đà Nẵng (1-9-1858)
I – LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858
1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Giữa thế kỉ XIX, Việt Nam là một phong kiến độc lập, có biểu hiện khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng.
Những biểu hiện khủng hoảng, suy yếu ?
- GV: “Xã hội Việt Nam đang lên cơn sốt trầm trọng”. Đặt Việt Nam trong bối cảnh châu Á và thế giới lúc đó, em có suy nghĩ gì ?
- HS theo dõi SGK, kết hợp với kiến thức đã học để trả lời.
- Nguy cơ bị xâm lược
+ Kinh tế:
- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn, lạc hậu.
+ Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ.
+ Xã hội: các cuộc khởI nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi.
7’
*Hoạt động 2:Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Những sự kiện nào chứng tỏ từ lâu Pháp đã có âm mưu xâm lược nước ta?
- Hs dựa vào sgk, nêu nội dung của Hiệp ước Vec-xai
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
Thành Điện Hải (Đà Nẵng) sau khi Pháp tấn công
- Từ thế kỷ XVII, Pháp lợi dụng buôn bán và truyền đạo xâm nhập nước ta.
- Năm 1787, ký Hiệp ước Vec-xai
- Năm 1857, Napôlêông III lập Hội đồng Nam Kì bàn cách can thiệp vào Việt Nam
20’
Hoạt động 3: Hoạt động nhóm
- Chia lớp thành 2 nhóm
(Thảo luận theo đơn vị bàn)
Tham khảo SGK, Điền vào phiếu học tập (theo mẫu)
+Nhóm 1: Chiến sự ở Đà Nẵng. Nhận xét cuộc kháng chiến của nhân dân ta vào năm 1858?
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858
(Thảo luận theo đơn vị bàn).
- Sử dụng lược đồ xác định vị trí Đà Nẵng và Gia Định.
+ Nhóm 2: Kháng chiến ở Gia Định. Âm mưu của Pháp khi tấn công Gia Định?
II – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KỲ TỪ NĂM 1859 ĐẾN NĂM 1862
1. Kháng chiến ở Gia Định
Mặt trận
Cuộc xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam
Kết quả, ý nghĩa
Đà Nẵng 1859
- Ngày 31/8/1858, liên quân Pháp- Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
- Ngày 1/9/1858, Pháp đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.
- Triều đình cử Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng chiến
- Quân dân ta anh dũng chống trả, đẩy lùi các đợt tấn công của địch.
- Thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”
- liên quân Pháp-Tây Ban Nha bị cầm chân suốt 5 tháng (từ 8/1858 đến 2/1859.
- Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” bước đầu bị thất bại.
Gia Định
1859-1860
- 17/2/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định.
- Quân đội triều đình tan rã nhanh chóng.
- Dân binh chiến đấu dũng cảm: bám sát, quấy rối và tiêu diệt địch .
- Làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”
- Pháp buộc phải chuyển sang “chinh phục từng gói nhỏ”.
- Năm 1860 Pháp gặp nhiều khó khăn, lực lượng địch ở Gia Định rất mỏng.
- 3/1860, Nguyễn Tri Phương vào Gia Định xây dựng Đại đồn Chí Hoà phòng thủ.
- Nhân dân chủ động tấn công đánh đồn Chợ Rẫy (7/1860)
- Pháp rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan.
+ GV hỏi: Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam?
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng.
+ Có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam.
+ Đà Nẵng còn là nơi thực dân Pháp xây dựng được cơ sở giáo dân theo Kitô, chúng hy vọng được giáo dân ủng hộ
- GV tiếp tục nêu câu hỏi: Tại sao Pháp lại đánh Gia Định, chứ không đánh ra Bắc Kì?
Pháp tấn công Gia Định
(17-2-1859)
+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tranh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như là chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế, gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Campuchia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
4. Củng cố
Nguyên nhân Pháp xâm lược nước ta. Thái độ của triều đình Huế và nhân dân ta trong những ngày đầu kháng chiến?
5. Dặn dò
- Tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.
- Trả lời các câu hỏi sgk.
IV- RÚT KINH NGHIỆM:
Tiết 25
1. Ổn định lớp (1 ph)
2. Kiểm tra bài cũ: (4 ph)
- Vì sao các học giả phương Tây nhận định về tình hình Việt Nam giữa thế kỷ XIX rằng: “Xã hội Việt Nam đang lên cơn sốt trầm trọng”. Đặt Việt Nam trong bối cảnh châu Á và thế giới lúc đó, em có suy nghĩ gì ?
- Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định ?
- GV nhận xét bổ sung: ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại nhân dân kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ động rất cao, tự nguyện đứng lên kháng chiến.
3. Dẫn dắt vào bài mới : khi Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp diễn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần còn laị của bài
TL
Hoạt động của
Hoạt động của trò
NỘI DUNG
10’
Hoạt động 1: Cả lớp
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5 – 6 - 1862
- GV: Giới thiệu Đại đồn Chí Hòa,
Đại đồn Chí Hòa Nguyễn Tri Phương
(1800 – 1873)
- 23-2-1861, Pháp tấn công và chiếm Đại đồn Chí Hòa.
- Đến cuối tháng 3/1862, ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và 1 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long) rơi vào tay Pháp
- Cuộc kháng chiến của nhân dân càng phát triển mạnh hơn, tiêu biểu là Nguyễn Trung Trực
- Đặt câu hỏi và gợi ý cho hs nhận xét về tính chất bản Hiệp ước và thái độ của Triều đình Huế.
- Phân tích hậu quả của Hiệp ước (kinh tế, chtrị..)
- Đọc đoạn chữ nhỏ trong sgk, tr111 và nhận xét: Cắt đất cầu hòa, đi ngược lại ý chí của nhân dân, vi phạm chủ quyền dân tộc
- Triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862)
Nội dung Hiệp ước (sgk, tr 111)
III – CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862
10’
Hoạt động 2: Cá nhân
- Vì sao nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến?
- Em có nhân xét gì về thái độ của Triều đình nhà Nguyễn trước việc ra lệnh Trương Định bãi binh?
- Em có suy nghĩ gì về hành động của Trương Định sau Hiệp ước 1862?
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862
- Phong trào “tị địa” diễn ra khắp nơi, khiến cho Pháp gặp nhiều khó khăn.
- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định => chống Pháp và Triều đình Huế.
- Tuyên bố của Trương Định gửi các quan ở Vĩnh Long, để tỏ ý ly khai với Nam triều (vì sau hòa ước Nhâm Tuất, vua Tự Đức ra lệnh ông phải bãi binh) vào tháng 2 năm 1863:
“Muốn trở lại y như xưa, dân chúng ba tỉnh yêu cầu chúng tôi đứng đầu khởi nghĩa, chúng tôi không thể làm gì được khác. Chúng tôi chuẩn bị chiến đấu vào hướng Đông cũng như hướng Tây, chúng tôi chống đối và chiến đấu. Chúng tôi sẽ đánh ngã bọn giặc cướp...”
- “Dập dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”
7’
Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì
Thơ Truy niệm
Non nước tan tành hệ bởi đâu
Giàu giàu mây bạc cởi ngao Châu.
Ba Triều công cán vài hàng sớ,
Sáu tỉnh cuông thường một gánh thâu.
Trạm Bắc ngày chiều tin nhạt vắng,
Thành Nam bên quạnh tiếng quên sầu
Minh sinh chín chữ lòng son tạc,
Trời đất từ rày mặc gió thâu
Hình chụp tại Paris năm 1863 nhân dịp ông cầm đầu sứ bộ sang Pháp để xin chuộc lại 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ
- Ngày 20/6/1867 Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long
à Phan Thanh Giản nộp thành.
- Từ ngày 20 đến 24/6/1867 Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn.
8’
Hoạt động 4: Nhóm
Nguyễn Hữu Huân
(1813 – 1875)
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
Nhóm 1: Thống kê các cuộc khởi nghĩa ( theo mẫu)
Nhóm 2: Nêu đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh miền Tây Nam Kì sau năm 1867.
- Một số văn thân, sĩ phu bất hợp tác với giặc
- Một số tiếp tục vũ trang chống Pháp, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền; hai anh em Phan Tôn, Phan Liêm; Nguyễn Hữu Huân
4. Củng cố: Những cuộc kháng chién tiêu biểu của nhân dân ta từ 1858 – 1873.
- GV nêu câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến của nhân dân miền Đông Nam Kì (1861 – 1862) có thắng lợi tiêu biểu nào?
- Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc chấp nhận ký kết Hiệp ước?
- Từ sau năm 1862 phong trào đấu tranh của nhân dân miền Đông Nam Kì có sự kiện tiêu biểu nào? Trình bày tóm tắt diễn biến của sự kiện đó.
- Trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân miền Tây có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào?
- Từ sau Hiệp ước Nhân Tuất 1862 phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới.
5. Dặn dò: - HS đọc bài cũ, xem trước bài mới. Tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của Hoàng Diệu.
TƯ LIỆU THAM KHẢO:
1.Được vua ban thưởng rồi sai bãi binh trở về đất Bắc, Phạm Văn Nghị để lại bài thơ đầy sĩ khí:
"Mắt căm quân giặc phạm Sơn Trà,
Nay tới Sơn Trà, giặc đã tan.
Muốn tiến, quân đang đầy phẫn khích,
Cho về, vua những ngại gian nan.
Tiến lui, đều bởi điều thiên định.
Hay giở chi nề tiếng thế gian,
"'Tùng bách tuế hàn" lời vẫn đó,
Bấc son đâu nỡ để tro tàn" (Nguyễn Văn Huyền dịch)
2. Nguyễn Trung Trực: tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người phủ Tân An, Định Tường (nay thuộc Long An). Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy chiến hạn Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông trưa ngày 10/12/1862. Ông đã cùng 1 toán nghĩa quân dụ giặc lên bờ rồi cầm đầu 5 chiếc thuỳên áp tới khiến bọn giặc trên tàu không kịp trở tay, bị tiêu diệt hầu hết. Sau trận đó ông được triều đình phong chức Quân Cơ, coi giữ vùng Hà Tiên. Trận đánh trên sông Nhật Tảo khích lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân lục tỉnh. Thực dân Pháp đã thú nhận: “đây là một trận đau đớn làm cho tinh thần người Việt phấn khởi và gây cảm xúc sâu sắc trong một số người Pháp”.
Năm 1867 triều đình phong cho ông chức Lãnh Binh, rồi điều ông ra miền Trung nhưng ông đã chống lệnh, lập căn cứ ở Hòn Chông, Rạng sáng ngày 16/6/1868 ông đưa quân đánh úp đồn Kiên Giang (nay là thị xã Rạch Giá) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đó. Tháng 9/1868 ông bị gặc bắt, dụ dỗ nhưng ông cương quyết không đầu hàng, ông đã nói một câu nổi tiếng: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam, mới hết người Nam đánh Tây”. Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành hình ông ở Rạch Giá.
IV – RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khang_chien.doc