I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được ý đồ xâm lược của tư bản phương Tây. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 đến 1873. Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỷ XIX.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện kỷ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề l.sử.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. Kiểm ra bài cũ.
2. Dẫn dắt vào bài mới.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 314 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1858 đến 1873 - Trương Minh Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ
SOẠN DẠY
Ngày .. tháng .. năm 200. Ngày .. tháng .. năm 200.
Bài 19 Tiết PPCT: .
NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (Từ 1858 đến 1873)
I. Mục tiêu bài học.
1. Về kiến thức: Học sinh nắm được ý đồ xâm lược của tư bản phương Tây. Quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ 1858 đến 1873. Cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.
2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỷ XIX.
3. Về kĩ năng: Rèn luyện kỷ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề l.sử.
II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
Kiểm ra bài cũ.
Dẫn dắt vào bài mới.
Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp.
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
I. LIÊN QUÂN PHÁP – TÂY BAN NHA XÂM LƯỢC VIỆT NAM. CHIẾN SỰ Ở ĐÀ NẴNG NĂM 1858.
1. Tình hình Việt Nam đến giữa thế kỷ XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Kinh tế: Gặp nhiều khó khăn, nông nghiệp sa sút, công thương nghiệp đình đốn.
- Chính trị, xã hội: mất ổn định nội bộ mâu thuẫn, đòn kết dân tộc bị rạn nứt, phong trào đấu tranh chống triều đình nổ ra khắp nơi
2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta.
- Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII các nước tư bản phương Tây đã nhòm ngó nước ta.
- Tư bản Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo Thiên chúa giáo để xâm lược nước ta.
- Để đối phó với phong trào Tây Sơn, Nguyễn Ánh cầu cứu Pháp, tạo điều kiện cho Pháp can thiệp vào nước ta.
- Giữa thế kỷ XIX với sự phát triển mạnh mẽ của mình Pháp tìm cách xâm lược Việt Nam.
3. Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858.
- Chiều 31.8.1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận ở của biển Đà Nẵng.
- Ngày 1.9.1858 Pháp gửi tối hậu thư cho nhà Nguyễn sau đó tấn công chiếm bán đảo Sơn Trà.
- Quân dân ta đã chống trả quyết liệt cầm chân địch suốt 5 tháng.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta đã làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp.
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
II. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP Ở GIA ĐỊNH VÀ CÁC TỈNH MIỀN ĐÔNG NAM KÌ TỪ NĂM 1859 ĐẾN 1862.
1. Kháng chiến ở Gia Định.
- Ngày 2.9.1858 Pháp tới Vũng Tàu theo sông Cần Giờ vào Sài Gòn.
- Quân dân ta chống cự quyết liệt làm cho Pháp không giữ được thành Gia Định buộc chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói”.
- Đầu 1860 tình hình chiến sự thay đổi, Pháp phải rút quân từ Đà Nẵng vào Gia Định nhưng triều đình nhà Nguyễn vẫn chủ trương nghị hòa.
2. Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5.6.1862.
- Ngày 23.2.1861 Pháp tấn công và chiếm đồn Chí Hòa, thừa thắng Pháp chiếm luôn 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa.
- Mặc dù quân đội triều đình thất bại nhưng phong trào kháng chiến của nhân dân ta ngày càng phát triển mạnh và lan rông khắp nơi thu hút nhiều lực lượng tham gia.
- Giữa lúc phong trào đấu tranh của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ thì triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất (5.6.1862) cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.
II. CUỘC KHÁNH CHIẾN CỦA NHÂN DÂN NAM KÌ SAU HIỆP ƯỚC 1862.
1. Nhân dân ba tỉnh miền Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệp ước 1862.
- Sau Hiệp ước 1862 phong trào kháng Pháp của nhân dân ba tỉnh miền Đông vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
- Phong trào “tị địa” diến ra sôi nổi làm cho Pháp gặp nhiều khó khăn trong việc quản lí vùng đất chúng chiếm được.
- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Nam Kì dưới sự lãnh đạo của Trương Định gây địch nhiều khó khăn và tổn thất.
- Ngày 20.8.1864 Pháp bất ngờ tấn công căn cứ Tân Phước Trương Định bị thương, cuộc khởi nghĩa thất bại.
2. Thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
- Chiếm xong 3 tỉnh miền Đông Pháp tổ chức bộ máy cai trị và chuẩn bị mở rộng phạm vi chiếm đóng.
- Năm 1963, trước thái độ nhu nhược của triều đình nhà Nguyễn thực dân Pháp nêu ra nhiều yêu sách để chiếm đất.
- Từ ngày 20 đến 24.6.1867 Pháp chiếm xong ba tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên) mà không mất một viên đạn.
3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp.
- Sau khi ba tỉnh miền Tây bị Pháp chiếm phong trào đấu tranh của nhân dân vẫn tiếp tục dâng cao lôi cuốn nhiều giai cấp tầng lớp tham gia.
- Trong các cuộc đấu tranh tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Quyền ở Tây Ninh gây cho Pháp nhiều tổn thất.
- Phong trào kháng chiến của nhân dân ba tỉnh miền Tây Nam Kì diễn ra sôi nổi nhưng do tương quan lực lượng nên cuối cùng bị đàn áp.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì thể hiện ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
4. Sơ kết bài học.
- Cũng cố:
Tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn ?
- Dặn dò:
Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK và nghiên cứu bài 20.
- Ra bài tập:
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khang_chien.doc