Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873 (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thứ: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần:

- Ý đồ xâm lược của thực dân phương tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm.

- Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873.

- Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873.

2 Tư tưởng:

- Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân.

- Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến.

- Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc.

3. Kỹ năng:

- Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.

- Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện.

II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ Mặt trận Gia Định.

- Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì.

- Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học.

- Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873 (Tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 25 Bài 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC ( TỪ1858 ĐẾN TRƯỚC 1873) (tiết 1) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thứ: Sau khi học xong bài học, yêu cầu HS cần: - Ý đồ xâm lược của thực dân phương tây, cụ thể là Pháp, có từ rất sớm. - Quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân pháp từ 1858-1873. - Cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1873. 2 Tư tưởng: - Giúp HS hiểu được bản chất xâm lược và thủ đoạn tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. - Đánh giá đúng mức nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình phong kiến nhà Nguyễn trong việc tổ chức kháng chiến. - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc. 3. Kỹ năng: - Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử. - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện. II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC: - Lược đồ Mặt trận Gia Định. - Tư liệu về cuộc kháng chiến ở Nam Kì. - Tranh ảnh về các nhân vật lịch sử có liên quan đến bài học. - Văn thơ yêu nước cuối thế kỉ XIX. III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi : Hãy trình bày kết cục chiến tranh thế giới thứ hai? 3. Dẫn dắt vào bài mới: Là bài đầu tiên trong phần lịch sử Việt Nam đề cập đến một sự kiện đáng ghi nhớ: Thực dân Pháp xâm lược nước ta, mở đầu thời kì đất nước ta bị thực dân Pháp thống trị trong gần một thế kỉ. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược nước ta là gì? Quá trình xâm lược của Pháp diễn ra như thế nào? Đó là nội dung cơ bản của bài 19 cũng như bài 20. 4. Tổ chức các cuộc hoạt động dạy và học trên lớp Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm GV giảng: Trước khi tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, chúng ta sẽ tìm hiểu về cuộc xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp. Trước hết tìm hiểu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. *Hoạt động nhóm: - Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình chính trị? - Nhóm 2: Tìm hiểu tình hình kinh tế? - Nhóm 3: Tìm hiểu tình hình quân sự và ngoại giao? - Nhóm 4: Tìm hiểu tình hình xã hội? - HS theo dõi SGK, kết hợp với kiến thức đã học để trả lời: Nhóm 1: Chính trị: + Giữa thế kỉ XIX , trước khi thực dân Pháp xâm lược, Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền và đạt được những thành tựu nhất định về kinh tế và văn hóa. + Song chế độ phong kiến nhà Nguyễn đã bước vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng: sau khi lên ngôi (1802), Nguyễn Ánh (Gia Long) cùng các ông vua tiếp theo (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) đi sâu vào con đường phản động, phục hồi quan hệ sản xuất phong kiến, bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới. Bộ máy chính trị nhà Nguyễn mang nặng tính quan liêu sâu mọt, quyền lực nằm trong tay nhà vua, phung phí tài sản trên xương máu của nhân dân. Nhóm 2: Kinh tế: + Nông nghiệp sa sút: Đất đai tập trung trong tay địa chủ cường hào, hiện tượng dân lưu tán khắp nơi, mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra. + Công thương nghiệp đình đốn lạc hậu do nhà nước nắm độc quyền đã kìm chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách «trọng nông ức thương» cùng với chính sách «bế quan tỏa cảng» khiến cho nước ta bị cô lập với bên ngoài. Nhóm 3: Quân sự và ngoại giao: + Quân sự lạc hậu trang bị vũ khí như giáo mác, súng thần công. Cho nên không chống lại được với đại bác và tàu chiến hiện đại của Pháp. + Ngoai giao sai lầm: nhà Nguyễn thực hiện chính sách và nhất là chính sách đã gây ra những mâu thuẫn rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này. Nhóm 4: Xã hội: nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ ra: Phan Bá Vành (1821) ở Nam Định- Thái Bình, Lê Duy Lương (1833) ở Ninh Bình, Lê Văn Khôi (1833) ở Gia Định, Nông Văn Vân (1833-1835) ở Tuyên Quang- Cao Bằng * Chuyển ý: Đến giữa thế kỉ XIX, tình hình Việt Nam như vậy thì thực dân Pháp làm gì để tiến hành xâm lược Việt Nam? GV: Nước phương Tây nào đến nước ta đầu tiên? HSTL+GVKQ: Các lái buôn Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha (TK XVI) rồi đến người Anh. Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông thì tư bản Pháp đã : Lợi dụng việc truyền đạo chuẩn bị cho việc xâm lược nước ta.Thế kỉ XVII, giáo sĩ Pháp tới Việt Nam truyền đạo kết hợp với dò xét,vẽ bản đồ, chuẩn bị cho việc xâm nhập của thực dân Pháp. Cuối thế kỉ XVIII, khi phong trào nông dân Tây Sơn nổ ra. Nguyễn Ánh cầu cứu thế lực nước ngoài để khôi phục lại quyền lực. Giáo mục Bá Đa Lộc đã nắm cơ hội, tạo điều kiện cho Pháp can thiệp vào Việt Nam. (Mời 1 HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK trang 107) GV giảng: Đến TK XIX, nước Pháp đang phát triển nhanh chóng trên con đường TBCN càng ráo riết tìm cách chiếm Việt Nam để giành ảnh hưởng với Anh ở khu vực châu Á. Cụ thể: (Mời 1 HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK trang 108) Chuyển ý: Như vậy việc Pháp đánh chiếm nước ta chỉ còn là vấn đề thời gian. Và không đợi lâu năm 1858 Pháp kéo quân dàn trận ở Đà Nẵng tiến hành xâm lược nước ta. Vậy chiên sự diễn ra ở Đà Nẵng như thế nào? Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp_Tây Ban Nha dàn trận ở Đà Nẵng với khoảng 3000 binh lính và sĩ quan bố trí trên 14 chiến thuyền bày binh bố trận ở cửa biển Đà Nẵng. GV: Tại sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên? HSTL+ GVKQ: + Hải cảng sâu rộng + Đồng bằng Nam- Ngãi + Cổ họng kinh thành Huế Trước khi tấn công Đà Nẵng, địch gởi tối hậu thư đòi trấn thủ thành Đà Nẵng trả lời trong vòng 2 giờ và không đợi hết thời gian liên quân hành động: GV: Trước hành động xâm lược của Pháp thì nhân dân ta chống trả như thế nào? HSTL+GVKQ: Quân dân ta chống trả quyết liệt bằng cách tích cực thực hiện vườn không nhà trống,cầm chân liên quân suốt 5 tháng gây cho địch nhiều tổn thất, đẩy lui nhiều đợt tấn công của địch. (Mời 1HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK trang 109) GV : Âm mưu của Pháp có thực hiện được không hả các em? HSTL+GVKQ: Thực dân Pháp không thực hiện được âm mưu của mình vì quân dân ta kháng chiến anh dũng. Cho nên ta đã : Chuyển ý: Không đạt được mục đích, địch chuyển hướng tấn công Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì. Nhân dân ở đây kháng chiến chống Pháp xâm lược như thế nào? GV: Tại sao Pháp chọn Gia Định làm mục tiêu tấn công ? HSTL+GVKQ: + Vựa lúa + Hệ thống giao thông. + Có thể tiến đánh Campuchia. + Tạo điều kiện thuận lợi để làm chủ sông Mê Kông GV: Quân ta kháng chiến chống Pháp như thế nào? HSTL+GVKQ: Quân ta chống cự quyết liệt. Tuy quân triều đình tan rã nhưng các đội dân binh chiến đấu rất dũng cảm. Ngày đêm bám sát địch để quấy rối và tiêu diệt chúng. Cuối cùng Pháp dùng thuốc nổ phá thành, đốt trụi mọi kho tàng và rút quân xuống tàu chiến. Kế hoạch «đánh nhanh thắng nhanh» của địch bị thất bại buộc địch phải chuyển sang «chinh phục từng gói nhỏ». GV: Đầu năm 1860, cục diện chiến trường Nam Kì có gì thay đổi? HSTL+GVKQ: Đầu năm 1860, Pháp gặp nhiều khó khăn, dừng các cuộc tấn công, lực lượng ở Gia Định mỏng. Do Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến tranh Trung Quốc và Italia, phải rút quân ở Đà Nẵng và Gia Định. Vì phải chia xẻ lực lượng cho các chiến trường khác nên số quân còn lại ở Gia Định khoảng 1000 tên, lại phải rải trên 1 chiến tuyến dài đến 10 km. GV: Tình hình của địch như vậy, phản ứng của triều đình như thế nào? HSTL+GVKQ: Quân triều đình vẫn chủ trương phòng thủ. Tháng 3/1860, Nguyễn Tri Phương được lệnh từ Đà Nẵng vào Gia Định. Ông đã huy động hàng vạn dân binh xây dựng đại đồn Chí Hòa vừa đồ sộ vừa vững chắc nhưng không chủ động tấn công nên 1000 quân Pháp vẫn yên ổn ngay cạnh phòng tuyến của quân ta. GV giảng: Pháp bị sa lầy ở Đà Nẵng và Gia Định rơi vào tình thế tiên thoái lưỡng nan. Nhưng lúc này trong triều đình lại có sự phân hóa, tư tưởng chủ hòa lan ra làm lòng người li tán. Liệu thực dân Pháp có tiếp tục âm mưu xâm lược nước ta nữa hay không? Thái độ của triều Nguyễn ra sao? Quần chúng nhân dân ta phản ứng như thế nào? Để biết được điều này ta sẽ tìm hiểu ở tiết sau. I. Liên quân Pháp - Tây Ban Nha xâm lược Việt Nam. Chiến sự ở Đà Nẵng. 1. Tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp. - Chính trị: + Việt Nam là một quốc gia độc lập có chủ quyền. + Chế độ phong kiến khủng hoảng ,suy yếu. - Kinh tế: + Nông nghiệp sa sút. + Công thương nghiệp đình đốn. - Quân sự và ngoại giao: +Quân sự lạc hậu. + Ngoại giao sai lầm. - Xã hội: Các cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nổ ra khắp nơi. 2. Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt Nam - Lợi dụng việc truyền đạo chuẩn bị cho việc xâm lược nước ta. - Thế kỉ XVIII, lấy cớ giúp Nguyễn Ánh, Pháp can thiệp nước ta. - Năm 1857, Na-pô-lê-ôngIII lập Hội đồng Nam Kì để bàn cách xâm lược nước ta. 3. Chiến sự ở Đà Nẵng 1858 - Chiều 31/8/1858, liên quân Pháp_Tây Ban Nha dàn trận ở Đà Nẵng. - Sáng 1/9/1858, liên quân đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà. - Quân dân ta chống trả quyết liệt. →Làm thất bại bước đầu âm mưu «đánh nhanh thắng nhanh» của địch. II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và miền Đông Nam Kì từ 1859 – 1862 1. Kháng chiến ở Gia Định - Ngày 16/2/1859, Pháp tiến vào Gia Định. - Ngày 17/2/1859, Pháp nổ súng đánh thành. - Quân ta chống cự quyết liệt. - Đầu 1860, Pháp gặp nhiều khó khăn, dừng các cuộc tấn công, lực lượng ở Gia Định mỏng. - Quân triều đình vẫn chủ trương phòng thủ. IV. CỦNG CỐ - BÀI TẬP VỀ NHÀ Củng cố: Tình hình nước ta trước khi Pháp xâm lược. Những hành động chuẩn bị xâm lược Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự ở Đà Nẵng và Gia Định. Bài tập về nhà: Làm các bài tập trong SGK. Học bài cũ, chuẩn bị phần tiếp theo của bài.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khang_chien.doc