Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 24, Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức: Học sinh cần nắm

 - Am mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự ở Việt Nam từ 1873 đến năm 1884

 - Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1873-1874 và 1882-1884

 - Nguyên nhân và trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để đất nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp

 2.Về kỹ năng:

 - Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ

 - Rèn luyện kỹ năng đọc và vẽ lược đồ

II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 - Lược đồ về tiến trình xâm lược của thực dân Pháp

 - Một số tranh ảnh có liên quan đến bài dạy

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 1.Kiểm tra bài cũ:

 - Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế được ký kết trong hoàn cảnh như thế nào? Nội dung của Hiệp ước? Em có nhận xét gì về nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất ?

 - Em giới thiệu sơ lược về Trương Định và trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo? Em có nhận xét gì về hành động của Trương Định sau Hiệp ước 1862 ?

 - Ba tỉnh miền Tây đã rơi vào tay thực dân Pháp như thế nào?

 2.Giới thiệu bài mới:

 Am mưu của thực dân Pháp là thôn tính nước ta. Vậy sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tấn công Bắc kỳ. Quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc kỳ ra sau, nhân nhân Bắc kỳ, trung kỳ đã kháng chiến chống Pháp ra sao? Để trả lời được câu hỏi trên, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 288 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 24, Bài 20: Chiến sự lan rộng ra cả nước. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1873 đến năm 1884. Nhà Nguyễn đầu hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 24 Ngày soạn: 02-02-2008 BÀI 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: Học sinh cần nắm - Aâm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của Pháp. Tình hình chiến sự ở Việt Nam từ 1873 đến năm 1884 - Cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ trong những năm 1873-1874 và 1882-1884 - Nguyên nhân và trách nhiệm của triều Nguyễn trong việc để đất nước ta rơi vào tay của thực dân Pháp 2.Về kỹ năng: - Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ - Rèn luyện kỹ năng đọc và vẽ lược đồ II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC: - Lược đồ về tiến trình xâm lược của thực dân Pháp - Một số tranh ảnh có liên quan đến bài dạy III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: - Hiệp ước Nhâm Tuất giữa Pháp và triều đình Huế được ký kết trong hoàn cảnh như thế nào? Nội dung của Hiệp ước? Em có nhận xét gì về nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất ? - Em giới thiệu sơ lược về Trương Định và trình bày tóm tắt cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo? Em có nhận xét gì về hành động của Trương Định sau Hiệp ước 1862 ? - Ba tỉnh miền Tây đã rơi vào tay thực dân Pháp như thế nào? 2.Giới thiệu bài mới: Aâm mưu của thực dân Pháp là thôn tính nước ta. Vậy sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ, thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị tấn công Bắc kỳ. Quá trình thực dân Pháp xâm lược Bắc kỳ ra sau, nhân nhân Bắc kỳ, trung kỳ đã kháng chiến chống Pháp ra sao? Để trả lời được câu hỏi trên, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay 3.Dạy và học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV nêu câu hỏi: Những nét chính về tình Việt Nam trước khi Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất ? - HS dựa vào kiến thức SGK trình bày, GV nhận xét, nhấn mạnh: + Vào giữa thế kỷ XIX, trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chế độ phong kiến đã lâm vào thời kỳ suy yếu khủng hoảng + Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ, tình hình nước ta càng khủng hoảng nghiêm trọng - Về chính trị giáo viên mở rộng: + Nhận thấy sự tiến bộ của phương Tây, vua Tự Đức đã bắt đầu cử người sang phương Tây học kỹ thuật đóng tàu. Nhưng do học phí quá cao, vì vậy sau 6 tháng những người du học lại bị gọi về + Sự phân hoáù trong tầng lớp quan lại đã làm cho triều đình không có những quyết định dứt khoát trong việc đối phó với thực dân Pháp. - Về kinh tế: GV làm rõ nguyên nhân sự tiêu điều, kiệt quệ của nền kinh tế + Do chiến tranh + Sự bóc lột của địa chủ + Triều đình vơ vét tiền bạc để trả chiến phí cho Pháp - Về tình hình xã hội:GV trình bày +Do chiến tranh, chính sách vơ vét, bóc lột của địa chủ, triều đình, đời sống nhân dân cơ cực. Mâu thuẫn xã hội gay gắt + Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ + Dọc theo đường biên giới Việt-Lào, dân tộc Mường, Thái nổi dậy + Bọn thổ Phỉ, hải phỉ từ Trung Quốc tràn sang, cướp phá nhiều nơi GV nhấn mạnh: Xã hội Việt Nam lúc này nhìn chung bất ổn - Để đối phó tình hình trên, nhà Nguyễn đã thẳng tay đàn áp đẩm máu các cuộc khởi nghĩa nông dân, cầu cứu nhà Thanh phái quân sang đánh dẹp bọn thổ Phi - Đứng trước vận nguy của đất nước, một số quan chức, sĩ phu yêu nước có học vấn cao, có dịp đi nước ngoài, tầm mắt mở rông: Nguyễn Hiệp, Phạm Phú Hưng, Đặng Huy Trừ, đặc biệt là Nguyễn Trường Tộ đã mạnh dạn dâng lên triều đình những bản điều trần, bày tỏ ý kiến cải cách, duy tân. Nhưng nhà Nguyễn đã từ chối những chủ trương cải cách - GV giới thiệu sơ lược về Nguyễn trường Tộ: + Sinh 1828 tại Nghệ An trong gia đình công giáo, thưở nhọoc chữ nho, sau đó được một cha cố đưa sang Pháp theo học các ngành KH-KT. Trở về sài Gòn làm phiên dịch, một thời gian sau lui về quê nhà + Trước tình hình đất nước, ông đã giử một loạt các bản điều trần lên triều đình Huế, đề nghị cải cách đất nước về mọi mặt: phát triển kỹ nghệ, khoa học, chống tham nhũng, sử đổi chế độ khoa cử, mở rộng quan hệ buôn bán, làm cho dân giàu, nước mạnh - GV nhấn mạnh: sự suy yếu của đất nước, thái độ nhu nhược của triều đình đã tạo điều kiện cho Pháp mở rộng cuộc xâm lược nước ta: đánh chiếm Bắc Kỳ Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV trình bày: Sau khi chiếm được các tỉnh Nam kỳ, thực dân Pháp từng bước thiết lập bộ máy cai trị, nhằm biến nơi đây thành bàn đạp chuẩn bị mở rộng cuộc chiến tranh ra cả nước - GV nêu câu hỏi: Tại sao Pháp xâm lược Bắc kỳ mà không phải là Kinh thành Huế? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, giảng: +1870 thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp Phổ, tình hình kinh tế, chính trị chưa ổn định. Vì vậy Pháp nhận thấy rằng chưa đủ điều kiện để kết thúc cuộc chiến tranh ở VN + Thất bại trong cuộc chiến tranh Pháp Phổ, Pháp phải trả lại 2 vùng giàu nguyên liệu cho Đức là Andát và Loren. Vì vậy luác này Pháp cần nguyên liệu + Bắc kỳ là vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản, là nguyên liệu cần thiết cho sự phát triển kinh tế công nghiệp của Pháp + Hơn nữa thực dân Pháp ở Nam kỳ biết chắc, triều đình Huế lúc này đã suy yếu, sẽ không có phản ứng gì nếu như chúng đánh Bắc kỳ - GV nêu câu hỏi:Pháp đã làm gì để dọn đường cho quân đội xâm lược Bắc kỳ? - HS dựa vào SGK trả lời, GV giảng thêm: Cho gián điệp do thám tình hình, đội lốt thầy tu truyền đạo, lôi kéo tín đồ công giáo làm nội ứng, bắt tay với tên lái buôn Đuy-Puy - GV giảng về vụ Đuy-Puy: Đuy-Puy từng đi lính cho Pháp đánh nhà Thanh, năm 1860 trở thành tay lái súng cho thực dân phương Tây. Y muốn chiếm con sông Hồng làm con đường thông thương - GV yêu cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để hiểu rõ về hành động của Đuy-Puy - GV giúp HS hiểu rõ về trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc tạo cơ hội cho Pháp đem quân ra Bắc: + Trước những hành động ngang ngược của Đuy-Puy, vua Tự Đức chỉ thị cho Tổng đốc Nguyễn Tri Phương không được khiêu khích, sinh sự. Đối sách của triều đình là hoà nghị. Triều đình gửi thư yêu cầu nhà cầm quyền Pháp ở Nam kỳ ra Bắc để giải quyết vụ Đuy-Puy + Giữa lúc Pháp đang muốn tìm một cái cớ đưa quân ra Bắc. Yêu cầu của triều đình Huế đã tạo cơ hội cho hành động của Pháp + Ngày 31-8-1873 một phái đoàn của triều đình Huế vào Sài Gòn, yêu cầu Pháp cử người ra bắc giải quyết vụ Đuy-Puy + Trước yêu cầu của triều đình Huế, chính quyền thực dân Pháp ở Sài Gòn phái đại uý Gac-ni-e đưa quân ra Bắc . Thế là Pháp đàng hoàng đưa quân ra Bắc trước sự hy vọng của triều đình Huế - GV trình bày tóm tắt quá trình đánh chiếm Bắc kỳ của Pháp - Sau khi hội quân với Đuy-Puy và có thêm viện binh, ngày 19-11-1873 Pháp gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân độ, nộp khí giới. Không đợi trả lời ngày 20-11 Pháp tấn công thành Hà Nội. + Quân triều đình có tới 5.000 quân, trong khi đó Gac-ni-e chưa đầy 300 quân. Kết quả chỉ trong buổi sáng Pháp chiếm được thành + Thành HàNội thất thủ thể hiện sự thiếu quyết tâm của vua, quan, binh lính triều đình - GV dẫn dắt: trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân Bắc kỳ đã kháng chiến như thế nào? Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - GV trình bày: khi Pháp tấn công Hà Nội đã vấp phải sự kháng của nhân dân ta. Em hãy trình bày một cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc kỳ mà em biết? - HS trình bày, GV nhận xét và giảng + Nhân dân: bỏ thuốc độc xuống các giếng nươc, cất giấu lương thực, đốt kho súng của địch + GV trình bày cuộc chiến đấu của 100 binh sĩ dưới sự lãnh đạo của viên Chưởng cơ. Giúp HS hiểu rõ tên cửa Ô Quan Chưởng - GV kể tấm gương của Nguyễn Tri Phương: + Bị trọng thương + Bị giặc bắt, không cho giặc chửa trị + Nhịn ăn cho đến chết - Thừa lúc Gac-ni-e đem quân đánh Nam Định, Hoàng Tá Viêm cùng với Lưu Vĩnh Phúc đưa quân từ Sơn Tây về bao vây Hà Nội. Gác-ni-e phải tức tốc đưa quân ve, ngày 21-12-1873à và lọt vào ổ phục kích của quân ta tại Hà Nội - Chiến thắng Cầu Giấy khiến cho nhân dân ta vô cùng phấn khởi, ngược lại làm cho Pháp hoang mang, phải thương lượng với triều đình Huế. Tình hình đó đã mở ra cơ hội để quân ta tấn công tiêu diệt thực dân Pháp, đuổi chúng ra khỏi Bắc kỳ. Song triều đình lại một lần nữa ký Hiệp ước với thực dân Pháp - GV yêu cầu HS đọc những nội dung cơ bản của Hiệp ước trong SGK và khẳng định: + Đây là Hiệp ước bất bình đẳng thứ hai mà triều đình ký với Pháp. Với Hiệp ước này nhà Nguyễn đã đánh mất một phần chủ quyền của đất nước và Nam kỳ trở thành thuộc địa của Pháp + Hiệp ước một lần nữa chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều Nguyễn trước cuộc xâm lược của Pháp - Hiệp ước đã gây nên làn sóng căm phẩn trong nhân dân. Phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục dâng cao. Từ đây phong trào đấu tranh của nhân dân ta không chỉ chống thực dân mà kết hợp chống phong kiến Dập dìu trống đánh cờ xiêu Phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây Hiệp ước đánh dấu quá trình đi từ “ thủ để hoà” sang chủ hoà vô điều kiện của nhà Nguyễn - Sau Hiệp ước Giáp Tuất, Pháp rút khỏi Bắc kỳ, đến 1882 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai Hoạt động 1: Làm việc cá nhân -GV trình bày:Từ những năm 70 của thế kỷ XX, Pháp chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc. Yêu cầu thị trường, nguyên liệu, nhân công ngày càng cấp thiết. Vì vậy thực dân Pháp xúc tiến đánh Bắc kỳ - GV nêu câu hỏi: Pháp đã lấy cớ gì để đánh Bắc kỳ lần thứ hai? - HS dựa vào kiến thức SGK để trả lời, GV chốt ý: - GV trình bày tiến trình đánh Bắc kỳ của Pháp: + Ngày 3-4-1882 quân Pháp do đại tá hải quân Ri- vi-e chỉ huy bất ngờ đổ bộ lên hà Nội + Sau khi được tăng viện, chúng giử tối hậu thư cho Tổng Đốc Hoàng Diệu, yêu cầu hạ vũ khí đầu hàng, giao thành cho chúng trong 3 giờ. Chưa hết giờ, Pháp nổ súng chiếm thành - GV cho học sinh đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK để nắm rõ tình hìnhBắc kỳ sau khi Pháp chiếm được thành Hà Nội - GV trình bày tiếp: nhân lúc triều đình Huế còn hoang mang dao động, lơ là mất cảnh giác, Ri-vi-e cho quân đánh chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yen, Nam Định - GV chuyển ý: Khi Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai, nhân dân ta đã chiến đấu thế nào, kết quả ra sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần 2 Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV trình bày: Ngay từ đầu, quân Pháp đã vấp phải tinh thần chiến đấu của quân dân Hà Nội: Họ tự tay đốt các dãy phố dọc theo bờ sông Hồng tạo thành bức tường lửa chặn bước tiến của thực dân Pháp - Trưa 25-4-1882 khi quân Pháp mở cuộc tấn công vào thành, Hoàng Diệu đã lên mặt thành đốc thúc nghĩa quân chiến đấu. Nhưng do có nội gian, kho thuốc súng trong thành bốc cháy, thực dân Pháp tràn vào thành. Đề bảo toàn khí tiết, sau khi thảo tờ di biểu gởi triều đình, Hoàng Diệu đã dùng vải trắng thắt cổ tự vẫn trong vườn Võ Miếu ( dưới chân cột cờ Hà Nội ngày nay ) để không rơi vào tay giặc - Tuy thành Hà nội đã rơi vào tay giặc nhưng nhiều nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu, GV cho HS đọc đoạn chữ nhỏ trong SGK - GV trình bày trận cầu giấy: Ri-vi-e đưa quân từ Nam Định về ứng cứu, bị phục kích tại trân Cầu Giấy, bỏ mạng - GV nhấn mạnh: Chiến thắng cầu giấy lần thứ hai thể hiện rõ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta , sẳn sàng chiến đấu tiêu diệt địch giải phóng Bắc kỳ. Nhưng triều đình lại có ảo tưởng có thể thu hồi Hà Nội bằng con đường thương thuyết hoà bình. Vì vậy đã không cho quân tấn công. Còn Pháp hạ quyết tâm thôn tính nước ta. Chúng gửi viện binh sang và vạch ra kế hoạch đánh kinh đô Huế Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV giới thiệu sơ lược về cửa biển Thuận An: + Cách kinh thành Huế 20 Km, từ cửa biển có thể dọc theo sông Hương đánh lên Huế + Đây là vị trí phòng thủ trọng yếu của Huế, được mệnh danh là cổ họng của kinh thành Huế, mất Thuận An coi như mất Huế - GV giảng mở rộng: trước thái độ ảo tưởng của triều đình Huế thực dân Pháp càng củng cố quyết tâm xâm lược toàn bộ Việt Nam. Nhân cái chết của Ri-vi-e, thực dân Pháp lớn tiếng kêu gọi trả thù cho Ri-vi-e, vạch kế hoạch đánh chiếm kinh đô Huế - GV trình bày quá trình đánh chiếm Thuận An của Pháp: + 17-7-1883 vua Tự Đức chết, triều đình còn đang bận rộn trong việc chọn người lên nối ngôi ( vua Tự Đức không có con ), thực dân Pháp quyết định đánh thẳng vào kinh thành Huế + Sáng 18-8-1883 hạm đội Pháp do đô đốc Cuốc-bê chỉ huy tiến vào Thuận An.cổ họng của kinh thành Huế. Cuốc-bê đưa tối hậu thư đòi tiều đình giao toàn bộ pháo đài cho Pháp. Từ 4 giờ chiều hôm đó Pháp cho nổ súng công phá trong suốt 2 ngày liền, quân ta chống trả quyết liệt, nhiều binh sĩ đã hy sinh . Chiều tối 20-8-1883 Thuận An lọt vào tay Pháp - GV trình bày tiếp: Được tin Pháp tấn côn Thuận An triều đình Huế xin đình chiến và ký hiệp ước với Pháp: 1883 và 1884 Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - Tranh thủ thái độ mềm yếu của triều đình Huế, cao uỷ Pháp Hác-Măng đi ngay lên Huế đặt điều kiện cho việc ký một hiệp ước mới. -Triều đình Huế cử Trần Đình Túc và Nguyễn Trọng Hợp đứng ra thương thuyết - GV gọi HS đọc nội dung trong SGK - GV nhấn mạnh: như vây theo nội dung Hiệp ước Hác-Măng Việt nam mất quyền tự chủ trên phạm vi toàn quốc, triều đình Huế chính thức thừa nhận sự bảo hộ của Pháp, mọi công việc chính trị, kinh tế, ngoại giao đều do Pháp nắm - GV chuyển ý nêu câu hỏi: Hiệp ước Hác-măng chứng tỏ điều gì? Em hãy nhận xét, đánh giá? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chốt ý: + Với bản Hiệp ước Hác-Măng, phong kiến nhà Nguyễn đã đi sâu hơn một bước trên con đường đầu hàng thực dân Pháp. Việt Nam thực sự trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến - GV giải thích khái niệm: thuộc địa nửa phong kiến:Là một nước chính quyền phong kiến còn song chủ quyền dân tộc bị mất và phụ thuộc vào nước ngoài - Với Hiệp ước Hác-Măng nhà Nguyễn không còn gì để mất nữa có chăng còn lại một triểu đình hữu danh vô thực Hoạt động 3: Làm việc cá nhân - Mặc dù triều đình đã ký Hiệp ước đầu hàng, nhưng nhân dân ta ngoài Bắc vẫn tiếp tục đấu tranh, phối hợp với quân Thanh tiêu diệt Pháp, gây cho Pháp nhiều khó khăn - Để đối phó, một mặc Pháp đàn áp, thương lượng với nhà Thanh để loại trừ sự can thiệp của triều đình Mãn Thanh, mặt khác chính phủ Pháp cử Patơnốt sang Việt Nam ký một Hiệp ước mới vào ngày 6-6-1884 ( Hiệp ước Patơnốt ) - Theo hiệp ước này Pháp trả lại cho nhà Nguyễn 3 tỉnh phía Bắc là: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và một tỉnh ở phía Nam là Bình Thuận. Còn lại vẫn như Hiệp ước Hác-Măng - GV giúp HS hiểu rõmục đích của Hiệp ước Patơnốt 1.Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất ( 1873 ). Kháng chiến lan rộng ra Bắc kỳ 1.Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ - Sau khi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam Kỳ (1867 ), tình hình nước ta càng khủng hoảng nghiêm trọng + Chính trị: nhà Nguyễn tiếp tục thực hiện chính sách “bế quan toả cảng”. Nội bộ quan bắt đầu phân hoá thành 2 bộ phận: chủ chiến và chủ hoà + Kinh tế: ngày một tiêu điều, kiệt quiệt + Xã hội: mâu thuẩn xã hội gay gắt, khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi, giặc cướp từ Trung Quốc tràn sang - Nhà Nguyễn từ chối những chủ trương cải cách ( chính sách cải cách của Nguyễn Trường Tộ ) 2.Thực dân pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ nhất ( 1873) - Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam kỳ, Pháp âm mưu đánh chiếm bắc kỳ - Pháp cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc, tổ chức các đạo quân nội ứng - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đem quân ra Bắc - Ngày 5-11-1873 đội tàu chiến của Pháp do Gác-ni-e chỉ huy ra đến Hà Nội - Ngày 20-11-1873 Pháp tấn công thành Hà Nội . chiếm được thành - Sau đó Pháp mở rộng đánh chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng 3.Phong trào kháng chiến ở Bắc kỳ trong những năm 1873-1874 - Khi Pháp đến Hà Nội, nhân dân chủ động kháng chiến, không hợp tác với Pháp - Khi Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ triều đình chiến đấu và hy sinh anh dũng tại Ô Quan Chưởng -Trong thành Nguyễn Tri Phương đã đốc thúc nghĩa quân chiến đấu dũng cảm Nguyễn Tri Phương hy sinh, Pháp chiếm được thành - Sau khi thành Hà Nội thất thủ, nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ vẫn tiếp tục chiến đấu - Ngày 21-12-1873, thực dân Pháp rơi vào ổ phục kích của quân ta ở khu vực Cầu Giấy, Gác-ni-e tử trận Thực dân Pháp hoang mang chủ động thương lượng với triều đình - Năm 1874 triều đình ký với Pháp điều ước Giáp Tuất, thừa nhận 6 tỉnh Nam kỳ là đất thuộc Pháp - Phong trào kháng chiến của nhân dân tiếp tục dâng cao: kết hợp chống thực dân và chống phong kiến II.Thực dân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai. Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và trung kỳ trong những năm 1882-1884 1.Pháp đánh Hà nội và các tỉnh bắc kỳ lần thứ hai -Năm 1882 vu cáo triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất, Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai -Ngày 25-4-1882 Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội sau 3 giờ Pháp chiếm thành - 3-1833 Pháp chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định 2.Nhân dân Hà Nội và các tỉnh Bắc kỳ kháng chiến - Khi Pháp đánh thành Hà Nội, Tổng đốc Hoàng Diệu chỉ huy quân sĩ chiến đấu bảo vệ thành thành mất, Hoàng diệu hy sinh - Nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp bằng nhiều hình thức, ngày 19-5-1883, Rivie bỏ mạng tại trận Cầu Giấy III.Thực dân Pháp tấn công cửa biển thuận An. Hiệp ước 1883 vaHiệp ước 1884 1.Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận An - Lợi dụng vua Tự Đức mất, triều đình lục đục, Pháp quyết định đánh Huế - Ngày 18-8-1883 Pháp tấn công Thuận An chiều tối 20-8-1883 Thuận An lọt vào tay giặc 2.Hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến đầu hàng - Nghe tin Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế xin đình chiến - Ngày 25-8-1883 triều đình Huế ký với Pháp Hiệp ước Hácmăng -Nội dung: SGK Việt Nam trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến - Ngày 6-6-1884 Pháp ký với triều đình Huế bản Hiệp ước mới: Patơnốt: sửa chửa một số diều trong Hiệp ước Hácmăng nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn phong kiến 4. Sơ kết bài học: a. Củng cố: bằng hệ thống câu hỏi:cho các em thảo luận theo nhóm 1.Trong tiến trình xâm lược nước ta, Pháp đã dùng thủ đoạn và chính sách gì? 2.Tại sao Pháp phải tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam tới gần 30 năm 3.Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 4.Em hãy thử đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước b.Dặn dò: -Hoàn thành bài tập theo SGK: lập bảng tóm tắt -Học bài-Đọc bài 21: Lập bảng tóm tắt: tên KN, thời gian, địa bàn, lãnh đạo, nét chính diễn biến

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_24_bai_20_chien_su_lan_rong_ra_c.doc