Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 20+21

1. MỤC TIÊU:

1.1. Kiến thức:

- HS biết:

+ Biết được âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của pháp. Tình hình chiến sự ở VN từ năm 1873 đến năm 1884.

+ Biết được cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kì và Trung kì trong những năm 1873 – 1874 và 1882 – 1884.

- HS hiểu:

+ Hiểu được nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.

1.2. Kỹ năng:

- Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ.

- Rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ lược đồ.

1.3. Thái độ:

- Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và tay sai bán nước.

- Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến.

- Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc.

 

doc14 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 256 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 20+21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần CM:........ Tiết PPCT:....... Ngày dạy:.................... Bài 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG. 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: + Biết được âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của pháp. Tình hình chiến sự ở VN từ năm 1873 đến năm 1884. + Biết được cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kì và Trung kì trong những năm 1873 – 1874 và 1882 – 1884. - HS hiểu: + Hiểu được nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ... - Rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ lược đồ... 1.3. Thái độ: - Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và tay sai bán nước. - Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến. - Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc. 2. TRỌNG TÂM: - Mục 2,3. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: + Lược đồ, ảnh giáo khoa về lịch sử VN cuối thế kỉ XIX. + Một số tranh ảnh lịch sử, tài liệu liên quan đến bài học. 3.2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà, phần GV dặn ở phần chuẩn bị bài mới. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện. 4.2: Kiểm tra miệng: Câu 1:Hoàn cảnh nội dung của điều ước Nhâm Tuất Câu 2: Hãy nêu nhận xét về tinh thần chống Pháp của vua quan triều đình nhà Nguyễn và của nhân dân. 4.3: Bài mới. Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm - GV: dẫn dắt vào tìm hiểu bài mới: Trước cuộc x/l của thực dân Pháp từ 1858 – 1873 triều đình đã tổ chức kháng chiến, nhưng thiếu kiên quyết, nặng phòng thủ, ảo tưởng với thực dân pháp, lúng túng trước cuộc x/l của thực dân Pháp, không phát động nhân dân kháng chiến. Trái lại nhân dân chủ động k/c, tinh thần chiến đấu anh dũng, thái độ kine6 quyết, sẵn sàng hy sinh. Từ khi Pháp mở rộng x/l cuộc k/c của nhân dân ta tiếp diễn ra sao => tìm hiểu bài mới. * HĐ 1: Cá nhân, cả lớp. - GV: Yêu cầu hs theo dõi sgk và cho biết: - PV: Tình hình nước ta sau 1867 có gì đáng chú ý? (kinh tế, chính trị, XH) - PV: Thông qua những gì vừa tìm hiểu em có nhận xét gì về tình hình nước ta sau 1867? – Lâm vào khủng hoảng trầm trọng. - PV: Trước vận mệnh nguy nan của đất nước 1 số quan lại, sĩ phu có học vấn đã có hành động gì? – có những bản điều trần dâng lên triều đình bày tỏ ý kiến xin cải cách đất nước. - PV: Những ý kiến đó có được triều đình Nguyễn chấp nhận không? Hành động của nhà Nguyễn đã dẫn đến hậu quả gì cho đất nước? => Việc nhà Nguyễn từ chối cải cách -> đất nước càng lâm vào khủng hoàng trầm trọng -> càng tăng nguy cơ mất nước tạo cơ hội cho Pháp mở rộng đánh chiếm cả nước. * HĐ 2: Cả lớp, cá nhân. - PV: Đến 1867 Pháp đánh chiếm được những vùng nào? Theo em Pháp có trở lại không? – năm 1867 Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kì và tất yếu Pháp không dừng lại ở đó vì mục tiêu của Pháp là cả VN. - PV: Vậy nơi tiếp theo chúng đánh chiếm là ở đâu? (Bắc kì hay Trung Kì) – Bắc Kì. - PV: Tại sao Pháp x/l Bắc Kì mà chưa phải kinh đô Huế? + Pháp vừa ra khỏi chiến tranh Pháp – Phổ: tình hình kinh tế, chính trị chưa ổn định –> chưa thể kết thúc chiến tranh x/l VN. + Nhòm ngó Bắc Kì vì đây là vùng đất giàu tài nguyên, khoáng sản mà nhu cầu của Pháp về nguyên liệu càng lớn do mất 2 tình Andat và loren. + Pháp biết triều đình Huế lúc này suy yếu không có phản ứng gì đáng kể nếu như chúng đánh bắc Kì. - PV: Pháp có những hành động gì để dọn đường cho Pháp x/l Bắc Kì? – sgk - GV diễn giảng *HĐ 3: Cả lớp, cá nhân. - PV: Khi Pháp đánh Bắc Kì triều đình nhà Nguyễn đối phó ra sao? - GV: Cung cấp thêm tư liệu về Ô Quan Trưởng. - GV: Cung cấp thêm tư liệu về Nguyễn Tri Phương. + Chỉ huy chống Pháp tại MT Đà Nẵng. + Lần 2 được cử vào Gia Định-> xd đồn Chí Hòa. + Lần 3(1872): thay mặt triều đình xem xét việc quân sự ở Bắc Kì làm tổng đốc thành HN -> chiến đấu dũng cảm song thất thủ -> bị thương ở bụng, mất (73 tuổi) -> con trai của ông là Nguyễn Lâm cũng hy sinh -> quân triều đình nhanh chóng tan rã. - PV: Trong khi đó phong trào đấu tranh của nhân dân Bắc Kì diễn ra như thế nào? (khi Pháp chưa đánh thành và khi pháp chiếm thành). - GV: Trình bày, diễn biến trận Cầu Giấy. - PV: Chiến thắng trận Cầu Giấy lần 1 đã mang lại ý nghĩa gì? + Phía nhân dân: phấn khởi + Phía Pháp: hoang mang, lo sợ tìm cách thương lượng với triều đình. - PV: Trận cầu giấy 21/12/1873 đã ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào? – Mở ra 1 cơ hội để quân ta tấn công tiêu diệt địch buộc chúng rút khỏi bắc kì bằng tấn công quân sự. - PV: Trước thay đổi cục diện có lợi cho ta như vậy, thì thái độ của triều đình nhà Nguyễn như thế nào? - GV: cung cấp thêm nội dung của hiệp ước 1874: + Điều 5: triều đình Huế thừa nhận chủ quyền của Pháp6 tỉnh nam Kì + Điều 11: Triều đình cam kết mở cửa Thị Nại, Ninh Hảicho người ngoại quốc vào buôn bán. + Điều 12: Người Pháp được tự do buôn bán, kinh doanh + Điều 15: người Pháp hay người ngoại quốc đi vào nội địa VN phải có giấy thông hành do người Pháp cấp PV: Em có nhận xét gì về bản hiệp ước này? + Hiệp ước bất bình đẳng mà triều đình Nguyễn kí với Pháp. + Nam kì trở thành thuộc địa của Pháp. + VN trở thành thị trường riêng của Pháp. => đi ngược lại quyền lợi của nhân dân -> kháng cự quyết liệt của nhân dân và các sĩ phu đương thời: Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Huy (dập dìu trống đánh cờ Xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn tây). I- Thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần 1 (1873). Kháng chiến lan rộng ra Bắc Kì. 1.Tình hình Vieät Nam tröôùc khi Phaùp ñaùnh Baéc kì laàn thöù nhaát. - Veà kinh teá: tiếp tục sa sút do mất sáu tỉnh Nam Kì, bồi thường chiến phí cho Pháp. Nông nghiệp bê trễ, công thương nghiệp không có gì khác trước. Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn. - Về chính trị, xã hội: nạn thổ phỉ, hải phỉ hoành hành, maâu thuaãn xaõ hoäi gia tăng, khởi nghĩa chống triều đình xảy ra liên miên. - Những đề nghị cải cách bị Nhà Nguyễn khước từ. => Triều đình từ chối những chủ trương cải cách. 2. Thöïc daân Phaùp chieám Baéc Kì laàn thöù nhaât (1873) - Sau khi thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kì. Pháp ráo riết chuẩn bị cho việc đánh chiếm Bắc Kì. - Pháp dựng nên vụ Ñuyquy ôû Haø Noäi. Laáy cớ giaûi quyeát “vuï Ñuy quy”, 1873, Phaùp ñöa quaân ñaùnh Haø Noäi (20/11/1873) và sau đó chiếm caùc tænh đồng bằng Bắc Kì (23/11 è 12/12/1873) - 5/11/1873 đội tàu chiến của Gácniê đến HN. -19/11/1873 Pháp gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương. - 20/11/1873 Pháp nổ súng chiến thành HN -> mở đánh chiếm các tỉnh đồng bằng BK. 3.Phong traøo khaùng chieán ôû Baéc Kì trong nhöõng naêm 1873 -1874 - Khi Pháp đánh thành Hà Nội, 100 binh sĩ đã chiến đấu đến người cuối cùng tại ô Quan Chưởng. - Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh. - Nhân dân chủ động kháng chiến ở Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình. - Ngaøy 21/12/1873, quaân ta giaønh thaéng lôïi ôû traän Caàu Giaáy, tướng Gácniê tử trận. Thực dân Pháp hoang mang lo sợ và tìm cách thương lượng với triều đình Huế. - Hiệp öôùc Giáp Tuaát (15/3/1874) được kí, Pháp ruùt khoûi Baéc Kì nhưng triều đình lại dâng toàn bộ sáu tỉnh Nam Kì cho Pháp. 4.4: Củng cố và luyện tập: Câu 1: Thöïc daân Phaùp chieám Baéc Kì laàn thöù nhaât (1873) nhö theá naøo? Đáp án câu 1: a. Hành động: - Cho gián điệp dọ thám MB - Tổ chức các đạo quân nội ứng. - Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- Puy gây rối ở HN thực dân Pháp đem quân ra bắc. b. Diễn biến: - 5/11/1873 đội tàu chiến của Gácniê đến HN. -19/11/1873 Pháp gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương. - 20/11/1873 Pháp nổ súng chiến thành HN -> mở đánh chiếm các tỉnh đồng bằng BK. Câu 2: Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874 diễn ra như thế nào? Đáp án câu 2: * Triều đình: - 100 binh sĩ triều đình chiến đấu và hy sinh anh dũng tại cửa Ô Quan Trưởng. - Trong thành: tổng đốc Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân sĩ chiến đấu dũng cảm. * Nhân dân: - Bất hợp tác với Pháp. - Diễn ra sôi nổi ở: Hưng Yên, Hải Dương, Ninh Bình-> buộc Pháp phải rút về các tỉnh cố thủ. - 21/12/1873 phục kích và giành thắng lợi ở trận Cầu Giấy. - 1874 triều đình kí với thực dân Pháp hiệp ước -> dâng toàn bộ 6 tỉnh NK cho Pháp 4.5: Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết này: + Thöïc daân Phaùp chieám Baéc Kì laàn thöù nhaât (1873) + Phong traøo khaùng chieán ôû Baéc Kì trong nhöõng naêm 1873 -1874 Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk. + Chuẩn bị phần tiếp theo (mục II, III) của bài: - Tại sao Pháp đánh chiếm VN tới gần 30 năm (1858 – 1884)? - Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. - Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. 5. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung: .. . .. .. Phương pháp: .. .. .. Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: .. .. .. Tuần CM:........ Tiết PPCT:....... Ngày dạy:.................... Bài 20: CHIẾN SỰ LAN RỘNG RA CẢ NƯỚC. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN TA TỪ NĂM 1873 ĐẾN NĂM 1884. NHÀ NGUYỄN ĐẦU HÀNG. (Tiếp theo) 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: + Biết được âm mưu thôn tính toàn bộ Việt Nam của pháp. Tình hình chiến sự ở VN từ năm 1873 đến năm 1884. + Biết được cuộc chiến đấu anh dũng chống Pháp của nhân dân Bắc Kì và Trung kì trong những năm 1873 – 1874 và 1882 – 1884. - HS hiểu: + Hiểu được nguyên nhân và trách nhiệm của triều đình nhà Nguyễn trong việc để mất nước ta rơi vào tay thực dân Pháp. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, biết phân biệt các khái niệm: chính nghĩa, phi nghĩa, chủ quan, khách quan, bản chất, hiện tượng, nguyên nhân, duyên cớ... - Rèn luyện kĩ năng đọc và vẽ lược đồ... 1.3. Thái độ: - Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù bọn cướp nước và tay sai bán nước. - Hiểu được ý nghĩa của sự đoàn kết, muốn chiến thắng kẻ thù phải có sự đồng tâm hiệp lực từ trên xuống dưới, phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến. - Quý trọng và biết ơn những người đã hi sinh vì nền độc lập của tổ quốc. 2. TRỌNG TÂM: - Mục II – 2, mục III - 2. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: + Lược đồ, ảnh giáo khoa về lịch sử VN cuối thế kỉ XIX. + Một số tranh ảnh lịch sử, tài liệu liên quan đến bài học. 3.2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà, phần GV dặn ở phần chuẩn bị bài mới. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện. 4.2: Kiểm tra miệng: Câu 1: Thöïc daân Phaùp chieám Baéc Kì laàn thöù nhaât (1873) nhö theá naøo? Câu 2: Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874 diễn ra như thế nào? 4.3: Bài mới. Hoạt động của GV và HS Kiến thức HS cần nắm * HĐ 1: Cả lớp, cá nhân - GV: Việc triều đình Huế kí hiệp ước 1874 -> nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ vừa chống thực dân pháp, vừa chống triều đình Huế -> triều đình đàn áp tàn nhẫn vào cuối 1874. Từ sau 1874 trước nguy cơ mất nước phong trào gửi các đề nghị cải cách lên triều đình rộng rãi (sĩ phu, quan lại) -> triều đình khước từ duy tân. - PV: Trong khi đó Pháp lại có âm mưu gì? – x/l toàn bộ VN, tiến hànhđánh chiếm Bắc Kì lần 2. - PV: Tại sao Pháp lại muốn đánh BK lần 2? - PV: Pháp đã dùng những thủ đoạn nào để đem quân ra bắc? – vịn vào cớ triều đình cấm đạo, giết giáo sĩ, giao thiệp với nhà Thanh không hỏi ý kiến Pháp, dung túng cho quân cờ đen Lưu Vĩnh Phúc ngăn cản Pháp đi lại trên sông Hồng. - GV: + Mô tả cấu trúc, cách bố phòng của thành HN. + Quan trấn thủ thành HN là tổng đốc Hoàng Diệu. + Thái độ của triều đình Huế. + Mô tả trận đánh. - PV: Sau khi chiếm được thành Pháp có những hành động gì? – sgk.( Pháp còn cho xd lô cốt trên nền điện kính thiên => kinh đô xưa ngàn năm văn hiến đã bị thực dân pháp dày xéo (h56) - PV: Tại sao sau khi chiếm được thành ngay lập tức pháp chiếm mỏ than Quảng Ninh? – nhu cầu nguyên liệu của pháp lúc này cấp thiết. * HĐ 2: chia nhóm (2 nhóm) - Nhóm 1: Cuộc chiến đấu bảo vệ thành HN của quan quân triều đình Huế và thái độ của triều đình trước tình hình đó. - Nhóm 2: tìm hiểu cuộc chiến đấu của nhân dân các tỉnh. => Các nhóm lần lượt trình bày, bổ sung => GV nhận xét, chốt ý. - GV : sử dụng lược đồ để trình bày diễn biến trận cầu giấy: + Làm cho nhân dân phấn khởi + Làm cho Pháp hoang mang lo sợ => Tỏ rõ quyết tâm và tinh thần sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt quân địch của nhân dân ta. Nhưng triều đình lại ảo tưởng có thể thu hồi HN bằng con đường thương thuyết, hòa bình -> không cho quân tấn công, còn pháp hạ quyết tâm thôn tính toàn bộ VN-> chúng gửi viện binh sang vạch kế hoạch thôn tính kinh đô Huế. * HĐ 3: Cả lớp, cá nhân. - PV: Tại sao đến 1883, Pháp quyết định đánh Thuận An? - GV: dùng lược đồ kháng chiến chống Pháp X/L để giới thiệu về cửa biển Thuận An: cách kinh đô Huế khoảng 20 Km, từ cửa biển có thể dọc bờ sông Hương đánh thốc lên Huế, đây là 1 vị trí phòng thủ trọng yếu của kinh thành Huế, mất Thuận An coi như mất Huế. - Trước thái độ ảo tưởng của triều đình Huế tdp càng củng cố quyết tâm x/l toàn bộ VN, nhân cái chết của Rivie tdp lớn tiếng kêu gọi “trả thù”, vạch kế hoạch đánh chiếm kinh thành buộc triều đình Nguyễn đầu hàng. - PV: Hoàn cảnh lịch sử nào đã thúc đẩy Pháp quyết định đánh chiếm Thuận An?- Tự Đức qua đời (17/7/1883) -> triều đình lục đục -> Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế. * HĐ 4: Cả lớp, cá nhân. - PV: cho biết hoàn cảnh dẫn tới sự ra đời của hiệp ước Hácmăng? - PV: NỘi dung của hiệp ước Hác măng? Nhận xét? – VN trở thành 1 nước nửa phong kiến nửa thuộc địa. - GV: giải thích KN: “nửa pk nửa thuộc địa”: là 1 nước chính quyền pk còn, song chủ quyền dân tộc bị mất mà phải phụ thuộc nước ngoài.Nhà Nguyễn hầu như không còn gì để mất nữa, có chăng chỉ còn lại 1 triều đình hữu danh, vô thực. - GV: Nội dung chủ yếu có hiệp ước pa-tơ –nốt giống như hiệp ước Hácmăng song có sữa chữa một số điều: trả lại cho Nhà Nguyễn 3 tỉnh ở phía bắc (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Bình Thuận ở phía Nam) -> nhằm xoa dịu dư luận và mua chuộc bọn pk. II – Thực dân Pháp tiến đánh BK lần 2. Cuộc k/c ở Bắc Kì và Trung Kì trong những năm 1882 – 1884. 1. Quaân Phaùp ñaùnh chieám Haø Noäi vaø caùc tænh Baéc Kì laàn thöù hai (1882 -1884) a.Bối cảnh lịch sử: + Trong khoảng gần 10 năm sau Hiệp öôùc Giáp Tuaát, chủ quyền của dân tộc bị vi phạm nghiêm trọng, đất đai bị mất, nội trị, ngoại giao bị lệ thuộc. - Nền kinh tế TBCN ở Pháp ngày càng phát triển, giới cầm quyền Pháp thống nhất đường lối mở rộng xâm lược thuộc địa. - 1882, Pháp quyết định đánh ra Baéc Kì lần II. b.Dieãn bieán - 1882, vịn cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp öôùc Giáp Tuaát, quân Pháp kéo ra Bắc. - 3/4/1882, chúng baát ngôø ñoå boä leân Haø Noäi. - 25/4/1882, quaân Phaùp ñaùnh chieám thành Haø Noäi. - 3/1883, Pháp chieám Hoøn Gai, Quaûng Yeân, Nam Ñònh. 2.Nhaân daân Haø Noäi vaø caùc tænh Baéc Kì khaùng chieán. a. Triều đình. - Tại Hà Nội, quan quân triều đình do Hòang Diệu chỉ huy đã chiến đấu anh dũng bảo vệ thành. Khi thành mất, ông tuẫn tiết theo thành. - Triều đình cầu cứu nhà Thanh. b. Nhân dân. - Các sĩ phu không thi hành mệnh lệnh của triều đình. - Quân dân các tỉnh quanh Hà Nội tích cực chuẩn bị chống giặc. - Tại các tỉnh đồng bằng (Nam Định, Thái Bình) nhiều trung tâm kháng chiến xuất hiện. - 19/5/1883, quaân dân ta chiến thắng traän Caàu Giaáy laàn hai, Rivie tử trận. -> Chieán thaèng Caàu Gíaây laàn hai ñaõ theå hieän roõ quyeát taâm tieâu dieät giaëc Phaùp cuûa nhaân daân ta. III- Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và hiệp ước 1884. 1. Quaân Phaùp tấn coâng cöûa bieån Thuaän An. - Thuận An có vị trí quan trọng, lợi dụng cơ hội Vua Tự Đức vừa qua đời (17/7/1883), thực dân Pháp quyết định tấn công Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng. - Ngaøy 18/8/1883, Phaùp tấn công Thuaän An. - Chiều 20/8/1883: Pháp đổ bộ vào bờ. - Tối 20/8/1883: chúng làm chủ Thuận An. Quân triều đình chiến đấu quyết liệt, nhưng cuối cùng quân Pháp vẫn chieám được các pháo đài, kinh đô Huế bị uy hiếp trực tiếp. 2/ Hai bản hiệp ước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng. - Hiệp ước Hácmăng (25/8/1883) *Nội dung: -Chính trị: + Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn cõi VN. + Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì. (từ Quảng Bình è Khánh Hòa) + Ngoại giao của VN do Pháp nắm giữ. - Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì - Kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát các nguồn lợi trong nước. - Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884) Ngaøy 6/6/1884, Phaùp lại thay Hieäp öôùc Haùcmaêng bằng Hieäp öôùc Patônoát, nội dung không khác mấy, chỉ thay địa giới Trung Kì mở rộng ra đến Thanh Hóa và vào đến Bình Thuận (xoa dịu dư luận và mua chuộc quan lại) ð Từ đây Việt Nam bị đặt dưới sự “bảo hộ” của Pháp, dần dần biến thành một nước thuộc địa nửa phong kiến. 4.4: Củng cố và luyện tập: Câu 1: Nhaân daân Haø Noäi vaø caùc tænh Baéc Kì ñaõ ñöùng leân choáng Phaùp nhö theá naøo trong lần 2? Đáp án câu 1: a. Triều đình. - Quan quân triều đình dưới sự chỉ huy của Hoàng Diệu chiến đấu anh dũng -> mất thành. - Triều đình cầu cứu nhà Thanh. b. Nhân dân. - Các sĩ phu không thi hành mệnh lệnh của triều đình. - Nhân dân tích cực kháng chiến bằng nhiều hình thức sáng tạo. - Tiêu biểu là trận Cầu Giấy lần 2(19/5/1883) Câu 2: Nội dung của hiệp ước Hác măng? Nhận xét? Đáp án câu 2: * Nội dung: - Chính trị: + Thừa nhận sự “bảo hộ” của Pháp trên toàn cõi VN. + Đại diện của Pháp ở Huế trực tiếp điều khiển các công việc ở Trung Kì. + Ngoại giao của VN do Pháp nắm giữ. - Quân sự: Pháp được tự do đóng quân ở Bắc Kì - Kinh tế: Pháp nắm và kiểm soát các nguồn lợi trong nước. * Nhận xét: – VN trở thành 1 nước nửa phong kiến nửa thuộc địa (là 1 nước chính quyền pk còn, song chủ quyền dân tộc bị mất mà phải phụ thuộc nước ngoài.Nhà Nguyễn hầu như không còn gì để mất nữa, có chăng chỉ còn lại 1 triều đình hữu danh, vô thực). 4.5: Hướng dẫn HS tự học: - Đối với bài học ở tiết này: + Tại sao Pháp đánh chiếm VN tới gần 30 năm (1858 – 1884)? + Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược. + Đánh giá trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. Đối với bài học ở tiết tiếp theo: + Học bài và trả lời các câu hỏi trong sgk. + Chuẩn bị bài mới: bài 21: “ PHONG TRAØO YEÂU NÖÔÙC CHOÁNG PHAÙP CUÛA NHAÂN DAÂN VIEÄT NAM TRONG NHÖÕNG NAÊM CUOÁI THEÁ KYÛ XIX” - Hoàn cảnh nổ ra phong trào Cần Vương - Nói về một vài cuộc k/n cần Vương tiêu biểu và những đặc điểm của cuộc k/n này. 5. RÚT KINH NGHIỆM - Nội dung: .. . .. .. - Phương pháp: .. .. .. - Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học: .. .. .. Tuần CM:........ Tiết PPCT:....... Ngày dạy:.................... Bài 21: PHONG TRAØO YEÂU NÖÔÙC CHOÁNG PHAÙP CUÛA NHAÂN DAÂN VIEÄT NAM TRONG NHÖÕNG NAÊM CUOÁI THEÁ KYÛ XIX 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - HS biết: + Biết được nội dung, diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế. - HS hiểu: + Hiểu được các khái niệm “cần vương”, “văn thân”, “sĩ phu”. + Hiểu được hoàn cảnh nổ ra phong trào đấu tranh vũ trang chống pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó các cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa tự vệ (tự phát) của nông dân. 1.2. Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kĩ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm nội dung bài học. 1.3. Thái độ: - Giaùo duïc cho HS tinh thần yêu nước, ý chí chiến đấu giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi. 2. TRỌNG TÂM: - Mục I. 3. CHUẨN BỊ: 3.1. GV: + Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khỡi nghĩa trong phong trào Cần Vương. + Các lược đồ: địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy, căn cứ Ba Đình, khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế. + Löôïc ñoà phoøng traøo Caàn vöông . 3.2. HS: - Chuẩn bị bài trước ở nhà, phần GV dặn ở phần chuẩn bị bài mới. 4. TIẾN TRÌNH: 4.1: Ổn định tổ chức và kiểm diện. 4.2: Kiểm tra miệng: Câu 1: Câu 1:Nêu nội dung cơ bản của hiệp ước 1883.(7đ) Câu 2:Vì sao đến 1883 thực dân Pháp quyết định đánh Thuận An.(3đ) của nhân dân. 4.3: Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung bài học. - GV: Năm 1884, sau hiệp ước Pa tơ nốt thực dân Pháp đã đặt được ách thống trị trên toàn cõi VN. Tuy vậy trên thực tế chúng chỉ mới khuất phục được bộ phận phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng nhân dân vẫn nuôi chí chờ thời, sẵn sàng đứng lên chống xâm lược. Để hiểu được phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối XIX diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài 21. * HĐ 1: Cả lớp, cá nhân. - PV: Em hãy nhắc lại kết quả của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta 1858 – 1884. + Nhân dân chiến đấu anh dũng song mang tính tự phát. + Triều đình bảo thủ, nhu nhược, đường lối kháng chiến nặng về phòng thủ, hòa nghị, không đoàn kết với nhân dân -> triều đình Nguyễn đã kí 2 hiệp ước Hác măng (1883) và Pa tơ nốt (1884) với Pháp => Pháp đã hoàn thành xâm lược VN. - PV: Sau 2 hiệp ước 1883, 1884 đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước pk độc lập VN và sự đầu hàng của triều Nguyễn. Bước tiếp theo Pháp làm gì?. - PV: Sau 2 hiệp đó thái độ của nhân dân và triều đình như thế nào? * Từ khi Pháp chiếm NK nội bộ triều Nguyễn đã phân hóa làm 2 phe: Chủ chiến (Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường), chủ hòa (Vua Tự Đức).Sau khi vua Tự Đức mất, Tôn Thất Thuyết là 1 trong 3 phụ trách đại thần, đồng thời giữ chức Thượng Thư bộ binh nắm trong tay mọi binh quyền + Thái độ kiên quyết của nhân dân => phe chủ chiến ráo riết liên kết xây dựng lực lượng chờ ngày sống mái với quân thù. - Yêu cầu HS theo dõi phần chữ in nhỏ trong sgk và cho biết: - PV: Phe chủ chiến đã có những hành động nào để chuẩn bị chiến đấu? + Phế truất những ông vua thân Pháp -> đưa Hàm Nghi lên ngôi. + Liên kết với sĩ phu, văn thân xd căn cứ Sơn Phòng, tích trữ lương thực, vũ khí => Tình hình đó làm cho Pháp lo ngại và cảnh giác đề phòng và thấy đã đến lúc phải loại bỏ phe chủ chiến. 5/1885 toàn quyền Trung, BK đưa quân vào Huế và mời các quan viên cơ mật của triều đình sang tòa khâm sứ nhân cơ hội đó giữ TTT lại không cho về. Đoán được âm mưu, TTT cáo bệnh không sang, thực dân Pháp cố ép, yêu cầu cho người khiêng sang -> rõ ràng Pháp muốn tiêu diệt TTT và phe chủ chiến. Trước tình hình đó, dù việc chuẩn chưa thật đầy đủ, TTT vẫn nổ súng trước nhằm giành thế chủ động cho cuộc tấn công. - GV: Trình bày diễn biến. - Giải thích: “Cần Vương”: giúp vua - Nội dung chiếu “cần vương”: Kêu gọi “bách quan, khanh sĩ, văn thân, sỹ phu và nhân dân ra sức Cần Vương vì mục tiêu đánh pháp, khôi phục nền độc lập, dân tộc, lập lại chế độ pk có vua hiền, tôi giỏi”. - PV: Chiếu “cần vương” có tác dụng gì?- sgk - PV: Tại sao cuộc phản công của phe chủ chiến lại thất bại? (thảo luận) + Chuẩn bị chưa chu đáo. + Quân pháp đã có ý thức đề phòng, lực lượng còn mạnh. * Hđ 2: Nhóm. - GV: chia lớp thành 2 nhóm và phân việc cho từng nhóm. * Nhóm 1: tìm hiểu giai đoạn 1885 – 1888 * Nhóm 2: tìm hiểu giai đoạn 1888 – 1896. Các vấn đề cần tìm hiểu: +Lãnh đạo + Lực lượng tham gia +Địa bàn +Kết quả. - Nhóm cử đại diện trình bày, bổ sung - GV sử dụng lược đồ (H61/127 – sgk) để trình bày để cho các nhóm nắm thêm. - PV: Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào cần vương vẫn tiếp tục nổ ra? Thể hiện điều gì? – sau khi vua bị bắt, tính chất cần vương không còn nhưng mục đích cứu nước còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta. Chứng tỏ “Cần Vương” chỉ là danh nghĩa khẩu hiệu còn tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu. vì vậy phong trào Cần Vương mang tính dân tộc sâu sắc I- Phong trào Cần vương bùng nổ. 1/ Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần Vương. * Hoàn cảnh: - Thực dân Pháp thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì. - Nhân dân, văn thân, sĩ phu yêu nước phản đối mạnh mẽ. - Triều đình phe chủ chiến (Tôn Thất Thuyết) đang ráo riết chuẩn bị hành động. * Diễn biến - Đêm mồng 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở đồn Mang Cá và tòa khâm sứ. - Sáng 5/7 Pháp phản công -> Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi cùng triều đình ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị) - 13/7/1885, lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết xuống chiếu Cần Vương. * Ý nghĩa: Thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân. 2/ Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương. 1885 – 1888 1888-1896 Lãnh đạo Vua Hàm Nghi, TTT Văn thân, sỹ phu Lực lượng tham gia Văn thân, sỹ phu, nhân dân, dân tộc thiểu số Văn thân, sỹ phu, nhân dân, dân tộc thiểu số Đại bàn Rộng lớn từ Bắc- Trung - Nam Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn: vùng

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_2021.doc