I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh đạt được.
1. Kiến thức:
- Học sinh thấy được nét khác biệt, nét mới về tư tưởng, tôn giáo Việt Nam thế kỉ XVI- XVIII so với thế kỉ X – XV đó là: Nho giáo suy thoái, còn Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện mở rộng, xuất hiện của tôn giáo mới: Thiên chúa giáo ( đạo Ki tô)
- Trong văn học bắt đầu xuất hiện chữ Nôm.
- Khoa học, kĩ thuật có sự phát triển về số lượng các công trình khoa học.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện lịch sử.
3. Tư tưởng, tình cảm.
- Có thái độ trân trọng, gìn giữ những phong tục, tập quán quê hương, gìn giữ những công trình nghệ thuật ở các thế kỉ XVI- XVIII.
6 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 297 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 24: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI-XVIII - Vũ Thị Thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo sinh: Vũ Thị Thư
GV hướng dẫn: Phạm Thanh Thủy
Bài 24
TÌNH HÌNH VĂN HÓA Ở CÁC THẾ KỈ XVI- XVIII
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
Sau khi học xong bài học, yêu cầu học sinh đạt được.
Kiến thức:
Học sinh thấy được nét khác biệt, nét mới về tư tưởng, tôn giáo Việt Nam thế kỉ XVI- XVIII so với thế kỉ X – XV đó là: Nho giáo suy thoái, còn Phật giáo và Đạo giáo có điều kiện mở rộng, xuất hiện của tôn giáo mới: Thiên chúa giáo ( đạo Ki tô)
Trong văn học bắt đầu xuất hiện chữ Nôm.
Khoa học, kĩ thuật có sự phát triển về số lượng các công trình khoa học.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, liên hệ các sự kiện lịch sử.
Tư tưởng, tình cảm.
Có thái độ trân trọng, gìn giữ những phong tục, tập quán quê hương, gìn giữ những công trình nghệ thuật ở các thế kỉ XVI- XVIII.
HỌC LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Học Liệu:
SGK lịch sử 10, chương trình chuẩn, NXB Giáo Dục, trang 121à124.
Đại cương lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục, trang 384à 393.
Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo Dục, trang 158à 164.
Phương Tiện:
Phấn, bảng. Một số tranh ảnh liên quan
TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp: 1-2 phút
Kiểm tra sĩ số, vị trí, vệ sinh
Kiểm tra bài cũ: 3-5 phút
Em hãy trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của vua Quang Trung?
Tổ chức dạy học: 38- 40 phút
Mở bài: Bài học 22 đã cho ta biết những đặc điểm kinh tế của nước ta trong những thế kỉ XVI-XVIII. Vậy, đặc điểm văn hóa trong giai đoạn này như thế nào, bài học sẽ tìm hiểu vấn đề trên.
Hoạt động của giáo viên- học sinh
Kiến thức cơ bản
Hoạt động thuyết giảng – Đàm thoại (15 phút).
- GV: Nếu như thời Lê sơ, Nho giáo được xem là nền tảng tư tưởng của mọi thiết chế chính trị, xã hội thì sang thế kỉ XVI-XVIII, tư tưởng tôn giáo có những chuyển biến rõ rệt.
- GV phát vấn: em hãy cho biết đặc điểm tư tưởng, tôn giáo của nước ta thế kỉ XVI – XVIII.?
Gợi mở: Em hãy so sánh với thế kỉ X – XV về Nho giáo, phật giáo, đạo giáo?
- HS trả lời/ nhận xét bổ sung
- GV chốt ý.
- GV phát vấn: vì sao thời kì này Nho giáo lại bị suy thoái?
Gợi mở: em hãy dựa vào tình chính trị, kinh tế ở các thế kỉ này.?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
- GV mở rộng: Đạo thiên chúa được hình thành từ thế kỉ I ở Rôma cổ đại. Năm 1533, được giáo sĩ Bồ Đào Nha ( Inê khu) truyền vàoà thế kỉ XVII mới được đẩy mạnh cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Năm 1665 ở Đàng Ngoài có 75 nhà thờ và 35 nghìn giáo dân, Đàng trong có tới 80 nghìn giáo dân.
- GV thuyết giảng về đời sống tín ngưỡng.
VỀ TƯ TƯỞNG – TÔN GIÁO
- Thế kỉ XVI – XVIII, tu tưởng tôn giáo có những điểm mới:
+ Nho giáo: suy thoái.
+ Phật giáo, đạo giáo: được khôi phục.
+ Đạo Thiên chúa xuất hiện và lan truyền rộng rãi.
- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ xuất hiện.
- Tín ngưỡng truyền thống phát huy.
à KL: Đời sống tín ngưỡng phong phú.
Hoạt động thuyết giảng- đàm thoại (12 phút)
- GV phát vấn: giáo dục thời kì này có đặc điểm gì?
- HS trả lời
- GV nhận xét và chốt ý.
-GV : Trong thời gian này, tư tưởng Nho giáo suy thoái, tư tưởng thực dụng len lỏi vào mọi quan hệ xã hội. Hiện tượng gian lận, hối lộ tràn lan. Quan tước trở thành một thứ hàng hóa. Nhân dân có câu: “ Trăm quan thì được tước hầu. Mười quan tước bá ai nào kém ai”
- Chữ nôm: là sáng tạo độc đáo của nhân dân ta, dựa trên văn tự chữ Hán.
- Chữ Nôm ra đời dưới thời Lý, phát triển rực rỡ dưới thời Trần – Hồ.
- GV phát vấn: điểm mới trong văn học thời kì này là gì?
-Gợi mở: Văn học chữ Hán như thế nào? So với thế kỉ X- XV? Văn học chữ Nôm như thế nào?
- HS trả lời
- GV nhận xét và chốt ý.
PV: Em hãy kể tên một số tác phẩm được viết bằng chữ Nôm mà em được học trong thời kì này.
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
GV : Ngoài ra còn có những truyện được viết bằng chữ Nôm : Thạch Sanh, Phạm công cúc hoa
-Truyện ngụ ngôn: Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, Ba giai tú xuất.
PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ VĂN HỌC.
Giáo dục:
-Giáo dục Nho học vẫn tiếp tục phát triển:
+ Đàng ngoài: như cũ, sa sút về số lượng.
+ Đàng trong: Năm 1646 chúa Nguyễn tổ chức khoa thi đầu tiên.
+ Thời Quang Trung: chữ Nôm à chữ chính thống.
àNX:
- Nội dung: Vẫn là kinh, sử
- KHTN không được chú trọng.
Văn học:
-Văn học chữ Hán: giảm sút
- Văn học chữ Nôm : phát triển mạnh.
- Dòng văn học dân gian được mở rộng với nhiều thể loại phong phú.
Hoạt động cá nhân và cả lớp ( 10p’)
- PV: Em hãy cho biết nghệ thuật thời kì này có đặc điểm gì?
- HS trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý.
GV mở rộng: Tháp Phước Duyên ở chùa Thiên Mụ ( Huế) cao 21 m, gồm 7 tầng, mỗi tầng đều thờ phật, trong có cầu thang xoáy đi lên.
+ Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay: chất liệu gỗ, cao 3,7m, dài 1,18m, rộng 2,3 m. Được xây dựng dưới thời Hậu lê. Tượng có 42 cánh tay lớn và 900 cánh tay nhỏ, trên mỗi tay là 1 con mắt à nhân dân gọi ước lệ là tượng nghìn mắt nghìn tay.
+ Các thành tựu khoa học kĩ thuật
Loại hình
Thành tựu
Sử học
Địa lí
Quân sự
Triết học
Y học
Kĩ thuật
GV nhận xét .
NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC – KĨ THUẬT
Nghệ thuật
- Kiến trúc, điêu khắc tiếp tục phát triển.
- Nghệ thuật dân gian hình thành.
- Nghệ thuật sân khấu phát triển.
Khoa học – kĩ thuật
+ Sử học: Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Thiên Nam ngũ lục
+ Địa lí: Tập bản đồ Thiên Nam tú chí lộ đồ thư
+ Quân sự: tập Hổ trướng khu cơ
+ Triết học: tập sách của Nguyễn Bỉnh Khiêm và Lê Quý Đôn.
+ Y học: sách của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác..
+ Kĩ thuật: đúc súng đại bác, đóng thuyền chiến.
4. Sơ kết bài học(3-5p’)
- Củng cố: kiểm tra bằng bài tập trắc nghiệm nhanh
- Dặn dò: học bài cũ và trả lời câu hỏi:
1. Trình bày những nét chính về tư tưởng, tôn giáo nước ta trong những thế kỉ XVI –XVIII?
2. Nêu những thành tựu và đặc điểm của văn học Việt Nam ở các thế ki XVI – XVIII?
- Đọc mục 2 bài 25 và trả lời câu hỏi cuối phần.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_bai_24_tinh_hinh_van_hoa_o_cac_the_ki.doc