Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 21, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Tiết 1) - Đặng Văn Hiệu

1. Mục tiêu:

a. Về kiến thức

- Nắm được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, tính chất của cuộc chiến tranh giai đoạn từ 1939-1941.

- Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh từ 1939 đến tháng 6 năm 1941

b. Về kỹ năng

- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.

- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.

c. Về thái độ:

- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại.

2. Chuẩn bị của GV và HS

a. Chuẩn bị của GV

- Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên

- Lược đồ Đức - Italia gây chiến tranh và bành trướng (từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939) phóng to trong SGK

- Lược đồ Đức đánh chiếm châu Âu (1939 - 1941)

b. Chuẩn bị của HS

- Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết

- Học bài cũ và đọc trước bài mới

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 21, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Tiết 1) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/01/2010 Ngày dạy: 20/01/2010 - Lớp dạy: 11E Ngày dạy: 22/01/2010 - Lớp dạy: 11D Ngày dạy: 28/01/2010 - Lớp dạy: 11A,B Ngày dạy: 30/01/2010 - Lớp dạy: 11C,G Ngày dạy: 10/02/2010 - Lớp dạy: 11H Tiết 21 Chương IV: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) Bài 17: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) - Tiết 1 1. Mục tiêu: a. Về kiến thức - Nắm được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, tính chất của cuộc chiến tranh giai đoạn từ 1939-1941. - Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh từ 1939 đến tháng 6 năm 1941 b. Về kỹ năng - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. c. Về thái độ: - Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại. 2. Chuẩn bị của GV và HS a. Chuẩn bị của GV - Soạn bài, sách giáo khoa, sách giáo viên - Lược đồ Đức - Italia gây chiến tranh và bành trướng (từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939) phóng to trong SGK - Lược đồ Đức đánh chiếm châu Âu (1939 - 1941) b. Chuẩn bị của HS - Sách giáo khoa, vở ghi, bút viết - Học bài cũ và đọc trước bài mới 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra b. Dạy nội dung bài mới Dẫn dắt vào bài mới (1’) Ở các chương trước, các em đã lần lượt tìm hiểu về Cách mạng tháng 10 Nga và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921 - 1941), về các nước tư bản chủ nghĩa và tình hình các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939). Tất thảy các sự kiện các em đã tìm hiểu đều có mối liên quan mật thiết với sự kiện lớn mà chúng ta sẽ học trong chương IV, đó là cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Con đường, nguyên nhân nào đã dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra như thế nào qua các giai đoạn, để tìm hiểu các em cùng theo dõi nội dung tiết học hôm nay. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Cả lớp GV gợi cho HS nhớ lại các bước phát triển thăng trầm của chủ nghĩa tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã dẫn tới sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, điển hình là Đức - Italia - Nhật. Trên thế giới hình thành 2 khối đế quốc đối địch nhau: một bên là Mĩ - Anh - Pháp một bên là Đức - Italia - Nhật và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa hai khối này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh toàn cầu lần thứ 2. I. Con đường dẫn đến chiến tranh Vậy các bước đi cụ thể trên con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào? Cần nhận định thế nào cho đúng về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh? Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu ở mục I. Hoạt động 2: Cả lớp, cá nhân ? Đầu những năm 30 các nước phát xít Đức - Italia - Nhật đã có những hoạt động quân sự như thế nào? Những hoạt động đó nói lên điều gì? - HS theo dõi SGK, suy nghĩ, trao đổi với nhau trả lời + Thứ nhất, trong những năm 1936 - 1937, 3 nước Đức, Italia, Nhật Bản đã ký kết và cùng gia nhập “Hiệp định chống Quốc tế Cộng sản”. Liên minh phát xít Đức - Italia - Nhật được hình thành, còn được gọi là “Trục tam giác Béc-lin - Rô ma - Tôkiô”. Sự thành lập khối trục không phải chỉ nhằm mục đích chống Quốc tế Cộng sản mà cấp bách hơn là nhằm chống các địch thủ đế quốc phương Tây gây chiến tranh đế phân chia lại thế giới, giành lại thị trường và thuộc địa. + Thứ hai và đồng thời trong thời gian đầu những năm 1930, khối này tăng cường các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới. - Biểu hiện rõ tham vọng điên cuồng của phe này trong việc gây chiến tranh phân chia lại thế giới. Nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới đã gần kề, nếu không có những hành động kiên quyết thì không thể ngăn chặn được. 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937) - Giai đoạn 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược: - Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. - Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tay Ban Nha (1936 - 1939) - Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc xai, âm mưu thành lập một nước “Đại Đức” ở châu Âu... ? Trước chính sách bành trướng xâm lược của phe phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) có thái độ như thế nào? Em có nhận xét gì về những thái độ đó? - Như vậy, các nước Mĩ - Anh - Pháp không kiên quyết chống phát xít, đồng thời lại muốn mượn tay phát xít tiêu diệt Liên Xô. Chính thái độ nhượng bộ của Mĩ - Anh -Pháp đã tạo điều kiện thuận lợi để phe phát xít thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình. - HS theo dõi SGK và trả lời + Liên Xô nhận định chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất nên đã chủ trương liên kết với các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ thành lập Mặt trận thống nhất chống phát xít, chống chiến tranh để bảo vệ hòa bình, dân chủ cho toàn nhân loại. Liên Xô cũng kiên quyết đứng về phái các nước Êtiôpia, cộng hòa Tay Ban Nha và Trung Quốc chống xâm lược. Rõ ràng, Liên Xô đã có một thái độ rất kiên quyết, tích cực nhằm ngăn chặn nguy cơ chiến tranh thế giới. + Chính phủ các nước Mĩ, Anh, Pháp đều có chung một mục đích là giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Họ lo sợ sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít nhưng vẫn thù ghét chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, giới cầm quyền các nước Anh, Pháp đã không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít. Trái lại, họ thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít nhằm đẩy mạnh phát xít nước này quay sang tấn công Liên Xô. Với “Đạo luật trung lập” (8/1935), giới cầm quyền Mĩ thực hiện chính sách không can thiệp vào các sự kiện xảy ra bên ngoài châu Mĩ. - Thái độ của các nước lớn: + Liên Xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. + Mĩ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô. Hoạt động 3: Cả lớp, cá nhân Trước hết, GV sử dụng lược đồ hình 42 SGK (Lược đồ Đức - Italia gây chiến và bành trướng từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939) kết hợp với tường thuật cho HS một số sự kiện. ? Hội nghị được triệu tập trong hoàn cảnh nào ? - HS theo dõi lược đồ và nghe - HS trả lời 2. Tự Hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới * Hội nghị Muy-ních: - Hoàn cảnh triệu tập: + Tháng 3/1938, Đức thôn tính Áo. Sau đó Hít le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính Tiệp Khắc. + Liên Xô kiên quyết giúp Tiệp Khắc chống xâm lược. + Anh - Pháp tiếp tục thỏa hiệp, yêu cầu chính phủ Tiệp Khắc nhượng bộ Đức. ® Do đó, ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức Italia. ? Nội dung của Hội nghị ? - Nội dung: Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. ? Nêu nhận xét của em về sự kiện Muy-ních? - Nhận xét + Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ - Anh - Pháp. + Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô. - Nhận xét: + Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ - Anh - Pháp. + Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô. Hoạt động 4: Cả lớp, cá nhân ? Sau khi chiếm được Xuy-đét, Hít-le có hành động như thế nào? Hành động đó thể hiện âm mưu gì của phát xít Đức? - HS đọc SGK, thảo luận, trả lời. * Sau hội nghị Muy-ních: - Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939) - Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan. - Ngày 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” - Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô. ? Vậy Chiến tranh thế giới thứ hai đã bùng nổ và lan rộng ở châu Âu như thế nào? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu. Hoạt động 5: Cả lớp - GV yêu cầu học sinh theo dõi SGK và lập niên biểu chiến tranh từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941 theo mẫu Thời gian Chiến sự Kết quả Thời gian - Từ 1/9/1939 đến 29/9/1939 - Từ 9/1939 đến 04/1940 - Tháng 4/40 đến 9/40 - 9/40 đến 6/41 GV đưa thông tin phản hồi đã chuẩn bị sẵn ở nhà trình bày và phân tích để HS hiểu - HS theo dõi SGK và điền thông tin theo mẫu Chiến sự - Đức tấn công Ba Lan - Chiến tranh kì quặc - Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu - Đức tấn công Đông và Nam Âu - HS quan sát, nghe và ghi vào vở II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941) Kết quả - Ba Lan bị Đức thôn tính - Tạo ĐK để Đức phát triển lực lượng - Đan Mạch, Na Uy, Bỉ, Hà Lanbị Đức thôn tính. Pháp đầu hàng Đức, kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được - Ru man ni, Hung, Bun, Nam Tư, Hy lạp bị thôn tính c. Củng cố, luyện tập (1’) GV củng cố kiến thức cho HS bằng cách yêu cầu các em tổng hợp kiến thức đã học trả lời các câu hỏi như sau: 1. Nguyên nhân và con đường dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai? 2. Diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai (từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941) d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (2’) - Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK - Tiếp tục suy nghĩ, tìm hiểu chiến tranh thế giới thứ 2 ở giai đoạn tiếp theo. - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu có liên quan đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_21_bai_17_chien_tranh_the_gioi_t.doc
Giáo án liên quan