Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh (thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) - Trương Minh Tám

I. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức: Biết được quá trình xâm lược Châu Phi và khu vực Mĩlatinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hiểu rõ những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế và có thái độ đồng tình với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

3. Về kĩ năng: Phân biệt được những điểm giống nhau và khác nhau của tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.

II. Thiết bị, tài liệu dạy – học.

Lược đồ châu Phi và khu vực Mĩ Latinh + Các tài liệu tranh ảnh và tham khảo có liên quan.

III. Tiến trình tổ chức dạy học.

1. Kiểm ra bài cũ: Nguyên nhân nào biến khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây ? Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống thực dân phương Tây đều bị thất bại ?

2. Dẫn dắt vào bài mới. Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á lần lượt trở thành thuộc địa và nữa thuộc đụa của thực dân phương Tây. Còn Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh thì như thế nào ? Để biết được tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh cuối TK XIX – đầu TK XX như thế nào chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài 5.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 201 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 5: Châu Phi và khu vực Mĩ La Tinh (thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) - Trương Minh Tám, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN SỐ 5 SOẠN DẠY Ngày .. tháng .. năm200. Ngày .. tháng .. năm 200. Bài 5 Tiết PPCT: 5. CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LATINH (Thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX) I. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: Biết được quá trình xâm lược Châu Phi và khu vực Mĩlatinh của các nước thực dân đế quốc trong thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Hiểu rõ những phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi và Mĩ Latinh. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế và có thái độ đồng tình với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. 3. Về kĩ năng: Phân biệt được những điểm giống nhau và khác nhau của tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. II. Thiết bị, tài liệu dạy – học. Lược đồ châu Phi và khu vực Mĩ Latinh + Các tài liệu tranh ảnh và tham khảo có liên quan. III. Tiến trình tổ chức dạy học. Kiểm ra bài cũ: Nguyên nhân nào biến khu vực Đông Nam Á trở thành đối tượng xâm lược của các nước thực dân phương Tây ? Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống thực dân phương Tây đều bị thất bại ? Dẫn dắt vào bài mới. Trung Quốc, Ấn Độ, khu vực Đông Nam Á lần lượt trở thành thuộc địa và nữa thuộc đụa của thực dân phương Tây. Còn Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh thì như thế nào ? Để biết được tình hình châu Phi và khu vực Mĩ Latinh cuối TK XIX – đầu TK XX như thế nào chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài 5. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm 1. Châu Phi. Nguyên nhân nào biến Châu Phi trở thành đối tượng xâm lược của thực dân phương Tây ? - Châu phi là lục địa rộng lớn, giàu tài nguyên, có bề dày lịch sử => đối tượng xâm lược của phương Tây. Quá trình xâm lược châu Phi của các nước Phương Tây diến ra như thế nào ? - Quá trình xâm lược của phương Tây: + Anh: chiếm Nam Phi, Ni-giê-ri-a, đông Phi, Kê-ni-a, Xô-ma-li, U-gan-đa v.v. Em có nhận xét gì về việc phân chia châu Phi giữa các nước thực dân phương Tây ? + Pháp: chiếm Tây Phi, Ma-đa-gat-ca, Xô-ma-li, Tuy-ni-di, Xa-ha-ra, An-giê-ri v.v Việc phân chia không đều đó thể hiện điều gì ? + Đức: chiếm Ca-mơ-run, Tô-gô, Tây Nam phi, Tan-da-ni-a, v.v. + Bỉ: chiếm Công –gô + Bồ Đào Nha: chiếm Mô-dăm-bich, => Đến đầu XX châu phi đã bị các nước phương Tây phân chia xong. Hoạt động của Thầy – trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Vì sao các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi chống thực dân đều thất bại ? - Nhân dân các nước châu Phi đấu tranh quyết liệt chống thực dân xâm lược, tuy nhiên đều bị thất bại. Tại sao gọi là Mĩ Latinh ? 2. Khu vực Mĩ Latinh. - Thế kỉ XVI – XVII khu vực Mĩ Latinh lần lượt trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Nêu một vài cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Mĩ Latinh chống thực dân phương Tây ? - Cuối thế kỉ XIX – đầu TK XX nhân dân các nước Mĩ Latinh nổi dậy đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì sao trong khi các nước châu Á, Châu Phi bị các nước thực dân biến thành thuộc địa thì khu vực Mĩ Latinh lại giành được độc lập ? - Đầu TK XX hầu hết các nước Mĩ Latinh đều giành được độc lập trừ một số vùng đất nhỏ. - Sau khi giành được độc lập các nước Mĩ Latinh có nhiều bước tiến về kinh tế, xã hội. - Những năm đầu TK XX Mĩ đã tiến hành nhiều biện pháp và biến khu vực Mĩ Latinh thành “sân sau” của Mĩ. 4. Sơ kết bài học. - Cũng cố: Trong bối cảnh chung của thế giới đều bị thực dân phương Tây biến thành thuộc địa, vì sao Mĩ Latinh lại giành được độc lập từ tay thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ? - Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK và nghiên cứu bài Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Ra bài tập: Vẽ lược đồ về sự phân chia châu Phi cảu các nước thực dân phương Tây ?

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_5_chau_phi_va_khu_vuc_mi_la_tinh.doc
Giáo án liên quan