Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác đồ dùng dạy học Lịch sử Lớp 10, 11 theo hướng tích cực ở trường THPT thị xã nghĩa lộ tỉnh Yên Bái

Cơ sở lý luận:

- Sử dụng đồ dùng dạy học là cách thức làm việc phối hợp thống nhất giữa thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy và học. Để phương pháp này thực hiện được tốt giáo viên phải kết hợp thuần thục giữa hoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy, phương pháp học có liên quan chặt chẽ với phương pháp khoa học và tâm lý học của sự lĩnh hội kiến thức.

- Đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học chính là sự đổi mới trong một khía cạnh của đổi mới phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học mới đề cao vai trò của học sinh, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học là chính, nghiên cứu, vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

- Đổi mới phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động trong tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.

 

doc20 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 171 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh khai thác đồ dùng dạy học Lịch sử Lớp 10, 11 theo hướng tích cực ở trường THPT thị xã nghĩa lộ tỉnh Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên đề tài: Hướng dẫn học sinh khai thác đồ dùng dạy học lịch sử lớp 10, 11 theo hướng tích cực ở trường thpt thị xã nghĩa lộ – tỉnh yên bái. Phần I: Mở đầu. I. Lý do chọn đề tài: Cùng với sự phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam đang từng bước được đổi mới đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “ Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”. Đảng ta đã xác định giáo dục là “ quốc sách hàng đầu”. Thực hiện mục tiêu giáo dục “ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Ngày nay khi nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong công cuộc đổi mới đề ra những yêu cầu mới đối với hệ thống giáo dục, phải “ xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo”. Sự đổi mới về mục tiêu, nội dung dạy học đòi hỏi có những đổi mới về phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm, người thầy chỉ giữ vai trò tổ chức, hướng dẫn giúp học sinh tích cực chủ động tìm tòi, khám phá, lĩnh hội kiến thức mới song song với việc hình thành các kỹ năng cơ bản. Với đặc trưng của bộ môn Lịch sử thì việc đổi mới phương pháp dạy học là vô cùng cần thiết và cấp bách, bởi vì ngoài việc cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản và bổ ích thì giáo viên cũng phải hình thành cho các em những khái niệm cơ bản. Đồng thời giáo viên giúp học sinh nhận thức đúng về những chặng đường phát triển của lịch sử thế giới cũng như của lịch sử dân tộc. Qua đó giúp các em có những nhận thức đúng về lịch sử và vai trò của bộ môn. Lịch sử là bộ môn khoa học xã hội chuyên nghiên cứu tìm hiểu về những gì đã diễn ra trong quá khứ, yêu cầu học sinh phải có sự tư duy, phân tích, so sánh để nắm được những nội dung kiến thức cơ bản. Hiểu được một vấn đề lịch sử là rất khó và phức tạp. Qua quá trình giảng dạy lịch sử ở trường THPT hiện nay tôi nhận thấy một bộ phận không nhỏ giáo viên chưa xác định đúng về việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy học sinh làm trung tâm. Vẫn phổ biến áp dụng phương pháp dạy học truyền thống, giáo viên lo truyền đạt hết những nội dung trong sách giáo khoa còn học sinh cố gắng chép được những nội dung mà cô đọc cho chép. Giáo viên và học sinh gần như quên những tranh ảnh, lược đồ của bài học, chỉ chú trọng đơn thuần đến kênh chữ trong sách giáo khoa. Do đó trong thực tế giảng dạy giáo viên chưa phát huy được tính tích cực, chưa gây được hứng thú của học sinh. Vì thế đổi mới phương pháp sử dụng thiết bị dạy học Lịch sử ở trường THPT là việc làm vô cùng cần thiết để thông qua đó giáo viên dễ hình thành khái niệm lịch sử cho học sinh hoặc giúp các em nhớ lâu, nhớ kỹ được những nội dung của bài. Về phía học sinh chưa chú tâm học tập bộ môn nhiều em vẫn cho rằng đây là môn học phụ chỉ cần học thuộc lòng những gì thầy, cô cho ghi là đủ không cần hiểu được bản chất, và ý nghĩa giáo dục của sự kiện đó như thế nào. Vì nhận thức như vậy do đó kết quả kiểm tra của các em còn rất thấp, hầu như kiến thức các em nắm được rất hời hợt, và đặc biệt hầu như các em chưa có khả năng tư duy về lịch sử. Đánh giá qua kết quả thi tốt nghiệp THPT và Đại học – cao đẳng năm học vừa qua 2006 – 2007 điểm thi môn Lịch sử của học sinh là rất thấp, cho thấy việc học sinh nắm bắt và nhận thức nội dung lịch sử còn rất hạn chế. Xuất phát từ tình hình thực tế như vậy, tôi nhận thấy đối với mỗi giáo viên cần phải nhận thức đúng cùng với việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học thì việc thay đổi nhận thức của cả giáo viên và học sinh về sử dụng đồ dùng dạy học là vô cùng cần thiết. Nhằm thực hiện được những mục tiêu bộ môn đề ra và gây hứng thú học tập bộ môn của học sinh để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử. Vì thế tôi chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “ Hướng dẫn học sinh khai thác đồ dùng dạy học Lịch sử lớp 10,11 theo hướng tích cực ở trường THPT Thị xã Nghĩa Lộ”. II. Mục đích nghiên cứu: Một trong những phương pháp đặc trưng của bộ môn Lịch sử là phải gây được hứng thú, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh đó là sử dụng đồ dùng dạy học đúng mục đích, yêu cầu của việc nhận thức. ở đây người thầy giáo có vai trò đặc biệt quan trọng giúp học sinh sử dụng đúng có hiệu quả theo nội dung của bài học. Bởi thiết bị dạy học rất phong phú, đa dạng và sinh động như: tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, sa bàn, mẫu vật, băng hìnhdo đó người thầy phải giúp học sinh khai thác đúng nội dung của những loại đồ dùng này. Từ đó giúp các em có được sự hứng thú trong học tập và phát huy được tính sáng tạo , phát triển khả năng tư duy, hình thành các kỹ năng và bồi dưỡng tình cảm thông qua việc nắm bắt các sự kiện, hiện tượng III. Phạm vi nghiên cứu - áp dụng của đề tài: - Phạm vi nghiên cứu: Lớp 10,11 chương trình chuẩn. - áp dụng: Trường THPT Thị xã Nghĩa Lộ. - Nội dung nghiên cứu: Hướng dẫn học sinh sử dụng tranh ảnh, lược đồ, bản đồqua các bài học. IV. Phương pháp nghiên cứu: - Phân tích, tổng kết , so sánh qua các bài có sử dụng thiết bị dạy học. - Có thể cho học sinh tham quan một số di tích lịch sử của địa phương V. Nhiệm vụ của đề tài: - Xác định cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong bộ môn Lịch sử ở trường THPT. - Phân tích được thực trạng sử dụdùng đồ dùng dạy học ở trường phổ thông hiện nay. - Một số kinh nghiệm trong sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, lược đồ, bản đồtrong dạy học Lịch sử ở trường THPT Thị xã Nghĩa Lộ. Phần II: Nội dung. I. cơ sở khoa học: 1. Cơ sở lý luận: - Sử dụng đồ dùng dạy học là cách thức làm việc phối hợp thống nhất giữa thầy và trò nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy và học. Để phương pháp này thực hiện được tốt giáo viên phải kết hợp thuần thục giữa hoạt động học của học sinh và hoạt động dạy của giáo viên. Phương pháp dạy học bao gồm phương pháp dạy, phương pháp học có liên quan chặt chẽ với phương pháp khoa học và tâm lý học của sự lĩnh hội kiến thức. - Đổi mới sử dụng đồ dùng dạy học chính là sự đổi mới trong một khía cạnh của đổi mới phương pháp dạy học. Các phương pháp dạy học mới đề cao vai trò của học sinh, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học là chính, nghiên cứu, vận dụng vốn hiểu biết của mình để tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng lịch sử. - Đổi mới phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, tự giác, chủ động trong tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học của người học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. 2. Cơ sở thực tiễn: - Xuất phát từ thực tiễn dạy và học bộ môn Lịch sử của giáo viên và học sinh quen với phương pháp dạy học cũ, thụ động, chưa tích cực trong học tập. Cá biệt có khi giáo viên còn để lãng quên một số tranh ảnh, lược đồ minh hoạ trong bài hoặc có đề cập đến thì chỉ sơ qua chứ chưa khai thác triệt để theo yêu cầu của bộ môn, học sinh thì không biết bức ảnh đó nói lên điều gì. - Thực tế hiện nay học sinh còn có những nhận thức chưa đúng về bộ môn nhiều em còn cho rằng đây là môn “phụ” do đó không phải đầu tư nhiều thời gian để học. Các em không có phương pháp đúng để học tập bộ môn. - Do cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu thốn, đồ dùng dạy học như tranh ảnh, lược đồ, bản đồđã có nhưng không phong phú. II. Những vấn đề chung: Cùng với đổi mới chương trình, sách giáo khoa và phương pháp dạy học lịch sử thì việc thay đổi trong nhận thức của giáo viên và học sinh về sử dụng đồ dùng dạy học là cần thiết, nhằm thực hiện những mục tiêu bộ môn đặt ra. 1. Mục đích của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong dạy học Lịch sử: Đổi mới phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học Lịch sử nhằm mục đích: - Hỗ trợ học sinh trong việc cung cấp kiến thức, giảm tính trừu tượng của nội dung bài học. - Tạo điều kiện cần thiết cho học sinh thực hành để hình thành và rèn luyện các kỹ năng cho học sinh. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Trợ giúp cho giáo viên trong việc hướng dẫn học sinh học kiến thức mới, phát huy tính tìm tòi, khám phá của học sinh. - Hỗ trợ giáo viên trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng và thiết kế bài dạy học. 2. Yêu cầu của việc sử dụng đồ dùng dạy học: Để có thể khai thác tốt những đồ dùng dạy học trong chương trình sách giáo khoa Lịch sử Khối 10 và 11 người thầy cần lưu ý một số vấn đề như sau: - Một là: Đồ dùng giáo dục phải được sử dụng có hiệu quả cao nhất, đáp ứng các yêu cầu về nội dung và phương pháp được quy định trong chương trình giáo dục. Học sinh phải hiểu được những vấn đề cơ bản nhất qua các đồ dùng dạy học. - Hai là: Thực hiện đầy đủ những tiết bài tập tập lịch sử, bài lịch sử địa phương được quy định trong chương trình và sách giáo khoa. Đặc biệt giáo viên có thể kết hợp với địa phương cho học sinh tham quan các di tích lịch sử ở địa phương của mình. - Ba là: Sử dụng thành thạo đồ dùng dạy học theo tài liệu hướng dẫn của nhà sản xuất. Nắm đúng nội dung chính của bài theo yêu cầu. - Bốn là: Có kế hoạch chuẩn bị trước các đồ dùng theo danh mục thiết bị tối thiểu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Năm là: Giáo viên phải tự chủ động mua sắm, sưu tầm hoặc tự làm đồ dùng dạy học dạy học cần thiết. Làm sao để nâng cao nhất việc nắm bắt kiến thức lịch sử của học sinh. - Sáu là: Giáo viên phải sử dụng thành thạo các loại đồ dùng dạy học trước giờ lên lớp, tránh tình trạng vừa dạy vừa tìm tòi nghiên cứu thiết bị dễ dẫn đến tình trạng phản khoa học. - Bảy là: Để có thể sử dụng tốt các đồ dùng dạy học, khi lên lớp giáo viên cần: + Cần chọn lựa những nội dung mang tính thiết thực đối với nội dung bài học, đồng thời sử dụng tối đa các nội dung đã được thể hiện trên mỗi thiết bị. + Khi soạn bài cũng như khi lên lớp, giáo viên cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi tương đối chuẩn xác, rõ ràng để học sinh làm việc với các đồ dùng nhằm lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng. + Khi lên lớp giáo viên chú ý vị trí đặt đồ dùng dạy học phải đảm bảo điều kiện thuận lợi cho học sinh cả lớp cùng quan sát hoặc các thành viên trong nhóm đều được làm việc với thiết bị dạy học. + Giáo viên cần giúp học sinh nắm được trình tự các bước làm việc với đồ dùng dạy học để tìm kiến thức, rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy của học sinh. Đồ dùng dạy học môn lịch sử rất phong phú, đa dạng: tranh ảnh, lược đồ, mẫu vật, băng hình, các di tích lịch sửTuy nhiên chỉ có tranh ảnh và lược đồ là hai loại đồ dùng được sử dụng nhiều nhất trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Tuy phong phú về chủng loại nhưng thực tế hiện nay ở các trường trung học phổ thông và đặc biệt là tại trường ta đồ dùng dạy học môn lịch sử mới sử dụng chủ yếu là các loại sơ đồ, biểu đồ, lược đồ lịch sử, một số ít tài liệu tranh ảnh tham khảo. Còn các loại như di tích lịch sử văn hoá, các phiên bản mẫu vật, băng hình, đĩa CD, át lát. hầu như chưa được sử dụng. Sự hiểu biết của giáo viên về các di tích lịch sử văn hoá ở địa phương cũng còn rất nhiều hạn chế. Còn nếu học sinh có đi thực tế tại thực địa thì các em cũng chỉ xem sơ qua rất sơ sài chưa thấy được hết ý nghĩa giáo dục của giờ học tại thực địa. Để việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới theo yêu cầu phương hướng đổi mới có hiệu quả, việc sử dụng các đồ dùng dạy học phong phú về chủng loại là một yêu cầu bắt buộc trong công tác dạy học. Bởi vì, quan niệm về chức năng, tác dụng của đồ dùng có nhiều đổi mới. Trước đây ta thường quan niệm thiết bị dạy học môn Lịch sử chỉ nhằm minh họa làm cho kiến thức trở nên phong phú, sinh động. Ngày nay ngoài chức năng, tác dụng đó, người ta còn đặc biệt nhấn mạnh đó là một trong những nguồn nhận thức quan trọng của việc truyền bá và nhận thức lịch sử. Khai thác triệt để chức năng, tác dụng này sẽ tạo điều kiện để giáo viên thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp soạn giảng. Học sinh có điều kiện chủ động tích cực tham gia vào quá trình tự nhận thức lịch sử một cách tốt nhất, ở đây nhấn mạnh rằng: đồ dùng dạy học không phải là phương pháp nhưng những thao tác và cách thức sử dụng đồ dùng dạy học lại là phương pháp, vấn đề ở đây cần phải đổi mới phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học, tức là góp phần vào đổi mới phương pháp dạy học. Trong đồ dùng dạy học môn lịch sử lớp 10,11 tranh ảnh, lược đồ là phương tiện dạy học quan trọng nhất phục vụ cho việc dạy học lịch sử. III . Kỹ năng khai thác tranh ảnh, lược đồ: Để việc sử dụng tranh ảnh, bản đồ, lược đồ thống nhất và có hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập bộ môn và theo quan điểm đổi mới dạy học. Đồ dùng dạy học là một nguồn nhận thức lịch sử chứ không chỉ là minh hoạ cho bài học. 1.Tranh ảnh: * Những kỹ năng cần lưu ý: Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung của tranh ảnh trong sách giáo khoa lịch sử lớp 10, 11 giáo viên cần chú ý rèn cho học sinh những kỹ năng như sau: - Kỹ năng quan sát, nhận xét. - Kỹ năng mô tả, tường thuật. - Kỹ năng phân tích, nhận định, đánh giá. * Các bước làm việc với tranh ảnh: Để việc khai thác tranh ảnh có hiệu quả, phát huy được tính tích cực của học sinh nhằm mục tiêu học sinh tự tìm hiểu nội dung của bài qua tranh ảnh dưới sự hướng dẫn, tổ chức của thầy, cô giáo. Giáo viên hướng dẫn học sinh phải tuân thủ theo những nguyên tắc sau: Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu, nghiên cứu trước tranh ảnh ở nhà để đến lớp các em tranh thủ được thời gian dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo các em khai thác được triệt để hơn. Bước 2: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh để xác định một cách khái quát nội dung tranh ảnh cần khai thác. Nêu tên của tranh ảnh, xác định tranh ảnh đó thể hiện điều gì. Bước 3: Giáo viên đưa ra câu hỏi nêu vấn đề, tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung tranh ảnh. Bước 4: Sau khi quan sát học sinh trình bày kết qủa tìm hiểu nội dung tranh ảnh, kết hợp gợi ý của giáo viên và tìm hiểu nội dung trong bài học. Bước 5: Giáo viên nhận xét, bổ sung những vấn đề học sinh vừa trả lời, đồng thời hoàn thiện nội dung khai thác tranh ảnh cung cấp cho học sinh. Mục đích của việc làm này để học sinh nắm được cách khai thác tranh ảnh và nội dung tranh ảnh trong bài học. Tuy nhiên tranh ảnh chỉ có tác dụng giúp học sinh khai thác một vấn đề cụ thể của một mục trong bài học, có phạm vi hẹp hơn so với bản đồ, lược đồ. 2. Lược đồ, bản đồ: * Những kỹ năng cần lưu ý: - Kỹ năng vẽ lược đồ, bản đồ. - Kỹ năng tường thuật, miêu tả. - Kỹ năng quan sát, so sánh. - Kỹ năng nhận định, đánh giá, rút ra quy luật, bài học lịch sử. * Các bước tiến hành khai thác nội dung lược đồ: Việc khai thác nội dung lược đồ theo hướng phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh là một yêu cầu quan trọng để học sinh tự khám phá nội dung lược đồ. Việc tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ, lược đồ có thể tiến hành theo các bước như sau: Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát lược đồ, bản đồ, trong đó chú ý cả về nội dung, danh giới và các ký hiệu trên bản đồ, lược đồ. Đọc bản chú giải để biết người ta thể hiện đối tượng đó trên bản đồ như thế nào? Bằng ký hiệu gì? Bằng mầu sắc gì? Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề và gợi ý để học sinh tìm hiểu nội dung của lược đồ, bản đồ theo yêu cầu của bài học. Bước 3: Giáo viên gọi học sinh trả lời câu hỏi bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung của bản đồ, lược đồ. Bước 4: Giáo viên nhận xét , bổ xung những nội dung học sinh trả lời và hoàn thiện nội dung bản đồ mà học sinh cần tìm hiểu. Cuối cùng học sinh nắm được cách khai thác bản đồ, nội dung của bản đồ gắn liền với nội dung của bài học. Bản đồ, lược đồ là nguồn kiến thức quan trong do đó giáo viên phải hướng dẫn học sinh khai thác đúng và đầy đủ những nội dung của lược đồ nhằm phát huy cao nhất tính chính xác và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng lược đồ, bản đồ giáo viên cần lưu ý bởi trong hệ thống của bản đồ, lược đồ có cả bản đồ trống do đó giáo viên phải cho học sinh làm quen với loại bản đồ này để hình thành các kỹ năng sử dụng cho học sinh. Giáo viên nên sử dụng loại bản đồ trống trong các tiết Bài tập lịch sử. IV. áp dụng cụ thể: ( qua sách giáo khoa lịch sử lớp 10, 11 chương trình chuẩn). 1. Khai thác tranh ảnh: Ví dụ 1: Giáo viên sử dụng bức ảnh trong Bài 3: Trung Quốc (sách giáo khoa lớp 11- chương trình chuẩn). Hình 6. Trang 13. Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh “ Các nước đế quốc xâu xé cái bánh ngọt Trung Quốc”. Sau đó giáo viên nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ: ? Bức tranh này nói lên điều gì? Vì sao người ta lại ví Trung Quốc như cái bánh ngọt khổng lồ bị chia cắt như vậy? Sau đó giáo viên cho học sinh suy nghĩ, thảo luận và rút ra những nhận xét của riêng mình. Giáo viên có thể gọi 2 hoặc 3 học sinh trả lời trình bày nội dung của mình sau đó giáo viên mới đi tới giải thích: Đây là bức tranh biếm hoạ trong sách giáo khoa lịch sử của Pháp với dòng chú thích “ Chiếc bánh ngọt ga- tô Trung Hoa” ví Trung Quốc hồi cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX như một miếng mồi béo bở khiến các nước đế quốc phải tranh chấp, giành giật lẫn nhau, nhưng đó lại là “ chiếc bánh khổng lồ” mà không một nước đế quốc nào có thể “nuốt” nổi một mình, buộc chúng phải chia xẻ với nhau. Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc được miêu tả qua hình ảnh cái bánh ngọt lớn đã bị cắt rời từng phần. Ngồi xung quanh là 6 người lăm lăm chiếc dĩa trong tay với tư thế sẵn sàng xông vào “mâm bánh”. Kể từ trái qua phải, đó là chân dung của Hoàng đế Đức, Tổng thống Pháp, Nga hoàng, Nhật hoàng, Tổng thống Mĩ và Thủ tướng Anh đương thời. Cuối cùng giáo viên rút ra kết luận “ Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Trung Quốc chưa thực sự trở thành thuộc địa của một thế lực đế quốc nào nhưng các thế lực đế quốc đua nhau xâu xé Trung Quốc”. Ví dụ 2: Giáo viên sử dụng bức ảnh trong Bài 18: Công cuộc xây dựng vàphát triển kinh tế trong các thế kỷ X – XV ( sách giáo khoa lớp 10 chương trình chuẩn). Hình 36. Trang 93. Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh “ Hình rồng và hoa dây” và nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ: ? Hình tượng rồng thời Lý được các nhà điêu khắc trạm trổ như thế nào? Sau khi học sinh suy nghĩ trả lời, giáo viên nhận xét và miêu tả: Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa. Đầu rồng tỷ lệ cân đối với thân rồng, chân rồng thanh mảnh, thường có 3 móng. Toàn bộ con rồng có những hoa văn uốn lượn theo hình chữ S tượng trưng cho nguồn nước, mây mưa, sấm chớp. Có thể nói hình tượng con rồng thời Lý gắn liền với nguồn gốc lịch sử dân tộc ta – Con Rồng cháu Tiên, đồng thời nó cũng nói lên ước mơ mong muốn mưa gió thuận hoà mùa màng tốt tươi của cư dân trồng lúa nước. Giáo viên nhấn mạnh: Sự thật rồng chỉ là con vật tưởng tượng của con người thời xưa, ban đầu không mang quy cách thống nhất. Giáo viên cũng có thể hướng dẫn học sinh liên hệ vì sao vua Lý Thái Tổ đặt tên kinh đô là Thăng Long. Giáo viên nêu câu hỏi: ? Hình rồng thời Lý còn thể hiện sự phát triển của ngành kinh tế nào ở nước ta thời bấy giờ? Sau khi học sinh suy nghĩ và trả lời giáo viên chốt lại ý cơ bản như sau: Hình rồng và hoa văn thể hiện sự phát triển của ngành kiến trúc và điêu khắc với trình độ trạm trổ tinh vi lúc bấy giờ. Ví dụ 3: Giáo viên sử dụng bức ảnh trong Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi lạp và Rô - Ma.( Sách giáo khoa Lớp 10 – Chương trình nâng cao). H.12.T.31. Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bức ảnh “ Pê-ri-clet” và nêu câu hỏi để học sinh suy nghĩ: ? Ông là ai? Là người thế nào? Tại sao ông lại được tạc tượng như vậy? Sau khi học sinh quan sát suy nghĩ và trả lời giáo viên đưa ra kết luận cuối cùng: Ông là Pê-ri-clet. Ông là người anh hùng của Hi Lạp , chỉ huy đánh thắng quân Ba Tư, ông có công xây dựng A-ten đẹp đẽ. Trong xã hội dân chủ cổ đại, hình tượng cao quý nhất là người chiến sĩ bình thường, gần gũi, thân mật, được đặt ở quảng trường để dân chúng tôn kính, ngưỡng mộ. 2. Khai thác lược đồ, bản đồ: Ví dụ 1: Giáo viên sử dụng lược đồ “ Đông Nam á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX”. Hình 9. Trang 18. Bài 4: Các nước Đông Nam á ( cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX).( Sách giáo khoa lớp 11 – chương trình chuẩn). Giáo viên chuẩn bị lược đồ “Đông Nam á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX” của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trước hết giáo viên treo lược đồ lên bảng ở vị trí trung tâm nhất của cả lớp để các em có thể nhìn rõ toàn bộ nội dung của lược đồ. Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát kỹ cả về những ký hiệu, đường danh giới, mầu sắc của lược đồ. Sau đó giáo viên gọi học sinh đọc nội dung tên và chú giải của lược đồ. Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ: ? Em có nhận xét gì về các nước Đông Nam á cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX? Sau khi học sinh quan sát, suy nghĩ trên lược đồ giáo viên gọi 1 hoặc 2 học sinh đứng dậy trả lời theo yêu cầu mà câu hỏi giáo viên đã đưa ra. Sau khi học sinh đã trả lời song giáo viên chốt ý bằng việc hệ thống lại trên lược đồ: Có thể nhìn trên lược đồ sẽ thấy ngay cuối thế kỷ XIX- đầu thế kỷ XX các nước tư bản phương Tây đua nhau xâm lược vào khu vực Đông Nam á. Nhân dân các nước Đông Nam á đấu tranh quyết liệt nhưng không chống lại được sự xâm lược của các nước tư bản. Hầu hết các nước Đông Nam á đều trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây: Thực dân Anh chiếm Miến Điện, Mã Lai, Bru- nây; Thực dân Pháp chiếm Việt Nam, Lào, Cam- pu- chia; Thực dân Hà Lan chiếm In- đô- nê- xi- a; Thực dân Tây Ban Nha chiếm Phi- lip- pin; Thực dân Bồ Đào Nha chiếm Đông Ti- mo. Duy nhất chỉ có Xiêm ( Thái lan ) không trở thành thuộc địa của một đế quốc thực dân nào nhưng nằm trong vùng ảnh hưởng tranh chấp giữa Thực dân Anh và Pháp. Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam á giữ được nền độc lập tương đối về chính trị. Cuối cùng giáo viên đưa ra câu hỏi: ? Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Đông Nam á là thuộc địa chủ yếu của đế quốc thực dân nào? Do đã quan sát từ đầu vì thế học sinh dễ dàng đưa ra nhận xét “ Các nước đế quốc Anh và Pháp là những thế lực có nhiều thuộc địa ở khu vực Đông Nam á giai đoạn này”. Ví dụ 2: Đây là loại lược đồ trống do đó giáo viên nên đưa vào các tiết bài tập lịch sử để phát huy hết khả năng của học sinh đồng thời qua đó rèn thêm cho các em về kỹ năng sử dụng lược đồ đặc biệt là loại lược đồ câm. Giáo viên sử dụng lược đồ “ Kháng chiến chống Tống thời Lý(1075 – 1077) trong Bài 19: Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm ở các thế kỷ X – XV. (Sách giáo khoa lớp 10 – chương trình chuẩn). Vì đây là lược đồ trống do đó khi sử dụng giáo viên và học sinh dùng bút dạ kết hợp với bài viết trong sách giáo khoa để miêu tả, tường thuật diễn biến công cuộc chuẩn bị phòng ngự của ta và cuộc tiến công của quân Tống; diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt. Trước hết giáo viên nêu câu hỏi: ? Hãy cho biết khái quát về cuộc tiến công của quân Tống khi xâm lược nước ta? Sau khi học sinh suy nghĩ trình bày cuộc xâm lược quân Tống trên lược đồ, giáo viên nhận xét, có thể giới thiệu như sau: Nhìn vào lược đồ chúng ta thấy chiến trường trong cuộc kháng chiến chống Tống diễn ra cả trên bộ và trên biển. Lực lượng của quân Tống gồm 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa và 20 vạn dân phu do tướng Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy từ Ung Châu phân thành nhiều mũi vượt qua biên giới tràn vào nước ta (giáo viên kết hợp lời nói với việc dùng bút dạ vẽ đường tiến công của quân Tống trên lược đồ). Một đạo quân thuỷ cũng được lệnh vượt biển sang tiếp ứng. Về phía ta, đã chủ động bố trí lực lượng đón đánh địch ở ngay các cửa ải biên giới do các tướng Lưu Kỳ, Thân Cảnh Phúc, Lý Kế Nguyên chỉ huy. Sau khi bị thua ở cửa ải Lý Quyết ( Lạng Sơn) và bị đánh tơi bời ở cửa biển Quảng Ninh, quân Tống tập trung lực lượng cố tiến về Thăng Long, nhưng chúng đã gặp phải phòng tuyến rất kiên cố, vững chắc của quân ta. Đến đây giáo viên có thể đưa ra câu hỏi cho học sinh: ? Đó là phòng tuyến nào? Em hãy cho biết nét chính về phòng tuyến đó? Giáo viên hướng dẫn học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Sau đó giáo viên nhận xét và trình bày: Đó là phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Phong tuyến này được xây dựng trên bờ sông Như Nguyệt ( Bắc Ninh). Nhìn trên lược đồ chúng ta có thể thấy phòng tuyến Như Nguyệt được xây dựng ngay ở đoạn sông mà các con đường từ phía Bắc về Thăng Long đều phải đi qua, phòng tuyến dài gần 100 km, được đắp cao, có dào tre dầy đặc, chắc chắn, chạy dài từ Đông Bắc dãy Tam Đảo đến sườn tây dãy Nham Biền ( Yên Dũng – Bắc Giang). Dưới sông có thuỷ quân, trên thành có quân đóng và tuần tiễu, tập trung ở những bến sông, nơi có đường giao thông đi qua. Tiếp đến giáo viên yêu cầu học sinh trình bày những diễn biến chính cuộc kháng chiến chống Tống trên lược đồ. Sau khi học sinh trình bày, giáo viên nhận xét và hoàn chỉnh tường thuật diễn diến như sau: Đến tháng 1 / 1077, quân Tống tiến tới bờ Bắc sông Cầu, cánh quân phải tập trung ở bờ Bắc sông Cầu, cánh quân trái đóng ở Thị Cầu. Hai lần quân Tống đóng bè tiến sang bờ Nam nhưng đều bị quân ta đánh trả quyết liệt, phải lui về bờ Bắc. Thời gian kéo dài quân Tống mệt mỏi, ốm đau, bệnh tật, và khủng hoảng về tinh thần, nỗi ám ảnh về bài thơ thần làm cho tinh thần của quân Tống bị lung lay. Giữa lúc đó quân ta do Lý Thường Kiệt chỉ huy p

File đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_sinh_khai_thac_do_dung_d.doc
Giáo án liên quan