Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 6-9

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Những thành tựu văn hóa và sự phát triển của văn học nghệ thuật từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

- Nắm được các trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời kì cận đại.

 2. Thái độ:

Nhận thức vai trò, ý nghĩa của văn hóa nghệ thuật và các trào lưu tư tưởng tiến bộ đã mở đường cho sự phát triển của xã hội tạo nên bước ngoặt quan trọng của văn hóa nhân loại.

 3. Kĩ năng:

 Vận dụng những kiến thức đã học về thành tựu văn hóa nghệ thuật và các trào lưu tư tưởng tiến bộ những giá trị trong bước phát triển đi lên của loài người.

B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

 GV cho Hs sưu tầm trước các tranh ảnh, mẩu chuyện về các nhà văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng.

C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

 1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày hậu quả, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

 3. Giới thiệu bài mới: Những thành tựu văn hóa nghệ thuật và các trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận đại có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội thời điểm này. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ.

 

doc11 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 6-9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: Ngày Dạy: Chương II: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918) Tiết : 06 Bài: 6 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bộc lộ mâu thuẫn giữa đế quốc và đế quốc vid bản chất của đế quốc là gây chiến tranh xâm lược. - các giai đoạn của cuộc chiến tranh cũng như quy mô, tính chất và hậu quả tai hịa của nó đối với xã hội loài người. - Chỉ có Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đứng trước thử thách của chiến tranh, lãnh đạo giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, giành hòa bình và cải tạo xã hội. 2. Kĩ năng: - Phân biệt được: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh nhân dân”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”. - Biết trình bày diễn biến chiến tranh trên bản đồ thế giới. 3. Thái độ: Giáo dục tinh thần đấu tranh chống đế quốc, bảo vệ hòa bình, ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất; bảng thống kê kết quả của chiến tranh; tranh ảnh có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Chính sách bành trướng của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh như thế nào? 3. Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử loài người, đã có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra, song tại sao cuộc chiến tranh 1914 -1918 lại gọi là Chiến tranh thứ nhất? Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của nó ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ giải đáp vấn đề trên. 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: Cá nhân GV: Gợi cho HS nhớ lại tình hình của các đế quốc Đức, Anh, Pháp, Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. GV: Do đâu có sự phát triển không đều ấy và từ tình hình ấy dẫn đến hậu quả gì? HS: Trả lời theo hiểu biết của mình. GV: Các đế quốc “trẻ’’ phát triển kinh tế mạnh nhưng lại ít thuộc địa hơn các đế quốc “già”dẫn đến chiến tranh giành thuộc địa. Mâu thuẫn ấy dẫn đến hậu quả gì? HS: Từ mâu thuẫn đó hình thành 2 khối đế quốc kình địch nhau. +Khối liên minh: Đức, Áo-hung, I-ta-li-a (1882) +Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga. (1907) GV: Mục đích của chiến tranh? Duyên cớ trực tiếp đưa đến cuộc chiến tranh bùng nổ là gì? HS: Trả lời. * Củng cố: vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất? * Hoạt động 2: Cá nhân GV: Diễn biến của chiến tranh? HS: Trình bày từng giai đoạn theo nội dung SGK. GV: Nhấn mạnh các ý GV: Giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh. Tình hình chiến sự giai đoạn 2 diễn ra ntn? Em có nhận xét gì? HS: Dựa vào sự kiện sgk trả lời GV: Nhấn mạnh: Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi → sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên góp phần buộc Đức nhanh chóng đầu hàng GV: Sử dụng bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất trình bày diễn biến của chiến tranh qua 2 giai đoạn. Giải thích hai kênh hình sgk: GV phóng to: Đức ký đầu hàng không điều kiện chiến tranh kết thúc ở châu Âu. * Hoạt động 3: Thảo luận nhóm GV: Chia lớp làm 2 nhóm + Nhóm 1:Hậu quả của chiến tranh? + Nhóm 2: Tính chất của cuộc chiến tranh? Sau khi đại diện nhóm trả lời, cho HS nhận xét, GV nhận xét chốt ý ghi bảng GV: Tổng kết hậu quả của chiến tranh trên bảng xi-mi-li cho HS quan sát nhận xét. Tính chất của chiến tranh? I. Nguyên nhân của chiến tranh: - Sự phát triển không đều của CNĐQ. - Mâu thuẫn sâu sắc giữa các đế quốc → hình thành 2 khối đối địch nhau: + Khối Liên minh: Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a (1882). + Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga (1907). - Mục đích của chiến tranh: chia lại thế giới. - Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát → Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ hội gây ra chiến tranh. II. Những diễn biến của Chiến tranh: - Diễn biến: Ngày 28/7/1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, ngày 1-8-1914 Đức tuyên chiến với Nga, Anh, Pháp- chiến tranh bùng nổ 1. Giai đoạn 1 (1914- 1916): Ưu thế thuộc phe Liên minh, chiến tranh lan rộng với quy mô toàn thế giới. 2. Giai đoạn 2 (1917 - 1918): - Ưu thế thuộc phe Hiệp ước, phe Hiệp ước tiến hành phản công. - Phe Liên minh thất bại, đầu hàng III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất: - Hậu quả: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng. - Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. 5. Củng cố: Làm bài tập nhanh 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố Ngày Soạn: Ngày Dạy: Chương III: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI Tiết : 07 Bài 7: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Những thành tựu văn hóa và sự phát triển của văn học nghệ thuật từ thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. - Nắm được các trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời kì cận đại. 2. Thái độ: Nhận thức vai trò, ý nghĩa của văn hóa nghệ thuật và các trào lưu tư tưởng tiến bộ đã mở đường cho sự phát triển của xã hội tạo nên bước ngoặt quan trọng của văn hóa nhân loại. 3. Kĩ năng: Vận dụng những kiến thức đã học về thành tựu văn hóa nghệ thuật và các trào lưu tư tưởng tiến bộ những giá trị trong bước phát triển đi lên của loài người. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: GV cho Hs sưu tầm trước các tranh ảnh, mẩu chuyện về các nhà văn hóa, nghệ thuật, tư tưởng... C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày hậu quả, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất? 3. Giới thiệu bài mới: Những thành tựu văn hóa nghệ thuật và các trào lưu tư tưởng tiến bộ thời cận đại có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của xã hội thời điểm này. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ. 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI Hoạt động 1: Cá nhân GV cho HS làm việc với SGK, có thể cho HS kể một vài nét về một số nhà thơ tiêu biểu. Sau đó GV bổ sung. GV chốt: Có thể nói đây là thời kì phát triển rực rỡ nhất của văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng. Họ đã làm sáng tỏ những những quan điểm về vũ trụ, về xã hội, về con người. Họ được xem là những người đi trước dọn đường cho cách mạng bùng nổ và thắng lợi. Hoạt động 2: Nhóm Cho HS tìm hiểu SGK lần lượt những thành tựu, cho đại diện nhóm trình bày giới thiệu một số tác phẩm của những nhà văn nhà thơ lớn. Cụ thể... Cho HS bổ sung, GV nhấn mạnh thêm và hỏi: H: Những thành tựu văn hoá trong buổi đầu cận đại có ý nghĩa gì đói với sự phát triển xã hội? H: Giai cấp phong kiến lúc bấy giờ đã có phản ứng gì trước sự ra đời và phát triển của văn học nghệ thuật? GV chốt ý nghi bảng Hoạt động 3: Cá nhân GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung SGK và nắm được các ý . Chốt ý nghi bảng. I. Sự phát triển văn hóa trong buổi đầu thời cận đại: - Sự xuất hiện những nhà văn nhà thơ lớn như: La Phong-ten, Mô-li-e... - Thời kì này cũng xuất hiện nhiều danh nhân văn hóa lớn như: Bét-tô-ven, Mô-da (âm nhạc); Rem-bran (hội họa); Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô (nhà tư tưởng. - Họ được xem là những người đi trước dọn đường cho cách mạng bùng nổ và thắng lợi. II. Thành tựu của văn học nghệ thuật tự thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: a. Về văn học: - Các tác giả nổi tiếng: Vích-to Huy-gô, Lét-tôn-xtôi, Mac Tuên, Lỗ Tấn, Bécnasô, Giắc-lơn-đơn... Các tác phẩm - Các tác phẩm này phản ánh đời sống nhân dân đương thời. Đặc biệt những người lao động nghèo khổ. b. Về nghệ thuật: - Những nhà danh họa, âm nhạc nổi tiếng: Van-gốc, Phu-gi-ta, Pi-cat-xô, Lê-vi-tan... - Những tác phẩm đã thể hiện quan điểm mới về cái đẹp, mà con người muốn hướng đến. III. Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX: - Các trào lưu tư tưởng tiến bộ đại diện: Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen,... - Nội dung: Xây dựng xã hội mới không có bóc lột. - Những quan điểm mới về nhận thức thế giới về xã hội của Hê-ghen, Phoi-ơ-bếch. - Những lí luận mới về kinh tế, chính trị của A-đam Xmít, Ri-các-đô. - Các cơ sở hình thành học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học: Triết học cổ điển Đức; kinh tế chính trị Anh; chủ nghĩa xã hội Pháp. 5. Củng cố: GV tóm tắt những nội dung chính của bài học 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Nắm được phần đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 8 ÔN TẬP. Xem lại kiến thức cơ bản Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 và 11. Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết 08: Bài 8: ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: Củng cố những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống. 2. Thái độ: Củng cố lại một số thái độ cơ bản đã được tiến hành giáo dục ở các bài học. 3. Kĩ năng: Rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn, chủ yếu là hệ thống hoá kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, lập bảng thống kê. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bảng thống kê các sự kiện cơ bản của Lịch sử thế giới cận đại. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Để củng cố những kiến thức đã học một cách sâu sắc và có hệ thống của Lịch sử thế giới cận đại. Đây là thời kì phát triển nhảy vọt so với các thời đại trước đó. Hôm nay chúng ta ôn tập. 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI GV hướng dẫn HS những sự kiện cơ bản của thời cận đại, sau đó lập bảng thống kê. I. Những kiến thức cơ bản: Lập bảng thống kê về các sự kiện chính theo thời gian. Thời gian Sự kiện - nội dung cơ bản Kết quả, ý nghĩa GV hướng dẫn HS nhận thức những điểm chủ yếu về cách mạng tư sản. Hoạt động 1: Nhóm: Nhóm 1: Nguyên nhân các cuộc cách mạng tư sản (Phân biệt nguyên nhân sâu xa chung, nguyên nhân trực tiếp). Đại diện nhóm 1 trả lời, HS bổ sung, GV chốt ý Nhóm 2: Hình thức, diễn biến các cuộc cách mạng tư sản (Không giống nhau) Đại diện nhóm 2 trả lời, HS bổ sung, GV chốt ý Nhóm 3: Kết quả, tính chất, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản. Đại diện nhóm 3 trả lời, HS bổ sung, GV chốt ý Nhóm 4: Hệ quả của cách mạng công nghiệp. Đại diện nhóm 4 trả lời, HS bổ sung, GV chốt ý Hoạt động 2: Cả lớp GV phát vấn H: Vì sao chế độ tư bản chứađựng nhiều mâu thuẫn? TL: Xã hội tư bản tiến bộ, song vẫn là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất, thay đổi hình thức bóc lột. H: Những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản chủ nghĩa là gì? TL: Giữa tư sản và vô sản H: Sứ mệnh của giai cấp vô sản là gì? H: Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử như thế nào? Nêu một số nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin (Qua Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản) GV hướng dẫn HS những điểm cơ bản chung phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc: thái độ của giai cấp phong kiến thống trị; cuộc đấu tranh của nhân dân; nguyên nhân thất bại; hình thức đấu tranh. Cuối GV hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi bài tập cuối bài. II. Nhận thức đúng những vấn đề chủ yếu: 1. Thắng lợi của cách mạng tư sản và xác lập chủ nghĩa tư bản: - Nguyên nhân các cuộc cách mạng tư sản: + Nguyên nhân sâu xa: do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới (TBCN) với quan hệ phong kiến. + Nguyên nhân trực tiếp: Vua Sác-lơ I chống Quốc hội, “sự kiện chè Bô-xtơn”. - Hình thức, diễn biến các cuộc cách mạng tư sản: Chiến tranh giải phóng dân tộc, nội chiến, chiến tranh cách mạng bảo vệ Tổ quốc, sự thống nhất đất nước (từ trên xuống hoặc từ dưới lên). - Kết quả, tính chất, ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản: Cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII, là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, song vẫn có hạn chế. - Hệ quả: Kinh tế; Xã hội. - Những đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc: Xuất hiện các tổ chức độc quyền; xâm lược 2. Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phong trào công nhân và phong trào chống thực dân xâm lược: - Những mâu thuẫn cơ bản của chế độ tư bản chủ nghĩa: chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất; giữa tư sản và vô sản - Phong trào công nhân: + Vai trò, sứ mệnh của giai cấp vô sản. + Chủ nghĩa xã hội khoa học. - Phong trào chống thực dân xâm lược: + Do yêu cầu phát triển chủ nghĩa tư bản. + Chính sách cai trị ở các nước thuộc địa, phụ thuộc + Phong trào đấu tranh của các nước Á, Phi, Mĩ Latinh III. Bài tập thực hành: (Làm bài trắcnghiệm nhanh) 5. Củng cố: GV nhắc lại những nội dung trong bài ôn tập 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Nắm những nội dung đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS những nội dung trong bài ôn tập để kiểm tra 1 tiết Ngày Soạn: Ngày Dạy: Tiết : 09 KIỂM TRA I TIẾT A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: Nắm vững những kiến thức cơ bản đã học một cách có hệ thống. 2. Thái độ: Có tình cảm với bộ môn, thái độ làm bài nghiêm túc. 3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá kiến thức, phân tích sự kiện, khái quát, rút ra kết luận, lập bảng thống kê. ĐỀ BÀI: Câu 1 ( 3 điểm ): Trình bày về nội dung, tính chất và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản. Câu 2 ( 2 điểm ) : Sự thành lập Đảng Quốc đại và vai trò của nó trong phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ? Câu 3 ( 4 điểm ) : Nêu nguyên nhân, diễn biến, tính chất và ý nghĩa của cách mạng Tân hợi năm 1911 ở Trung Quốc. Vì sao gọi cách mạng Tân hợi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để? ĐÁP ÁN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM 1 a/ Nội dung : - Tháng 1 / 1868, sau khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách trên nhiều lĩnh vực. - Về chính trị : thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. Năm 1898 ban hành Hiến pháp mới, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. - Kinh tế: thống nhất tiền tệ, thống nhất thị trường, chú trọng phát triển công thương nghiệp TBCN, - Quân sự: tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chú trọng công nghiệp đóng tàu chiến, sản xuất vũ khí và mời chuyên gia quân sự nước ngoài, - Về giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng dạy khoa học kỹ thuật, cử những học sinh giỏi đi du học phương Tây. b/ Tính chất : cuộc Duy tân của Minh Trị được xem như cuộc cách mạng dân chủ tư sản . c/ Ý nghĩa : mở đường cho CNTB phát triển ở Nhật và giúp Nhật thoát khỏi nguy cơ bị xâm lược 0,25 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,5 2 a/ Sự thành lập Đảng Quốc đại: - Năm 1885, Đảng Quốc đại được thành lập, đây là chính đảng của giai cấp tư sản. - Đảng chủ trương đấu tranh bằng phương pháp ôn hòa trong 20 năm ( 1885 – 1905 ). - Nội bộ đảng chia làm 2 phái : ôn hòa và cấp tiến do Tilac đứng đầu. b/ vai trò : - Khơi dậy lòng yêu nước trong nhân dân. - Tập hợp và lãnh đạo nhân dân đấu tranh. 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 3 a/ Nguyên nhân : - Do mâu thuẩn giữa nhân dân Trung Quốc với các nước đế quốc và phong kiến. - Do nhà Thanh trao quyền kiểm soát đường sắt cho các nước đế quốc, làm cách mạng bùng nổ b/ Diễn biến: - Ngày 10 – 10 – 1911, Trung Quốc đồng minh hội phát động cuộc khởi nghĩa ở Vũ Xương, lan rộng khắp miền Trung và Nam Trung Quốc. - Ngày 29 – 12 – 1911, quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh, tuyên bố thành lập Trung Hoa dân quốc, bầu Tôn Trung Sơn làm đại tổng thống. - Trước thắng lợi của cách mạng giai cấp tư sản thương lượng với nhà Thanh và đế quốc buộc Tôn Trung Sơn từ chức. c/ Tính chất: là cuộc cách mạng dân chủ tư sản không triệt để. d/ Ý nghĩa : - Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển. - Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á. e/ Vì sao là CMDCTS không triệt để: chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 Ngày Soạn: Ngày Dạy: Phần hai: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI (Phần từ năm 1917 đến năm 1945) Chương I: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA Xà HỘI Ở LIÊN XÔ Tiết 10: Bài 9: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được: - Những nét chung về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX, tại sao nước Nga 1917 có 2 cuộc cách mạng, diễn biến chính của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả cách mạng. - Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. 2. Thái độ: Bồi dưỡng cho HS nhận thức đúng đắn về tình cảm cách mạng đối với cuộc CMXHCN đầu tiên trên thế giới và hiểu rõ mối liên hệ giữa Cách mạng Việt Nam và Cách mạng tháng Mười. 3. Kĩ năng: Biết sử dụng và khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử để rút ra nhận xét của mình. B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Bản đồ, tranh ảnh nước Nga trước và sau cách mạng; tư liệu lịch sử nói về cuộc cách mạng tháng Mười. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài mới: Từ trong lòng cuộc Chiến tranh lần thứ nhất cuộc Cách mạng tháng Mười Nga 1917 đã bùng nổ và giành thắng lợi, mở ra thời đại mới trong lịch sử xã hội loài người - thời kì lịch sử thế giới hiện đại. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu sự kiện trọng đại này. 4. Dạy và học bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI * Hoạt động 1: Cả lớp GV: Sử dụng bản đồ nước Nga giới thiệu khái quát GV: Tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX ? HS: Dựa vào kiến thức sgk trả lời GV: Cho HS theo dõi quan sát bức tranh hình 23 (gv đã phóng to) - Em có nhận xét gì về bức tranh này? HS: Nhận xét GV: Qua tất cả sự phân tích trên em có nhận xét gì về tình hình nước Nga đầu thế kỷ XX? HS: Dựa vào kiến thức sgk trả lời GV: Bổ sung nhấn mạnh: Tạo điều kiện cho cách mạng bùng nổ và thắng lợi ở Nga. GV: Củng cố ý * Hoạt động 2: Cả lớp GV: Những diễn biến chính Cách mạng tháng Hai 1917 ở Nga? HS: Dựa vào sgk nêu sự kiện GV: Kết quả mà cách mạng tháng Hai đã mang lại là gì? HS: Trả lời GV: Vì sao cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai 1917 được coi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới? HS: Trả lời theo hiểu biết của mình GV: Cho HS đây là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần 2 (lần1: Cách mạng 1905- 1907). GV: Sau cách mạng tháng Hai tình hình nước Nga có gì nổi bật? HS: Trả lời GV: Những diễn biến chính Cách mạng tháng Mười Nga 1917 ? HS: Trả lời GV: Bổ sung: Đầu 10-1917, Lê-nin từ nước ngoài về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng; thành lập đội Cận vệ đỏ- lực lượng chủ lực tiến hành cách mạng; ban lãnh đạo k/n thông qua quyết định khởi nghĩa hết sức nhanh chóng. GV: So với Cách mạng tháng Hai, Cách mạng tháng Mười đã đem lại kết quả tiến bộ nào? HS: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản thiết lập nhà nước vô sản, chính quyền thuộc vào tay nhân dân * Hoạt động 3: Nhóm Cho HS thảo luận: - Việc đầu tiên mà chính quyền mới đem lại là gì? - Sắc lệnh về hoà bình và ruộng đất đã đem lại cho nhân dân những gì? HS: Trả lời, nhóm khác bổ sung, GV phân tích GV: Những việc làm cấp thiết củng cố lòng tin của nhân dân vào chính quyền mới góp phần tháo gỡ khó khăn sau cách mạng để tiếp tục xây dựng và bảo vệ chính quyền GV: Ngoài ra chính quyền còn làm gì? HS: Dựa vào sgk trả lời GV: Kết luận: Đến giai đoạn này chính quyền đã chuẩn bị đủ mọi đk cần thiết cho cuộc sống đ/t chống lại các lực lượng kẻ thù luôn tìm ra mọi cách phá hoại cách mạng GV: Vì sao các nước đế quốc đã cấu kết với bọn phản động trong nước chống nước Nga Xô viết? HS: Trả lời GV: Vì Cách mạng tháng Mười thắng lợi, các nước đế quốc đã mất một đồng minh. GV: Chính sách cộng sản thời chiến đã có tác dụng gì? HS: Trả lời GV: Huy động tối đa mọi nguồn lực phục vụ chiến đấu. * Hoạt động 4: Cá nhân GV: Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười? Đối với nước Nga và thế giới? HS: Làm thay đổi vận mệnh đất nước, số phận con người, đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, thiết lập nhà nước XHCN đầu tiên trên t/g HS: Tác động làm thay đổi t/g với sự ra đời của một nhà nước XHCN rộng lớn → các nước đế quốc hoảng sợ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho g/c công nhân và nhân dân lao động thế giới GV: Khẳng định ý và sơ kết I. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917: 1. Tình hình nước Nga trước cách mạng: - Là nước đế quốc phong kiến bảo thủ, lạc hậu, tồn tại nhiều mâu thuẫn gay gắt: + Đế quốc Nga với các dân tộc + Tư sản với vô sản + Phong kiến với nông dân - Cách mạng bùng nổ là điều không thể tránh khỏi. 2. Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng Mười: - Diễn biến: Tháng 2-1917, cách mạng bùng nổ và giành thắng lợi. - Kết quả: Chế độ Nga hoàng bị lật đổ, chính quyền thiết lập: Xô viết và Chính phủ lâm thời tư sản. - Lênin và Đảng Bônsêvích đề ra kế hoạch tiếp tục làm cuộc cách mạng. - Ngày 24-10 khởi nghĩa nổ ra ở Pê-tơ-rô-grát đến ngày 25-10, giành thắng lợi. II. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết: 1. Xây dựng chính quyền Xô viết: - Ngày 25-10-1917, Chính quyền Xô viết thành lập do Lê-nin đứng đầu: Thông qua Sắc lệnh hoà bình và Sắc lệnh ruộng đất - Thực hiện các biện pháp để ổn định chính trị và phát triển kinh tế đất nước. 2. Bảo vệ chính quyền Xô viết: Năm 1918-1920, nhân dân Xô viết đã chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài, Chính quyền Xô viết được bảo vệ. và giữ vững. III. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga: (Học SGK) 5. Củng cố: - Tình hình nước Nga trước cách mạng, Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười năm 1917. - Tại sao nói Cách mạng tháng Mười là cuộc CM XHCN đầu tiên? Ảnh hưởng tác động to lớn đối với nước Nga và toàn thế giới? 6. Hướng dẫn tự học: a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học: Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 10

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_6_9.doc