Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 7: Những thành tựu văn hoá thời cận đại

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Vế kiến thức:

- Học sinh kết hợp với các kiến thức đã học các môn Địa lý, Ngữ văn để hiểu được sự phát triển của văn học, nghệ thuật, tư tưởng . thời Cận đại và ảnh hưởng của nó.

-Nắm được cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng dẫn đến sự ra đời CN XHKH.

2- Kỹ năng:

Biết liên hệ, phân tích đánh giá những thành tựu văn hóa và tác dụng của nó đối với xã hội.

- Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện.

- Biết trình bày một vấn đề có tính logic

- Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học

3- Thái độ:

- Hình thành ý thức say mê học tập, tìm hiểu, sáng tác.

- Trân trọng và phát huy những giá trị, thành tựu văn học nghệ thuật mà con người đã đạt được trong thời cận đại

II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1. Chuẩn bị của GV

- Tranh ảnh, các tác phẩm, những mẫu chuyện về các nhà văn hoá, tư tưởng, các trào lưu văn học, nghệ thuật, triết học thời cân đại.

- Sách, truyện kể về các danh nhân, các từ điển âm nhạc, mỹ thuật đã xuất bản.

2. Chuẩn bị của HS

- Sưu tầm tranh, ảnh, tóm tắt các tác phẩm của Vichto Huy-gô, Lỗ Tấn, Mac-Tuên, Lep Tôn-xtôi mà các em đã học ở chương trình văn học.

- Đọc trước SGK

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 7: Những thành tựu văn hoá thời cận đại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương III NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI. ********************* SOẠN DẠY Ngày 11 tháng 10 năm 2010 Ngày 12 tháng 10 năm 2010 Bài 7 Tiết PPCT: 9 NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HOÁ THỜI CẬN ĐẠI I- MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1- Vế kiến thức: - Học sinh kết hợp với các kiến thức đã học các môn Địa lý, Ngữ văn để hiểu được sự phát triển của văn học, nghệ thuật, tư tưởng . thời Cận đại và ảnh hưởng của nó. -Nắm được cuộc đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng dẫn đến sự ra đời CN XHKH. 2- Kỹ năng: Biết liên hệ, phân tích đánh giá những thành tựu văn hóa và tác dụng của nó đối với xã hội. - Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện. - Biết trình bày một vấn đề có tính logic - Biết tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học 3- Thái độ: - Hình thành ý thức say mê học tập, tìm hiểu, sáng tác. - Trân trọng và phát huy những giá trị, thành tựu văn học nghệ thuật mà con người đã đạt được trong thời cận đại II- CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Chuẩn bị của GV - Tranh ảnh, các tác phẩm, những mẫu chuyện về các nhà văn hoá, tư tưởng, các trào lưu văn học, nghệ thuật, triết học thời cân đại. - Sách, truyện kể về các danh nhân, các từ điển âm nhạc, mỹ thuậtđã xuất bản. 2. Chuẩn bị của HS - Sưu tầm tranh, ảnh, tóm tắt các tác phẩm của Vichto Huy-gô, Lỗ Tấn, Mac-Tuên, Lep Tôn-xtôi mà các em đã học ở chương trình văn học. - Đọc trước SGK III- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1-Ổn định lớp (Sĩ số, nề nếp, chuẩn bị điều kiện cho giờ học) 2- Kiểm tra bài cũ: 4’ Câu 1: Em hãy trình bày nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? Câu 2: Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất? 3- Dẫn dắt vào bài mới: 1’ Thời cận đại, chủ nghĩa tư bản đã thắng thế trên phạm vi thế giới. Chủ nghĩa tư bản chuyển lên chủ nghĩa đế quốc bên cạnh những mâu thuẫn, những bất công trong xã hội cần lên án thì đây cũng là thời kỳ đạt được nhiều thành tựu lớn trong các lĩnh vực văn học - nghệ thuật, khoa học kỹ thuật. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nhận thức đúng những vấn đề này. 4- Tổ chức các hoạt động dạy và học TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 10’ *Hoạt động 1 - GV hỏi và dẫn dắt, gợi ý vào nội dung chính: Tại sao vào đầu thời cận đại nền văn hoá thế giới, nhất là ở châu Âu có điều kiện phát triển? - GV giải thích khái niệm “văn hoá” - “Buổi đầu thời cận đại” là từ giữa thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII - Nét nổi bật trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ là gì? - GV hỏi: Những thành tựu văn hoá thời cận đại có tác dụng gì? (Trào lưu triết học Ánh sáng được ví “như những khẩu đại bác, mở đường cho bộ binh xuất kích”) * Cả lớp - Kinh tế phát triển mối quan hệ xã hội phát triển, đó chính là hiện thực để có nhiều thành tựu văn học nghệ thuật giai đoạn này. - Mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp, tự do cho con người - HS trình bày đôi nét vế một tác giả, tác phẩm mà em học thời kỳ này. + Phản ánh hiện thực xã hội các nước trên thế giới thời cận đại. + Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản, tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, góp phần vào sự thắng lợi của chủ nghĩa tư bản. 1- Sự phát triển văn hoá trong buổi đầu thời cận đại - Xuất hiện những nhà văn, nhà thơ lớn: Cooc-nây, La-Phông-ten, Mô-li-e (Pháp); Puskin (Nga); An-đec-xen (Đan Mạch) - Thời kỳ này xuất hiện nhiều danh nhân văn hoá lớn nổi tiếng như: Bet-tô-ven, Môda (âm nhạc); Rem-bran (hội hoạ); Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rut-xô, Mê-li-e (những nhà tư tưởng). - Họ được xem là những người đi trước dọn đường cho các cuộc cách mạng bùng nổ. 15’ * Hoạt động 2 - GV hỏi : Em có nhận xét gì về điều kiện lịch sử giai đoạn đầu thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của thời kỳ cận đại? Điều kiện đó có tác dụng gì đối với các nhà văn, nhà nghệ thuật ? - GV chia lớp thành 2 nhóm. - Yêu cầu HS đọc SGK tìm hiểu các thành tựu và lập bảng thống kê kiến thức: theo mẫu: Tên tác giả (Năm sinh, năm mất) Tác phẩm chủ yếu * Nhóm - Chủ nghĩa tư bản được xác lập trên phạm vi toàn thế giới và bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa - Giai cấp tư sản nắm quyến thống trị, đời sống của nhân lao động bị áp bức ngày càng khốn khổ. →Đây là hiện thực để các nhà văn, nhà nghệ thuật phản ánh đầy đủ trong các tác phẩm của mình Nhóm 1: Hoàn thành bảng thống kê thành tựu văn học 2- Thành tựu cuả văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: a- Về văn học: - Vichto Huy-gô (1802-1885): Những người khốn khổ - Lep Tôn-xtôi (1828-1910): Chiến tranh và hoà bình - Mac-Tuên (1935-1910): Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ - Lỗ Tấn (1881-1936): AQ chính truyện; Nhật ký người điên; Thuốc - Hô-xê Mac-ti (1823-1893): Nhà thơ nổi tiếng của Cu Ba. Nhóm 2: : Hoàn thành bảng thống kê thành tựu về nghệ thuật. Hồ thiên nga của  Trai-cốp –ki (Nga) b- Về nghệ thuật: - Kiến trúc: Cung điện Vec xai được hoàn thành vào năm 1708 - Hội hoạ: Danh hoạ Van Gốc (Hà Lan), Phu-gi-ta( Nhật Bản), Pi-cat-xô(Tây Ban Nha), La-vi-tan (Nga) - Âm nhạc: Nổi bật là Trai-côp-xki. *Tác dụng: Phản ánh hiện thực xã hội, mong ước xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn. - HS trình bày một vài tác phẩm văn học tiêu biểu đại diện cho các khía cạnh khác nhau: + Tác phẩm “Những người khốn khổ” của Vichto Huy-gô phản ánh hiện thực của đời sống của nhân dân trong xã hội Pháp khi Pháp trở thành đế quốc + Tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn phản ánh xã hội Trung Quốc trong bối cảnh Trung Quốc bị xâu xé.. - Nghệ thuật: Cung điện Vec xai được hoàn thành vào năm 1708; Bảo tàng Anh; Viện bảo tàng Ec-mi-ta-giơ; Bảo tàng Lu-vrơ (Pari-Pháp) là những bảo tàng hiện vật lớn nhất thế giới - Hội hoạ: nổi tiếng là tác phẩm hoa hướng dương của Van Gốc - GV hỏi: Các tác phẩm văn học, nghệ thuật thời kỳ này có gì khác so với giai đoạn trước? (Đạt được nhiều thành tựu rực rỡ hơn, phản ánh hiện thực cuộc sống ở cả các nước tư bản và các nước thuộc địa, phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp trong xã hội, mong ước xã hội tốt đẹp hơn.) Trang bìa của truyện Ngụ ngôn của La Phông-ten Những người khốn khổ  của Vích to Huy go Tác phẩm tháng ba của Le vi tan –Nga Cung điện Véc-xai 10’ *Hoạt động 3 - GV cho HS đọc sách SGK, xem ảnh các nhà tư tưởng tiến bộ: Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen và trả lời câu hỏi: - Tư tưởng chính của các ông là gì? Nó có trở thành hiện thực trong xã hội bấy giờ không? Xanh - Ximơng (1760 - 1825) GV hỏi: - Hoàn cảnh dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học? - Nội dung cơ bản? - Điểm khác với các học thuyết trước đây? - Vai trò của chủ nghĩa xã hội khoa học? Giai cấp tư sản dùng mọi quyền thống trị để đàn áp quần chúng lao động  *Cá nhân - HS trả lời: Mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp bức bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình => không tưởng vì họ không thực hiện được kế hoạch của mình trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển. Charles Fourier Rôbơt Ôoen - Triết học cổ điển Đức: đại diện: Hê-ghen, Phoi-ơ-bach. - Các nhà kinh tế chính trị Anh: Adam Xmit(1723-1790), Ri-cac-đô (1772-1823) => Chưa thấy được mối quan hệ giữa người với người đằng sau sự trao đổi hàng hoá 3- Trào lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời của CNXH khoa học từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX: a- Trào lưu tư tưởng tiến bộ: Đại diện là Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen mong muốn xây dựng một xã hội không có chế độ tư hữu, không có áp bức bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình => Không tưởng vì họ không thực hiện được trong điều kiện chủ nghĩa tư bản vẫn được duy trì và phát triển. b- Triết học cổ điển Đức và kinh tế chính trị Anh: - Triết học cổ điển Đức: đại diện: Hê-ghen, Phoi-ơ-bach. - Các nhà kinh tế chính trị Anh: Adam Xmit (1723-1790), Ri-cac-đô (1772-1823) => Mở đầu “lí luận về giá trị” c- Chủ nghĩa xã hội khoa học: Do Mac và Ăngghen sáng lập gồm 3 bộ phận: - Triết học ( gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử) - Kinh tế- chính trị học. - Chủ nghĩa xã hội khoa học 5- Củng cố: Học thuyết của chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trong điều kiện lịch sử nào? 6- Dặn dò: Học bài cũ, trả lời câu hỏi sách giáo khoa. - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về các nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc, họa sĩ thời cận đại? - Lập bảng hệ thống kiến thức về thành tựu của văn hóa thời cận đại (với các nhà văn hóa và trào lưu tư tưởng tiêu biểu) IV- RÚT KINH NGHIỆM:

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_7_nhung_thanh_tuu_van_hoa_thoi_ca.doc