Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình cả năm - Trường THPT Ninh Thanh Lợi

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Nhật Bản trước năm 1868 đặt ra nhu cầu cấp thiết là phải duy tân cho phù hợp với tình hình mới.

- Cuộc duy tân Minh Trị đưa đất nước Nhật trở thành nước tư bản phát triển mạnh -> CNĐQ.

2. Tư tưởng-tình cảm

- Sự khủng hoảng của xã hội phong kiến Nhật Bản và xu thế đổi mới là một tất yếu so với thời đại.

- Canh tân đất nước là cần thiết để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo lạc hậu, phù hợp qui luật phát triển xã hội.

3. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá.

- Rèn luyện kỹ năng khai thác lược đồ, bản đồ, tranh ảnh

II. Thiết bị-tài liệu dạy học

- Lược đồ Châu Á-nước Nhật.

- Hình ảnh về thành tựu kinh tế sau cải cách.

III. Các bước tiến hành

1. Kiểm tra bài cũ

2. Vào bài

3. Dạy bài mới

 

doc81 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Chương trình cả năm - Trường THPT Ninh Thanh Lợi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày: . . . . . . . . . . Tuần: 01 Tiết: 01 Bài 1. NHẬT BẢN I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến Nhật Bản trước năm 1868 đặt ra nhu cầu cấp thiết là phải duy tân cho phù hợp với tình hình mới. - Cuộc duy tân Minh Trị đưa đất nước Nhật trở thành nước tư bản phát triển mạnh -> CNĐQ. 2. Tư tưởng-tình cảm - Sự khủng hoảng của xã hội phong kiến Nhật Bản và xu thế đổi mới là một tất yếu so với thời đại. - Canh tân đất nước là cần thiết để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo lạc hậu, phù hợp qui luật phát triển xã hội. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Rèn luyện kỹ năng khai thác lược đồ, bản đồ, tranh ảnh II. Thiết bị-tài liệu dạy học Lược đồ Châu Á-nước Nhật. Hình ảnh về thành tựu kinh tế sau cải cách. III. Các bước tiến hành 1. Kiểm tra bài cũ 2. Vào bài 3. Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1: Nhóm - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm - HS đọc sách, thảo luận trả lời, - GV nhận xét và chốt ý cho từng nhóm Nhóm 1: Nét nổi bật về tình hình chính trị Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XIX? => Cần giải thích rõ chế độ Mạc Phủ là gì? Nhóm 2: Vì sao nói nền kinh tế Nhật nửa đầu thế kỷ XIX phát triển thiếu cân đối và không bền vững? => Nhóm 3: Tình hình kinh tế, chính trị tác động như thế nào đến xã hội Nhật lúc bấy giờ? => Hoạt động 2 - GV: Nhật Bản tiến hành cải cách trong điều kiện như thế nào? Nội dung cải cách ra sao? - HS thảo luận trả lời, GV nhận xét và chốt ý => Hoạt động 3 - GV: Ý nghĩa của cải cách Minh Trị? - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => Hoạt động 4 - GV: Những biểu hiện nào cho thấy nước Nhật chuyển sang giai đoạn ĐQCN? Hệ quả của nó? - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => 1. Nhật Bản từ đầu thế kỷ XIX đến trước 1868 - Chính trị: Chế độ phong kiến khủng hoảng - Nền kinh tế thiếu cân đối + Nông nghiệp lạc hậu + Mầm móng kinh tế TBCN xuất hiện - Xã hội phân hóa sâu sắc: + Daymiô => Quý tộc phong kiến + Samurai => Võ sĩ + Nông dân + G/c tư sản ra đời và không ngừng lớn mạnh => CNTB phương Tây dòm ngó 2. Cuôc duy tân Minh trị * Điều kiện: - Làn sóng đấu tranh dâng cao - Chế độ Mạc phủ bị lật đổ => Thiên Hoàng Minh Trị lên nắm quyền và tiến hành cải cách * Nội dung: (SGK) * Ý nghĩa: - Đưa nước Nhật thoát khỏi khủng hoảng - Tạo điều kiện cho CNTB phát triển 3. Nhật Bản chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa * Biểu hiện: - Kinh tế: Tập trung sản xuất => xuất hiện nhiều công ty độc quyền - Chính trị: + Đối nội: Tăng cường áp bức, bóc lột nhân dân + Đối ngoại: Đẩy mạnh xâm lược => CNĐQ phong kiến quân phiệt * Hệ quả: - Mâu thuẩn xã hội trở nên gây gắt - Phong trào công nhân diễn ra sôi nổi 4. Sơ Kết bài - Củng cố + Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của Nhật cuối TK XIX ? + Tại sao gọi Nhật là Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt ? - Dặn dò + Học bài, trả lời câu hỏi SGK + Xem trước bài mới theo câu hỏi dẫn cuối mục. IV. Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ninh Thạnh Lợi, ngày..//2010 Ký duyệt Ngày: . . . . . . . . . . . Tuần: 02 Tiết: 02 Bài 2. ẤN ĐỘ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Sự biến đổi về kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ dưới ách cai trị hà khắc của thực dân Anh. - Phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển sôi nổi dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại-chính đảng của giai cấp vô sản. 2. Tư tưởng-tình cảm - Tôn vinh phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc. - Đồng tình và khâm phục ý chí đấu tranh của nhân dân Ấn Độ. 3. Kỹ năng Rèn luyện kỹ năng khai thác-sử dụng sơ đồ, lược đồ. II. Thiết bị-tài liệu dạy học - Lược đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối TK XIX đầu TK XX - Tranh ảnh về đất nước Ấn Độ cuối TK XIX đầu TK XX III. Các bước tiến hành 1.Kiểm tra bài cũ 2.Vào bài mới 3. Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1 - GV: Vài nét về chính sách bóc lột của thực dân Anh ở Ấn Độ và hệ quả của nó? - HS đọc sách, thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => Hoạt động 2: Nhóm - GV: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét, chốt ý cho từng nhóm Nhóm 1: Nguyên nhân dẫn đến khởi nghĩa Xi-bay? => Nhóm 2: Tóm tắt diễn biến chính của k/n Xi-bay? => Nhóm 3: Ý nghĩa? => Hoạt động 3 - GV: Vài nét về hoạt động của Đảng Quốc đại và vai trò của nó đối với phong trào dân tộc ở Ấn Độ? - HS đọc sách, thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => 1. Tình hình kinh tế - xã hội nửa sau thế kỷ XIX - Dưới ách thống trị của thực dân Anh + Kinh tế: vơ vét, bóc lột thậm tệ +Chính trị - xã hội : Chia để trị - Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thức dân Anh trở nên gây gắt 2. Cuộc khởi nghĩa Xi-bay (1857 – 1859) * Nguyên nhân: Mâu thuẫn dân tộc - Sâu xa: Phân biệt đối xử - Trực tiếp: Xúc phạm tôn giáo * Diễn biến: (SGK) * Ý nghĩa: - Nêu cao tinh thần đấu tranh bất kghuất của nhân dân Ấn Độ - Thức tỉnh ý thức đấu tranh, tinh thần dân tộc 3. Đảng Quốc Đại và phong trào dân tộc (1885 – 1908) * Đảng Quốc Đại – Chính đảng của g/c tư sản - Phái ôn hòa - Phái cấp tiến (còn gọi là phái cực đoan) * Vai trò: - Lãnh đạo và thúc đẩy sự phát tẻiển của phong trào dân tộc + Chống đạo luật chia cắt Ben-gan + Khởi nghĩa Bom-bay - Tập hợp lực lượng quần chúng đấu tranh chống thực dân Anh 4. Sơ kết bài -Củng cố + Vì sao giai cấp vô sản ở Ấn Độ nhanh chóng giành quyền lãnh đạo cách mạng? Vai trò của Đảng Quốc Đại? + Tại sao xu hướng đấu tranh ôn hòa ở Ấn Độ chiếm ưu thế? Theo quan điểm của em, em có tán thành hình thức đấu tranh như vậy ở Việt Nam không? Tại sao? - Dặn dò Học bài cũ, xem trước bài mới SGK IV. Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ninh Thạnh Lợi, ngày..//2010 Ký duyệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày: . . . . . . . . . . . Tuần: 03 Tiết: 03 Bài 3. TRUNG QUỐC I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Giữa TK XIX Trung Quốc trở thành miếng mồi ngon của CNĐQ. - Phong trào đấu tranh chống CNTD của nhân dân Trung Quốc phát triển mạnh mẽ đặc biệt là cuộc cách mạng Tân Hợi 1911. - Do thái độ yếu hèn nhu nhược của triều đình phong kiến, Trung Quốc dần dần trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến 2. Tư tưởng-tình cảm - Biểu hiện sự đồng tình, khâm phục ý chí đấu tranh chống CNTD của nhân dân Trung Quốc. - Tán thành những quan điểm đúng đắn của Chủ nghĩa Tam Dân và sự ảnh hưởng của nó đối với cách mạng Việt Nam. 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá - Sử dụng-khai thác lược đồ, sơ đồ, tranh ảnh - Hình thành các khái niệm lịch sử : “thuộc địa”, “nửa thuộc địa, nửa phong kiến”, “vận động duy tân”, “Chủ nghĩa Tam Dân” II. Thiết bị-tài liệu dạy học - Lược đồ các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc - Tranh ảnh, tài liệu có liên quan III. Các bước tiến hành 1. Kiểm tra bài cũ 2. Dạy bài mới 3. Nội dung bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1 - GV: Vì sao CNTB phương Tây tranh nhau sâu xé Trung Quốc? - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => - GV: Quá trình xâu xé TQ diễn ra như thế nào? - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => Hoạt động 2 - GV: Lập niên biểu tóm tắt các cuộc đấu tranh của nhân dân TQ từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX với các cột nội dung sau: + Thời gian + Tên phong trào + Thành phần tham gia + Kết quả - Ý nghĩa - HS đọc sách, thảo luận trình bày trên phiếu hịc tập – GV nhận xét bổ sung và chốt ý => 1. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược * Nguyên nhân: - Lãnh thổ rộng lớn, đông dân - Tài nguyên thiên nhiên phong phú - chế độ phong kiến suy yếy nghiêm trọng => “Miếng mồi ngon” của CNTB * CNTD xâu xé Trung Quốc - Anh Hiệp ước Nam Kinh - Mĩ // Hạ Vọng - Pháp // Hoàng Phố 2. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX Thời gian Tên phong trào Thành phần Kết quả - ý nghĩa 1851 - 1864 Thái Bình Thiên Quốc Nông dân - Tuy thất bại nhưng cũng thức tỉnh tinh thần dân tộc - Chứng minh đường lối pk không còn phù hợp 1858 - 1880 Nghĩa Hòa Doàn Nông dân - Biểu dương tinh thần đấu tranh anh dũng - Mang đậm màu sắc tôn giáo 1898 Bách Nhật Duy Tân - Quan lại - Sĩ phu yêu nước Biểu hiện ý thức vươn lên của một bộ phận sĩ phu yêu nước Hoạt động 3 Nhóm - GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm: - HS đọc sách kết hợp với hiểu biết cá nhân trao đổi trả lời – Gv nhận xét và chốt ý Nhóm 1: Em có những hiểu biết gì về Tôn Trung Sơn và tổ chức Đồng Minh hội? => Nhóm 2: Trình bày nguyên nhân, diễn biến của cách mạng Tân Hợi? => 3. Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi * Tôn Trung Sơn lập Đồng Minh hội - Tôn Trung Sơn (1866 – 1925) - Đồng Minh hội: (1905) + Thành phần: Tư sản, TTS – trí thức + Mục tiêu: Chống PK, ĐQ + Cương lĩnh: Chủ nghĩa tam dân * Cách mạng Tân Hợi (1911) - Nguyên nhân - Diễn biến (SGK) Nhóm 3: Phân tích tính chất, ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi => - Kết quả - Ý nghĩa + Lâti đổ chế độ phong kiến nhưng chưa đánh đuổi được các thế lực xâm lược + Ảnh hưởng sâu rộng trên phạm vi thế giới => Cách mạng DCTS không triệt để 4. Sơ kết bài - Củng cố + Phân tích hình ảnh “chiếc bánh ngọt ” (SGK) + Tại sao gọi Cách mạng Tân Hợi là cuộc Cách mạng Dân chủ Tư sản kiểu mới? - Dặn dò: Học bài cũ, đọc bài mới SGK IV. Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ninh Thạnh Lợi, ngày..//2010 Ký duyệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày: . . . . . . . . . . . Tuần: 04, 05 Tiết: 04, 05 Bài 4. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ( Cuối TK XIX - đầu TK XX) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Tình trạng lạc hậu về kinh tế, chính trị, văn hóa biến Đông Nam Á thành khu vực phân chia của CNTD phương Tây - Tình trạng đó đặt Đông Nam Á trước hai con đường : hoặc canh tân đổi mới đất nước, hoặc bảo thủ chờ giặc xâm lược - Cuối TK XIX-đầu TK XX, mặc dù nhân dân Đông Nam Á anh dũng chống cự nhưng do thái độ yếu hèn của các triều đại phong kiến, khu vực này lần lượt trở thành thuộc địa của CNTD ( trừ Xiêm) 2. Tư tưởng-tình cảm - Biểu dương tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Đông Nam Á - Ý thức đoàn kết các dân tộc - Tinh thần chống xâm lược-chống CNTD 3. Kỹ năng - Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá - Kỹ năng sử dụng, khai thác sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh II. Thiết bị - Lược đồ Đông Nam Á cuố thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX - Tranh ảnh, tài liệu có liên quan III. Các bước tiến hành 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới 3. Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1 Vì sao CNTD tranh nhau xâm lược Đông Nam Á? – Quá trình phân chia thuộc địa diễn ra như thế nào? HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => Hoạt động 2- GV: Sử dụng phiếu học tập yêu cầu HS lập bảng tóm tắt các cuộc đấu 1. Quá trình xâm lược của CNTD vào Đông Nam Á - CNTB phát triển nhanh chóng => nhu cầu về thị trường, nguyên liệu - Đông Nam Á lạc hậu, khủng hoảng => CNTDb tranh nhau xâm chiếm + Anh chiếm Miến Điện + Hà Lan chiếm Inđônêsia + Pháp chiếm Đông Dương 2. Phong trào đấu tranh chống CNTD của nhân dân Đông Nam tranh của nhân dân Đông Nam Á với các cột nội dung sau: + Tên nước + Kẻ thù + Phong trào tiêu biểu - HS đọc sách thảo luận trình bày trên bảng phụ - GV cùng cả lớp nhận xét, bổ sung => * Nhân dân Đông Nam Á chống xâm lược Tên nước Kẻ thù Phong trào tiêu biểu In-đô-nê-si-a Hà Lan - K/n Đi-pô-nê-gô-rô (1825 – 1830) - K/n nông dân do Sa-min lãnh đạo - Phong trào công nhân Phi-lip-pin Tây Ban Nha - K/n Ca-vi-tô - Cải cách Hô-xe Ri-đam - Bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô Cam-pu-chia Pháp - K/n hoàn thân Si-nô-tha (1861 – 1892) - K/n A-cha-xoa (1863 – 1866) - K/n Phu-côm-bô (1866 – 1903) Lào Pháp - K/n Pha-ca-đuốc (1901 – 1903) - K/n ở cao nguyên Bo-lô-ven do Ông Kẹo lãnh đạo - GV: Phân tích ý nghĩa của các phong trào và sự thất bại tất yếu của nó=> Hoạt động 3 - GV: Vì sao Xiêm tiến hành cải cách, nội dung cơ bản của cải cách? - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => - Kết quả quan trọng nhất của cải cách là gì? - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => * Kết quả: Cuối thế TK XIX, hầu hết các nước Đông Nam Á trở thành thuộc địa của CNTD (Trừ Xiêm) 3. Xiêm giữa thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX * Xiêm tiến hành cải cách - Lợi dụng mâu thuẩn giữa Anh và Pháp - Mở của, đẩy mạnh ngoại giao - Khuyến khích tăng gia sản xuất * Kết quả - Ý nghĩa - Xiêm thoát khỏi khủng hoảng - Giữ được độc lập dân tộc 4. Sơ kết bài - Củng cố + Việt Nam có thể cải cách để thoát khỏi số phận thuộc địa như Xiêm và Nhật đã làm không? Vì sao? + Nguyên nhân dãn đến các nước Đông Nam Á bị chủ nghĩa thực dân tranh nhau xâm lược? - Dặn dò: học bài cũ, xem trước bài mới theo câu hõi gợi ý SGK IV. Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ninh Thạnh Lợi, ngày..//2010 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày: . . . . . . . . . . . Tuần: 06 Tiết: 06 Bài 5. CHÂU PHI VÀ KHU VỰC MĨ LA TINH I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Châu Phi và Mĩ La Tinh là khu vực đông dân, trình độ phát triển còn thấp kém, sớm trở thành nơi tranh giành và phân chia thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc - Từ thế kỷ XVI – thế kỷ XIX, các nước đế quốc đã hoàn thành phân chia thuộc địa ở hai khu vực này. Riêng Mĩ La Tinh sau khi thoát khỏi ách thống trị của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lại trở thành “sân sau” của Mĩ 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng ý thức đấu tranh chống xâm lược, chống chủ nghĩa thực dân - Tinh thần đoàn kết quốc tế giữ gìn và bảo vệ hòa bình, độc lập dân tộc và an ninh thế giới 3. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá - Kĩ năng sử dụng, khai thác sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh II. Thiết bị - Lược đồ châu Phi cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX // khu vực Mĩ La Tinh // III. Các bước tiến hành 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới 3. Dạy bày mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1 - GV: Vì sao CNTD tranh nhau xâm lược châu Phi? – Quá trình phân chia thuộc địa ở châu Phi diễn ra như thế nào? - HS đọc sách, thảo luận trả lòi – GV nhận xét và chốt ý => Hoạt động 2 - GV: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở châu Phi diễn ra như thế nào? - HS đọc sách, nêu hai phong trào tiêu biểu – GV nhận xét và phân tích thêm => Hoạt động 3 - GV: Quá trình tranh giành thuộc địa ở châu Phi diễn ra như thế nào? – Em hiểu thế nào về khái niệm “Sân sau”? - Hs thảo luận trả lời – GV nhận xét và gợi lại cho HS nhớ quá trình tìm ra châu Mĩ từ cuối thế kỷ XV => 1. Châu Phi a. CNTD phân chia thuộc địa ở châu Phi - Anh: Ai Cập, Nam Phi - Pháp: Tây Phi, Miền xích đạo - Đức: Ca-mơ-rum, Tô-gô, b. Phong trào đấu tranh chống CNTD - Cuộc kháng chiến của nhân dân E-ti-ô-pi - Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập của Li-bê-ri-a 2. Khu vực Mĩ La Tinh - TK XVI – TK XVII, là thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha - Thế kỷ XIX, Mĩ gạt bỏ ảnh hưởng của TBN và BĐN để độc chiếm khu vực này => Cuối thế kĩ XIX, Mĩ La Tinh trở thành sân sau của Mĩ. 4. Sơ kết bài - Củng cố: + Vì sao Mí La Tinh sớm trở thành thuộc địa của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trước khi trở thành “Sân sau” của Mĩ? + Ngày nay, các nước châu phi và Mĩ La Tinh nói riêng, các nước nhỏ yếy nói chung đã hoàn toàn thoát khỏi ách nô dịch của Chủ nghĩa đế quốc chưa? – Biểu hiện? - Dặn dò: Học bài cũ, xem trước bài mới theo câu hỏi gợi ý SGK IV. Rút kinh nghiêm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ninh Thạnh Lợi, ngày..//2010 Ký duyệt Tuần 7 Tiết 7,8 Bài 6: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 – 1918) I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế giới thứ nhất chính là qui luật phát triển không đều => mâu thuẫn giữa các đế quốc - Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa, gây tổn thất nặng nề cho nhiều nước tham chiến mà chính quần chúng nhân dân là người gánh chịu nặng nề nhất - Diễn biến cuộc chiến tranh làm bọc lộ bản chất hiếu chiến của chủ nghĩa đế quốc. 2. Tư tưởng - Bồi dưỡng ý thức đấu tranh chống CNĐQ, chống chiến tranh - Giáo dục tinh thần đoàn kết quốc tế trong quá trình đấu tranh vì hòa bình, tiến bộ xã hội 3. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá - Kĩ năng khai thác sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh - Hình thành được các khái nhiệm cơ bản II. Thiết bị - Lược đồ hai khối quân sự trong chiến tranh thế giới thứ nhất - Lược đồ, bảng tóm tắt diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất - Tranh ảnh, tài liệu có liên quan III. Các bước tiến hành 1. Kiểm tra bài cũ: Trình bày âm mưu của Mĩ đối với khu vực Mĩ Latinh? 2. Vào bài mới: Cuối thế kỷ XIX, sự phân chia thuộc địa kết thúc với kết quả không đồng đều. Điều đó đã dẫn đến mâu thuẫn gây gắt giữa các nước đế quốc. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ nhằm giải quyết mâu thuẫn trên. 3. Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1 - GV: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của chiến tranh thế giới thứ nhất? Theo em, nguyên nhân nào là cơ bản? - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => GV cần liên hệ giải thích thêm về các khái niệm “Đế quốc trẻ” “Đế quốc già”. Đồng thời, sử dụng lược đồ hai khối quân sự đầu thế kỷ XX Hoạt động 2 - GV: Hãy trình bày một cách khái quát về diễn biến của chiến tranh thế giới thứ nhất? - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét chốt ý cho từng nhóm Nhóm 1: Giai đoạn 1 (1914 – 1916) Nhóm 2: Giai đoạn 2 (1917 – 1918) - GV sử dụng lược đồ chiến tranh thế giới thứ nhất yêu cầu hoặc hướng dẫn HS khai thác Hoạt động 3 - GV: Chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc như thế nào? Tính chất của nó? Sự ra đời của Nhà nước XHCN có ý nghĩa như thế nào? - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => - GV: Vì sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất là chiến tranh phi nghĩa? - HS thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => Chiến tranh nhằm tranh giành thuộc địa, hao tốn nhân lựch, vật lực mà không đem lại lợi ích cho nhân dân lao động I. Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh - Nguyên nhân sâu xa + Qui luật phát triển không đều dẫn đến việc hình thành hai phe đế quốc (đế quốc già và đế quốc trẻ) + Đầu thế kỷ XX hình thành hai khối đế quốc => Mâu thuẫn giữa hai khối đế quốc đẫn đến chiến tranh - Nguyên nhân trực tiếp: ngày 28/6/1914 thái tử Áo Hung bị ám sát => Đức – Áo- Hung lấy cớ gây chiến tranh II. Diễn biến của chiến tranh 1. Giai đoạn thứ nhất (1914 – 1916) - Từ 28/7 – 4/8 các nước đế quốc lần lượt tuyên chiến với nhau - Ưu thế thuộc về phe Liên Minh 2. Giai đoạn hai (1917 – 1918) - 11/1917 Cách mạng XHCN ở Nga thắng lợi, Nga rút khỏi chiến tranh - 2/1917 Mĩ tuyên chiến với Đức => Phe Hiệp Ước tấn công trên các mặt trận, các nước Liên Minh lần lượt đầu hàng III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất - Hệ quả: + Gây thiệt hại nặng nề cho cả hai phe tham chiến + Lợi dụng chiến tranh Mĩ vươn lên trở thành chủ nợ thế giới + Nhà nước XHCN ra đời ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện chính trị thế giới - Tính chất: Đây là chiến tranh phi nghĩa 4. Sơ kết bài - Củng cố: + Vì sao nói chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh phi nghĩa? + Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất? - Bài tập: Lập bảng tóm tắt các sự kiện chính của chiến tranh thế giới thứ nhất Ninh Thạnh Lợi, ngày..//2010 IV. Rút kinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày: . . . . . . . . . . . Tuần: 09 Tiết: 09 Bài 7. NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Sự phát triển rực rỡ của văn hóa buổi đầu thời cận đại là nền tản tư tưởng cho cuộc đấu tranh chống phong kiến của giai cấp tư sản - Những trào lưu tư tưởng tiến bộ nối tiếp nhau ra đời, đặc biệt là sự ra đời của CNXH Khoa học đã từng bước vạch trần bản chất của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản 2. Tư tưởng - Trân trọng, giữ gìn những di sản văn hóa mà thế hệ trước để lại - Ý thức đấu tranh vì tiến bộ xã hội 3. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá - Kĩ năng nhìn nhận đánh giá đúng sự kiện, hiện tượng lịch sử - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức II. Tư liệu - Tranh ảnh về các nhà văn hóa và các tác phẩm nghệ thuật nổi tiến thời cận đại - Tài liệu có liên quan III. Các bước tiến hành 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới 3. Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1 - GV: Lập bảng tóm tắt, so sánh những thành tựu văn hóa trong thời Cận đại? - HS đọc sách thảo luận, trình bày trên phiếu bài tập do GV chuẩn bị - GV chốt ý bổ sung => 1. Sự phát triển của văn hóa thời cận đại - Đây là giai đoạn hình thành ý thức hệ Tư sản - Những thành tựu cơ bản: G.đoạn L.vực Thế kỷ XVII - XVIII Thế kỷ XIX - XX Văn học - Cooc-nây (Pháp) - La Phong-ten (Pháp) - Mô-li-e (Pháp) - Vích-tô Huy-gô (Pháp) - Lep-tôn-xtôi (Nga) - Ra-bin-đra-nat Tago (Ấn Độ) - Lỗ Tấn (Trung Quốc) Âm nhac - Bét-tô-ven (Đức) - Mô-da (Áo) - Trai-côp-xki Hội họa - Rem-Bran - Van-gôc - Phu-ri-ta Tư tưởng Tào lưu triết học ánh sáng (Mông-tex-ki-ơ, Vôn te, Rut-xô) - CNXH không tưởng (Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê, Ô-oen) CNXH khoa học (Các Mác,Ăngghen) GV cần giới thiệu một số tác phẩm văn hóa trong giai đoạn này đădj biệt chú trọng đến các tác giả, tá phẩm quen thuộc Hoạt động 2: Nhóm - GV: Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm - HS đọc sách thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý cho từng nhóm Nhóm 1: Thế nào là CNXH không tưởng? Nêu một vài đại biểu xuất sắc của trào lưu này? => Nhóm 2: Sự khác nhau cơ bản giữa CNXH khoa học với CNXH không tưởng? Kể tên những nhà sáng lập CNXH khoa học => 2. Tròa lưu tư tưởng tiến bộ và sự ra đời, phát triển của CNXH khoa học từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX - CNXH không tưởng: Không thể xây dựng thành công trên trực tế + Xanh-xi-mông + Phu-ri-ê + Rut-sô - CNXH khoa học: Có thể xây dựng thành công trong thực tiễn + Các Mác + Ăngghen 4. Sơ kết bài - Củng cố: + So sánh sự giống và khác nhau về CNXH Không tưởng và CNXH Khoa học? + Hãy kể tên một vài tác phẩm văn học, nghệ thuật thời cận đại mà em biết? - Bài tập: Lập bảng hệ thống kiến thức về các nhà văn hóa thời cận đại với các cột nội dung sau: Tác giả, năm sinh – năm mất, tác phẩm, nhận xét về những đóng góp và hạn chế? IV. Rút kinh nghiệm Ninh Thạnh Lợi, ngày..//2010 Ký duyệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày: . . . . . . . . . . . Tuần: 10 Tiết: 10 Bài 8. ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI THỜI CẬN ĐẠI I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Hệ thống hóa những kiến thức đã học trong thời cận đại - Nhận thức đúng những vấn đề lịch sử, củng như nắm vững những nội dung cơ bản - Củng cố kĩ năng hình thành các khái niệm cơ bản 2. Tư tưởng - Thấy được sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người - Ý thức đấu tranh vì tiến bộ xã hội 3. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá - Kĩ năng nhìn nhận đánh giá đúng sự kiện, hiện tượng lịch sử - Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức II. Tư liệu - Các bảng thống kê, tóm tắt nội dung cơ bản của lịch sử thế giới cạn đại - Tài liệu lịch sử có liên quan III. Các bước tiến hành 1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới 3. Dạy bài mới HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DỤNG CƠ BẢN Hoạt động 1 - GV: Sử dụng phiếu học tập yêu cầu HS hoàn thành bảng tóm tắt những kiến thức cơ bản của lịch sử thế giới cận đại? - HS đọc sách giáo khoa, liên hệ kiến thức cũ thảo luận trả lời – GV nhận xét và chốt ý => 1. Những kiến thức cơ bản Stt Thời gian Sự kiện – Nội dung cơ bản Kết quả - ý nghĩa 1 Giữa thế XVI – cuối thế kỷ XVIII Các cuộc Cách mạng tư sản liên tiếp giành thắng lợi - Xác lập sự thống trị của CNTB ở châu Âu - Ảnh hương mạng mẽ đến toàn thế giới - Giải phóng dân tộc 2 Nửa sau thế kỷ XIX Hoàn thành cách mang tư sản ở châu Âu và Bắc Mĩ - CNTB trở thành hệ thống trên thế giới - Xác lập sự thắn lợi hoàn toàn của CNTB so với chế độ phong kiến 3 Nửa sau thế kỷ XVIII – Giữa thế kỷ XIX - Trào lưu triết học ánh sáh (Phap) - CNXH không tưởng - CNXH khoa học ra đời - Phong trào công nhân từ tự phát bước đầu chuyển sang tự giác - Chuẩn bị tiền đề cho CNXH khoa học - Soi đường cho phong trào công nhân và cách mạng thế giới - Bước đầu phát triển thành lực lượng độc lập 4 Cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX - CNTD đẩy mạnh xâm lược thuộc địa - Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ -

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_chuong_trinh_ca_nam_truong_thpt_ninh.doc