A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Học xong bài này học sinh cần:
- Biết được tình hình kinh tế - xã hội nước Nga trước cách mạng.
- Trình bày được những nét chính về diễn biến cuộc cách mạng, biết được vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng.
- Biết rút ra ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện v.v
3. Về tư tưởng – tình cảm:
- Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. Giáo dục cho học sinh thấy tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.
- Thông qua bài học, học sinh thấy được mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng tháng Mười Nga.
4. Về phương tiện dạy học:
- Bản đồ nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Tranh ảnh về cách mạng tháng Mười.
- Tư liệu và hình ảnh của V.I.Lênin
5. Về phương pháp:
- Giáo viên sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, cá nhân.
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 11: Cách mạng tháng mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941) - Đỗ Văn Bính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
Ngày soạn: 30/10/2011
Ngày dạy: 31/10/2011
Trường THPT Phan Đình Phùng
Người soạn: Đỗ Văn Bính
TIẾT 11 LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Bài: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 – 1941)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Học xong bài này học sinh cần:
- Biết được tình hình kinh tế - xã hội nước Nga trước cách mạng.
- Trình bày được những nét chính về diễn biến cuộc cách mạng, biết được vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng.
- Biết rút ra ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917.
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức, phân tích sự kiện v.v
3. Về tư tưởng – tình cảm:
- Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. Giáo dục cho học sinh thấy tinh thần đấu tranh và lao động của nhân dân Liên Xô.
- Thông qua bài học, học sinh thấy được mối liên hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng tháng Mười Nga.
4. Về phương tiện dạy học:
- Bản đồ nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
- Tranh ảnh về cách mạng tháng Mười.
- Tư liệu và hình ảnh của V.I.Lênin
5. Về phương pháp:
- Giáo viên sử dụng phương pháp hoạt động nhóm, cá nhân.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Trả bài 1 tiết cho học sinh.
3. Dẫn dắt bài mới:
- Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới: Đầu thế kỉ XIX có một sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn có tác động và ảnh hưởng rất lớn, mở đầu và dẫn đường cho sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng người lao động và các dân tộc bị áp bức, mở ra một kỉ nguyên mới cho loài người, đó là cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Để hiểu tại sao vào năm 1917, ở nước Nga lại diễn ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đó, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc cách mạng xã hội này ra sao, chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
Giáo viên ghi tên đề bài và vào bài mới.
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Giáo viên với cả lớp và với cá nhân:
GV sử dụng lược đồ nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giới thiệu cho học sinh biết đôi nét về nước Nga (Diện tích lãnh thổ, vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa )
Học sinh lắng nghe, gji nhớ.
Sau đó giáo viên nêu câu hỏi vào bài: Tình hình nước Nga trước khi cuộc cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ có những đặc điểm gì nổi bật?
Học sinh theo dõi SGK, tìm ý, suy nghĩ trả lời. Các học sinh khác theo dõi, bổ sung thêm cho bạn mình.
Giáo viên nhận xét, bổ sung và kết luận.
Giáo viên giới thiệu cho học sinh bức tranh 23 trong SGK, những người lính Nga ngoài mặt trận, tháng 1 năm 1917.
Để cho học sinh thấy được về việc Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).
Hoạt động 2: Giáo viên với cả lớp và với cá nhân.
Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi SGK nêu diễn biến của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917?
Học sinh theo dõi SGK theo yêu cầu của giáo viên tóm tắt những nét chính về diễn biến cuộc cách mạng thắng Hai năm 1917.
Giáo viên nhận xét và đưa ra kết luận.
GV phát vấn HS: Vì sao ở nước Nga lúc bấy giờ lại diễn ra hai cuộc cách mạng?
Học sinh tìm ý, suy nghĩ, trả lời. Các học sinh khác theo dõi, bổ sung thêm.
Giáo viên nhận xét, chốt ý:
Sau cách mạng tháng Hai, ở nước Nga song song tồn tại hai chính quyền:
+ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản.
+ Chính quyền Xô viết của giai cấp vô sản.
Để chấm dứt tình trạng này V.I. Lênin đã đề ra Luận Cương tháng Tư chỉ ra mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Gi áo viên giới thiệu đôi nét về tiểu sử của V,I. Lênin và vai trò của ông đối với cuộc cách mạng này.
Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
GV phát vấn HS: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là gì?
Học sinh tìm ý, suy nghĩ, trả lời. Các học sinh khác theo dõi, bổ sung thêm.
Giáo viên nhận xét, chốt ý:
+ Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tính chất khác hẳn so với các cuộc cách mạng tư sản hồi đàu thời cận đại: Nó đã lật đổ được chính phủ tư sản giành chính quyền về tay nhân dân. Vì vậy nó mang tính chất là một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm những ý cơ bản của phần này.
Học sinh về nhà tự đọc thêm
Hoạt động 3: Giáo viên với cá nhân.
GV gọi một học sinh nhắc lại kết quả của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Sau đó nêu câu hỏi: Kết quả đó có ý nghĩa gì đối với nước Nga và đối với thế giới?
Học sinh theo dõi SGK, tìm ý và trả lời. Các học sinh khác theo dõi bổ sung thêm cho bạn mình.
GV nhận xét và đưa ra kết luận bài.
I. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917 VÀ CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ CÁCH MẠNG (1917 – 1921):
1. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917:
a. Tình hình nước Nga trước cách mạng:
- Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, với sự thống trị của Nga Hoàng và những tàn tích của chế độ phong kiến nặng nề.
- Năm 1914 Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ nhất và
càng bộc lộ sự yếu kém và lạc hậu về kinh tế.
- Nước Nga còn là nhà tù của các dân tộc với sự thống trị tàn bạo của Nga Hoàng đối với hơn 100 dân tộc trong đế quốc Nga.
- Tình hình trên, nước Nga trở thành nơi tập trung các mâu thuẫn gay gắt của thời đại:
+ Giữa công nhân với các chủ tư bản.
+ Giữa nông nhân với các địa chủ
+ Giữa các dân tộc trong đế quốc Nga với chế độ Nga Hoàng
- Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ chế độ Nga Hoàng dâng lên khắp mọi nơi. Nước Nga đang tiến sát tới một cuộc cách mạng.
b. Từ cách mạng tháng Hai đến cách mạng tháng Mười:
- Tháng Hai năm 1917, cuộc cách mạng dân chủ tư sản bùng nổ ở Nga, với sựu kiện mở đầu là cuộc biểu tình của hơn 9 vạn nữ công nhân ở thủ đô Pê-tơ-rô-grat (Nay là Xanh-pê-téc-bua). Phong trào nhanh chóng lan rộng trong cả nước. Chế độ Nga Hoàng bị lật đổ, nước Nga trở thành một nước cộng hòa.
- Nhưng sau cuộc cách mạng tháng Hai, một tình trạng phức tạp đã diễn ra ra ở Nga – đó là tình trạng hai chính quyền song song cùng tồn tại. (Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và Chính quyền Xô viết của công nhân, nông dân và binh lính) với mục tiêu và đường lối chính trị khác nhau.
- Để giải quyết tình trạng đó, V.I. Lênin đã đề ra Luận cương tháng Tư, chỉ ra mục tiêu đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng Xã hội chủ nghĩa.
- Đêm ngày 24 tháng 10 năm 917, cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ và giành thắng lợi ở thủ đô Pê-tơ-rô-grat. Chính phủ lâm thời bị lật đổ. Đến đầu năm 1918 cách mạng thắng lợi trên phạm vi cả nước cùng với sự thành lập Chính quyền Xô viết các cấp từ Trung ương đến địa phương.
2. Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô viết: (Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm những kiến thức cơ bản theo từng mục, như sau)
a. Xây dựng chính quyền Xô viết:
- Ngay trong đên ngày 25/10/1917, Đại hội Xô viết toàn Nga đã tuyên bố thành lập chính quyền Xô viết. Nhiệm vụ hàng đầu là đập tan bộ máy nhà nước cũ và xây dựng bộ máy nhà nước mới của nhân dân lao động.
- Chính quyền đã thông qua hai sắc lệnh lịch sử: Sắc lệnh về Hòa bình và Sắc lệnh về ruộng đất. Chính quyền Xô viết còn nhanh chóng xóa bỏ những tàn tích phong kiến còn sót lại như: Sự phân biệt đẳng cấp tuyên bố quyền dân tộc tự quyết và các quyền tự do dân chủ khác như: Nam – nữ bình đẳng, tiến hành quốc hữu hóa các nhà máy các xí nghiệp của giai cấp tư sản, .
b. Bảo vệ chính quyền Xô viết:
- Từ cuối năm 1918, quân đội 14 nước đế quốc cấu kết với các lực lượng phản động trong nước mở cuộc tấn công vũ trang âm mưu tiêu diệt nước Nga Xô viết còn non trẻ.
- Cuộc chiến ác liệt kéo dài ba năm (Từ năm 1918 đến năm 1920). Chính quyền Xô viết đã thực hiện chính sách Cộng sản thời chiến với việc Nhà nước kiểm soát toàn bộ nền công nghiệp, trưng thu lương thực thừa của nông dân, thi hành chế độ lao động cưỡng bức, nhằm huy động tối đa mọi nguồn của cải, nhân lực của đất nước phục vụ cho cuộc chiến đấu,
- Tới cuối năm 1920, cuộc can thiệp vũ trang của liên quân 14 nước đế quốc đã bị đánh bại, Chính quyền Xô viết được bảo vệ và giữ vững.
3. Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Mười Nga:
- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước và xã hội Nga – nhân dân lao động, các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phóng, làm chủ đát nước, làm chủ vận mệnh của mình.
- Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã làm thay đổi cục diện tình hình thế giới với sự ra đời của chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, cổ vũ, thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới.
C. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ:
1. Bài vừa học: LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Bài: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 – 1941)
Câu 1: Nêu tình hình kinh tế - xã hội nước Nga trước cuộc cách mạng?
Câu 2: Trình bày những nét chính về diễn biến cuộc cách mạng, giải thích vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng?
Câu 3: Cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa lịch sử gì?
2. Bài sắp học: : LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
(Phần từ năm 1917 đến năm 1945)
Bài: CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA NĂM 1917
VÀ CÔNG CUỘC XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở LIÊN XÔ (1921 – 1941)
(Tiếp theo)
Câu 1: Nêu nội dung của chính sách Kinh tế mới (NEP) và tác động của nó tới nền kinh tế nước Nga?
Câu 2: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập như thế nào?
Câu 3: Trình bày những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925 đến năm 1941?
Câu 4: Nêu chính sách đối ngoại của Liên Xô?
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_11_cach_mang_thang_muoi_nga_nam.doc