Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 12, Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức: Giúp học sinh nắm

 - Tình hình chung của các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, việc xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh

 - Thực trạng bản chất của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1918-1939, những mâu thuẫn, sự khủng hoảng, tính chất phản động của các nước tư bản hiếu chiến dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và sự xuất hiện nguy cơ chiến tranh thế giới mới

 - Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân và nhân dân lao động phát triển, đạt tới cao trào vào những năm 1918-1923. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và vai trò của nó đối với phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919-1939

 - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1939 và hậu quả của nó

 2.Về kỷ năng:

 - Rèn luyện khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử đã học

 - Bồi dưỡng phương pháp liên hệ6 kiến thức lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại

 3.Về thái độ:

 - Bồi dưỡng lòng tin vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh, giáo dục tinh thần quốc tế chân chính

II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY-HỌC

-Lược đồ thế giới

-Một số tranh ảnh lịch sử, tài liệu lịch sử có liên quan đến bài học

III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC:

 1.Kiểm tra bài cũ:

 - Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới và tác dụng của chính sách đó đến nền kinh tế nước Nga như thế nào?

 - Trình bày những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên? Việc thành lập Liên bang xô viết có ý nghĩa như thế nào?

 - Trình bày quan hệ ngoại giao của Liên Xô từ sau cách mạng tháng Mười Nga đến 1933 ?

 2.Giới thiệu bài mới

 Năm 1918 chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trong khoảng thời gian giữa hai giữa hai cuộc chiến tranh, tình hình thế giới nói chung, các nước tư bản nói riêng có nhiều biến động, hay nói một cách khác, chủ nghĩa tư bản trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử. Để hiểu rõ tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 12, Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 12 Ngày soạn: 24-11-2007 CHƯƠNG II BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918-1939 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: Giúp học sinh nắm - Tình hình chung của các nước tư bản chủ nghĩa trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, việc xác lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh - Thực trạng bản chất của chủ nghĩa tư bản trong những năm 1918-1939, những mâu thuẫn, sự khủng hoảng, tính chất phản động của các nước tư bản hiếu chiến dẫn tới sự ra đời của chủ nghĩa phát xít và sự xuất hiện nguy cơ chiến tranh thế giới mới - Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân và nhân dân lao động phát triển, đạt tới cao trào vào những năm 1918-1923. Sự ra đời của Quốc tế Cộng sản và vai trò của nó đối với phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919-1939 - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1939 và hậu quả của nó 2.Về kỷ năng: - Rèn luyện khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử đã học - Bồi dưỡng phương pháp liên hệ6 kiến thức lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại 3.Về thái độ: - Bồi dưỡng lòng tin vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh, giáo dục tinh thần quốc tế chân chính II.THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY-HỌC -Lược đồ thế giới -Một số tranh ảnh lịch sử, tài liệu lịch sử có liên quan đến bài học III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1.Kiểm tra bài cũ: - Nêu những nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới và tác dụng của chính sách đó đến nền kinh tế nước Nga như thế nào? - Trình bày những thành tựu của Liên Xô qua hai kế hoạch 5 năm đầu tiên? Việc thành lập Liên bang xô viết có ý nghĩa như thế nào? - Trình bày quan hệ ngoại giao của Liên Xô từ sau cách mạng tháng Mười Nga đến 1933 ? 2.Giới thiệu bài mới Năm 1918 chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, năm 1939 chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Trong khoảng thời gian giữa hai giữa hai cuộc chiến tranh, tình hình thế giới nói chung, các nước tư bản nói riêng có nhiều biến động, hay nói một cách khác, chủ nghĩa tư bản trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử. Để hiểu rõ tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học hôm nay 3.Dạy và học trên lớp: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản HS cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV trình bày về Hội nghị Vecxai-Oasinhtơn + Sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, ngày 18-1-1919 các nước tư bản thắng trận triệu tập một Hội nghị hoà bình ở lâu đài Vecxai ( Pháp ) để phân chia quyền lợi. Tại hội nghị này các nước bại trận phải ký hoà ước với các nước thắng trận. Tuy nhiên hệ thống hoà ước Véc xay không thoả mãn quyền lợi của 1 số nước thắng trận. Vì vậy Hội nghị này đã phân chia nội bộ các nước đế quốc thành những nước bất mãn và những nước thoả mãn mâu thuẩn giữa các nước ĐQ ngày càng sâu sắc + Để giải quyết mâu thuẩn đó, tháng 11-1921 Mỹ mời 8 nước ( Anh, Pháp, Italia, Bỉ, Hà Lan, BĐN, Nhật Bản, Trung Quốc ) họp tại Oasinhtơn ( Mỹ ). Tại hội nghị này hàng loạt Hiệp ước được ký kết, Mỹ tiếp tục củng cố quyền lực của mình trên thế giới + Những hoà ước được ký kết tại hội nghị Vecxay-Oasinhtơn hợp thành hệ thống hoà ước Vecxay-Oasinhtơn - Từ những kiến thức trên GV tóm lại những nội dung chính cho HS ghi: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hoà bình tại Vecxay (1919 ) và Oasinhtơn ( 1921) để phân chia quyền lợi. Với việc phân chia quyền lợi tại hội nghị Vécxay, một trật tự thế giới mới được thiết lập, được gọi là hệ thống hoà ước Vecxay-Oasinhtơn Hoạt động 2: Làm việc cá nhân - GV giới thiệu sơ lược những nội dung cơ bản của hoà ước Vécxay-Oasinhtơn - Tại hội nghị Vecxay, Đức phải ký hoà ướcvới các nước thắng trậ, theo nội dung hoà ước này: + Đức phải trả lại cho Pháp 2 tỉnh Andát và Loren, nhường cho Bỉ khu Open và Manmơđi, cho Đan mạch vùng Bắc Sơletuýt, cho Ba Lan vùng Potxnani, các thuộc địa của Đức trở thành đất uỷ trị của Hội Quốc Liên + Đức bị hạn chế vũ trang, chỉ giử lại 100.000 bộ binh với vũ khí thông thường, không có không quân, hải quân + Đức phải bồi thường chiến phí cho các nước thắng trận + Quân đồng minh đóng quân trên nước Đức 15 năm và rút dần nếu Đức thi hành đúng hoà ước .Với hoà ước này Đức mất 1/8 diện tích đất đai, gần ½ dân số, 1/3 mỏ sắt, 1/3 mỏ than, 2/5 sản lượng than và gần 1/7 diện tích trồng trọt - Lần lượt các nước bại trận khác: Hunggari, Thổ Nhĩ Kỳ, Aùo ký hoà ước với các nước thắng trận, với những nội dung tương tự như nước Đức - GV chuyển ý nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về những nội dung các hoà ước được ký kết tại Hội nghị Vecxay ? - HS suy nghĩ, trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh: + Theo nội dung các hoà ước Vécxay, các nước thắng trận được nhiều quyền lợi, các nước bại trận mất tất cả, bị giày xéo. + GV giảng mở rộng:hoàn toàn khác với Hội nghị Ianta được thiết lập sau chiến tranh thế giới thứ hai - GV giảng sơ lược về Hội Quốc Liên: + Cũng tại hội nghị Vecxay các nước thắng trận đã thành lập Hội Quốc Liên nhằm bảo vệ quyền lợi của các nước ĐQ thắng trận. Hoàn toàn khác với tổ chức Liên Hiệp Quốc được thành lập trong hội nghị Ianta, bảo vệ nền hoà bình an ninh thế giới Hoạt động 1:Làm việc cá nhân - GV chuyển ý: Cùng với diễn biến của hội nghị Vecxay-Oasinhtơn, từ 1918-1923 tại các nước đế quốc một cao trào cách mạng đã bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản - GV nêu câu hỏi: Nguyên nhân bùng nổ cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản? - HS dựa vào kiến thức SGK trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh: + Tuy cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đã kết thúc, nhưng do hậu quả chiến tranh để lại quá nặng nề, vì vậy dù nước thắng trận hay bại trận đều suy sụp, khủng hoảng về kinh tế. Để bù đắp những thiệt hại to lớn do chiến tranh gây ra, bọn tư bản ở các nước đế quốc tăng cường bóc lột nhân dân lao động trong nước. Đời sống của công nhân và nhân dân lao động ở những nước này vô cùng khổ cực. Năm 1917 cách mạng tháng Mười Nga thành công đã soi đường cổ vũ, họ đã vùng dậy đấu tranh. Vì vậy trong những năm 1918-1923 một cao trào cách mạng bùng nổ ở các nước tư bản + Từ trong cao trào cách mạng đó, các đảng cộng sản đã được thành lập ở nhiều nước tư bản: năm 1918 Đảng cộng sản Đức, Đảng cộng sản Hunggari, 1919 Đảng cộng sản Mỹ, 1920 Đảng cộng sản Anh, 1921 Đảng cộng sản Italia + Tuy nhiên phong trào công nhân thời kỳ này đều thất bại - GV chuyển ý nêu câu hỏi: Nguyên nhân thất bại? Sự thất bại của phong trào công nhân ở các nước tư bản đã đặt ra yêu cầu gì? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, chốt ý + Nguyên nhân thất bại: thiếu sự liên kết + Sự thất bại của phong trào công nhân đòi hỏi cần phải có một tổ chức Quốc tế tập hợp lực lượng và chỉ đạo phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới + Với sự nổ lực của Lênin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản ( Quốc tế thứ ba ), được tiến hành tại Matxcơva vào tháng 3-1919 - GV trình bày:Trong thời gian tồn tại, từ 1919-1943, Quốc tế Cộng sản đã tiến hành 7 Đại hội, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới( GV nêu sơ lược nội dung Đại hội II, Đại hội VII ) - Sau khi giúp HS nắm những nội dung cơ bản của ĐH, GV chuyển ý nêu câu hỏi:Vai trò của Quốc tế Cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhấn mạnh vai trò của Quốc tế Cộng sản - Năm 1943, trước những thay đổi của tình hình thế giới, Quốc tế cộng sản tuyên bố tự giải tán Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV trình bày ngắn gọn tình hình các nước tư bản từ 1918-1933: trải qua 3 giai đạon + 1918-1923: do ảnh hưởng của chiến tranh, các nước tư bản lâm vào thời kỳ khủng hoảng về kinh tế, chính trị + 1923-1929: Oån định về chính trị, phát triển nhanh về kinh tế +!929-1933: Sự phát triển nhanh về kinh tế đã dẫn đến cung vượt hơn cầu, hàng hoá ế thừa, chủ nghĩa tư bản lâm vào thời kỳ khủng hoảng kinh tế ( khác với thời kỳ 1918-1923 , đây là thời kỳ khủng hoảng thừa ) - Cuộc khủng hoảng bùng nổ từ nước Mỹ, sau đó nhanh chóng lan sang các nước tư bản khác - GV nêu câu hỏi: Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã gây ra hững hậu quả như thế nào? - HS suy nghĩ trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh: Cuộc khủng hoảng tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản + Ở Mỹ trong những năm 1929-1933, có 13 vạn công ty bị phá sản, 10.000 ngân hàng phải đóng cửa, sản lượng thép sụt 76%, ô tô 80%, thu nhập nông nghiệp 1932 chỉ bằng ½ năm 1929 + Để giữ giá cả hàng hoá bọn tư bản đã phá huỷ các phương tiện sản xuất và hàng hoá tiêu dùng + Năm 1931, ở Mỹ người ta đã phá huỷ những lò cao có thể sản xuất ra 1 triệu tấn thép trong 1 năm, đáng đắm 124 tàu biển, phá bỏ ¼ tổng số diện tích trồng bông, giết và vứt đi 6,4 triệu con lợn + Năm 1933, ở Braxin, 22 triệu bao cà phê bị liệng xuống biển, Ở Xâylan, gần 100 triệu Kg chè bị đốt đi - GV tiết tục trình bày: Cuộc khủng hoảng còn gây ra hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội + Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. + Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra khắp các nước. Theo thống kê không đầy đủ, trong thời gian từ 1928-1933, số người tham gia bãi công ở các nước tư bản là 17 triệu người + Cuộc khủng hoảng và phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động đã làm cho tình hình chính trị ở các nước tư bản bất ổn định, đe doạ đến sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản - Để đối phó với tình hình trên, giai cấp tư sản ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát: + Các nước nhiều thuộc địa như Anh , Pháp, Mỹ tìm cách trút gáng nặng đó lên đầu nhân dân các nước thuộc địa ( GV liênhệ tình hình Việt Nam sau CTTG I, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đ D ) + Trong khi đó các nước Đức, Italia, Nhật Bản.không có hoặc ít thuộc địa, thiếu vốn , nguyên liệu, thị trường nên quyết định đi theo con đường phát xít, phát động chiến tranh, phân chia lại thị trường thế giới - GV chốt lại: như thế cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã dẫn đến các nước đế quốc hình thành 2 khối đối lập nhau: khối ĐQ, khối PX -Hai khối ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh. Nó báo hiệu một cuộc chiến tranh thế giới mới sắp bùng nổ. Đó là cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, cô trò chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài sau Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - Gv trình bày hoàn cảnh dẫn đến sự thành lập mặt trận nhân chống chủ nghĩa Phát xít và chiến tranh + Đứng trước thảm hoạ của chủ nghĩa Phát xít, Quốc tế Cộng sản đã chỉ đạo cho các nước thành lập Mặt trận nhân dân để đoàn kết, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa phát xít + Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít được thành lập ở nhiều nước tư bản: Pháp, Italia, Tiệp Khắc, Hilạp, Tay Ban Nha -GV trình bày cuộc đấu tranh chống bọn phát xít và thành lập Mặt trận nhân dân ở Pháp và Tây ban Nha * Pháp: + 6-2-1936 bọn phát xít “ Chữ thập lửa” gồm 20. 000 tên có vũ trang đã xông vào trụ sở Quốc hội, đòi giải tán Quốc hội, lật đổ chính phủ, thiết lập chế độ phát xí. Chính phủ pháp lúng túng dự định nhượng bộ, nhưng Đảng cộng sản đã kịp thời huy động công nhân xuống đường và đã đánh bại bọn phát xít, bảo vệ chính phủ Pháp + Theo đề nghị của Đảng cộng sản, tháng 5-1935 chính phủ Pháp thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít, có sự tham gia của Đảng cộng sản Pháp + Trong cuộc tổng tuyển cử tháng 5-1936, Mặt trận đã thắng cử và lên cầm quyền ở nước Pháp, thực hiện nhiều chính sách tiến bộ + GV chốt lại: như vậy trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, nước Pháp đã giành được thắng lợi, quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít cũng diễn ra tương tự ở nghiều nước tư bản khác. Tuy nhiên cũng có nhiều nước đã thất bại, bọn phát xít đã lên cầm quyền, tiêu biểu là Tây ban nha * Tây ban Nha: + 2-1936 Mặt trận nhân dân TBN cũng thu được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, chính phủ Mặt trận nhân dân được thành lập + Tháng 7-1936 bọn phát xít TBN do tướng Phơrăngcô cầm đầu, nổi loạn trong toàn quốc, được sự giúp đở của bọn phát xít Italia, Đức ( hàng chục vạn quân, máy bay, xe tăng dược đưa sang TBN ), cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít TBN thất bại. Bọn phát xít nắm chính quyền đưa TBN đi theo con đường PX và cùng với Đức, Italia, NB phát động CTTG II - GV chốt lại bằng câu hỏi: Tại sao nhân dân Pháp có thể đánh bại được chủ nghĩa PX? Còn cuộc đấu tranh của nhân dân TBN thất bại? - HS suy nghĩ, trả lời, GV nhấn mạnh: + Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa PX của nhân dân Pháp giành được thắng lợi là nhờ có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản + Cuộc đấu tranh của nhân dân TBN không giành được thất bại là do Đảng cộng sản chưa nắm được quyền lãnh đạo hoàn toàn trong chính phủ và quân đội, so sánh lực lượng trên trường quốc tế lúc này không có lợi cho cách mạng TBN 1.Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai-Oasinhtơn - Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản đã tổ chức hội nghị hoà bình tại Vécxay ( 1919 ) và Oasinhtơn ( 1921 ) để phân chia quyền lợi một trật tự thế giới mới được thiết lập, được gọi là hệ thống hoà ước Vecxay-Oasinhtơn - Hệ thống này mang lại nhiều quyền lợi cho các nước thắng trận, các nước bại trận bị giày xéo mất tất cả mâu thuẫn sâu sắc giữa các nước đế quốc II.Cao trào cách mạng 1918-1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Công sản - 1918-1923 một cao trào cách mạng bùng nổ ở các nước tư bản Đảng cộng sản được thành lập ở nhiều nước tư bản - 3-1919 Quốc tế công sản được thành lập + Từ 1919-1943 Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 lần Đại hội + Vạch ra đường lối đúng đắn kịp thời cho từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới - Vai trò: Thống nhất và phát triển phong trào công nhân thế giới III.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 và hậu quả của nó - Sự phát triển nhanh về kinh tế trong những năm 1929-1933, đã dẫn đế cuộc đại khủng hoảng ở các nước tư bản - Hậu quả + Cuộc khủng hoảng đã tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản + Công nhân, nông dân sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình đã diễn ra tình hình chính trị bất ổn định + Các nước đế quốc hình thành 2 khối đối lập nhau: * Khối ĐQ: Anh, Pháp, Mỹ * Khối PX: Đức, Italia, NB báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới IV.Phong trào Mặt trận nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh - Dưới sự chỉ đạo của Quốc tế công sản, Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít được thành lập ở nhiều nước tư bản - Nhân dân Pháp đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít - Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít của nhân dân TBN thất bại 4.Sơ kết bài học: a.Củng cố:Bằng câu hỏi mang tính hệ thống: Từ 1918-1939 chủ nghĩa tư bản trãi qua các giai đoạn chính nào ? - 1918-1923: Do hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh và chính sách áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản, một cao trào cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở các nước tư bản - 1929-1933: Do sản xuất thiếu kế hoạch, cung lớn hơn cầu, chủ nghĩa tư bản lâm vào thời kỳ đại khủng hoảng, xuất hiện chủ nghĩa phát xít - 1929-1939: Đây là thời kỳ thành lập Mặt trận nhân dân chống chủ nghĩa phát xít ở các nước tư bản b.Dặn dò: - Học bài cũ, trả lời câu hỏi SGK - Đọc bài mới: Bài 12: Nước Đức giữa hai cuộc chiến tranh

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_12_bai_11_tinh_hinh_cac_nuoc_tu.doc