Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 13, Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 đến 1941

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (tiến hành công nghiệp hoá và tập thể hoá nông nghiệp)

2.Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, góp phần tìm hiểu bản chất của sự kiện lịch sử.

- Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn đặc trưng lịch sử của từng sự kiện.

3. Thái độ

- Bồi dưỡng tình cảm cách mạng, nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và khâm phục những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH.

- Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp của CNXH đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.

II.Chuẩn bị

 - GV: Giáo án, nội dung một số tranh trong bài.

 - HS : vở, sgk

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ:

- Câu hỏi: Chính sách cộng sản thời chiến có những nội dung gì và ý nghĩa lịch sử như thế nào?

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 13, Bài 10: Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội từ năm 1921 đến 1941, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạyLớp 11B2......................... Ngày dạyLớp 11B3......................... Ngày dạyLớp 11B5......................... TIẾT 13 - BÀI 10: LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921 – 1941) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (tiến hành công nghiệp hoá và tập thể hoá nông nghiệp) 2.Kĩ năng - Rèn kĩ năng tập hợp, phân tích tư liệu lịch sử, góp phần tìm hiểu bản chất của sự kiện lịch sử. - Tăng cường khả năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử để hiểu rõ hơn đặc trưng lịch sử của từng sự kiện. 3. Thái độ - Bồi dưỡng tình cảm cách mạng, nhận thức được sức mạnh, tính ưu việt và khâm phục những thành tựu vĩ đại mà nhân dân Liên Xô đã đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH.. - Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp của CNXH đối với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. II.Chuẩn bị - GV: Giáo án, nội dung một số tranh trong bài. - HS : vở, sgk III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi: Chính sách cộng sản thời chiến có những nội dung gì và ý nghĩa lịch sử như thế nào? 2. Bài mới. Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu nội dung chÝnh sách kinh tế mới và tác động của nó đối với nền kinh tế nước Nga. - Trước hết GV hướng dẫn hs hiểu rõ tình hình kinh tế - chính trị của nước Nga Xô viết sau chiến tranh. - GV mở rộng: Sau nhiều năm chiến tranh sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều giảm so với trước chiến tranh. Lợi dụng tình hình kinh tế sa sút và một bộ phận nông dân có thái độ bất bình với những chính sách của nhà nước, bọn phản động đã nổi dậy chống phá chính quyền, Chính sách cộng sản thời chiến cũng không còn phù hợp trong thời bình vì đối nghịch với lợi ích của người nông dân, gây trở ngại đối với nước Nga Xô viết. - GV hỏi: Nước Nga Xô viết đã làm gì để vượt qua thời kì khó khăn này? - HS trả lời. - GV nhận xét hướng dẫn hs thấy được sự khác nhau cơ bản giữa chính sách kinh tế mới và chính sách cộng sản thời chiến - GV hướng dẫn hs quan sát hình 26 - SGK và nêu nhận xét về tác động của Chính sách kinh tế mới đối với nền kinh tế nước Nga (đó là sự phục hồi và phát triển nhanh chóng của nền kinh tế. Điều quan trọng nhất đối với nước Nga lúc này là đẩy mạnh sản xuất, lưu thông hành hoá – những điều này đã trở thành hiện thực nhờ chính sách kinh tế mới, từ đó dẫn đến sự ổn định về xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, nhà nước vô sản được củng cố) - GV nhấn mạnh ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới là sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo... Đó là chính sách đặc trưng của thời kì quá độ từ CNTB lên CNXH, thể hiện công lao to lớn và đóng góp suất sắc của Lênin vào kho tàng lí luận của CNXH khoa học. Ngày nay, công cuộc đỏi mới ở một số nước XHCN ( trong đó có VN) đã tiếp thu tinh thần cơ bản ấy để vận dụng phù hợp vào tình hình thực tiễn của đất nước. * Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết. - GV hỏi: Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết được thành lập trong hoàn cảnh nào? - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, bổ sung, kết luận: Khi đất nước Xô viết bắt đầu công cuộc xây dựng CNXH, những đòi hỏi của tình hình mới đặt ra: sự hợp tác, liên minh chặt chẽ hơn nữa về mọi mặt giữa các nước cộng hoà. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế chính trị, văn hoá; Sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các dân tộc là những trở ngại cho công cuộc xây dựng kinh tế, phát triển đất nước. Trong thời kì chiến tranh, các nước cộng hoà đã liên minh chặt chẽ... Bước vào thời kì hoà bình, nhiệm vụ xây dựng CNXH, bảo vệ an ninh quốc phòng đòi hỏi sự thống nhất chặt chẽ hơn, nhất là sự thống nhất trên cơ sở nhà nước của các nước cộng hoà. Trong bối cảnh đó, việc thành lập Liên bang Cộng hoà XHCN Xô viết phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trong công cuộc xây dựng CNXH, sức mạnh của tình đoàn kết và sự hợp tác giúp đỡ giữa các dân tộc đã tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng của tất cả các nước cộng hoà. - Mặc dù lúc bấy giờ còn tồn tại những khác biệt, chênh lệch không nhỏ về trình độ phát triển kinh tế, xã hội giữa các nước cộng hoà, song những tư tưởng chỉ đạo của Lênin lần đầu tiên đã chỉ ra con đường giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết. * Hoạt động 3: Tìm hiểu về những thành tựu chính trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1925 – 1941. - GV hỏi: Vì sao Liên Xô phải tiến hành công nghiệp hoá XHCN? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận: Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu. Vì vậy muốn xây dựng CNXH trong bối cảnh nằm giữa vòng vây và sự cấm vận của CNTB, cần phải tiến hành công nghiệp hoá XHCN. Công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trọng tâm, kéo dài trong suốt thời kì xây dựng CNXH và ngày càng mở rộng về quy mô, đòi hỏi phải có kế hoạch dài hạn với những mục tiêu cụ thể cho từng thời kì... - GV hỏi: Sau khi thực hiện những kế hoạch 5 năm đầu tiên, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn hs quan sát hình 28 - SGK, để biết thêm về những thành tựu trong công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô. kết luận: - GV giải thích: Tập thể hoá nông nghiệp là một hình thức cải tạo sản xuất chủ yếu nhằm tổ chức nông dân cá thể theo con đường XHCN. Đưa nông dân cá thể vào làm ăn tập thể gia nhập vào các nông trang tập thể.. Tập thể hoá là một trong những nhiệm vụ khó khăn và phức tạp nhất của sự nhiệp xây dựng CNXH. + Chỉ trong vòng 20 năm (1921-1941), khoảng 60 triệu người dân đã thoát nạn mù chữ. Liên Xô là quốc gia đứng đầu thế giới về tốc độ thanh toán nạn mù chữ. - GV hướng dẫn học sinh quan sát hình 27. Lược đồ Liên Xô năm 1940 - SGK, xác định trên lược đồ vị trí các nước Cộng hoà thuộc Liên bang Xô viết. - GV hỏi: Những thành tựu Liên Xô đạt được trong công cuộc xây dựng CNXH từ 1925 – 1941 có ý nghĩa gì? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận. * Hoạt động 4: Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Liên Xô. - GV hỏi: Chính sách đối ngoại của Liên Xô thể hiện như thế nào? Kết quả? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận: Trong bối cảnh quan hệ quốc tế giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, Liên Xô là nước XHCN duy nhất, nằm giữa vòng vây thù địch của CNTB. Liên Xô đã kiên trì đấu tranh trung thành với nguyên tắc ngoại giao của mình... I. Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế (1921 - 1925) 1.Chính sách kinh tế mới - 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hoà bình, xây dựng đất nước trong hoàn cảnh khó khăn: kinh tế bị tàn phá nghiêm trọng, chính trị - xã hội không ổn định, bạo loạn xảy ra ở khắp nơi. - 3/1921, Lênin đề ra chính sách kinh tế mới: + Nông nghiệp: thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng chế độ thu thuế lương thực. + Công nghiệp: tư nhân và tư bản nước ngoài được khuyến khích kinh doanh, đầu tư ở Nga dưới sự kiểm soát của nhà nước, nhà nước chỉ nắm các ngành kinh tế chủ chốt. + Thương nghiệp, tiền tệ: cho phép tự do buôn bán nhằm khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn. - Kết quả: nền kinh tế nước Nga đã được khôi phục và đưa lại sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần, nhưng đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. 2. Sự thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết - Nhằm tăng cường sức mạnh về mọi mặt... tháng 12/1922, Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô) được thành lập gồm 4 nước cộng hoà đầu tiên là: Nga, Ucraina, Bêlôrútxia và Ngoại Capadơ. - Tư tưởng chỉ đạo cơ bản của Lênin về việc thành lập Liên bang Xô viết là sự bình đẳng chủ quyền về mọi mặt và quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc, sự giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng CNXH. - 21/1/1924, Lênin qua đời, đây là một tổn thất to lớn đối với nhân dân Liên Xô, giai cấp công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. II. Công Cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 - 1941) 1. Những kế hoạch 5 năm đầu tiên - Sau khi hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế, Liên Xô bước vào thời kì xây dựng CNXH, với nhiệm vụ trọng tâm là tiến hành công nghiệp hoá XHCN, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng (chế tạo máy móc, năng lượng, khai khoáng, quốc phòng...). - Liên Xô đã từng bước giải quyết thành công các vấn đề như: vốn đầu tư, đào tạo cán bộ kĩ thuật và công nhân lành nghề... - Sau khi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1933) và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 - 1937), Liên Xô đạt được nhiều thành tựu: Từ một nước nông nghiệp trở thành một cường quốc công nghiệp XHCN. Năm 1937, sản lượng công nghiệp chiếm 77,4% tổng sản phẩm quốc dân. + Nông nghiệp đã tiến hành tập thể hoá với sự tham gia của 93% số nông hộ, chiếm 90% diện tích đất canh tác cùng sự cơ giới hoá nông nghiệp. + Văn hoá - giáo dục: đã thanh toán nạn mù chữ, phát triển hệ thống giáo dục thống nhất... + Xã hội: các giai cấp bóc lột bị xoá bỏ, chỉ còn hai giai cấp lao động là công nhân và nông dân tập thể cùng tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa. - Bên cạnh thành tựu Ban lãnh đạo Liên Xô đã phạm một số sai lầm..: không coi trọng nguyên tắc tự nguyện của nông dân trong tập thể hoá, chưa chú ý đúng mức việc đảm bảo và nâng cao đời sống nhân dân... 2. Quan hệ ngoại giao của Liên Xô - Sau Cách mạng tháng Mười, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một số nước ở châu Á và châu Âu. - Liên Xô đã kiên trì đấu tranh trong quan hệ quốc tế, từng bước phá vỡ chính sách bao vây về kinh tế và cô lập về ngoại giao của các nước đế quốc, - Đầu 1925, Liên Xô đã thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với trên 20 quốc gia, trong đó có các nước lớn như Đức, Anh, Italia, Pháp, Nhật..., riêng với Mĩ phải tới năm 1933. 3.Củng cố, luyện tập - Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh đến quá trình xây dựng CNXH ở Liên Xô. Từ một nước nông nghiệp lạc hậu, chỉ trong một thời gian ngắn, Liên Xô đã trở thành một cường quốc công nghiệp XHCN. Những biến đổi to lớn về mọi mặt đã diễn ra trên đất nước Xô viết. 4. Hướng dẫn học bài - Học bài theo nội dung câu hỏi sgk và đọc trước bài 11

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_13_bai_10_lien_xo_xay_dung_chu_n.doc