Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 14, Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (Bản hay)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- Tình hình khái quát ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Hội nghị hoà bình ở Vécxai, hệ thống Vécxai - Oasinhtơn.

- Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (Đại hội II, VII).

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và hậu quả của nó. Phong trào chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.

2.Kĩ năng

- Rèn khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử đã học.

- Liên hệ kiến thức lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại.

3.Thái độ

- Bồi dưỡng lòng tin vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống CNTB, chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh, giáo dục tinh thần quốc tế chân chính

II. Chuẩn bị

-GV: Giáo án, nội dung một số tranh ảnh trong bài.

-HS: Vở, sgk

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ

- Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên?

2.Bài mới

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 403 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 14, Bài 11: Tình hình các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạyLớp 11B2......................... Ngày dạyLớp 11B3......................... Ngày dạyLớp 11B5......................... CHƯƠNG II: CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) TIẾT 14 - BÀI 11: TÌNH HÌNH CÁC NƯỚC TƯ BẢN GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - Tình hình khái quát ở châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Hội nghị hoà bình ở Vécxai, hệ thống Vécxai - Oasinhtơn. - Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở châu Âu và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (Đại hội II, VII). - Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và hậu quả của nó. Phong trào chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. 2.Kĩ năng - Rèn khả năng nhận thức, phân tích, rút ra kết luận về các sự kiện lịch sử đã học. - Liên hệ kiến thức lịch sử quá khứ với cuộc sống hiện tại. 3.Thái độ - Bồi dưỡng lòng tin vào phong trào đấu tranh của nhân dân lao động chống CNTB, chủ nghĩa phát xít, nguy cơ chiến tranh, giáo dục tinh thần quốc tế chân chính II. Chuẩn bị -GV: Giáo án, nội dung một số tranh ảnh trong bài. -HS: Vở, sgk III. Tiến trình dạy học 1. Kiểm tra bài cũ - Trình bày những biến đổi về mọi mặt của Liên Xô sau hai kế hoạch 5 năm đầu tiên? 2.Bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung chính * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn - GV gợi cho hs nhớ lại cuộc CTTG thứ nhất, kết cục của cuộc chiến tranh. - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý: Vì tham vọng mà các nước đế quốc đã bị lôi cuốn vào vòng khói lửa chiến tranh. Khi cuộc chiến tranh kết thúc, vấn đề “hậu chiến” và những tham vọng đó được giải quyết tại Hội nghị hoà bình Vécxai (1918 - 1919) và Oasinhtơn (1921 - 1922). - GV hỏi: Hội nghị Vécxai và sau đó là Hội nghị Oasinhtơn nhằm mục đích gì? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận - GV yêu cầu hs quan sát lược đồ 29. Sự thay đổi bản đồ chính trị châu Âu theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn – SGK và trả lời câu hỏi: + So sánh sự thay đổi lãnh thổ các nước châu Âu năm 1923 so với năm 1914, nêu rõ: Quốc gia nào biến mất? những quốc gia nào mới xuất hiện? Những quốc gia nào có sự thay đổi về lãnh thổ? + Kết cục của việc vẽ lại bản đồ châu Âu là gì? - HS quan sát lược đồ trả lời, bổ sung. - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại: Đức mất 1/8 lãnh thổ, với 1/2 dân số; Đế quốc Áo – Hung tách ra làm 2 nước nhỏ là là Áo và Hunggari với dtích nhỏ hơn trước rất nhiều.. Trên đất Áo – Hunggari cũ, những nước mới được thành lập là Tiệp Khắc, Nam Tư. Một số đất đai khác cắt thêm cho Rumani, Italia. Ba lan cũng được thành lập với các vùng đất thuộc Ao, Đức, Nga. - GV hỏi:Với hệ thống Vécxai- Oasinhtơn trật tự thế giới mới được thiết lập như thế nào? Em có nhận xét gì về tính chất của hệ thống này? - HS trả lời - GV nhận xét, nhấn mạnh + Đức mất đi 1/8 lãnh thổ, với vùng đất giàu có về khoáng sản, 1/2 dân số cùng với khoản bồi thường chiến phí nặng nề. Đó là lí do làm xuất hiện chủ nghĩa phục thù ở Đức ngay sau CTTG thứ nhất. - Sự phân chia này đem lại nhiều quyền lợi cho các nước thắng trậnSự phân chia này đã làm nảy sinh sự bất đồng do mâu thuẫn về quyền lợi. Trật tự Vécxai- Oasinhtơn theo Lênin nhận định là “trật tự thiết lập trên miệng núi lửa”... * Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản và sự thành lập Quốc tế Cộng sản. - GV hỏi: Nguyên nhân, Đặc điểm nổi bật của cao trào cách mạng 1918-1923? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận: Đông đảo công nhân, nhân dân lao động tham gia đấu tranh, ngoài yêu cầu về kinh tế, còn có yêu cầu về chính trị, xã hội dẫn đến sự thành lập của nhiều Đảng cộng sản. - GV hỏi: Quốc tế Cộng sản được thành lập trong bối cảnh lịch sử như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, nhấn mạnh sự cần thiết phải thành lập Quốc tế thứ ba; Vai trò của Lêninvà những nhà hoạt động cách mạng thế giới đối với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản - GV nhấn mạnh ý nghĩa của Đại hội II và Đại hội VII. Liên hệ Việc Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và tham dự đại hội VII. - GV hỏi: Em hãy nhận xét về vai trò của Quốc tế cộng sản đối với phong trào cách mạng thế giới? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận: Quốc tế cộng sản là một tổ chức cách mạng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Quốc tế cộng sản đã có công lao to lớn trong việc thống nhất và phát triển phong trào cách mạng thế giới. * Hoạt động 3: Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và những hậu quả của nó. - GV hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933? Hậu quả - HS trả lời - GV nhận xét, bổ sung, kết luận: + Những biểu hiện của cuộc khủng hoảng: hàng hoá ế thừa không người mua; Người dân chết đói bên cạnh những đống thóc chất cao không bán được, chuẩn bị đem làm chất đốt; 50 triệu công nhân thất nghiệp, hàng triệu nông dân bị mất ruộng đất. Đây là cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất, kéo dài nhất trong lịch sử của CNTB, đe doạ sự tồn tại của CNTB. - GV hỏi: giới cầm quyền các nước tư bản đã cứu vãn tình thế bằng con đường nào? - HS trả lời - GV nhận xét, chốt ý - GV hướng dẫn hs quan sát hình 30 - SGK để biết thêm về hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 * Hoạt động 4: Tìm hiểu diễn biến phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. - GV hỏi: Mặt trận Nhân dân chống phát xít ra đời trong bối cảnh lịch sử như thế nào? - HS trả lời - GV nhận xét, kết luận: Mặt trận nhân dân thể hiện sự thống nhất hành động của các lực lượng dân chủ, yêu nước trong một tổ chức quần chúng rộng rãi để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. - GV hỏi: Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và chiến tranh đã diễn ra như thế nào ở Pháp và Tây Ban Nha? - HS trả lời - GV nhận xét, hướng dẫn hs quan sát hình 31. Lêông Bơlun (phải) - người đứng đầu Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp năm 1936 - SGK và nhận xét về vai trò của mặt trận này. Sau đó GV nhận xét, kết luận. Thắng lợi của Mặt trận Nhân dân ở Pháp là sự kiện tiêu biểu và mang lại nhiều bài học quý báu cho phong trào chống phát xít và nguy cơ chiến tranh ở các nước. - GV liên hệ với phong trào dân chủ ở Việt Nam những năm 1936-1939. 1. Thiết lập trật tự thế giới mới theo hệ thống Vecxai - Oasinhtơn - CTTG thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận tổ chức Hội nghị hoà bình ở Vécxai (1918 - 1919) và Oasinhtơn (1921 - 1922) kí kết hoà ước và các hiệp ước phân chia quyền lợi. - Trật tự thế giới mới được xác lập (hệ thống Vécxai – Oasinhtơn). Anh, Pháp, Mĩ, Nhật Bản giành được nhiều quyền lợi về kinh tế cũng như áp đặt sự nô dịch với các nước bại trận và các dân tộc thuộc địa phụ thuộc. - Hội nghị Vécxai quyết định thành lập Hội Quốc liên, nhằm duy trì trật tự thế giới mới gồm 44 nước thành viên. 2. Cao trào cách mạng 1918 - 1923 ở các nước tư bản. Quốc tế Cộng sản * Cao trào cách mạng1918-1923 - Nguyên nhân + Hậu quả nặng nề của CTTG I + Ảnh hưởng của thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga - Diễn biến + Đỉnh cao của cao trào là sự thành lập Nhà nước Cộng hoà Xô viết ở Hunggari (3 - 1919) ; ở Bavie (Đức, 4 - 1919). * Quốc tế Cộng sản thành lập và hoạt động: - Từ cao trào cách mạng, các ĐCS được thành lập ở nhiều nước: Đức, Áo, Hunggari, Ba Lan, Áchentina,... - Nhằm đáp ứng đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng tháng 3 - 1919 tại Matxcơva Quốc tế cộng sản được thành lập. - Từ 1919 đến 1943, Quốc tế cộng sản tiến hành 7 kỳ đại hội, đề ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cách mạng thế giới. - Đại hội lần thứ II (1920) và Đại hội lần thứ VII (1935) có ý nghĩa quan trọng và nổi bật trong lịch sử Quốc tế Cộng sản. 3. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 và hậu quả của nó. - Nguyên nhân: Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận, vượt quá nhu cầu, trong khi sức mua của người lao động giảm, dẫn đến cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế (khủng hoảng thừa). - 10/1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, nhanh chóng lan ra toàn bộ thế giới tư bản, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội đối với các nước tư bản và các nước thuộc địa. - Các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành về những cải cách về kinh tế - xã hội. Các nước Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập các chế độ độc tài phát xít. 4. Phong trào Mặt trận Nhân dân chống phát xít và nguy cơ chiến tranh - Đầu những năm 30 (XX) dưới sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản, phong trào chống phát xít, chống chiến tranh diễn ra sôi nổi ở nhiều nướcMặt trận Nhân dân chống chủ nghĩa phát xít được thành lập ở nhiều nước Pháp, Tiệp Khắc, Tây Ban Nha... - 5/1936, Mặt trận Nhân dân Pháp giành thắng lợi và thành lập Chính phủ do Lêông Bơlum đứng đầu. - 2/1936, ở Tây Ban Nha, Mặt trận Nhân dân giành thắng lợi và thành lập Chính phủ của Mặt trận . 3. Củng cố, luyện tập - Các giai đoạn phát triển chính của CNTB giữa hai cuộc CTTG (1918-1939)? Vì sao cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 lại dẫn tới nguy cơ của một cuộc CTTG mới 4. Hướng dẫn học bài - Học bài cũ, hoàn thành câu hỏi và bài tập trong sgk.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_14_bai_11_tinh_hinh_cac_nuoc_tu.doc
Giáo án liên quan