Hướng dẫn ôn tập học kỳ 2 môn Lịch sử Lớp 11

Nguyên nhân bùng nổ:

 - Sau hai Hiệp ước Hácmăng 1883 và Patơnốt 1884, thực dân Pháp đã bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì. Phong trào đấu tranh chống pháp của nhân dân ta đã tiếp tục phát triển.

- Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phe chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay trong hành động .Những hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp dành chủ quyền.

- Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến. Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước. Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang cá. Sáng ngày 6/7/1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế.

+ Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành, chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà chống Pháp cứu nước.

 + Hưởng ứng chiếu Cần Vương, một phong trào vũ trang chống Pháp bùng nổ. Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục, kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt.

 

doc5 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn ôn tập học kỳ 2 môn Lịch sử Lớp 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HỌC KỲ II MÔN LỊCH SỬ Năm học 2011 – 2012 1. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Câu 1: Hoàn cảnh bùng nổ và sự phát triển của phong trào Cần Vương. Gợi ý trả lời: * Nguyên nhân bùng nổ: - Sau hai Hiệp ước Hácmăng 1883 và Patơnốt 1884, thực dân Pháp đã bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì. Phong trào đấu tranh chống pháp của nhân dân ta đã tiếp tục phát triển. - Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phe chủ chiến trong triều đình do Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay trong hành động..Những hành động của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp dành chủ quyền. - Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến. Tôn Thất Thuyết quyết định ra tay trước. Đêm 4 rạng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang cá. Sáng ngày 6/7/1885 quân Pháp phản công kinh thành Huế. + Sau cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành, chạy ra sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên vì vua mà chống Pháp cứu nước. + Hưởng ứng chiếu Cần Vương, một phong trào vũ trang chống Pháp bùng nổ. Phong trào diễn ra sôi nổi, liên tục, kéo dài hơn 10 năm mới chấm dứt. * Sự phát triển của phong trào: - Giai đoạn 1 (Từ năm 1885 đến năm 1888): Phong trào được đặt dưới sự chỉ huy của vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết. + Từ khi Chiếu Cần vương được phát ra, nhiều văn thân sĩ phu đã sôi nổi hưởng ứng, họ tập hợp nghĩa binh, xây dựng căn cứ, đấu tranh quyết liệt với quân Pháp và bọn tay sai. Hàng trăm cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ nổ ra trên một phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Kì và Trung Kì. + Cuối năm 1988, do có sự chỉ điểm của tên Trương Quang Ngọc, vua Hàm Nghi bị thực dân Pháp bắt và bị đưa đi đày ở An-giê-ri. Mặc dù vậy, phong trào vẫn được duy trì. - Giai đoạn thứ hai (từ năm 1888 đến năm 1896): Ở giai đoạn này không còn sự lãnh đạo của triều đình nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển, quy tụ dần thành những trung tâm lớn và ngày càng lan rộng: + Trong điều kiện chiến đấu mới, phong trào phải chuyển dần từ vùng đồng bằng lên vùng trung du và vùng rừng núi để tổ chức chống Pháp. Tiêu biểu là khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên), khởi nghĩa Hùng Lĩnh (Thanh Hoá), khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hoá), khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh). + Năm 1896, sau thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê, phong trào Cần Vương coi như chấm dứt Câu 2: Vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương? Gợi ý trả lời: + Lãnh đạo là các văn thân sĩ phu tài giỏi như Phan Đình Phùng, Cao Thắng + Lối đánh linh hoạt, phòng ngự chủ động tấn công, đánh đồn diệt viện. + Quân đội được trang bị vũ khí hiện đại theo kiểu Pháp. + Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong trong các cuộc khởi nghĩa Cần vương. + Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ. + Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tình căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác. + Chuẩn bị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo, đào đắp công sự liên đoàn. + Đánh nhiều trận nổi tiếng Câu 3: Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương Gợi ý trả lời: Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chinh sách cướp bóc và bình định quân sự của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ họp về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài, họ tự dựng mình đứng lên để bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tựu phát (tính chất tự vệ) của nông dân. Vì vậy không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương. 2. Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. Câu 1: Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã tác động đến tình hình kinh tế - xã hội nước ta như thế nào? Gợi ý trả lời: - Nêu nội dung chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Việt Nam - Tác động của chính sách trên đối với tình hình kinh tế: + Tác động tích cực (kinh tế tư bản, các ngành công nghiệp, giao thông vận tải,.. có điều kiện phát triển) + Hạn chế (nền kinh tế nông nghiệp của nước ta bị sa sút, nhiều nghề thủ công bị mai một,) - Tác động đối với xã hội: Bên cạnh giai cấp cũ (địa chủ, nông dân), xuất hiện giai cấp mới (công nhân) và tầng lớp mới (tư sản và tiểu tư sản). Các giai cấp có sự phân hoá sâu sắc + Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất, bị bần cùng hóa và bị phân hoá thành hai bộ phận: Một bộ phận nông dân bị mất đất, số ít tìm được việc làm trong các hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, đồn điền trở thành công nhân. Phần lớn còn lại bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc sống của họ khổ cực nên họ sẵn sàng tham gia các cuộc đấu tranh giành độc lập. + Giai cấp địa chủ phong kiến câu kết chặt chẽ với Pháp, cùng với Pháp bóc lột dân ta, nhưng cũng có những địa chủ có tinh thần dân tộc.. + Giai cấp công nhân: tăng nhanh về số lượng, đại đa số xuất than từ nông dân, làm việc ở các đồn điền, nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ lương thấp nên đời sống cực khổ, có tinh thần đấu tranh chống giới chủ, đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi cải thiện đời sống. + Tầng lớp tư sản : vốn là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn, bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép + Tầng lớp tiểu tư sản : là các chủ xưởng nhỏ, viên chức, học sinh, sinh viên,.. họ bị Pháp chèn ép nên cuộc sống bấp bênh. Tầng lớp sĩ phu thức thời có những chuyển biến tích cực về tư tưởng chính trị. 3. Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất năm 1914. Câu 1: Những nhân tố tác động đến sự ra đời của phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX. Gợi ý trả lời: - Tình hình trong nước: + Sau khi dập tắt phong trào Cần Vương, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897). Cuộc khai thác thuộc địa đã làm cho cơ cấu kinh tế Việt Nam bước đầu có sự biến đổi: các thành phần kinh tế TBCN hình thành, từng bước mở rộng. Cơ cấu xã hội Việt Nam cũng thay đổi: giai cấp công nhân ra đời và đông lên. Tầng lớp tư sản dân tộc và tiểu tư sản cũng xuất hiện. Các sĩ phu Nho học bắt đầu có sự chuyển biến về tư tưởng chính trị cũng như trong tư duy kinh tế. + Vấn đề dân tộc vẫn được đặt ra một cách cấp thiết. Phong trào Cần Vương với hình thức đấu tranh vũ trang thuần tuý thất bại. Điều đó đã đặt ra cho các sĩ phu yêu nước là cần có những con đường mới, tư tưởng mới, hình thức đấu tranh mới, để giành độc lập. Xuất phát từ lòng yêu nước, thương dân các sĩ phu đã đón nhận những ảnh hưởng bên ngoài để chủ trương cứu nước theo con đường dân chủ tư sản. Tiêu biểu là xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh. - Tình hình bên ngoài tác động: + Phong trào Duy tân của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc với khuynh hướng dân chủ tư sản, thông qua các sách báo được truyền vào nước ta, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng các sĩ phu. Họ nhận thấy chế độ phong kiến không còn phù hợp. Cần có những cải cách, đổi mới về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, để từng bước giành lại chủ quyền đất nước. + Tư tưởng của cách mạng Pháp với những tác phẩm của Ru-xô, Mông-te-kiơ được dịch sang tiếng Hán du nhập vào nước ta. + Cách mạng Tân Hợi (1911) càng giúp cho một số sĩ phu Việt Nam đoạn tuyệt với tư tưởng quân chủ để chuyển qua tư tưởng cộng hoà. + Cuộc Duy tân Minh trị ở Nhật (1898), thắng lợi của Nhật trong chiến tranh Nga- Nhật (1904-1905), càng ảnh hưởng lớn đến các sĩ phu. Họ muốn duy tân, cải cách đất nước theo gương Nhật. Họ tìm thấy ở Nhật là nước “đồng chủng, đồng văn”, mong dựa vào Nhật để đuổi Pháp. - Kết luận: Do sự thất bại của con đường đấu tranh vũ trang truyền thống của các phong trào yêu nước trước đó, sự biến đổi trong cơ cấu kinh tế và xã hội, sự tác động của tư tưởng cách mạng mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản từ bên ngoài, các tầng lớp sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX thấy cần có những biện pháp, con đường cứu nước mới. Từ đó xuất hiện trào lưu dân tộc chủ nghĩa với hai xu hướng tiêu biểu: bạo động của Phan Bội Châu và duy tân cải cách của Phan Châu Trinh. Câu 2: So sánh chủ trương và hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Gợi ý trả lời: Nội dung Phan Bội Châu Phan Châu Trinh Chủ trương cứu nước Chống đế quốc giành độc lập dân tộc bằng bạo động, bằng đấu tranh vũ trang dựa vào dân trong nước và cầu viện nước ngoài (dựa vào Nhật chống Pháp) Chống chế độ phong kiến, giành tự do dân chủ bằng phương pháp ôn hoà không bạo động, dựa vào Pháp cải cách duy tân đất nước để chống phong kiến Mục tiêu trước mắt Phan Bội Châu xác định kẻ thù là thực dân Pháp, mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn dân tộc nên đề ra mục tiêu đánh Pháp giành độc lập dân tộc (cứu nước để cứu dân) Phan Châu Trinh coi chế độ phong kiến thối nát là kẻ thù, mâu thuẫn là mâu thuẫn giai cấp nên đánh đổ phong kiến để canh tân đất nước (cứu dân để cứu nước) Phương pháp đấu tranh Bạo động vũ trang Cải cách, bất bạo động Phương thức hoạt động Bí mật, bất hợp pháp, có tổ chức (Duy tân hội, Việt Nam quang phục hội) Công khai, hợp pháp, không xây dựng các tổ chức chính trị mà chỉ đứng ra kêu gọi, hô hào, Những hoạt động tiêu biêu biểu - Năm 1904, lập Hội Duy tân - Năm 1905-1908, tổ chức phong trào Đông du để đào tạo đội ngũ cán bộ, chuẩn bị lực lượng chống Pháp - Năm 1912, thành lập Việt Nam Quang phục hội với tôn chỉ “đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam”, tổ chức ám sát, trừ khử những tên thực dân đầu sỏ và tay sai đắc lực của chúng - Khởi xướng và tham gia nhiều hoạt động truyền bá tư tưởng mới, vận động lập trường học, hội buôn, tham gia giảng dạy và diễn thuyết ở Đông kinh nghĩa thục, vạch trần chế độ vua quan thối nát, yêu cầu Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Nam, sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên văn minh - Cùng Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì trong những năm 1906-1908 4. Qúa trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Câu 1: Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Ý nghĩa những hoạt động của Người từ năm 1911 đến năm 1918. Gợi ý trả lời: - Trước thực trạng của xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành vốn sinh ra trong một gia đình nhà nho học, nhận được sự giáo dục tốt đẹp cả về phía cha lẫn phía mẹ và quê hương nên Người sớm có lòng lòng yêu nước và ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. - Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nhiều phong trào đấu tranh vũ trang và yêu nước đã nổ ra nhưng tất cả đều thất bại. Nguyễn Tất thành rất khâm phục những nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám,nhưng không tán thành con đường của các vị tiền bối đi trước. Sau những thất bại của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng Việt Nam càng rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Ngọn cờ phong kiến hoàn thất bại, khuynh hướng dân chủ tư sản vừa mới khởi xướng thì cũng bị dập tắt. Một thử thách mới đặt ra cho cách mạng Việt Nam là phải đi theo con đường nào. Yêu cầu lịch sử thúc giục Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước mới. - Khác với các nhà yêu nước trước đây, tìm con đường giải phóng theo mô hình dân chủ tư sản, Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang phương Tây để tìm hiểu những vấn đề ẩn sau những từ tự do- bình đẳng- bác ái của nước cộng hoà Pháp. - Ngày 5/6/1911, từ bến cảng Nhà Rồng, với tên gọi là Ba, Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp cho một chiếc tàu buôn Pháp bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước. * Hoạt động của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài từ năm 1911 đến năm 1918: - Từ năm 1911 đến năm 1917: Sau khi cập cảng Mác-xây (Pháp), Người tiếp thục đi qua nhiều nước ở châu Âu, châu Phi và Mĩ. Sau khi bôn ba qua nhiều châu lục, làm nhiều nghề để sống và hoạt động, Người nhận rõ: ở đâu bọn đế quốc cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. Người đã có những nhận thức chính xác về bạn và thù. - Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tố cáo tội ác của thực dân Pháp và tuyên truyền cho cách mạng Việt Nam, tiếp nhận ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga. Sự kiện này đã tác động mạnh và làm chuyển biến tư tưởng của Người, Người hoàn toàn tin theo Lênin và tìm hiểu về cuộc cách mạng ở nước Nga. - Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành ở nước ngoài từ năm 1911 đến năm 1918 tuy chỉ là bước đầu nhưng đã đặt cơ sở quan trọng cho việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.

File đính kèm:

  • dochuong_dan_on_tap_hoc_ky_2_mon_lich_su_lop_11.doc