I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Phong trào Ngũ tứ và sự mở đầu thời kì cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc. Những diễn biến chính của cách mạng Trung Quốc trong thập niên 20 và 30 của thế kỉ XX.
- Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc ở ấn Độ trong những năm 1918-1939 do giai cấp tư sản dân tộc, đứng đầu là M. Găng-đi lãnh đạo.
2. Về tư tưởng
- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập dân tộc.
- Nhận thức đựơc những mất mát, hi sinh, khó khăn, gian khổ của các dân tộc trên con đường đi tới độc lập dân tộc. Từ đó hiễu rõ giá trị vĩnh hằng của chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng xử lí tư liệu để hiểu bản chất, ý nghĩa của vấn đề lịch sử.
- Tăng cường khả năng so sánh, các sự kiện lịch sử khác nhau để hiểu ý nghĩa chúng.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY- HỌC
- Bản đồ các nước châu á.
- Tranh ảnh, tư liệu về châu á những năm 1918-1939.
16 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 19-21 - Đỗ Đăng Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn ngày tháng năm 200
Chương IX
các nước châu á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới
(1918-1939 )
Bài 15 Tiết 19
phong trào cách mạng ở trung quốc và ấn độ
(1918-1939)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Phong trào Ngũ tứ và sự mở đầu thời kì cách mạng dân chủ mới ở Trung Quốc. Những diễn biến chính của cách mạng Trung Quốc trong thập niên 20 và 30 của thế kỉ XX.
- Những đặc điểm của phong trào độc lập dân tộc ở ấn Độ trong những năm 1918-1939 do giai cấp tư sản dân tộc, đứng đầu là M. Găng-đi lãnh đạo.
2. Về tư tưởng
- Bồi dưỡng nhận thức đúng đắn về tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức, giành độc lập dân tộc.
- Nhận thức đựơc những mất mát, hi sinh, khó khăn, gian khổ của các dân tộc trên con đường đi tới độc lập dân tộc. Từ đó hiễu rõ giá trị vĩnh hằng của chân lí: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng xử lí tư liệu để hiểu bản chất, ý nghĩa của vấn đề lịch sử.
- Tăng cường khả năng so sánh, các sự kiện lịch sử khác nhau để hiểu ý nghĩa chúng.
II. Thiết bị, tài liệu dạy- học
- Bản đồ các nước châu á.
- Tranh ảnh, tư liệu về châu á những năm 1918-1939.
III. Tiến trình tổ chức dạy-học
1. Bài cũ:
Quá trình phát xít hóa ở Nhật có đặc điểm gì? Vì sao lại mang đặc điểm đó ?
2. Bài mới:
Với các nước TBCN giữa hai cuộc chiến tranh thế giới phải trải qua những bước phát triển thăng trầm còn các nước thuộc địa và phụ thuộc như Trung Quốc và ấn Độ thì phong trào cách mạng đã có những chuyển biến to lớn trong cuộc đấu tranh chống thực dân và đế quốc đòi độc lập dân tộc. Vậy phong trào chuyển biến như thế nào, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài 28.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức học sinh cần nắm
Hoạt động 1: Theo nhóm
- Giáo viên chỉ vị trí của Trung Quốc trên bản đồ.
- Giáo viên nêu vấn đề : Sau chiến tranh thế giớ thứ nhất phong trào cách mạng ở Trung Quốc có những chuyển biến gì ? Các em nghiên cứu nội dung SGK để tìm hiểu cụ thể vấn đề này.
- Giáo viên chia học sinh làm 2 nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của phong trào Ngũ tứ?Phong trào có điểm gì mới
so với phong trào từ nửa sau thế kỉ XIX ở Trung Quốc?
(Giáo viên trình bày khái quát diễn biến của phong trào)
+ Nhóm 2: Sự thành lập ĐCS diễn ra như thế nào? ý nghĩa của sự kiện này?
* Học sinh mỗi nhóm cử đại diện trình bày, học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên hệ thống hóa các vấn đề cơ bản liên quan đến chiến tranh Bắc phạt và nội chiến Quốc-Cộng và hướng dẫn hóc sinh nắm một số nội dung chính:
+Nguyên nhân diễn ra và nguyên nhân thất bại của chiến tranh Bắc phạt?
(Giáo viên trình bày khái quát về diễn biến cuộc chiến tranh)
(Giáo viên phân tích một số sai lầm về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản)
- Giáo viên khái quát về nguyên nhân diễn ra và trình bày những nét diễn biến chính; lưu ý nhấn mạnh ý nghĩa về sự kiện Mao Trạch Đông lên nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
Hoạt động 3: Theo nhóm
- Giáo viên chia học sinh làm 2 nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Nguyên nhân, tính chất và nét đặc trưng của PTGPDT ở ấn Độ ?
(Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nét diễn biến chính ở phần chữ nhỏ. Giáo viên nhấn mạnh vai trò lãnh đạo của Đảng Quốc đại mà tiêu biểu là M. Găng-đi)
(Giáo viên trình bày khái quát diễn biến)
+ Nhóm 2: Sự thành lập ĐCS ấn Độ diễn ra như thế nào? ý nghĩa của sự kiện này?
Hoạt động 4: Cả lớp
- Gv yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK và trả lời các câu hỏi:
+Nguyên nhân trực tiếp diễn ra phong trào? Hình thức và mục tiêu đấu tranh?
+ Chính sách đối phó của thực dân Anh?
(Gv hướng dẫn h/s khai thác phần chữ nhỏ để trả lời)
* Giáo viên gọi học sinh trả lời, cho học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
I. phong trào cách mạng ở
trung quốc 1918-1929
1. Phong trào Ngũ tứ và sự thành lập
Đảng Cộng sản Trung Quốc
- Phong trào Ngũ tứ
+ Nguyên nhân:
Quyết định bất công của các nước đ/q về Sơn Đông.
Tác động của cuộc CMXHCN th Mười Nga.
+ Diễn biến: SGK
+ Điểm mới:
Lan rộng ra khắp cả nước, mang tính quần chúng rộng lớn.
G/cấp công nhân đóng vai trò nồng cốt.
Mục tiêu vừa chống đ/q vừa chống p/k.
Mở ra g/đ mới: Chuyển từ CMDCcũ sang CMDC mới.
- Sự thành lập ĐCS Trung Quốc:
+ Quá trình truyền bá CN Mác Lê-nin.
+ Sự lớn mạnh của phong trào công nhân.
[ 7- 1921, ĐCS Trung Quốc thành lập - g/c vô sản đã có chính đảng để nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng.
2. Chiến tranh Bắc phạt (1926-1927)
và nội chiến Quốc-Cộng (1927-1937)
- Chiến tranh Bắc phạt
+ Nguyên nhân: Sự hợp tác giữa Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản để chống lại các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương.
+ Diễn biến: SGK
+ Kết quả: Thất bại
[ Nguyên nhân:
Sự phản bội của Tưởng Giới Thạch.
So sánh lực lượng không có lợi cho cách mạng.
Sai lầm về đường lối (Chủ nghĩa cơ hội hữu khuynh, thỏa hiệp nhượng bộ với Tưởng).
- Nội chiến Quốc - Cộng
+ Diễn biến: SGK
+ Kết quả: Lực lượng Cm bị tổn thât nặng trong đợt vây quét thứ 5, buộc Hồng quân tiến hành Vạn lí trường chinh.
- Năm 1937, CMTQ chuyển sang thời kì k/c chống Nhật.
II. Phong trào độc lập dân tộc ở ấn độ 1918-1939
1. Phong trào độc lập dân tộc
trong những năm 1918-1929
- Phong trào độc lập dân tộc
+ Nguyên nhân:
Gánh nặng chiến tranh, chính sách khai thác, bóc lột của thực dân Anh.
Các đạo luật phản động được ban hành, mâu thuẫn XH gay gắt.
+ Diễn biến: SGK
+ Kết quả: Chưa giành thắng lợi.
+ Tính chất: Có tính quần chúng rộng lớn (CN, ND...), hình thức đấu tranh phong phú.
[ Nét đặc trưng:
Sử dụng con đường đấu tranh “bất bạo động”,
“bất hợp tác”.
- Sự thành lập ĐCS
+ Đầu những năm 20, xuất hiện những nhóm cộng sản.
+ Sự trưởng thành của g/c công nhân.
[ 12-1925, ĐCS ấn Độ thành lập – thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh.
2. Phong trào độc lập dân tộc
trong những năm 1929-1939
- Nguyên nhân: Hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
- Hình thức: Các chiến dịch bất hợp tác.
- Mục tiêu: Đòi độc lập dân tộc
- Chính sách đối phó của thực dân Anh:
Vừa khủng bố đàn áp vừa mua chuộc chia rẽ hàng ngũ cách mạng.
- Kết cục: Phong trào thất bại.
3. Sơ kết bài học
Giáo viên điểm lại những nét chính của phong trào đấu tranh GPDT ở Trung Quốc và ấn Độ. Nhấn mạnh sự khác biệt giữa PTCM ở hai nước xuất phát từ đặc điểm, điều kiện lịch sử cụ thể của từng nước.
4. Hướng dẫn tự học
- Lập bảng so sánh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và ấn Độ về giai cấp lãnh đạo, con đường và phương pháp đấu tranh trong những năm 1918-1939?
- Xem bài 30 - Lưu ý nét đặc trưng riêng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của từng nước ở Đông Nam á
Soạn ngày tháng năm 200
Bài 16
các nước đông nam á
giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939)
Tiết 20
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới của PTGPDT ở khu vực này.
Các giai đoạn phát triển và đặc điểm của phong trào cách mạng ở In-đô-nê-xi-a.
- Những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội ở các nước Đông Nam á sâu chiến tranh thế giới thứ nhất và những điểm mới của PTGPDT ở khu vực này.
- Một số phong trào cách mạng ở các quốc gia Đông Nam á hải đảo (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a), Đông Nam á lục địa (Lào, Cam-pu-chia, Miến Điện) và cuộc cách mạng tư sản năm 1932 ở Thái Lan.
2. Về tư tưởng
- Thấy được những nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam á trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do.
- Nhận thức rõ tính tất yếu của cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc của các dân tộc bị áp bức.
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện khả năng khái quát tổng hợp các vấn đề trên cơ sở các sự kiện đơn lẻ.
- Tăng cường khả năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử khác nhau để hiểu ý nghĩa của chúng.
II. Thiết bị, tài liệu dạy- học
- Bản đồ các nước Đông Nam á sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Tranh ảnh, tư liệu về Đông Nam á những năm 1918-1939.
III. Tiến trình tổ chức dạy-học
1. Bài cũ:
Điểm khác biệt trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Trung Quốc và ấn Độ về giai cấp lãnh đạo, con đường và phương pháp đấu tranh trong những năm 1918-1939?
2. Bài mới:
Do tác động của chiến tranh thế giới thứ nhất và ảnh hưởng của cách mạng XHCN tháng Mười Nga năm 1917, cùng với những chuyển biến quan trọng về kinh tế, chính trị-xã hội, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc diễn ra sôi nổi ở các nước Đông Nam á. Vậy đó là những chuyển biến gì? Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam á có những nét mới nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nội dung bài 30.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức học sinh cần nắm
Hoạt động 1: Theo nhóm
- Giáo viên dùng lược đồ chỉ cho học sinh thấy được thuộc địa của các nước đế quốc sau CTTG I ở ĐNA
- Giáo viên nêu vấn đề : Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào cách mạng ở ĐNA có những chuyển biến gì ? Các em nghiên cứu nội dung phần chữ nhỏ ở SGK để tìm hiểu cụ thể vấn đề này.
- Giáo viênv chia học sinh làm 4 nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Những chuyển biến của các nước ĐNA về mặt kinh tế?
+ Nhóm 2: Những chuyển biến của các nước ĐNA về mặt chính trị?
+ Nhóm 3: Những chuyển biến của các nước ĐNA về mặt xã hội?
+ Nhóm 4: Những tác động của bên ngoài đối với các nước ĐNA ? ảnh hưởng của nó?
(Giáo viên liên hệ với quá trình hoạt động cứu nước của Nguyễn ái Quốc, đặc biệt là khi bắt gặp Luận cương của Lê-nin)
* Học sinh mỗi nhóm cử đại diện trình bày, gọi học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên khái quát về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và hướng dẫn học sinh nắm một số nội dung chính:
+Những bước tiến của phong trào dân tộc tư sản trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc?
+ Những biểu hiện của sự xuất hiện xu hướng vô sản trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Đông Nam á?
(Giáo viên nhấn mạnh về vai trò của Đảng Cộng sản ở Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng)
* Giáo viên gọi học sinh trả lời, cho học sinh khác bổ sung và gáio viên chốt ý.
Hoạt động 3: Theo nhóm
- Giáo viên chia học sinh làm 2 nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Vai trò của ĐCS được thể hiện như thế nào trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a trong những năm 20 của thế kỉ XX? Vì sao phương pháp đấu tranh vũ trang của ĐCS bị thất bại ?
(Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu về nét diễn biến chính ở phần chữ nhỏ. Tác động của cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va và Su-ma-tơ-ra?)
+ Nhóm 2: Vì sao từ năm 1927, quyền lãnh đạo cách mạng lại chuyển sang giai cấp tư sản?
(Giáo viên kể một vài nét về Xu-các-nô)
Hoạt động 4: Cả lớp
- Giáo viên yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Phong trào độc lập dân tộc trong thập niên 30 thế kỉ XX phát triển qua mất giai đoạn?
+Đặc điểm của từng giai đoạn?
+Vì sao từ 1933-1937, phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống?
(Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác phần chữ nhỏ để hiểu thêm về những chủ trương của Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a)
Trên cơ sở sự phát triển phong trào cách mạng ở In-đô-nê-xi-a Giáo viên gợi ý cho học sinh rút ra nhận xét chung?
* Giáo viên gọi học sinh trả lời, cho học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
Hoạt động 1: Theo nhóm
- Giáo viên chia học sinh làm 2 nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Nguyên nhân dẫn đến phong trào?Liên hệ với chính sách của thực dân Pháp ở Việt Nam?
(Giáo viên trình bày khái quát các cuộc đấu tranh tiêu biểu - Học sinh theo dõi phần chữ nhỏ)
+ Nhóm 2: Nêu nhận xét về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào và Căm-pu-chia?
* Học sinh mỗi nhóm cử đại diện trình bày, học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên khái quát về PTĐTGPDT và hướng dẫn học sinh nắm một số nội dung chính:
+Các giai đoạn phát triển?
+Đặc điểm từng giai đoạn ?
(Giáo viên liên hệ với Việt Nam cùng thời kì)
Giáo viên gọi học sinh trả lời, cho học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
- Giáo viên thông báo về cuộc xâm lược Đông Dương của Nhật.
Hoạt động 3: Cá nhân
- Giáo viên khái quát về phong trào và hướng dẫn học sinh rút ra đặc điểm của phong trào?
- Giáo viên gọi học sinh trả lời, cho học sinh khác bổ sung và giiáo viên chốt ý.
Hoạt động 4: Theo nhóm
- Giáo viên điểm qua một vài chính sách của thực dân Anh ở Miến Điện và chia học sinh làm 2 nhóm rồi đưa yêu cầu:
+ Nhóm 1: Đặc điểm của phong trào chống thực dân Anh ở Miến Điện trong thập niên 20 của thế kỉ XX?
+ Nhóm 2: Nội dung của phong trào Tha-kin? Kết quả của phong trào?
* Học sinh mỗi nhóm cử đại diện trình bày, gọi học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
Hoạt động 4: Theo nhóm
- Giáo viên điểm lại tình hình Xiêm cuối XIX đầu XX, nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng 1932 và chia học sinh thành 4 nhóm và yêu cầu:
+ Nhóm 1: Lãnh đạo cuộc cách mạng?
(Giáo viên giới thiệu khái quát về Pri-đi Pha-nô-mi-ông)
+ Nhóm 2: Những chủ trương của Pri-đi Pha-nô-mi-ông?
+ Nhóm 3: Tính chất và kết quả của cuộc cách mạng 1932?
(Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung phần đọc thêm để giải thích khái niệm về cuộc cách mạng “ngập ngừng”
+ Nhóm 4: ý nghĩa của cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm?
* Học sinh mỗi nhóm cử đại diện trình bày, gọi học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
I. Tình hình các nước Đông nam á sau chiến tranh thế giới thú nhất
1. Tình hình kinh tế , chính trị-xã hội
- Những chuyển biến
+ Kinh tế:
Các nước Đông Nam á bị lôi cuốn vào hệ thống kinh tế TBCN với tư cách là thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Nơi cung cấp nguyên liệu thô, rẽ tiền cho các nước chính quốc...
[ Hội nhập cưỡng bức
+ Chính trị:
Bộ máy chính quyền các nước Đông Nam á
chỉ là bù nhìn và trở thành công cụ tay sai đắc lực.
- Quyền hành về chính trị, ngoại giao, quân sự đều tập trung trong tay chính quyền thực dân.
+ Xã hội:
Sự phân hóa giai cấp diễn ra quyết liệt:
Giai cấp tư sản lớn mạnh...
Giai cấp nông dân ngày càng bị bần cùng hóa...
Giai cấp công nhân trưởng thành về mặt số lượng và ý thức cách mạng.
- Những tác động bên ngoài
+ ảnh hưởng của cuộc CMXHCN tháng Mười Nga – các nước tìm thấy niềm hi vọng lớn thúc đẩy họ đi theo con đường cách mạng tháng Mười.
+ Sự lớn mạnh PTCM thế giới: Tạo điều kiện thuận lợi để gắn kết PTCN và PTĐTGP dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
2. Khái quát chung về phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở Đông Nam á
- Những bước tiến của PTDT tư sản:
+ Mục tiêu giành độc lập dân tộc được đề xuất rõ ràng (tự chủ về chính trị, tự do trong kinh doanh, dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục...)
+ Một số chính đảng tư sản thành lập.
+ Phong trào phát triển dưới nhiều hình thức phong phú.
- Sự xuất hiện xu hướng vô sản:
+ Sự trưởng thành của giai cấp vô sản và sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào PTCN và PTYN.
+ Sự ra đời hàng loạt các ĐCS:
5 - 1920, ĐCS In-đô-nê-xi-a;
2 - 1930, ĐCS Việt Nam;
4 - 1930, ĐCS Mã Lai và Xiêm;
11- 1930, ĐCS Phi-lip-pin.
II. Phong trào độc lập dân tộc
ở in-đô-nê-xi-a
1. Phong trào độc lập dân tộc
trong thập niên 20 thế kỉ XX
- Sự thành lập ĐCS In-đô-nê- xi-a
+ 5-1920, ĐCS thành lập (sớm nhất ở ĐNA, số lượng đông đảo)
+ Trực tiếp lãnh đạo PTCM trong thập niên XX.
+ 1926-1927, phát động khởi nghĩa vũ trang ở Gia-va và Su-ma-tơ-ra :
Làm rung chuyển nền thống trị của Hà Lan;
Do sai lầm về đường lối chiến lược nên không phát huy sức mạnh mà lại mất vai trò lãnh đạo cách mạng.
- Từ 1927, quyền lãnh đạo phong trào chuyển sang giai cấp tư sản
Đường lối chủ trương:
Chống đế quốc, đoàn kết các lực lượng dân tộc.
Đấu tranh bằng phương pháp hòa bìnhbất hợp tác.
[ Phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của In-đô-nê-xi-a.
2. Phong trào độc lập dân tộc
trong thập niên 30 thế kỉ XX
- 1930 - 1933:
+ Phong trào lên cao với những hình thức phong phú;
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa thủy binh ở Su-ra-bay-a 1933.
[ Bị đàn áp, đảng Dân tộc bị khủng bố
- 1933-1937: Tạm thời lắng xuống
- 1937-1940:
+ Mục tiêu: Thành lập MTDT thống nhất chống phát xít.
+ Lãnh đạo là Liên minh chính trị In-đô-nê-xi-a (12/1939) - mang tính quần chúng.
+ Hình thức đấu tranh: Hòa bình
[ Nhận xét chung:
- Phong trào diễn ra hết sức mạnh mẽ, thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân.
- Trong phong trào đã xuất hiện vai trò lãnh đạo của các tổ chức chính trị khác nhau.
- Phong trào chưa giành được thắng lợi.
III. phong trào chống thực dân pháp ở Lào, Căm-pu-chia 1918-1939
1. Phong trào chống Pháp những năm 20
thế kỉ XX
- Nguyên nhân
+ Thực dân Pháp tăng cường chính sách khai thác, bóc lột thuộc địa;
+ Chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề.
- Các phong trào
+ ở Lào:
Khởi nghĩa Ong kẹo và Com-ma-đam 1901-1937.
Khởi nghĩa Pa-chay 1918-1922.
+ ở Căm-pu-chia:
Phong trào chống thuế, chống bắt đi phu trong những những năm 1925-1926 nổ ra ở các
tỉnh Prây-veng, Công-pông Chàm, Công-pông-chơ-năng...
- Nhận xét:
+ Phong trào phát triển mang tính tự phát, phân tán;
+ Có sự liên hệ chặt chẽ với phong trào cách mạng Việt Nam
+ Đều thất bại (thiếu tổ chức và lực lượng lãnh đạo tiên phong).
2. Phong trào chống Pháp những năm 30 thế kỉ XX
- 1930-1935:
+ Đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương.
+ Bị thực dân pháp đàn áp đẫm máu.
-1936-1939:
+ Mục tiêu: Chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít và chiến tranh.
+ Lãnh đạo: Mặt trận dân chủ nhân dân Đông Dương
+ Hình thức đấu tranh: Hòa bình, công khai.
- 9-1940: Chuyển sang chống Nhật
II. cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân ở Mã lai và Miến Điện 1918-1939
1. Phong trào chống thực dân Anh ở Mã Lai
Đặc điểm:
+ Lãnh đạo là giai cấp tư sản dân tộc thông qua Đại hội toàn Mã Lai.
+ Hình thức đấu tranh: Đòi dùng tiếng Mã Lai, tự do kinh doanh.
+ 1930, ĐCS thành lập nhưng không đủ điều kiện lãnh đạo cách mạng.
2. Phong trào chống thực dân Anh ở Miến Điện.
- Thập niên 20 của thế kỉ XX:
+ Hình thức đấu tranh: Bất hợp tác, tẩy chay hàng hóa của thực dân Anh, không đóng thuế..
+ Lực lượng tham gia: Nông dân, công nhân, binh lính, nhà sư (ốt-tô-ma)...
+ Chịu ảnh hưởng của cuộc đấu tranh của nhân dân ấn Độ (Miến Điện được coi là một tỉnh của ấn Độ thuộc Anh). - Thập niên 30 của thế kỉ XX:
+ Tiêu biểu: Phong trào Tha-kin
Cải cách qui chế Đại học, thành lập trường Đại học riêng,
Tách Miến Điện ra khỏi ấn Độ giành quyền tự trị.
+ Kết quả: 1937 Miến Điện tách ra khỏi ấn Độ.
II. cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm
(thái lan)
- Lãnh đạo: Giai cấp tư sản đứng đầu là Pri-đi Pha-nô-mi-ông.
- Chủ trương:
+ Cải cách nền chính trị theo phương thức dân chủ phương Tây.
+ Xây dựng chế độ quân chủ lập hiến.
+ Cải cách kinh tế, chính trị theo hướng tư sản.
- Tính chất: Cuộc CMTS thực hiện nửa vời không triệt để.
- Kết quả: Thay thế chế độ quân chủ chuyên chế bằng chế độ quân chủ lập hiến.
- ý nghĩa:
+ Tạo điều kiện cho giai cấp tư sản tiến hành cải cách theo hướng tư sản.
+ Giúp Xiêm hội nhập tự nguyện vào hệ thống kinh tế thế giới của CNTB
3. Sơ kết bài học
Giáo viên điểm lại:
- Những chuyển biến về kinh tế, chính trị-xã hội và những nét khái quát về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.
- Một số nét nổi bật về phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a.
Giáo viên khái quát những nét chung về phong trào chống Pháp của nhân dân Lào, Căm-pu-chia; Nội dung phong trào Tha-kin ở Miến Điện và tính chất, tác động của cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm.
4. Hướng dẫn tự học
- Liên hệ về những chuyển biến về kinh tế, chính trị-xã hội và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ĐNA giữa hai cuộc chiến tranh thế giới với Việt Nam thời kì này.
- Lưu ý nét đặc trưng riêng của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Lào, Căm-pu-chia, Mã Lai, Miến Điện đặc biệt suy nghĩ vì sao người ta gọi cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm là cuộc cách mạng “ngập ngừng”.
Trả lời được các câu hỏi và bài tập cuối bài
Soạn ngày tháng năm 200
Chương X
chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
Bài 17 Tiết 21
chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai xuất phát từ cuộc khủng hoảng kinh tế (1929-1933), trải qua các hành động gây chiến tranh xâm lược của phe phát xít, với sự góp phần của các cuờng quốc dân chủ ở phương Tây do chính sách không can thiệp và nhượng bộ phe phát xít.
- Những nét lớn về diễn biến chiến tranh: các giai đoạn, các chiến trường chính, các trận đánh lớn có ý nghĩa quan trọng..., qua đó hiễu rõ vai trò của Liên Xô, của các nước Đồng minh Mĩ-Anh, của cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phe Trục thống trị đối với sự nghiệp tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. trong diễn biến chung đó, học sinh phải nắm vững các sự kiện diễn ra (hoặc liên quan) ở Đông Dương và khu vực Đông Nam á.
- Kết cục, hậu quả và ảnh hưởng của chiến tranh đối với sự phát triển của tình hình thế giới sau chiến tranh.
2. Về tư tưởng
- Qua sự tàn phá và tổn thất sinh mạng khủng khiếp do chiến tranh gây ra, học sinh hiểu được rằng chiến tranh và hòa bình là vấn đề chính trị quan trọng nhất trên thế giới , từ đó giáo dục lòng yêu chuộng hòa bình và tinh thần chống chiến tranh xân lược, có ý thức ngăn chặn sự bùng nổ của một cuộc chiến tranh mới bằng vũ khí hạt nhân.
- Giáo dục lòng yêu nước, tinh thần hi sinh chiến đấu để giành độc lập đân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Các sự kiện trong bài giúp các em phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa.
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kỉ năng sử dụng các nguồn thông tin khác nhau (văn kiện, hình ảnh, số liệu, biểu đồ...) để rút ra tri thức lịch sử.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử, vẽ biểu đồ lịch sử.. dựa trên những kí hiệu cảc bản đồ, học sinh có thể tự trình bày diễn biến các sự kiện lịch sử mà không cần sử dụng văn bản của sách giáo khoa. Dựa trên những dữ liệu và gợi ý của SGK, học sinh có thể tự vẽ biểu đồ để nhận thức quá trình lịch sử
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt nói hoặc viết bằng ngôn ngữ riêng của mỗi học sinh, không lệ thuộc câu chữ trong văn bản sách giáo khoa.
II. Thiết bị, tài liệu dạy- học
- Bản đồ treo tường về diễn biến của Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tranh ảnh, tư liệu về Chiến tranh thế giới thứ hai.
III. Tiến trình tổ chức dạy-học
Bài cũ:
Nhận xét của em về cuộc cách mạng 1932 ở Xiêm?
2. Bài mới:
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh diễn ra trên nhiều mặt trận và bao trùm hầu như toàn bộ các châu lục và đại dương. Chiến tranh kết thúc đã dẫn tới những biến đổi căn bả n của tình hình thế giới. Đó cũng là những nội dung chúng ta cùng tìm hiểu ở bài 31.
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức học sinh cần nắm
Hoạt động 1: Cá nhân
- Giáo viên nêu vấn đề: Năm 1919, hòa ước Véc xai được kí kết để kết thúc CTTG 1 và lập lại hòa bình đồng thời Hội Quốc liên cũng đựơc thành lập để bảo vệ hòa bình thế giới. Vậy mà 20 năm sau cuộc CTTGII lại nổ ra. Tại sao vậy ?
- Giáo viên đặt câu hỏi:
I. con đường dẫn đến chiến tranh
1. Các nước phát xít đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ( 1931-1937)
- Sau khủng hoảng kinh tế 1929-1933, Đức, ý, Nhật gây chiến tranh chia lại thế giới.
- 1937, hình thành trục phát xít “Béc-lin, Rô-ma, Tô-ki-ô” :
+ Nguyên nhân nào mà 3 nước Đức-ý-Nhật thành lập trục phát xít và gây chiến tranh xâm lược?
+ Các hành động xâm lược được thể hiện như thế nào?
* Giáo viên gọi học sinh trả lời, cho học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
(Giáo viên giảng giải về lí luận của Hít-le biện minh cho quá trình xâm lược)
Hoạt động 2: Cá nhân
- Giáo viên nêu vấn đề : Lực lượng của Anh, Pháp, Mĩ mạnh hơn hẳn lại có công cụ Liên Hợp quốc để bảo vệ hòa bình nhưng tại sao các nước này không chặn được các hành động xâm lược của chủ nghĩa PX?
- Học sinh đọc SGK để trả lời các câu hỏi:
+ Đường lối hành động của các cường quốc TBDC-Liên Xô?
+Hậu quả của đường lối đó?
(Giáo viên trình bày trên bản đồ và giúp học sinh nhận thức về bản chất của hành động này)
+ Chính sách nhượng bộ của Anh, Pháp tại Muy-ních? Hậu quả?
Từ những nội dung trên, giáo viên giúp học sinh rút ra nguyên nhân dẫn tới chiến tranh?
* Giáo viên gọi học sinh trả lời, cho học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
Hoạt động 3: Cá nhân
- Giáo viên trình bày trên bản đồ về cuộc xâm lược Ba Lan của Đức và hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi :
+ Vì sao Đức có thể xâm chiếm Ba Lan một cách nhanh chóng?
+ Thái độ của Anh-Pháp ?
+ Hành động của Liên Xô?
Hoạt động 4: Cá nhân
- Giáo viên tường thuật trên bản đồ.
- Giáo viên liên hệ ảnh hưởng sự kiện Pháp đầu hàng đến Việt Nam thời kì này. Gợi ý học sinh khai thác hình 83.
- Giáo viên tường thuật vắn tắt và yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: Vì sao kế hoạch đổ bộ của Đức lên Anh không thực hiện được?
- Giáo viên phân tích bản chất của Hiệp ước Tam cường.
* Giáo viên gọi học sinh trả lời, cho học sinh khác bổ sung và giáo viên chốt ý.
Hoạt động 1: Cá nhân
- Giáo viên nêu nhắc lại nội dung Hiệp ước Xô-Đức và giảng giải về thái độ của hai bên sau khi kí Hiệp ước :
+ Liên Xô: Thi hành nghiêm chỉnh nhưng có phần chủ quan.
+ Đức: Tráo trở và tấn công vào ngày chủ nhật.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_19_21_do_dang_tuan.doc