A- Mục đích bài học:
1/ Kiến thức: - Những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh.
- Những nét lớn về diễn biến chiến tranh, các giai đoạn , các mặt trậnchính, những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình chiến tranh.
- Kết cục cuộc chiến tranh và tác động của nó đến tình hình thế giới.
2/ Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến tranh,tác động của nó đối với nhân loại.
- Rèn luyện khả năng sử dụng bản đồ .
3/ Thái độ: Nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hậu quả của nó, từ đó nêu cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường , dũng cảm của quân doọi ,nhân dân các nước trongchống chủ nghĩa phát xít.
B- Chuẩn bị : GV: bản đồ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
HS : Đọc trước bài trong SGK.
41 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 262 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 19-34 - Trường THPT Xuân Áng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án lớp 11 Kỳ II.
Tiết:19
Ngày soạn:
Chương IV: chiến tranh thế giới thứ hai(1939- 1945)
Bài 17: chiến tranh thế giới thứ hai(1939- 1945)
A- Mục đích bài học:
1/ Kiến thức: - Những nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh.
- Những nét lớn về diễn biến chiến tranh, các giai đoạn , các mặt trậnchính, những bước ngoặt quan trọng trong tiến trình chiến tranh.
- Kết cục cuộc chiến tranh và tác động của nó đến tình hình thế giới.
2/ Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng đánh giá, nhận định về tính chất một cuộc chiến tranh,tác động của nó đối với nhân loại.
- Rèn luyện khả năng sử dụng bản đồ .
3/ Thái độ: Nhận thức đúng đắn về chiến tranh và hậu quả của nó, từ đó nêu cao ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
- Học tập tinh thần chiến đấu ngoan cường , dũng cảm của quân doọi ,nhân dân các nước trongchống chủ nghĩa phát xít.
B- Chuẩn bị : GV: bản đồ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
HS : Đọc trước bài trong SGK.
Tiến trình tổ chức dạy ,học
I- Tổ chức lớp:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
I- Kiểm tra bài cũ: Không
III- Dẫn dắt bài mới: Từ năm 1939- 1945 nhân loại đã trải qua cuộc chiến tranh thế giới gây thiệt hại lớn về người và của. Chiến tranh kết thúc với dự thất bại của chủ nghĩa phát xít, từ đó dẫn đến những biến đổi cơ bản của tình hình thế giới.
IV- Dạy học bài mới:
Hoạt động của thày ,trò
Kiến thức cơ bản
-GV: Cho H/S nhắc lại bản chất của CNPX.
? Những hành động của Đức, I ta ly a, Nhật bản?
I/ Con đường dẫn đến chiến tranh
1- Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược(1931- 1937)
+ Những năm 30(XX) Đức,I-ta-ly-a, Nhật, liên kết với nhau âm mưu gây chiến tranh.
+ Thái độ của Liên xô: Chủ trương liên kết với Anh, Pháp... chống chiến tranh.
+ Thái độ Anh ,Pháp,Mỹ: Nhượg bộ CNPX, chĩa
? Vì sao Anh ,P,M muốn CNPX đánh Liên xô?(Đạo luật Trung lập của Mỹ, tạo điều kiện cho CNPX)
? Thái độ các nước A,P trong hội nghị Muy-ních?
G/V:Sử dụng lược đồ trang92(SGK)
? Vì sao LX lại chủ trương đầm phán với Đức?
- GV sử dụng lược đồ(Trg 92) trình bày việc Đức đánh châu Âu.
Cho H/S lập niên biểu các sự kiện từ 9/39- 6/41
Mũi nhọn chiến tranh vào Liên Xô.
=> Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh là do thái độ thỏa hiệp của TBDC.
2/ Từ hội nghị Muy- nich đến chhiến tranh thế giới:
+ Vụ Xuy-Đét: Âm mưu của Đức nhằm phát động chiến tranh. Tại hội nghị Muy –ních (29-9-1938) các nước Anh,Pháp đã thỏa hiệp với Đức.
+ Trước âm mưu thỏa hiệp của A,P buộc LX phải đàm phán với Đức để tránh một cuộc chiến tranh bất lợi trong lúc bấy giờ.
II- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộngở châu Âu(từ tháng 9-1939 đến tháng 6-1941)
1/ Phát xít Đức tấn công Ba- lan và xâm lược châu Âu(9/1939-6/1941)
+ Ngày 1/9 Đức tấn công Ba lan với chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng”.Quân A,P không có hành động quân sự nào chống Đức
+ 4/40 Đức chuyến hướng tấn công các nước tây Âu, nước P nhanh chóng thất bại.
+ 7/ 40 Đức tấn công Anh nhưng không thành công.
2/ Phe PX bành trướng ở Đông và nam Âu (9/40-6/41)
(Học sinh đọc tại lớp ,về nhà lập niên biểu)
V- Sơ kết bài học:
a/ Củng cố: Cho H/S trình bày về thái độ vủa Liên xô và Của Anh, Pháp, Mỹ đối với âm mưu của CNPX?
- Thảo luận về nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giơí thứ hai.
b/ Hướng dẫn về nhà: học bài cũ , nắm chắc diễn biến chính giai đọan từ 9/39- 6/41.
- Đọc trước bài mới Phần III, IV.
Tiết:20
Ngày soạn:
Bài 17: chiến tranh thế giới thứ hai(1939- 1945)
(Tiết 2)
A- Mục đích bài học:
1/ Kiến thức: (Như tiết 1)
2/ Kỹ năng: (Như tiết 1)
3/ Thái độ: (Như tiết 1)
B- Chuẩn bị : GV: Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai.
HS : dùng BĐ trong SGK tham khảo trước.
Tiến trình tổ chức dạy ,học
I- Tổ chức lớp:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
I- Kiểm tra bài cũ:
-Hãy nêu thái độ của các nước: Liên xô ,Anh , Pháp, Mỹ đối với âm mưu gây chiến tranh của CNPX ?
-Tóm tắt các sự kiện chính của cuộc chiến từ 9/49 đến 6/41?
III- Dẫn dắt bài mới: Sau khi đánh chiếm các nước tây Âu, Đức chuẩn bị những điều kiện để tiến công tiêu diệt Liên xô. việc LX tham chến đã làm tính chất cuộc chhiến tranh thay đổi, chính nghĩa thuộc về LX và lực lượng hòa bình dân chủ. Chiến tranh kết thúc phần thắng thuộc về phía LX và phe hòa bình dân chủ.Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt.
IV- Dạy học bài mới:
Hoạt động của thày ,trò
Kiến thức cơ bản
G/V dùng bản đồ để tường thuật
-LL đức:5,5 triệu quân, 3 mũi tấn công
G/V dùng lược đồ trang 96-SGK hướng dẫn HS tìm hiểu bài.
? Chiến tranh TBD đã bùng nổ như thế nào?
III – Chiến tranh lan rộng khắp thế giới(Từ 6/41- 11/42)
1/ Phát xít Đức tấn công Liên xô. Chiến sự ở Bắc Phi.
* Mặt trận Xô-Đức:
+ Rạng sáng 22/6/1941 Đức tấn công Liên xô, với ưu thế về QS Đức nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ LX, sát Mat-xcơ- va.
+ 12/1941 Hồng quân phản công đẩy lùi quân Đức khỏi cửa ngõ thủ đô, làm phá sản kế hoạch “Đánh chớp nhoáng”của Hitle.
+ sau thấtbại ở Mát-Xcơ- va Đức tập trung tấn công phiá nam nhằm chiếm Xta-lin-grát.
* Mặt trận Bắc Phi (học sinh tự học)
2/ Chiến tranh Thái bình dương bùng nổ.
+ 7/12/41 Nhật bất ngờ tấn công quân Mỹ ở Trân châu cảng. Mỹ thiệt hại nặng nề . Buộc mỹ tuyên chiến với Đức I-ta-li-a và Nhật.
+Đến năm 1942 Nhật đã chiếm một vùng rộng lớn ở Thái bình dương.
? Khối đồng minh chống PX được hình thành như thế nào?
? Tại sao lúc này Anh, Mỹ lại bắt tay với LX ?
- Hồng quân tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân Đức 33vạn quân...(Giới thiệu hình 47- Chiến đấu trong thành phố Xta-lin-grát)
G/V dùng bản đồ giới thiệu các mặt trận ở Bắc Phi và Thái bình dương
? Dựa vào SGK em hãy tóm tắt những sự kiện chính trên mặt trận châu Âu ?
? Hãy tóm tắt những sự kiện chính rên mặy trận Thái bình dương?
3/ Khối Đồng minh chống phát xít hình thành
+ Hoàn cảnh:
-Hành động hiếu chiến của CNPX.
-LX tham chiến....cổ vũ PT chống PX.
-Anh ,Mỹ buộc thay đổi thái độ..
=>Khối đồng minh chống phát xít hình thành.
=>1/1/1942, 26 nước ra tuyên bố “Tuyên ngôn Liên hợp quốc”...hợp tác chống phát xít.
IV- Quân đồng minh chuyển sang thế phản công. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc(Từ 11/1942-> 8/1945)
1/ Quân Đồng minh phản công(11/42-> 8/1945)
* Mặt trận Xô -Đức:
+ Trận phản công Xta-lin-grát(11/42->2/43) tạo ra bước ngoặt chiến tranh...
+ Trận Cuốc-xcơ (8/43) đánh tan 30 sư đoàn,loại 50 vạn quân Đức.
* Mặt trận Bắc Phi:
+ Quân Anh, Mỹ phản công 7/1943 phát xít I-ta-li-a sụp đổ.
* ở Thái bình dương Quân Mỹ phản công đánh quân Nhật...
2/ Phát xít Đức bị tiêu diệt. Nhật bản đầu hàng. Chiến tranh kết thúc
* Mặt trận Xô -Đức:
+ Đầu năm 1944 Hồng quân phản công. Với 10 chiến dịch.. quét sạch quân Đức khỏi lãnh thổ LX
+Hè 1944 Mỹ Anh mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu, giải phóng nước Pháp...
+4/45 HQLX tiến quân vào Béc lin.
- 30/4/45 đánh chiếm toàn bộ Béc- lin....
+ 9/5/45 Đức đầu hàng ĐM, chiến tranh kết thúc ở châu Âu.
* ở Thái bình dương:
+ 6/8/45 Mỹ ném bom nguyên tử xuông Hi-rô-si-ma(8 vạn người chết).
+8/8/45 LX tuyên chiến với Nhật, tấn công 70 vạn quân Nhật ở Mãn châu .
+ 9/8/45 Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống Na-ga-xa-ki(làm chết 2 vạn người)
+15/8 Nhật đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc
- Cho H/S liên hệ từ cuộc chiến tranh TG thứ hai, hãy rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình hiện nay?
V- Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai.
+ CNPX bị tiêu diệt.
+Liên xô, Anh, Mỹ đóng vai trò quyết định trong việc tiêu diệt CNPX.
+Hậu quả: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế...
+ Tình hình thế giới thay đổi về cơ bản.
V- Sơ kết bài học:
a/ Củng cố: GV nhắc lại một số mốc thời gian quan trọng trong cuộc chiến tranh.
b/ Hướng dẫn về nhà: Hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 102-SGK-Câu 1,2,3.
- Đọc trước bài mới.
--------------------------------o0o---------------------------------
Duyệt của Tổ trưởng Tuần :................................................
Tiết:21
Ngày soạn:
Bài 18 Ôn tập lịch sử thế giới hiện đại
A- Mục đích bài học:
1/ Kiến thức:
a- Kiến thức: Nắm được những sự kiện chính của lịch sử thế giới hiện đại trong những năm 1917-1945.
Nhưng vấn đề cơ bản của lịch sử hịên đại và những quy luật vận động , phát triển của nó.
2/ Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng lập bảng hệ thống kiến thức lịch sử .
- Phát triển kỹ năng tổng hợp ,khái quát vấn đề lịch sử.
3/ Thái độ: Nâng cao tư tưởng CM, lòng yêu nước và chủ nghĩa quốc tế chân chính.Hiểu rõ bản chất của CNTB, CN thực dân,chống CNphát xít,bảo vệ hoà bình.
B- Chuẩn bị : GV: Bảng hệ thống kiến thức lịch sử1917-1945 (hướng dẫn H/S làm)
HS : Ôn tập trước bài trong SGK
Tiến trình tổ chức dạy ,học
I- Tổ chức lớp:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
I- Kiểm tra bài cũ: Không
III- Dẫn dắt bài mới: G/V nhắc lại tên các chương đã học để H/S thấy được nội dung đã học trong phần về lịch sử hiện đại.
IV- Dạy học bài mới:
Hoạt động thày, trò
Kiến thức cơ bản
I- Những kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới hiện đại(1917-1945)
Hướng dẫn H/S lập bảng thống kê các sự kiện
Thời gian
Sự kiện
Diễn biến chính
Kết quả ,ý nghĩa
Nước Nga- Liên xô
2-1917
CM dân chủ tư sản
-Tổng bãi công Pê-tơ-rô-grát.
- Khởi nghĩa vũ trang.
- Nga hoàng bị lập đổ
- Lập đổ Nga hoàng.
-2 chính quyền song song tồn tại
- CM dân chủ tư sản kiểu mới.
10-1917
CM XHCN
-24/10 chiếm vị trí then chốt.
-26/10 chiếm cung điện Mùa Đông.
- Toàn bộ chính phủ lâm thời bị bắt
- thành lập chính quyền Xô viết.
- Đưa G/C CN , ND lao động Nga làm chủ.
- Cổ vũ PT CM thế giới
Hướng dẫn H/s làm tiếp: Các nước TBCN; Các nước châu á.
* Chia nhóm tìm hiểu những vấn đề sau:(4 nhóm)
? Sự phát triển của KHKT đã tác dụng đến kinh tế thế giới như thế nào?
? Quá trình phát triển của nước Nga Xô viết di lên CNXH như thế nào?
? Sau chiến tranh TG thứ nhất thế giới có những phong trào đấu tranh nào?
? Em hãy dẫn chứng sau chiến tranh thế giới thứ nhất CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới?
II- Những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại
1/ Những chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại,nhờ vào sự phá triển của KHKT.
2/ CNXH được xác lập đầu tiên ở một nước nằm giữa vòng vây của CN tư bản. Nước Nga Xô viết- Liên xô đã từng bước giữ vững và đi lên CNXH, trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới.
3/ Phong trào CM thế giới bước sang một thời kỳ phát triển mới từ sau thăng lợi của CM tháng Mười và sự kết thúc chiến tranh thế giới I.
+Cao trào CM 1918- 1923; Quốc tế cộng sản ra đời.
+ Phong trào CM trong những năm khủng hoảng kinh tế 1929-1933.
+ Phong trào mặt trận Nhân dân chống PX 1936- 1939
+ Cuộc chiến đấu chống CNPX trong chiến trang thế giới thứ hai.
4/ CNTB không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới.
5/ Chiến tranh thế giới thứ hai là cuộc chiến tranh lớn nhất , khốc liệt nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại
V- Sơ kết bài học:
a/ Củng cố: ? Hãy nêu và phân tích những nội dung chính của LSTG hiện đại? Liên hệ sự ảnh hưởng của lịch sử TG đến Việt nam
b/ Hướng dẫn về nhà: Đọc lại bài trong SGK. Tập trả lời các câu hỏi trong bài.
Đọc trước bài mới.
Duyệt của Tổ trưởng Tuần :................................................
Tiết:22 Phần Ba :Lịch sử Việt nam
Ngày soạn:
Chương I
Việt nam từ năm 1858 đến cuối thế kỷXIX
Bài 19
Nhân dân Việt nam kháng chiến chống Pháp xâm lược
(Từ năm 1858 đến trước năm 1873)
A- Mục đích bài học:
1/ Kiến thức: Cần nắm được:
- ý đồ xâm lược Việt nam của tư bản phương Tây.
- Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt nam từ năm 1858 đến năm 1873.
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ năm 1858- 1873
2/ Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích ,so sánh, nhận xét, đấnh giá sự kiện.
- Biết liên hệ , rút ra bài học kinh nghiệm.
3/ Thái độ: : - Hiểu được bản chất xâm lược của CNTD.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông ta.
- Có thái độ đúng đắn về nguyên nhân trách nhiệm vủa nhà Nguyễn.
B- Chuẩn bị : GV: Lược đồ kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam kỳ
HS: Tìm hiểu trược bài trong SGK
Tiến trình tổ chức dạy ,học
I- Tổ chức lớp:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
I- Kiểm tra bài cũ: Không (Giới thiệuvề phần Ba- Lịch sử Việt nam)
III- Dẫn dắt bài mới: Từ năm 1858,thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt nam và thống trị nhân dân ta hơn 80 năm. Vạy nguyên nhân nào dẫn đến sự xâm lược của thực dân Pháp. Quá trình xâm lược ủ Pháp diễn ra như thế nào? Nhân dâ ta đã kháng chiến chống cuộc xâm lược của chúng ra sao? đó là nội dung cơ bản bài 19
IV- Dạy học bài mới:
Hoạt động của thày, trò
Kiến thức cơ bản
-GV?: Dựa vào SGK em hãy trình bày những biểu hiện về sự khủng hoảng , suy yếu của nhà NguyễnTKXVIII?
-?Em hã tóm tắt tình hình VN trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?liên hệ xu thế phát triển của CNTB lúc đó dạt VN trong hoàn cảnh lịch sử châu á lúc đó , en có suy nghĩ gì?
GV? Em hãy chứng minh những hành động của Pháp chuẩn bị xâm lược VN?
- GV dùng bức tranh trang 108SGK tường thuật cuộc tiến công của Pháp ở Đà nẵng.
GV : Giới thiệu hình 50 (Tr 110) mô tả Pháp đánh chiếm thành Gia định.
? Vì sao Pháp phải chuyển sang KH đánh lâu dài?
...Tiêu biểu hàng nghìn nghĩa dũng tấn công đồn Chợ Rẫy...
GV Dùng lược đồ (H 52 SGK) giới thiệu các cuộc KC chống Pháp ở Nam kỳ.
- Dùng (H 51) giới thiệu về cuộc kN của Trương Định.
- Một số cuộc KN tiêu biểu: Trương Quyền; Phan Tôn, Phan Liêm;Nguyễn Trung Trực; Nguyễn Hữu Huân;....
I- Liên quân Pháp – Tây ban nha xâm lược Việt nam. Chiến sự ở Đà nẵng năm1858
1/ Tình hình Việt nam đến giữa TK XIX trước khi thực dân Pháp xâm lược
- Giữa TK XIX Việt nam là một quốc gia độc lập, dưới chế độ PK nhưng đang trong tình trạng khủng hoảng, suy yếu...Biểu hiện:
+ Nông nghiệp: sa sút, ruộng đất tập trung trong tay địa chủ; mất mùa đói kém thường xuyên xảy ra...
+Công thương nghiệp đình đốn lạc hậu; nhà nước độc quyền TN;”Bế quan toả cảng”...
+ Quân sự: lạc hậu...Đối ngoại sai lầm “cấm Đạo”, đuổi giáo sĩ...
+ Xã hội:Mâu thuẫn gai cấp gay gắt , nhiều cuộc khởi nghĩa chống triều đình đã nổ ra...
2/ Thực dân Pháp ráo riết chuẩn bị xâm lược Việt nam.
- TK XVI- XVII tư bản phương Tây đã nhòm ngó VN..
- Thực dân Pháp đã lợi dụng việc truyền đạo để xâm lược VN
- 1787 Bá đa Lộc đã tạo điều kiện cho Pháp XL thông qua hiệp ước Véc xai.
1857: Na-pô-lê-ôngIII lập hội đồng Nam kỳ để tìm cách xâm lược VN.
=> VN đứng trước nguy cơ bị Pháp xâm lược.
3/ Chiến sự ở Đà nẵng năm1858
+ Chiều 31/8/1858 liên quân Pháp và Tây ban nha dàn trận chuẩn bị tấn công Đà nẵng...
+ Sáng 1/9 Pháp tấn công Đà nẵng...
+ Nhân dân Đà nẵng đẫ anh dũng chống trả hành động xâm lược...làm thất bại âm mưu “Dánh nhanh thắng nhanh ”của Pháp...
II- Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia định và các tỉnh miền Đông nam kỳ từ năm1859 đến năm1862
1/ Kháng chiến ở Gia định
+ Thất bại trong việc chiếm Đà nẵng Pháp chuyển quân vào đánh Gia định.Ngày 17/2/1859 Pháp đánh thành Gia định. Quân triều đình tan rã nhưng các đội dân binh dũng cảm chiến đấu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh ”của Pháp.
+ Sau thất bại ở Gia định Pháp chuyển sang KH “Chinh phục từng gói nhỏ”
+Thái độ của nhà Nguyễn: Không dám chủ động tấn công,nội bộ phân hoá, tư tưởng chủ hoà xuấthiện...Nhân dân thì kiên quyết chống giặc...
2/ Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miềm Đông nam kỳ. Hiệp ước 5/6/1862
+ 23/2/1861 Pháp đánh chiếm Đại đồn Chí hoà.
+Thừa thắng chiếm ba tỉnh miền Đông nam kỳ: Định tường (12/4/1861). Biên hoà (18/12/1861). Vĩnh long (23/3/1862).
+ Phong trào K/C chống Pháp của nhân dân bùng nổ mạnh mẽ....thì triều đình Huế lại ký Hiệp ước Nhâm tuất (5/6/1682) cắt ba tỉnh Miền đông nam kỳ cho Pháp.
III- Cuộc kháng chiến của nhân dân nam kỳ sau hiệp ước 1682
1/Nhân dân ba tỉnh miềm Đông tiếp tục kháng chiến sau hiệpước 1682
+ Triều đình ra lệnh bãi binh, nhưng nhân dân vẫn tiếp tục chống Pháp.
+ Phong trào “Tị địa” sôi nổi..
+Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Trương Định (1862-1864)...
2/Thực dânPháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây nam kỳ
+ Lợi dụng sự yếu hèn của triều đình 20/6/1867 Pháp đánh chiếm Vĩnh long.
+ Từ 20 -> 24/6/1867 Pháp đánh chiíem gọn ba tỉnh Miền Tây không tốn một viên đạn.
3/ Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp
(Cho HS thống kê các cuộc khởi nghĩa chống Pháp của nhân dân miền Tây)
V- Sơ kết bài học:
a/ Củng cố: GV nhắc lại một số mốc quan trọng trong quá trình Pháp xâm lược VN.
? Nhận xét về tinh thần chống Pháp của triều đình và của nhân dân ta?
b/ Hướng dẫn về nhà: Làm thống kê các cuộc KN chống Pháp của nhândân Tây nam kỳ vào vở. Làm các câu hỏi trắc nghiệm trong sách bài tập.
Duyệt của Tổ trưởng Tuần :................................................
.
Tiết:23
Ngày soạn:
Bài20: Chiến sự lan rộng ra cả nước.Cuộc kháng chiến của nhân dân ta từ 1873 đến năm 1884.Nhà Nguyễn đầu hàng
A- Mục đích bài học:
1/ Kiến thức: H/S nắm được:
Âm mưu thôn tính toàn bộ Việt nam của Pháp. Tình hình chiến sự từ 1873 đến 1884.
Cuộc chiến đấu của nhân dân Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1873-1884.
Nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay Pháp.
2/ Kỹ năng: - Rèn luyện khả năng nhận thức các sự kiện lịch sử, bíêt phân biệt các kháI niệm :chính nghĩa , phi nghĩa, chủ quan , khách quan, nguyên nhân duyên cớ.
Rèn luyênkỹ năng đọc và vẽ lược đồ
3/ Thái độ:
Nâng cao lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc.
Hiểu được ý nghã của sự đoàn kết, có sự đồng tâm hiệp lực, phải có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo.
B- Chuẩn bị : GV: Lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân Việt nam cuối TK XIX
HS : Đọc trước bài trong SGK.
Tiến trình tổ chức dạy ,học
I- Tổ chức lớp:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Kiểm tra bài cũ:
Tại sao Pháp chọn Đà nẵng là vị trí tấn công đầu tiên? Em có nhận xết gì về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta vào năm 1858?
Trình bày hoàn cản và nội dung điều ước Nhâm tuất? Em có nhận xét gì về thái độ của nhà Nguyễn trước hành động xâm lược của Pháp?
III- Dẫn dắt bài mới: Sauk hi Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ chúng tiếp tục tìm cách mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra Bắc kỳ. Triều đình Huế ngày càng tỏ ra bạc nhược ,bất lực, Pháp ngày càng lấn tới.Năm 1882 Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ hai,sau đó đánh thẳng vào Huế buộc nhà Nguyễn đầu hàng và xác lập quyền bảo hộ trên toàn bộ nước ta.
Hoạt động của thày - trò
Kiến thức cơ bản
? Thái độ của nhà Nguyễn trước việc Pháp chiếm 6 tỉnh Nam kỳ như thế nào?
? Tại sao nhà Nguyễn không dám phát động nhân dân đứng lên chống Pháp?
-Nguyễn Trường Tộ,người tiêu biểu cho xu hướng cải cách
? Dựa vào SGK em hãy tường thuật “vụ Đuy-puy”?
H/S dựa vào SGK trình bày
? Em hãy dẫn chứng một số cuộc chiến đấu chống Pháp tiêubiểu của nhân dân ta?
ND bất hợp tác với giặc, bỏ thuốc độc xuống giếng.. đốt kho đạn của giặc
-Trận Cầu giấy:21/1/1873 Gác –ni -ê bị giết
-? Em hãy nêu những nội dung cơ bản của điếu ước Giáp tuất?
I-Thực dân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất (1873).Kháng chiến lan rộng ra Bắc kỳ
1/ Tình hình Việt nam trước khi Pháp đấnh Bắc kỳ lần thứ nhất
+Từ sau năm 1867 nhà Nguyễn đã có tư tưởng đầu hàng Pháp
+Triều đình tiếp tục chính sách vơ vét bóc lột, đời sống nhân dân ta càng cực khổNhiều cuộc đấu tranh chống triều đình nổ ra và bị đần áp đẫm máu
+Một số sỹ phu tiến bộ đã đề nghị nhà Nguyễn cải cách xã hội, nhưng triều đìnhđã khước từ.
2/ Thực dân Pháp đánh Bắc kỳ lần thứ nhất(1783)
+Sau khi chiếm Nam kỳ Pháp tìm cách mở rộng chiến tranh ra Bắc kỳ.
+ 11-1872 Pháp gây ra “vụ Đuy-puy” để khiêu khích ta..
+ Ngày 20/11/1873 Pháp nổ súng chiếm thành Hà nội. Sau đó dánh chiếm các tỉnh đồng bằng Bắc kỳ
3/ Phong trào kháng chiến ở Bắc kỳ trong những năm 1873- 1874
+ Nhân dân căm phẫn đã tự phát chống Pháp.
+ Quan quân và nhân dân Hà nội kiên quyết chống giặctiêu biểu như Nguyễn tri Phương
+ Một số sỹ phu, văn thân lập các tổ chức bí mật chống Pháp.
+ Tiêu biểu trận Cầu Giấy 21/11/1873làm cho Pháp hoang mang lo sợ.
+ Trong khi Pháp lúng túng nhà Nguyễn lại đàm phán với Pháp và ký kết hiệp ước Giáp Tuất 1874 chịu nhiều điều khoản thiệt thòi một phong trào phản đối chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục nổ ra.
+ Nội dung cơ bản của hiệp ước Giáp Tuất: Nhà Nguyễn chính thức 6 tỉnh Nam kỳ thuộc Pháp. Công nhận quyền đi lại buôn bán của Pháp..
* Nhận xét về hiệp ước Giáp tuất ...(so sánh với hiệp ước Nhâm tuất 1862)
IV- Dạy học bài mới:
V- Sơ kết bài học:
a/ Củng cố: GV nhắc lại một số nội dung cơ bản trong bài.
- ? Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ lần thứ nhất có những điểm gì đáng chú ý?
b/ Hướng dẫn về nhà: - Đọc lại bài trong SGK.
- Đọc trước mục II SGK.
Duyệt của Tổ trưởng Tuần.................................................
Tiết:24
Ngày soạn:
Bài20:( tiếp) II- Thực dân Pháp tiến đánh Bác kỳ lần thứ hai.
Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1882- 1884.
A- Mục đích bài học:
1/ Kiến thức: ( Như tiết 23)
2/ Kỹ năng: ( Như tiết 23)
3/ Thái độ: ( Như tiết 23)
B- Chuẩn bị : GV: Tư liệu lịch sử.
H/S Đọc trước bài trong SGK.
Tiến trình tổ chức dạy ,học
I- Tổ chức lớp:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Kiểm tra bài cũ: - Trình bày phong trào chống Pháp của nhân dân Bắc kỳ trong những năm 1873- 1874?
Dẫn dắt bài mới:Sau khi ký hiệp ước Giáp Tuất (1784) Pháp đã tích cực chuẩn bị lực lượng để mở rộng chiến tranh đánh chiếm toàn bộ nước ta. Quân dân Bắc kỳ tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Tuy vậy vơí ưu thế về lực lượng quân sự Pháp đã đánh chiếm toàn bộ Bắc kỳ , đồng thời tấn công thẳng vào Huế . Triều đình Huế lượt ký các điều ước thừa nhận quyền lợi của Pháp .
IV- Dạy học bài mới:
Hoạt động của Thày - Trò
Kiến thức cơ bản
Hoạt động cả lớp:
Cho 1 em đọc mục 1SGK.
? Vì sao Pháp xúc tiến xâm lược toàn bộ VN?
- Cho H/S độc phần chữ nhỏ SGK (Tr 120).
- Giới thiệu tranh(Hình 56).? ý nghĩa bức ảnh?
-Giới thiệu về Hoàng Diệuquan liêm khiết.
-Cho H/S đọc phần chữ nhỏ trang121SGK.
-GV tường thuật trận Cầu Giấy
? Vì sao đến 1883 Pháp quyết định tấn công Thụân an?
? Quân Pháp Tấn công Thuận An trong hoàn cảnh nào?
? Em có nhận xét gì về hiệp ước Hác măng? so sánh với hiệp ước Giáp tuất?
? Từ năm 1862 đến năm 1884 nhà Nguyễn đã ký với Pháp mấy hiệp ước? Tên các hiệp ước đó?
II- Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai.Cuộc kháng chiến ở Bắc kỳ và Trung kỳ trong những năm 1882- 1884
1/ Quân Pháp đánh chiếm Hà nội và các tỉnh Bắc kỳ lần thứ hai (1882- 1883)
+Năm 1882 lấy cớ triều điình vi phạm hiệp ước 1784 Pháp đã mang quân ra Bắc.
+ Ngày 25/4/1882 Pháp nổ súng đánh chiếm thành Hà nội.
+Tháng 3/1883 Pháp cho quân đánh chiếm hòn gai , Quảng yên , Nam định.
2/ Nhân dân Hà nội và các tỉnh Bắc kỳ kháng chiến
Quan quân triều đình :
Cuộc chiến đấu của quân dân Hà nội do Hoàng Diệu chỉ huy Hoàng Diệu anh dũng hy sinh.
Cuộc chiến đấu của nhân dân:
+Các sỹ phu không tuân lệnh của triều đình vẫn tíêp tục K/C.
+ ND chống địch bằng nhiều hình thức sáng tạo: không bán lương thực cho Pháp; đốt các dãy phố cản giặc
+ Tiêu biểu trận Cầu Giấy(19/5/1883) Rivie bị giết
=>Trận Cầu Giấy lần hai chứng tỏ quyết tâm tiêu diệt giặc của nhân dân ta,sẵn sàng chiến đấu giảI phóng Hà nội. Trong khi đó triều đình vẫn ảo tưởng thu hồi Hà nội bằng con đường thương lượng.
III- Thực dân Pháp tấn công cửa biển Thuận An. Hiệp ước 1883 và hiệp ước 1884
1/Quân Pháp tấn công cửa biển Thuận an.
+ Nhân cái chết của Rivie Pháp đã đề ra kế hoạch tài chính và QS để xâm lược toàn bộ VN.
+ Lợi dụngvua Tự Đức mất , triều đình lục đục, 18/8/1883 Pháp tấn công cửa Thuận an,Quân dân ta chống trả quyết liệt
+ 20/3/1883 Pháp chiếm Thuận an
2/Hai bản hiệpước 1883 và 1884. Nhà nước phong kiến Nguyễn đầu hàng.
+Pháp tấn công Thuận an triều đình xin đình chiến
+25/8/1883Triều đình kỳ hiệp ước Hác măng do Pháp soạn thảo sẵn. Nôị dung cơ bản:
-Thừa nhận VN dưới sự bảo hộ củaPháp(Nam kỳ là thuộc địa;Bắc kỳ là xứ bảo hộ; Trung kỳdo triều đình quản lý.)
+ Do sự phản đối ,và phong trào K/C của nhân dân ta,để xoa dịu mâu thuẫn ngỳ 6/6 1884 Pháp đã cử Pa-tơ-nôt sang VN sửa lại một số điều khoản trong hiệp ước Hác Măng
Với hiệp ước Pa-tơ-nốt đã đánh dấu việc Pháp cơ bản hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta.
V- Sơ kết bài học:
a/ Củng cố:GV nhắc lại những nội dung cơ bản của bài.
? em hãy nêu âm mưu của Pháp trong quá trình xâm lược VN?
? Thái độ của nhà Nguyễn Trước hành động xâm lược ?
b/ Hướng dẫn về nhà:Làm bài tập 1-Tr123-SGK.
Tiết:25
Ngày soạn:
Bài21:Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt nam Trong những năm Cuối thế kỷ XIX
A- Mục đích bài học:
1/ Kiến thức:
+ Hiểu rõ hoàn cảnh phong trào đâu strnh vũ trang chống Pháp của nhân dân ta cuối TK XI X.
+ Nắm được diễn biến cơ bản một số cuộc khởi nghĩa.
2/ Kỹ năng: Củng cố kỹ năn phân tích ,đánh giá, nhận xét, rút ra bài học kinh nghiệm
3/ Thái độ: Giáo dục lòng yêu nước, ý chí đấu tranh GPDT.Bước đầu nhận thức những yêu cầu mới cần phải có để đơa cuộc đấu tranh GPDT đến thắng lợi.
B- Chuẩn bị : GV: một số bản đồ về các cuộc khởi nghĩa(Trong SGK)
Tiến trình tổ chức dạy ,học
I- Tổ chức lớp:
Thứ
Ngày
Tiết
Lớp
Sĩ số
Tên học sinh vắng
Kiểm tra bài cũ:
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_19_34_truong_thpt_xuan_ang.doc