Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 19+20, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Bản hay)

A. Mục tiêu bài học.

 1. Về kiến thức:

- Nắm được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, tính chất của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau.

- Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh.

- Thấy được kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới.

- Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo bệ hòa bình thế giới hiện nay.

 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại.

- Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít.

 3. Về kĩ năng:

- Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử.

- Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh.

- Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.

 

doc6 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 488 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 19+20, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: /.../. Ngày dạy: /.../. Chương IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) Bài 17 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 - 1945) Tiết 19 - 20 A. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức: - Nắm được nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai, tính chất của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn khác nhau. - Nắm được những nét lớn về diễn biến chiến tranh. - Thấy được kết cục của chiến tranh, ý nghĩa và hệ quả của nó đối với sự phát triển của tình hình thế giới. - Từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, nhận thức và rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo bệ hòa bình thế giới hiện nay. 2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng: - Giúp HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc và bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít. Từ đó, bồi dưỡng ý thức cảnh giác, thái độ căm ghét và quyết tâm ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho Tổ quốc và nhân loại. - Biết quý trọng, đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít. 3. Về kĩ năng: - Kỹ năng quan sát, khai thác tranh ảnh lịch sử. - Kỹ năng quan sát, khai thác, sử dụng lược đồ, bản đồ chiến tranh. - Kỹ năng phân tích, đánh giá, rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử. B. Thiết bị, tài liệu dạy - học. - Lược đồ Đức - Italia gây chiến tranh và bành trướng (từ tháng 10/1935 đến tháng 8/1939) - Lược đồ Đức đánh chiếm châu Âu (1939 - 1941) - Lược đồ chiến trường châu Á - Thái Bình Dương (1941 - 1945) - Bản đồ: Chiến tranh thế giới thứ hai - Các tranh ảnh có liên quan ... C. Tiến trình tổ chức dạy học. 1. Khởi động. - Kiểm tra bài cũ. Nêu một số nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới? - Dẫn dắt vào bài mới. Con đường, nguyên nhân nào đã dẫn tới bùng nổ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra qua các giai đoạn, các Mặt trận, các trận đánh lớn như thế nào? Kết cục của chiến tranh có tác động như thế nào đối với tình hình thế giới? Cần phải đánh giá sao cho đúng về vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh, của nhân dân thế giới trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? Đó là những câu hỏi lớn các em cần phải giải đáp qua tìm hiểu bài học này. 2. Tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp. & Tiết 1 & I. Con đường dẫn đến chiến tranh. Hoạt động 1. 1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937). - Mục tiêu: Những hoạt động quân sự của Đức- Ý -Nhật và âm mưu bành trướng. - Phương pháp: Trao đổi, thuyết trình, khai thác kênh hình, lược đồ. - Đồ dùng: Lược đồ, tranh ảnh. - Thời gian: - Các bước tiến hành. ôBước 1. - GV nêu câu hỏi: Đầu những năm 30 các nước phát xít Đức - Italia - Nhật đã có những hoạt động quân sự như thế nào? Những hoạt động đó nói lên điều gì? Trước chính sách bành trướng xâm lược của phe phát xít, các nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp) có thái độ như thế nào? Em có nhận xét gì về những thái độ đó? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. ’GV nhận xét và chốt ý. - Giai đoạn 1931 - 1937, khối phát xít đẩy mạnh chính sách bành trướng xâm lược: + Nhật chiếm vùng Đông Bắc rồi mở rộng chiến tranh xâm lược trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. + Italia xâm lược Ê-ti-ô-pi-a (1935), cùng với Đức tham chiến ở Tay Ban Nha (1936 - 1939) + Đức công khai xóa bỏ hòa ước Véc xai, âm mưu thành lập một nước “Đại Đức” ở châu Âu... - Thái độ của các nước lớn: + Liên Xô: kiên quyết chống chủ nghĩa phát xít, chủ trương liên kết với các nước Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh. + Mĩ, Anh, Pháp: không liên kết chặt chẽ với Liên Xô để chống phát xít, trái lại còn thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít hòng đẩy phát xít tấn công Liên Xô. Hoạt động 2. 2. Tự hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới. - Mục tiêu: Hội nghị và quan hệ quốc tế sau Hội nghị Muy-ních. - Phương pháp: Trao đổi, phân tích. - Đồ dùng: Lược đồ. - Thời gian: - Các bước tiến hành. ôBước 1. a, Hội nghị Muy-ních - GV: Hội nghị Muy-ních diễn ra trong bối cảnh Quốc tế như thế nào? Nội dung cơ bản Hội nghị Muy-ních? Ý nghĩa lịch sử của Hội nghị này? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. ’GV nhận xét và chốt ý. - Hoàn cảnh triệu tập: Ngày 29/9/1938, Hội nghị Muy-ních được triệu tập gồm đại diện 4 nước Anh, Pháp, Đức Italia. - Nội dung: Anh - Pháp ký hiệp định trao vùng Xuy-đét của Tiệp Khắc cho Đức. Đổi lại, Đức cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu. - Ý nghĩa: + Hội nghị Muy-ních là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ phát xít của Mĩ - Anh - Pháp. + Thể hiện âm mưu thống nhất của chủ nghĩa đế quốc (kể cả Anh - Pháp - Mĩ và Đức - Italia - Nhật Bản) trong việc tiêu diệt Liên Xô. ôBước 2. b, Hậu Muy-ních. - GV nêu câu hỏi: Sau khi chiếm được Xuy-đét, Hít-le có hành động như thế nào? Hành động đó thể hiện âm mưu gì của phát xít Đức? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. ’GV nhận xét và chốt ý. - Đức đưa quân thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc (3/1939) - Tiếp đó, Đức gây hấn và chuẩn bị tấn công Ba Lan. - Ngày 23/8/1939 Đức ký với Liên Xô “Hiệp ước Xô - Đức không xâm lược nhau” ’ Như vậy, Đức đã phản bội lại hiệp định Muy-ních, thực hiện mưu đồ thôn tính châu Âu trước rồi mới dốc toàn lực đánh Liên Xô. Hoạt động 3. II. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và lan rộng ở châu Âu (từ tháng 9/1939 đến tháng 9/1940). - Mục tiêu: Sự kiện chính của giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh. - Phương pháp: Tóm tắt và sử dụng lược đồ. - Đồ dùng: Lược đồ. - Thời gian: - Các bước tiến hành. ôBước 1. - GV: Sử dụng lược đồ và tóm tắt diễn biến chính. - GV lưu ý phân tích cho các em một số sự kiện sau: + Tại sao Đức chọn Ba Lan làm nơi tấn công mở đầu cho cuộc chiến tranh? + Tấn “thảm kịch” nước Pháp (HS quan sát, khai thác trong SGK: “Quân Đức tiến vào Pari). ôBước 2. - GV: Yêu cầu hs lập bảng tóm tắt. - HS theo dõi và lập bảng.. ’GV nhận xét và đưa bảng để hs so sánh. Thời gian Chiến sự Kết quả Từ 01/ 9/ 1939 đến ngày 29/ 9/ 1939. Đức tấn công Ba Lan Ba Lan bị Đức thôn tính. Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1939 “Chiến tranh kỳ quặc” Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng Từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940 Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu - Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. Pháp-đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941 Đức tấn công Đông và Nam Âu - Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính. III. Chiến tranh lan rộng khắp thế giới (từ tháng 6/1941 đến tháng 11/1942) Hoạt động 1. 1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi. - Mục tiêu: Diễn biến chính của chiến sự tại mặt trận Xô- Đức và Bắc Phi. - Phương pháp: Tóm tắt và khai thác lược đồ. - Đồ dùng: Lược đồ CT TG2 - Thời gian: - Các bước tiến hành. ôBước 1. a, Mặt trận Xô - Đức: - GV: Phát xít Đức đã tấn công vào lãnh thổ Liên Xô như thế nào? Nhân dân Liên Xô đã chiến đấu chống lại phát xít Đức ra sao? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. ’GV nhận xét và chốt ý. - GV: Tóm tắt và trình bày trên lược đồ. - Ngày 22/6/1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô theo kế hoạch đã định. Thời gian đầu nhờ có ưu thế về vũ khí và kinh nghiệm tác chiến nên quân Đức tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô. - Tháng 12/1941, Hồng quân Liên Xô phản công quyết liệt, đẩy lùi quân Đức ta khỏi cửa ngõ Matxcơva, làm phá sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng của Đức”. - Cuối năm 1942 Đức chuyển mũi nhọn tấn công xuống phía Nam nhằm chiếm Xtalingrat, song không thể chiếm được thành phố này. ôBước 2. b, Mặt trận Bắc Phi - GV: Chiến sự ở Bắc Phi bùng nổ và diễn biến ra sao? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. ’GV nhận xét và chốt ý. - GV: Tóm tắt trên lược đồ. - Tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập. - Tháng 10/1942, liên quân Mĩ - Anh giành thắng lợi lớn trong trận En A-la-men (Ai Cập) và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận. & Tiết 2 & Hoạt động 2. 2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ? - Mục tiêu: Diễn biến chính của chiến tranh khu vực Thái Bình Dương. - Phương pháp: Tóm tắt diễn biến chính, khai thác lược đồ. - Đồ dùng: Lược đồ. - Thời gian: - Các bước tiến hành. ôBước 1. - GV: Trình bày tóm tắt dựa trên lược đồ. - Chiếu phim “ Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng” Từ tháng 12/1941 - tháng 5/1942, Nhật Bản mở một loạt cuộc tấn công và chiếm được một vùng rộng lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Hoạt động 3. 3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành. - Mục tiêu: Nguyên nhân và sự thành lập khối Đồng minh. - Phương pháp: Trao đổi, phân tích. - Đồ dùng: Tranh ảnh. - Thời gian: - Các bước tiến hành. ôBước 1. a, Hoàn cảnh. - GV: Nguyên nhân nào dẫn tới sự ra đời của khối đồng mình chống phát xít? Tại sao nói việc Liên Xô tham chiến đã làm thay đổi căn bản cục diện chính trị và quân sự của cuộc chiến? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. ’GV nhận xét và chốt ý. + Hành động xâm lược của phe phát xít trên toàn thế giới đã thúc đẩy các quốc gia cùng phối hợp với nhau trong một liên minh chống phát xít. + Việc Liên Xô tham chiến đã cổ vũ mạnh mẽ cuộc kháng chiến của nhân dân các nước bị phát xít chiếm đóng, và khiến cho Mĩ - Anh thay đổi thái độ, bắt tay cùng Liên Xô chống chủ nghĩa phát xít. ôBước 2. b, Sự thành lập và ý nghĩa. - GV: Khối Đồng minh được thành lập ntn? Ý nghĩa của nó? - HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. ’GV nhận xét và chốt ý. - Sự thành lập: Ngày 01/1/1942, 26 nước (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) ra tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến đấu chống phát xít. Khối Đồng minh chống phát xít được thành lập. - Ý nghĩa: Việc Liên Xô tham chiến và sự ra đời của khối Đồng minh chống phát xít làm cho tính chất của Chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi, trở thành một cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình nhân loại.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_1920_bai_17_chien_tranh_the_gioi.doc