I- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần nắm
- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2.
- Diễn biến, kết cục của chiến tranh, bài học
2.Kỹ năng:
- Quan sát khai thác tranh ảnh lịch sử
- Khai thác sử dụng lược đồ, bản đồ lịch sử.
- Phân tích, đánh giá rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
- HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc, bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít.
- Quý trọng đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bản đồ chiến tranh thế giới
- Tranh ảnh SGK, Bài soạn, Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 11
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK
III- Tiến trình tổ chức dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:Khụng
2. Bài mới:
11 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 332 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 21, Bài 17: Chiến tranh thế giới thứ hai 1939-1945 (Bản hay), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy.......................
Lớp 11B1
Sớ số................................................................
Ngày dạy.......................
Lớp 11B2
Sớ số................................................................
chương iv chiến tranh thế giới thứ II (1939 - 1945)
Tiết 21 Bài 17 chiến tranh thế giới thứ II (1939 - 1945)
I- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần nắm
- Nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 2.
- Diễn biến, kết cục của chiến tranh, bài học
2.Kỹ năng:
- Quan sát khai thác tranh ảnh lịch sử
- Khai thác sử dụng lược đồ, bản đồ lịch sử.
- Phân tích, đánh giá rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
- HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc, bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít.
- Quý trọng đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bản đồ chiến tranh thế giới
- Tranh ảnh SGK, Bài soạn, Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 11
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK
III- Tiến trình tổ chức dạy - học
1. Kiểm tra bài cũ:Khụng
2. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung chớnh
* HĐ1: Tỡm hiểu nguyờn nhõn dẫn đến chiến tranh
- GV gọi HS đọc SGK phát biểu
Những hoạt động xâm lược của các nước phát xít trong giai đoạn 1931 - 1937?
- HS dựa SGK trả lời
- GV nhận xét bổ sung.
-GV:Hội nghị duy Muy-ních được triệu tập trong hoàn cảnh nào?
+ Nội dung SGK nêu, GV nhận xét kết luận.
Nội dung hội nghị Muy Ních?
- Thái độ của Đức sau ký hiệp định Muy Ních?
=> GV nhận xét kết luận
* HĐ2: Tỡm hiểu diễn biến chiến tranh TG2
- GV dùng bản đồ chiến tranh thế giới thứ 2 trình bày.
- HS theo dõi ghi
01/9/1939 Đức tuyên chiến Ba Lan mở màn chiến tranh thế giới thứ 2.
- GV dùng lược đồ trình bày các mũi tấn công của quân Đức -> Liên Xô
I- Con đường dẫn đến chiến tranh
1. Các nước phát xít đẩy mạnh xâm lược (1931 - 1937)1.
- Trong những năm 30, các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản đã liên minh với nhau hình thành nên liên minh phát xít - khối Trục. Khối này ngày càng đẩy mạnh các hoạt động quân sự và gây chiến tranh xâm lược ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới.
- Sau khi lên cầm quyền, Chính phủ Hítle ngày càng ngang nhiên xé bỏ Hoà ước Vécxai, hướng tới thành lập một nước "Đại Đức" bao gồm tất cả các lãnh thổ của dân Đức sinh sống ở châu Âu.
- Trong bối cảnh đó, Liên Xô coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất, chủ trương hợp tác với các nước tư bản Anh, Pháp để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, kiên quyết đứng về phía các nước chủ nghĩa bị chủ nghĩa phát xít xâm lược.
- Vì muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình, Chính phủ các nước Anh, Pháp đã không thành thật hợp tác với Liên Xô, thực hiện chính sách nhân nhượng chủ nghĩa phát xít, hòng đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Còn Mĩ, với Đạo luật trung lập, giới cầm quyền nước này thi hành chính sách không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.
2. Từ hội nghị Muy-ních đến chiến tranh thế giới
- Từ đầu năm 1938, Hớtle rỏo riết tiến hành cỏc hoạt động xõm lược
- Tháng 3 - 1938, Đức xâm chiếm và sát nhập nước áo vào lãnh thổ Đức, sau đó gây ra vụ Xuyđét để thôn tính Tiệp Khắc.
- Tháng 9 - 1938, Hội nghị Muyních gồm những người đứng đầu bốn nước Anh, Pháp, Đức, Italia đã được triệu tập. Tại Hội nghị, một hiệp định được kí kết với nội dung chính là trao vùng Xuyđét của Tiệp Khắc cho Đức, đổi lấy việc Hítle cam kết chấm dứt mọi cuộc thôn tính ở châu Âu.
- Tháng 3 - 1939, Hítle cho quân tràn vào thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc, gây hấn và ráo riết chuẩn bị chiến tranh với Ba Lan.
II- Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ lan rộng ở châu Âu (9/1939 đến tháng 6/1941)
1. Phát xít Đức tấn công Ba Lan và xâm chiếm châu Âu (9/1939 -> 9/1940)
- Rạng sáng 1/9/1939, Đức bất ngờ tấn công Ba Lan. Hai ngày sau Anh và Pháp buộc phải tuyên chiến với Đức. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Với ưu thế vượt trội về sức mạnh quân sự, quân Đức áp dụng chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" và chỉ trong gần 1 tháng đã chiếm được Ba Lan.
- Từ tháng 4/1940, Đức chuyển hướng tấn công sang phía tây, nhanh chóng chiếm được hầu hết các nước tư bản châu Âu và đánh thẳng vào nước Pháp. Nước Pháp nhanh chóng bại trận.
- Tháng 7/1940, không quân Đức đánh phá nước Anh, nhưng bị tổn thất nặng nề. Kế hoạch của Hítle đổ bộ vào nước Anh không thực hiện được
2. Phe phát xít bành trướng ở Đông Âu, Nam Âu (9/1940 - 6/1941)
- Tháng 9/1940, tại Béclin ba nước phát xít Đức - Italia - Nhật Bản kí Hiệp ước Tam cường, nhằm tăng cường trợ giúp lẫn nhau và phân chia thế giới.
- Từ tháng 10/1940, Đức chuyển sang thôn tính các nước Đông và Nam châu Âu: Chiếm đóng ba nước chư hầu Rumani, Hunggari, Bungari; thôn tín Nam Tư và Hi Lạp.
- Mùa hè 1941, phe phát xít đã chiếm phần lớn châu Âu và sẵn sàng mở cuộc tấn công Liên Xô.
3. Củng cố: - Nguyên nhân -> CTTG 2
- Tính chất CTTG 2 (2gđ)
- Vai trò Liên Xô và các nước đồng minh.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học thuộc bài cũ và xem tiếp bài
Ngày dạy.......................
Lớp 11B1
Sớ số................................................................
Ngày dạy.......................
Lớp 11B2
Sớ số................................................................
Tiết 22- Bài 17 chiến tranh thế giới thứ II (1939 - 1945)
I- Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS cần nắm
- Trỡnh bày những diễn biến chớnh ở mặt trận chõu Âu và mặt trận chõu Á – Thỏi Bỡnh Dương
- Phõn tớch và đỏnh giỏ hậu quả của Chiến tranh Thế giới thứ hai
2.Kỹ năng:
- Quan sát khai thác tranh ảnh lịch sử
- Khai thác sử dụng lược đồ, bản đồ lịch sử.
- Phân tích, đánh giá rút ra bản chất của các sự kiện lịch sử.
3. Thái độ:
- HS thấy được tính chất phi nghĩa của chiến tranh đế quốc, bản chất hiếu chiến, tàn bạo của chủ nghĩa phát xít.
- Quý trọng đánh giá đúng vai trò của Liên Xô, các nước đồng minh Mĩ, Anh của nhân dân tiến bộ thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít.
II- Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bản đồ chiến tranh thế giới
- Tranh ảnh SGK, Bài soạn, Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 11
2. Học sinh:
- Vở ghi, SGK
III- Tiến trỡnh bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Khụng
2. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chớnh
HĐ 1: Tỡm hiểu cỏc sự kiện chớnh thể hiện cuộc chiến tranh lan rộng khắp thế giới(6/1941 đến thỏng 11/1942)
GV: Phỏt xớt Đức đó tấn cụng vào lónh thổ Liờn Xụ như thế nào? Nhõn dõn Liờn Xụ đó chiến đấu chống phỏt xớt Đức ra sao?
HS:
* Phỏt xớt Đức tấn cụng Liờn Xụ
- Đức bất ngờ tấn công Liên Xô với chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng"
- Ba đạo quân Đức đã nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô
* Nhõn dõn Liờn Xụ đó chiến đấu chống phỏt xớt Đức
Tháng 12/1941 Hồng quân Liên Xô đã phản công thắng lợi. Quân Đức bị đẩy lùi khỏi thủ đô.
GV: Nhận xột, bổ sung
GV: Chiến sự ở Bắc Phi bựng nổ và diễn biến ra sao?
HS:
- Tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập.
- Tháng 12/1942, liên quân Mĩ - Anh mới giành thắng lợi trong trận En Alamen (Ai Cập).
GV: Trong khi chiến tranh TG diễn ra ở chõu Âu thỡ ở chõu Á, thỡ Nhật Bản rỏo riết nhảy vào cuộc chiến. Việc Mĩ kiờn quyết phản đối quõn Nhật kộo vào Đụng Dương ( 9/1940) đó làm cho quan hệ Mĩ – Nhật căng thẳng, khiến Nhật quyết định tiến hành chiến tranh với Mĩ
GV: Chiến tranh Thỏi Bỡnh Dương bựng nổ như thế nào?
HS: Trả lời, hs khỏc bổ sung
GV: nhận xột, chốt ý
Ngày 7/12/1941, vào 7h 55 phỳt giờ địa phương, cỏc mỏy bay trờn tàu sõn bay Nhật cất cỏnh oanh tạc dữ dội cỏc tàu chiến và sõn bay Mĩ ở Chõn Chõu. Tham gia trận tập kịch này cũn cú 12 tàu ngầm của Nhật. Cuộc tập kớch bất ngờ và dữ dội của hạm đội Nhật đó gõy cho hạm đội Mĩ những tổn thất nặng nề chưa từng cú trong lịch sử hải quõn Mĩ( 5 tàu chủ lực bị đỏnh chỡm, 19 tàu chiến và 177 mỏy bay bị tiờu diệt, hơn 3000 binh lớnh và sĩ quan Mĩ bị thiệt mạng) Tới lỳc đú, Mĩ đó tuyờn chiến với Đức, I ta lia,Nhật Bản và chiến tranh Thỏi Bỡnh Dương chớnh thức bựng nổ. Chiến tranh thế giới thứ hai đó lan rộng khắp thế giới
GV: Nguyờn nhõn nào dẫn tới sự ra đời của khối đồng minh chống phỏt xớt?
HS: Sau hơn 2 năm chiến tranh thế giới bùng nổ, tới đầu năm 1942, khối Đồng minh chống phát xít đã được hình thành
GV: Tại sao Liờn Xụ tham chiến đó làm thay đổi căn bản cục diện chớnh trị và quõn sự của cuộc chiến?
HS:
Sự thay đổi thái độ và chính sách của các chính phủ Mĩ, Anh trong việc hợp tác cùng Liên Xô chống phát xít.
HĐ 2: Tỡm hiểu cỏc sự kiện chớnh thể hiện quõn đồng minh chuyển sang phản cụng chiến tranh thế giới thứ hai kết thỳc ( 11/1942 -> 8/1944)
III. Chiến sự lan rộng khắp thế giới (6/1941 đến tháng 11/1942)
1. Phát xít Đức tấn công Liên Xô. Chiến sự ở Bắc Phi.
- Đức tấn công Liên Xô:
+ Rạng sáng 22/6/1941, Đức bất ngờ tấn công Liên Xô với chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng", bằng một lực lượng quân sự khổng lồ 5,5 triệu quân.
+ Ba đạo quân Đức đã nhanh chóng tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô: đạo quân phía bắc bao vây Lêningrat (nay là Xanh Pêtécbua); đạo quân trung tâm tiến tới ngoại vi thổ đô Mátxcơva; đạo quân phía nam chiếm đóng Kiép và phần lớn Ucraina. Sau những trận đánh ác liệt, tháng 12/1941 Hồng quân Liên Xô đã phản công thắng lợi. Quân Đức bị đẩy lùi khỏi thủ đô.
Chiến thắng Mátxcơva đã làm phá sản chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức.
+ Mùa hè 1942, quân Đức chuyển hướng tấn công xuống phía nam, tiến đánh Xtalingrat (nay là Vongagrat) nhằm chiếm các vùng lương thực, dầu mỏ và than đá quan trọng nhất của Liên Xô. Sau hơn 2 tháng tấn công, quân Đức vẫn không chiếm được thành phố này.
- Chiến sự Bắc Phi:
Từ tháng 9/1940, quân đội Italia tấn công Ai Cập, cuộc chiến ở thế giằng co; phải tới tháng 12/1942, liên quân Mĩ - Anh mới giành thắng lợi trong trận En Alamen (Ai Cập), giành lại ưu thế ở Bắc Phi và chuyển sang phản công trên toàn mặt trận.
2. Chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ-
Tháng 9/1940, quân Nhật kéo vào Đông Dương.
- Sáng 7/12/1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội Mĩ ở Trân Châu Cảng, căn cứ hải quân chủ yếu của Mĩ ở Thái Bình Dương. Hạm đội Mĩ bị thiệt hại nặng nề. Mĩ tuyên chiến với Nhật Bản, sau đó là với Đức và Italia. Chiến tranh lan rộng ra toàn thế giới.
- Quân Nhật mở cuộc tấn công ồ ạt xuống các nước Đông Nam á và chiếm được một vùng rộng lớn gồm nhiều nước như: Thái Lan, Miến Điện, Inđônêxia... và nhiều đảo ở Thái Bình Dương. Tới năm 1942, Nhật Bản đã thống trị khoảng 8 triệu km2 đất đai với trên 500 triệu dân ở Đông Bắc á và Đông Nam á.
- Nhưng từ đó, sức tấn công của quân đội Nhật Bản hầu như đã bị chững lại do những khó khăn ngày càng lớn (mặt trận mở ra quá rộng, tiềm lực có hạn về quân sự, kinh tế của Nhật) và sự kháng cự ngày càng quyết liệt của nhân dân Trung Quốc và nhiều nước khác
3. Khối đồng minh chống phát xít hình thành
- Sau hơn 2 năm chiến tranh thế giới bùng nổ, tới đầu năm 1942, khối Đồng minh chống phát xít đã được hình thành. Đó là do những nhân tố:
+ Những hành động xâm lược tàn bạo của chủ nghĩa phát xít đã thúc đẩy các quốc gia liên minh cùng nhau chống kẻ thù chung.
+ Sự tham chiến của Liên Xô đã làm thay đổi căn bản tính chất, cục diện và triển vọng thắng lợi của cuộc chiến tranh chống phát xít.
+ Sự thay đổi thái độ và chính sách của các chính phủ Mĩ, Anh trong việc hợp tác cùng Liên Xô chống phát xít.
- Ngày 1/1/1942, tại Oasinhtơn đại diện của 26 quốc gia, với trụ cột là ba cường quốc Liên xô, Mĩ, Anh đã kí kết một bản tuyên bố chúng - được gọi là Tuyên ngôn Liên hợp quốc. Theo đó, các nước tham gia Tuyên ngôn cam kết cùng nhau dốc toàn lực tiến hành cuộc chiến tranh tiêu diệt chủ nghĩa phát xít
IV- Quân đồng minh chuyển sang phản công chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc (11 /1942 -> 8/ 1944).
1. Quân đồng minh chuyển sang phản công ( 11 /1942 -> 8/ 1944).
- ở Mặt trận Xô - Đức, trận phản công tại Xtalingrát từ tháng 11/1942 đến tháng 2/1943 của Hồng quân Liên Xô đã tạo nên bước ngoặt căn bản của chiến tranh thế giới thứ hai. Quân đội Đức đã bị tổn thất hết sức nặng nề (33 vạn quân tinh nhuệ bị tiêu diệt và bắt sống). Từ đây, Liên Xô và các nước Đồng minh chuyển sang giai đoạn tấn công đồng loạt trên các mặt trận.
Tiếp đó, Hồng quân đã nhanh chóng bẻ gãy cuộc tấn công gần như là cuối cùng của quân Đức ở vòng cung Cuốcxcơ, đánh tan 30 sư đoàn Đức.
Tới tháng 6/1944, phần lớn lãnh thổ Xô viết đã được giải phóng.
- ở mặt trận Bắc Phi, quân Anh (từ phía Đông) và quân Mĩ (từ phía Tây) phối hợp phản công (từ tháng 3 đến tháng 5/1943) đã quét sạch liên quan Đức- Italia ra khỏi lục địa châu Phi.
- ở Italia, sau khi quân đồng minh đánh chiếm đảo Xixilia và bắt giam Mútxôlini, một chính phủ mới đã được thành lập. Phát xít Italia sụp đổ. Nhưng hơn 30 sư đoàn quân Đức được điều sang Italia, kéo dài sự kháng chiến tới tháng 5/1945.
- ở Thái Bình Dương, sau trận thắng lới ở đảo Guađancanan (từ tháng 8/1942 đến tháng 1/1943), quân Mĩ đã tạo ra được bước ngoặt quan trọng và chuyển sang phản công, lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương.
2. Phát xít Đức bị tiêu diệt Nhật Bản đầu hàng - chiến tranh kết thúc
- Phát xít Đức đầu hàng:
+ Từ đầu năm 1944, sau 10 chiến dịch của cuộc tổng phản công quét sạch quân thù ra khỏi lãnh thổ Xô Viết, Hồng quân tiến vào giải phóng các nước Đông Âu, tiến sát tới biên giới nước Đức.
+ Tháng 6/1944, liên quân Đồng minh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp. Phong trào khởi nghĩa vũ trang của nhân dân Pháp nổi lên khắp nơi, làm chủ Pari và giải phóng toàn bộ nước Pháp. Quân Đồng minh tiến vào giải phóng các nước Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua, chuẩn bị tấn công nước Đức.
+ Đầu tháng 2/1945, Hội nghị của nguyên thủ ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh họp tại Ianta đã phân chia các khu vực chiếm đóng nước Đức và châu Âu, đề ra việc tổ chức lại thế giới sau chiến tranh,... Liên Xô cam kết sẽ tham chiến chống Nhật sau khi nước Đức đầu hàng.
+ Tháng 2/1945, quân Đồng minh tấn công quân Đức từ Mặt trận phía Tây. Tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công vào Béclin, đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân Đức. Hítle tự sát.
+ Tháng 2/1945, quân Đồng minh tân công quân Đức từ Mặt trận phía Tây. Tháng 4/1945, Hồng quân Liên Xô mở cuộc tấn công vào Béclin, đập tan sự kháng cự của hơn 1 triệu quân Đức. Hítle tự sát.
+ Ngày 9/5/1945, nước Đức ký văn bản đầu hàng không điều kiện, chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
- Quân phiệt Nhật đầu hàng:
+ ở Mặt trận Thái Bình Dương, liên quân Mĩ - Anh triển khai cuộc tấn công đánh chiến Miến Điện và quần đảo Philíppin. ở Đông Bắc á, ngày 8/8/1945 Liên Xô tuyên chiến với Nhật Bản, mở cuộc tấn công vào đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu.
+ Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hirôsima (6/8/1945) và Nagaxaki (9/8/1945) , giết hại hàng trăm nghìn người chỉ trong phút chốc.
+ Ngày 15/8/1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế gới thứ hai kết thúc.
V- Kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2
- Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của ba nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản. Thắng lợi vĩ đại đó thuộc về các quốc gia - dân tộc đã kiên cường chống phát xít. Ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữa vai trò quyết định trong công cuộc tiêu diệt nghĩa phát xít.
- Hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại thật vô cùng nặng nề. Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào cuộc chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá, công trình văn hoá bị thiêu huỷ.
- Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới, mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử thế giới hiện đại.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_21_bai_17_chien_tranh_the_gioi_t.doc