A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Học xong bài này học sinh cần:
- Trình bày được những nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?
- Trình bày những nét khái quát về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia?
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích tư liệu, kỹ năng hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
3. Về tư tưởng – tình cảm:
- Học sinh nhận thức được những nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
4. Về phương tiện dạy học:
- Lược đồ các nước Đông Nam Á
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu những nét chính về phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?
Câu 2: Nêu những nét chính về phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 – 1929?
3. Dẫn dắt vào bài mới:
Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới: GV treo lược đồ Đông Nam Á lên bảng và giới thiệu sơ lược về khu vực này, nhấn mạnh những nét nổi bật về phong trào cách mạng ở khu vực này từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Giáo viên ghi tên đề bài và vào bài mới.
3 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 347 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 21: Các nước châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 (Tiết 2) - Đỗ Văn Bính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 21
Ngày soạn: 08/01/2012
Ngày dạy: 09/01/2012
Trường THPT Phan Đình Phùng
Người soạn: Đỗ Văn Bính
TIẾT 21 Bài: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939) (Tiết 02)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức: Học xong bài này học sinh cần:
- Trình bày được những nét khái quát về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?
- Trình bày những nét khái quát về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia?
2. Về kỹ năng:
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích tư liệu, kỹ năng hệ thống hóa các sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
3. Về tư tưởng – tình cảm:
- Học sinh nhận thức được những nét tương đồng và sự gắn bó giữa các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
4. Về phương tiện dạy học:
- Lược đồ các nước Đông Nam Á
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định lớp học: Kiểm tra sĩ số lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Nêu những nét chính về phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?
Câu 2: Nêu những nét chính về phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ từ năm 1918 – 1929?
3. Dẫn dắt vào bài mới:
Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới: GV treo lược đồ Đông Nam Á lên bảng và giới thiệu sơ lược về khu vực này, nhấn mạnh những nét nổi bật về phong trào cách mạng ở khu vực này từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
Giáo viên ghi tên đề bài và vào bài mới.
4. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của Thầy – trò
Kiến thức cơ bản HS cần nắm
Hoạt động 1: Giáo viên với cả lớp và với cá nhân:
GV sử dụng lược đồ Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX giới thiệu cho học sinh biết đôi nét về khu vực Đông Nam Á (Diện tích lãnh thổ, vị trí địa lí, lịch sử, văn hóa ).
Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
Sau đó GV giới thiệu dẫn dắt bài mới: Trong khoảng 20 năm sau chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 1939, phong trào cách mạng ở khu vực này có những bước phát triển mới.
Sau đó giáo viên nêu câu hỏi cho HS: Nét mới của phong trào cách mạng ở các nước khu vực Đông Nam Á là gì?
HS thảo luận, phát biểu. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm.
GV nhận xét và đưa ra kết luận.
Giáo viên phát vấn HS: Tại sao vào đầu thế kỉ XX, xu hướng mới – xu hướng vô sản lại xuất hiện ở Đông Nam Á?
HS thảo luận, phát biểu. Các HS khác theo dõi bổ sung thêm.
GV nhận xét và giải thích thêm sau đó đưa ra kết luận ở mục này.
Hoạt động 2: Giáo viên với nhóm học tập và với cá nhân.
Giáo viên chia cả lớp thành 3 nhóm lớn, sau đó yêu cầu ba nhóm theo dõi SGK phần Nét chính của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia với nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Nhóm 1: Nguyên nhân nào làm bùng lên các phong trào đấu tranh chống Pháp ở các nuwosc Đông Dương?
+ Nhóm 2 và Nhóm 3: làm theo mẫu sau:
Tên
nước
Tên
cuộc
khởi
nghĩa
Thời
gian
Nhận
xét
chung
Lào
Campuchia
Các nhóm tiến hành theo dõi SGK và làm theo hướng dẫn của GV. Sau đó cử đại diện điền vào mẫu đã có.
Giáo viên nhận xét sửa chữa cho từng nhóm và đưa ra kết luận.
II. CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI 1918 -1939:
1. Tình hình các nước Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất:
a. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội:
(GV hướng dẫn cho HS về nhà đọc thêm)
b. Phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở hầu khắp các nước Đông Nam Á và đã có những bước tiến rõ rệt với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản và sự trưởng thành của giai cấp vô sản.
- Giai cấp tư sản dân tộc đã đề ra mục tiêu đòi quyền tự do về kinh doanh, tự chủ về chính trị và dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường. Một số chính đảng của giai cấp vô sản đã được thành lập ở một số nước như: Inđônêxia, Miến Điện, Mã Lai
- Đồng thời, giai cấp vô sản trẻ tuổi ở Đông Nam Á bắt đầu trưởng thành với sự ra đời của một số Đảng cộng sản như ở In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Mã Lai, Miến Điện .
2. Phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a:
a. Phong trào giải phóng dân tộc trong những thập niên 20 của thế kỉ XX.
(GV hướng dẫn cho HS về nhà đọc thêm)
b. Phong trào giải phóng dân tộc trong những thập niên 30 của thế kỉ XX.
(GV hướng dẫn cho HS về nhà đọc thêm)
3. Phong trào cách mạng ở Mã Lai và Miến Điện:
(GV hướng dẫn cho HS về nhà đọc thêm)
4. Phong trào chống thực dân Pháp ở Lào và Campuchia:
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, chính sách tăng cường bóc lột khai thác thuộc địa và chế độ thuế khóa, lao dịch nặng nề của thực dân Pháp đã làm bùng lên phong trào đấu tranh chống Pháp của các nước ở Đông Dương.
a. Ở Lào:
- Ở Lào, cuộc khởi nghĩa của Ong Kẹo và Comma đam nổ ra từ năm 1901 và kéo dài hơn 30 năm mới bị dập tắt. Cuộc khởi nghĩa của người Mèo da Chậu Pa Chay lãnh đạo kéo dài từ năm 1918 đến năm 1922 ở Bắc Lào và Tây Bắc Việt Nam.
b. Ở Campuchia:
- Phong trào chống thuế, chống bắt phu bùng lên mạnh mẽ ở nhiều tỉnh tiêu biểu nhất là hai tỉnh: CôngPông ChơNăng, thực dân Pháp đàn áp đẫm máu có tới hơn 400 người bị bắt và bị tra tấn cho đến chết.
- Năm 1930, sự ra đời của Đảng Cộng Sản Đông Dương đã mở ra thời kì mới của phong trào cách mạng ở Đông Dương. Những cơ sở cách mạng bí mật đầu tiên đã được gây dựng ở Lào và Campuchia.
- Trong những năm 1936 – 1939, phong trào Mặt trận Dân Chủ Đông Dương diễn ra sôi nổi ở Việt Nam đã cổ vũ cho cuộc vận động Dân Chủ ở Lào và Campuchia.
5. Cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm:
(GV hướng dẫn cho HS về nhà đọc thêm)
C. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI VỀ NHÀ:
1. Bài vừa học:
TIẾT 21 Bài: CÁC NƯỚC CHÂU Á GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI
(1918 – 1939) (Tiết 02)
Câu 1: Trình bày khái quát phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á?
Câu 2: Trình bày những nét khái quát về phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào và Campuchia?
2. Bài sắp học: :
TIẾT 22 Bài: CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI (1939 – 1945) (Tiết 01)
Câu 1: Con đường nào dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai?
Câu 2: Trình bày những nét chính về diễn biến của cuộc chiến tranh từ tháng 9/1939 đến tháng 6/1941?
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_21_cac_nuoc_chau_a_giua_hai_cuoc.doc