- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định ?
- HS trả lời:
- GV nhận xét bổ sung: ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế hoạch
“chinh phục từng gói nhỏ”. Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại nhân dân kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ động rất cao, tự nguyện đứng lên kháng chiến.
- GV cho điểm những HS trả lời đúng.
- GV dẫn dắt: khi Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp diễn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần còn laị của bài
- GV hướng dẫn HS lập bảng theo mẫu sau:
5 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Lượt xem: 307 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 25, Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược từ 1858 đến trước 1873 (Tiếp theo) - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2
- GV nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở Đà Nẵng và Gia Định ?
- HS trả lời:
- GV nhận xét bổ sung: ngay từ khi Pháp xâm lược, nhân dân ta cùng quan quân triều đình nhà Nguyễn đã anh dũng đứng lên đánh giặc, làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp buộc chúng phải thực hiện kế hoạch
“chinh phục từng gói nhỏ”. Tuy nhiên trong quá trình kháng chiến chống Pháp, triều đình nặng về phòng thủ, bỏ lỡ nhiều cơ hội đánh Pháp. Trái lại nhân dân kháng chiến với tinh thần tích cực, chủ động rất cao, tự nguyện đứng lên kháng chiến.
- GV cho điểm những HS trả lời đúng.
- GV dẫn dắt: khi Pháp mở rộng đánh chiếm Nam Kì, cuộc kháng chiến của nhân dân ta tiếp diễn như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu phần còn laị của bài
- GV hướng dẫn HS lập bảng theo mẫu sau:
Mặt trận
Cuôc xâm lược của thực dân Pháp
Cuộc kháng chiến của triều Nguyễn
Cuộc kháng chiến của nhân dân
Tại miền Đông Nam Kì 1861-1862
Tại miền Đông Nam Kì từ sau 1862
Tại miền Tây Nam Kì
- HS theo dõi SGK.Lập bảng
- GV treo lên bảng hoặc trình chiếu trên máy chiếu bảng thống kê do GV tự làm để giúp HS chỉnh sửa bảng thống kê do HS tự làm.
Mặt trận
Cuộc tấn công của thực dân Pháp
Thái độ của
triều đình
Cuộc kháng chiến của nhân dân
Tại miền Đông Nam Kì 1861-1862 (kháng chiến ở miền Đông Nam Kì 1862-1862)
- Sau khi kết thúc chiến tranh ở Trung Quốc, Pháp mở rộng việc đánh chiếm nước ta. Ngày 23/2/1861 tấn công và chiếm được đồn Chí Hoà.
- Thừa thắng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì:
+ĐịnhTường: 12.4.1861
+ Biên Hoà: 18.12.1861
+Vĩnh Long: 23.3.1862
- Giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao triều đình đã kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 cắt hẳn 3 tỉnh miền Đông cho Pháp và phải chịu nhiều điều khoảng nặng nề khác .
- Kháng chiến phát triển mạnh.
- Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng chủ yếu là nông dân ”dân ấp, dân lân”
- Các trận đánh lớn: Quý Sơn (Gò Công), vụ đốt cháy tàu giặc trên sông Nhật Tảo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
Tại miền Đông Nam Kì sau năm 1862 (cuộc kháng chiến tiếp tục miền Đông Nam Kì sau năm 1862 )
- Pháp dừng các cuộc thôn tính để bình định miền Tây
- Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp.
- Nhân dân tiếp tục kháng chiến vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng.
Khởi nghĩa Trương Định giành thắng lợi, gây cho Pháp nhiều khó khăn.
- Sau hiệp ước 1862 nghĩa quân xây dựng căn cứ Gò Công, rèn đúc vũ khí, đẩy mạnh đánh địch ở nhiều nơi. Giải phóng nhiều vùng thuộc Gia Định, Định Tường
+ Ngày 28/02/1863 Pháp tấn công Gò Công, nghĩa quân anh dũng chiến đấu.
+ Ngày 20/8/1864 Trương Định hi sinh, nghĩa quân thất bại.
.
Mặt trận
Cuộc tấn công của thực dân Pháp
Thái độ của
triều đình
Cuộc kháng chiến của nhân dân
Kháng chiến tại miền Tây Nam Kì
Ngày 20/6/1867 Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long à Phan Thanh Giản nộp thành.
Từ ngày 20 đến 24/6/1867 Pháp chiếm tron 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, Vĩnh Long , An Giang , Hà Tiên không tốn một viên đạn.
- Triều đình lúng túng bạc nhược, Phan Thanh Giản – Kinh lược của triều đình đầu hàng.
Nhân dân miền Tây kháng chiến anh dũng với tinh thần người trước ngã xuống, người sau đứng lên
Tiêu biểu nhất có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực và Nguyễn Hữu Huân
* Hoạt động 2: cá nhân
- GV đặt câu hỏi và giảng giải giúp HS nắm vững những kiến thức cơ bản.
- GV nêu câu hỏi: Trong cuộc kháng chiến của nhân dân miền Đông Nam Kì (1861-1862) có những thắng lợi tiêu biểu nào?
- HS trả lời: Đó là trận đánh chìm tàu chiến Et-phê-răng ( Hi vọng ) của địch trên sông Vàm Cỏ Đông (đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo) của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực.
- GV cung cấp thêm về Nguyễn Trung Trực: tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người phủ Tân An, Định Tường ( nay thuộc Long An ). Khi Pháp xâm lược Nam Kì, ông đã cùng nhân dân đứng lên chống Pháp. Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy chiến hạm Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông trưa ngày 10/12/1862.Ông đã cùng một toán nghĩa quân dụ giặc lên bờ rồi cầm đầu 5 chiếc thuyền áp tới khiến bọn giặc trên tàu không kịp trở tay, bị tiêu diệt hầu hết. Sau trận đánh đó ông được triều đình phong chức Quân cơ coi giữ vùng Hà Tiên. Trận đánh trên sông Nhật Tảo khích lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân lục tỉnh. Thực dân Pháp đã thú nhận:“Đây là một trận đau đớn làm cho tinh thần người Việt phấn khởi và gây cảm xúc sâu sắc trong một số người Pháp”.
Năm 1867 triều đình phong cho ông chức Lãnh Binh, rồi điều ông ra miền Trung nhưng ông đã chống lệnh, lập căn cứ ở Hòn Chông. Rạng sáng ngày 16/6/1868 ông đưa quân đánh úp đồn Kiên Giang ( nay là thị xã Rạch Giá ) tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đó. Tháng 9/1868 ông bị giặc bắt, dụ dỗ nhưng ông kiên quyết không đầu hàng, ông đã nói một câu nổi tiếng: ”Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.Ngày 27/10/1868 giặc Pháp đã hành hình ông ở Rạch Giá.
- GV yêu cầu HS đọc SGK, hoặc trình chiếu trên PowerPoint nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 rồi nêu câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhâm Tuất, về triều đình nhà Nguyễn qua việc chấp nhận ký kết Hiệp ước ?
- HS dựa vào nôi dung Hiệp ước, suy nghĩ, trả lời:
+ Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thọi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
+ Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp.
- GV nhận xét bổ sung thêm: Sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông, Pháp gặp khó khăn do những cuộc kháng chiến của nhân dân ta, khiến chúng chưa thể bình định ngay miền Đông. Giữa lúc đó triều đình Huế lại chủ động “nghị hoà” làm cho thực dân Pháp ngạc nhiên và cảm thấy may mắn vì “ Pháp đang phải đón đợi một tình thế xấu thì Huế lại yêu cầu ký hoà ước”. Tháng 5/1862 vua Tự Đức sai quân sang thông báo cho phía Pháp, đề nghị “giảng hoà” và cử một phái bộ do Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp dẫn đầu vào Sài Gòn ngày 28/5/1862, đến Gia Định vào ngày 3/6/1862 đến ngày 5/6/1862 đã ký kết Hiệp ước. Chỉ sau hơn một ngày thương thuyết, nhà Nguyễn đã chấp nhận ký những điều khoảng nặng nề: triều đình đã ra lệnh bãi binh, tạo cơ sở cho địch đàn áp nghĩa quân. Từ đây, nghĩa quân kháng chiến phải đơn độc đối phó với địch.
- GV tiếp tục đặt câu hỏi: Từ sau năm 1862 phong trào đấu tranh của nhân dân miền Đông Nam Kì có sự kiện tiêu biểu nào? Trình bày tóm tắt diễn biến của sự kiện đó.
- HS trả lời : Sau khi 3 tỉnh miền Đông bị triều đình cắt cho Pháp- nhân dân tiếp tục chống Pháp, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Trương Định...
GV bổ sung thêm: Trương Định là con trai của Trương Cầm (võ quan cấp thấp của triều Nguyễn ) quê ở Quãng Ngãi. Vì có công chiêu mộ dân khai hoang lập ấp nên ông được triều đình cử làm Quản Cơ đồn điền (Quản Định). Pháp chiếm thành Gia Định, ông đã chiêu mộ nông dân đồn điền theo giúp quân triều đình đánh Pháp. Khi đại đồn Chí Hoà thất thủ ông về Gò Công chiêu mộ nghĩa binh xây dựng căn cứ quyết tâm chiến đấu lâu dài với Pháp. Năm 1862 do việc nghị hoà, triều đình buộc ông giải binh và điều ông về làm lãnh binh ở An Giang. Ông kháng lệnh với quyết tâm kháng chiến chống Pháp đến cùngvới chức danh “Bình Tây Đại Nguyên Soái”. Pháp 4 lần gửi thư dụ hàng nhưng ông đều bị từ chối.
GV tiếp tục hỏi: Trong cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân miền Tây có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào?
HS trả lời: Khi Pháp mở rộng đánh chiếm 3 tỉnh miền Tây, nhân dân miền Tây anh dũng đứng lên kháng chiến sôi nổi, bền bỉ, tiêu biểu nhất có cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.
GV nhận xét và đặt câu hỏi: Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì có điểm gì mới?
HS suy nghĩ trả lời:
GV nhận xét kết luận: Từ sau 1862, cuộc kháng chiến của nhân dân mang tính độc lập với triều đình, vừa chống Pháp vừa chống phong kiến đầu hàng “Dập
dìu trống đánh cờ xiêu, phen này quyết đánh cả triều lẫn Tây”, cuộc kháng chiến của nhân dân gặp nhiều khó khăn do thái độ bỏ rơi, xalánh của triều đình với lực lượng kháng chiến.
Em haỹ so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873
HS dựa vào những kiến thức vừa học để trả lời.
GV nhận xét kết luận:
+ Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp.
+ Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo.
4. Sơ kết bài học
- Củng cố: Những cuộc kháng chiến tiêu biểu của nhân dân ta từ 1858-1873
- Dặn dò: HS học bài cũ ,xem trước bài mới. Tìm hiểu về tiểu sử, sự nghiệp của Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu.
- Bài tập :
1. Nguyên nhân thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là để
A. Giúp Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn.
B. Mở rộng thị trường.
C. Khai hoá văn minh cho triều Nguyễn.
D. Truyền đạo.
2. Nguyên cớ để thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam là do:
A. Vương triều Tây Sơn sụp đổ.
B. Vua Tự Đức mất.
C. Lực lượng giáo dân ủng hô.
D. Nhà Nguyễn cấm đạo Thiên chúa.
3. Nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam là:
A. Sài Gòn - Gia Định
B. Huế
C. Bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng)
D. Thuận An
4. Điền tiếp vào những chỗ ... trong bảng dưới đây nơi xuất phát các cuộc khởi nghĩa của những người lãnh đạo sau:
Người lãnh đạo
Nơi xuất phát khởi nghĩa
1.Nguyễn Hữu Huân
2.Nguyễn Trung Trực
3.Trương Định
4.Trương Quyền
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_25_bai_19_nhan_dan_viet_nam_khan.doc