A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Các khái niệm “cần vương”, “văn thân”, “sĩ phu”
- Nội dung, diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
2. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.
3. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tình hình nước ta trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần I
- Nêu nguyên nhân, duyên cớ, diễn biến, kết quả Pháp đánh Bắc Kì lần I.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Dạy và học bài mới:
20 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 26-32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn:
Ngày Dạy:
Tiết 26: Bài 21:PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Các khái niệm “cần vương”, “văn thân”, “sĩ phu”
- Nội dung, diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
2. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.
3. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu tình hình nước ta trước khi Pháp đánh Bắc Kì lần I
- Nêu nguyên nhân, duyên cớ, diễn biến, kết quả Pháp đánh Bắc Kì lần I.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
H: Nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cần vương?
+Hãy cho biết hành động của phe chủ chiến nói lên điều gì?
+Hãy tóm tát diễn biến của cuộc tấn công kinh thành Huế của Tôn Thất Thuyết?
+ Gv: Giải thích từ “cần vương”.
+Cho học sinh lập bảng so sánh hai giai đoạn phát triển của phong trào cần vương. Và so sánh sự khác nhau giữa hai giai đoạn đó?
Rut ra đặc điểm của phong trào cần vương?
+Tại sao phong trào cần vương bị thất bại? bài học rùt ra từ phong trào cần vương là gì?
+Nêu ý nghĩa của phong trào cần vương?
I.Phong trào cần vương bùng nổ.
1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào cần vương.
+Nguyên nhân:
Sau hiệp ước 1883 – 1884 Thực dân Pháp thiết lập chế độ bảo hộ đất nước ta.
- Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tiếp tục phát triển.Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân.Phe chủ chiến của Tôn Thất Thuyết đứng đầu mạnh tay hành động.
- Hành động của phe chủ chiến chuẩn bị cho cuộc nổi dậy chống Pháp giành chính quyền.
- Thực dân Pháp âm mưi tiêu diệt phe chủ chiến. Tôn Thất Thuyết đã ra tay trước.
+ Diễn biến:
- Ngày 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công toà khâm sứ và đồn Mang cá.
- Pháp phản công kinh thành Huế.Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm nghi cùng chiều đinh rút lên Sơn phòng: Tân sở Quảng Trị.
- Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa Vua Hàm nghi hạ chiếu cần vương → thổi bùng ngọn lửa phong trào đấu tranh của nhân dân ta kéo dài suốt 12 năm.
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào cần vương:
- chia 2 giai đoạn:
a. từ 1885 – 1888:
- lãnh đạo:vua Hàm nghi, Tôn Thất Thuyết, các sĩ phu yêu nước.
- Lực lượng tham gia: đông đảo nông dân và dân tộc thiểu số.
- Địa bàn: từ Bắc vào nam
- Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào cần vương: SGK
B, Từ 1888 – 1896:
- Lãnh đạo: Chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước.
- Dịa bàn: thu hẹp dần.và quần tụ thành những trung tâm lớn.
- Đặc điểm; Phong trào cần vương ( giúp vua cứu nước )thực chất là phong trào yêu nước của nhân dân ta nhằm khôi phục địa vị thống trị của giai cấp phong kiến mới.
5. Củng cố:
Trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 136.
6. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Bài sắp học:
Dặn dò HS đọc trước phần 2.
Ngày Soạn:
Ngày Dạy:
Tiết 27: Bài 21: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
CỦA NHÂN DÂNVIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Các khái niệm “cần vương”, “văn thân”, “sĩ phu”
- Nội dung, diễn biến cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, Yên Thế.
2. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc.
3. Kĩ năng: Củng cố kĩ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
2. Giới thiệu bài mới:
3. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động nhóm chia lớp 4 nhóm
GV: Cho HS hoàn thành biểu bảng thống kê sau: mỗi nhóm làm một cuộc khởi nghĩa
II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 -1892)
Tên cuộc khởi nghĩa
Nội dung
Bãi Sậy
Ba Đình
Hương khê
Yên Thế
Lãnh đạo, căn cứ
- Đinh Gia Quế; Nguyễn Thiện Thuật
- Hưng Yên
- Phạm Bành và Đinh Công Tráng
- Thanh Hóa
- Phan Đình Phùng; Cao Thắng
- Hà Tĩnh
- Đề Nắm; Đề Thám
- Bắc Giang
Diễn biến chính
- Từ 1883-1885, do Đinh Gia Quế lãnh đạo
- Từ 1885-1892, do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo
Bùng nổ 12/1886 đến hè 1887 tan rã
- Giai đoạn: 1885-1888, xây dựng lực lượng và củng cố khí giới
- Giai đoạn: 1888-1896, chiến đấu ác liệt, sau đó tan rã
- Giai đoạn: 1884-1892, hoạt động riêng rẽ thủ lĩnh là Đề Nắm
- Giai đoạn: 1893-1897 Đề Thám trở thành thủ lĩnh; 1898-1908 giai đoạn hòa hoãn; 1909-1913 Pháp vây ráp Đề Thám bị sát hại, sau đó tan rã
Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm
- Khẳng định tinh thần yêu nước của các sĩ phu và nhân dân.
- Ta phải có cách đánh thích hợp và giai cấp lãnh đạo tiên tiến
Giống nhau
Giống nhau
Giống nhau
5. Củng cố:
Trả lời câu hỏi và bài tập SGK trang 136.
6. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Bài sắp học:
Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 22
Ngày Soạn:
Ngày Dạy:
Tiết 28: Bài 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hiểu được mục đích và nắm được những nét chính về nội dung của các chính sách chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục của thực dân Pháp thi hành ở Việt Nam ngay sau khi chúng hoàn thành cuộc bình định bằng quân sự.
- Thấy được những tác động của những chính sách đó đối với tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam ở những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
- Hiểu được cơ sở dẫn đến việc hình thành tư tưởng giải phóng dân tộc mới.
2 Tư tưởng, tình cảm
- Nhận rõ bản chất của đế quốc, thực dân, phong kiến tàn bạo đã bóc lột dã man và đàn áp về chính trị một cách tàn bạo đối với nhân dân ta.
- Bồi dưỡng tình cảm giai cấp, lòng yêu mến kính trọng giai cấp nông dân, công nhân và các tầng lớp lao động khác.
3. Kỹ năng.
- Bồi dưỡn kĩ năng phân tích, đánh giá, rút ra các đặc điểm của sự kiện lịch sử.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ lịch sử và sơ đồ để nhận thức lịch sử.
II. THIẾT BỊ VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
Bản đồ hành chính Đông Dương thời thuộc Pháp.
Sơ đồ Bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương.
III. TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
+ Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương?
3.Dẫn dắt vào bài mới
Sau khi căn bản hoàn thành công cuộc bình định Việt Nam bằng quân sự (năm 1896), thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô. Bài này chúng ta lần lượt tìm hiểu những chính sách chính trị, khinh tế, văn hoá giáo dục mà Pháp áp dụng trong cuộc khai thác; đồng thời cũng tìm hiểu những biến đổi về kinh tế, xã hội dưới tác động của cuộc khai thác.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức HS cần nắm
* Hoạt động 1: Cá nhân
- GV hỏi: Mục tiêu của cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam của Pháp là gì?
+ GV: nội dung chính của các chính sách kinh tế thể hiện cụ thể ý đồ mục tiêu của cuộc khai thác thế nào?
- Nông nghiệp: Ra sức cướp đoạt ruộng đất của nông dân
- Công nghiệp: chú ý khai thác mỏ để xuất khẩu kiếm lời. Các ngành công nghiệp nhẹ (không có khả năng cạnh tranh với Pháp) được xây dựng như sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. (hàng hoá Pháp nhập vào Việt Nam chỉ đánh thuế rất nhẹ, của các nước khác có khi đến 120%);
- Giao thông vận tải: mở mang đường xá, cầu cống, bến cảngđể vận chuyển và vươn tới các vùng nguyên liệu(còn để dễ hành quân đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân)
1. Những chuyển biến về kinh tế
- Mục đích: vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa.
- Các chính sách:
+ Nông nghiệp: Đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất.
+ Tập trung khai thác than và kim loại, ngoài ra còn tập trung vào một số ngành khác như xi măng, điện nước
+ Thương nghiệp: độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế
+ Giao thông vận tải: Xây hệ thống giao thông vận tải để tăng cường bóc lột.
*Hoạt động 2: Cá nhân
- GV nêu câu hỏi: Qua nội dung các chính sách kinh tế nêu trên, hãy chỉ ra những yếu tố tích cực và tiêu cực của các chính sách đó?
- HS trả lời, HS khác bổ sung
- GV bổ sung và kết luận: Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
- Tác động:
+ Tích cực: Những yếu tố của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam, so với nền kinh tế phong kiến, có nhiều tiến bộ, của cải vật chất hơn sản xuất được nhiều hơn phong phú hơn.
+ Tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt; Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất; Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
* Hoạt động nhóm: Nhóm
- GV hỏi: Thời phong kiến ở nông thôn Việt Nam có những giai cấp nào sinh sống?
2. Những chuyển biến về xã hội
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, số lượng ngày càng đông lên, địavị kinh tế và chính trị được tăng cường (dựa vào đế quốc ra sức tước đoạt ruộng đất của nông dân, ngày càng giàu có.
- Giai cấp địa chủ phong kiến: Từ lâu đã đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất ở vùng nông thôn, dưới tác động của cuộc khai thác lại càng điêu đứng hơn: bị tước đoạt ruộng đất, phải chịu hàng trăm thứ thuếvà các khoản phụ thu của các chức dịch trong làng xã. Do vậy, giai cấp nông dân thời kỳ này có nhiều xáo trộn, nhiều nông dân bị phá sản đã:
-Giai cấp nông dân: số lượng đông đảo nhất, họ bị áp bức bóc lột nặng nề, cuộc sống của họ khổ cực, nông dân sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành được độc lập và ấm no.
* Hoạt động 3: Cá nhân
+Thái độ chính trị của từng giai cấp ấy thế nào?
* Tầng lớp tư sản (HS đọc đoạn in chữ nhỏ)
- Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bánbị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép.
- Do bị lệ thuộc, yếu ớt về kinh tế nên chỉ muốn có thay đoỏi nhỏ để tiếp tục kinh doanh. Chưa dám tỏ thái độ hưởng ứng, tham gia các cuộc vận động giải phóng dân tộc.
- Tầng lớp tư sản: Là các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn bánbị chính quyền thực dân kìm hãm tư bản Pháp chèn ép.
* Tiểu tư sản thành thị (HS đọc)
- Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự doCuộc sống tuy khổ cực nhưng dễ chịu hơn nông dân, công nhân
- Có ý thức dân tộc nên hào hứng tham gia các cuộc vận động cứu nước.
* Công nhân (HS đọc đoạn in chữ nhỏ)
- Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực.
- Tiểu tư sản thành thị: Là chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do.
- Công nhân: Xuất thân từ nông dân, làm việc ở đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp, lương thấp nên đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống bọn chủ để cải thiện điều kiện làm việc và đời sống.
4. Củng cố:+ Từ một nước phong kiến, Việt Nam đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam: Nông dâm với phong kiến; dân tộc ta với thực dân Pháp ngày càng sâu sắc.
+ Trong bối cảnh đó đã xuất hiện xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc.
5.Dặn dò:
+ Học bài cũ, trả lời câu hỏi bài tập trong SGK
+ Đọc và chuẩn bị trước bài mới.
Ngày Soạn:
Ngày Dạy:
Tiết 29: Bài 23: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Nắm được nét chính của các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy tân và chống thuế ở Trung Kì.
- Nhận biết được những nét mới, sự tiến bộ của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX so với phong trào cuối thế kỉ XIX
2. Thái độ:
Thán phục tinh thần yêu nước và ý chí đấu tranh của các vị Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh; Nhận rõ bản chất của bọn thực dân Pháp tàn bạo.
3. Kĩ năng:
- Rèn luyện các kỹ năng đối chiếu, so sánh các sự kiện lịch sử.
- Khả năng đánh giá, nhận định hành động của các nhận vật lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Ảnh: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ: Thời phong kiến ở nông thôn Việt Nam có những giai cấp nào sinh sống?
3. Giới thiệu bài mới:
4. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Nhóm
GV tổ chức HS thảo luận nhóm: vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản. Hoạt động chính của phong trào Đông Du?
HS thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày kết quả của mình, HS nhóm khác bổ sung. Cuối cùng, GV nhận xét và kết luận:
- Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (truyền thống của dân tộc là đấu tranh vũ trang: các cuộc khởi nghĩa). Nên ông chủ trương lập ra Hội Duy tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập.
- Phan Bội Châu cho rằng Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hoá Hán học (đồng chủng, đồng văn) lại đi theo con đường tư bản châu Âu, giàu mạnh lên và đánh thắng đế quốc Nga (1905) nên có thể nhờ cậy được. Ông đã quyết định sang Nhật cầu viện. Người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này. Ông tổ chức HS Việt Nam sang Nhật du học-gọi là phong trào Đông Du.
- Nét hoạt động chính của phong trào Đông Du:
* Từ năm 1905-1908, số HS Việt Nam sang Nhật vào hai nơi để học: trường Chấn Vũ học viện và Đồng văn thư viện (GV trình bày và phân tích thêm tấm gương vượt khó học tập vì tương lai Tổ quốc của du học sinh Việt Nam). Thời gian này, nhiều văn thơ yêu nước và Cách mạng trong phong trào Đông du được truyền về nước đã động viên tinh thần yêu nước của nhân dân (Hải ngoại huyết thư, Việt Nam quốc sử khảo)
GV: Vì sao phong trào Đông du thất bại? Bài học rút ra từ thực tế phong trào Đông du là gì?
HS trả lời, GV bổ sung và kết luận.
- GV trình bày bài học rút ra từ phong trào:
+ Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện là sai (không thể dựa đế quốc đánh dế quốc được).
+ Cần xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở đó mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính.
* Hoạt động 2: Cả lớp
+ GV: Một trong những nội dung tư tưởng cơ bản của những sĩ phu yêu nước thuộc phái “ôn hoà” đầu thế kỉ XX là: để thoát khỏi tình trạng bế tắc, cần phải nâng cao ý thức tự cường bằng cách bỏ cái cũ theo cái mới. Vì vậy, ở Trung Kì đã diễn ra cuộc vân động Duy Tân rất sôi nổi.
+ GV trên cơ sở SGK, yêu cầu HS nắm được các hoạt động của cuộc vận động Duy tân.
- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng
- Hình thức hoạt động: mở trường, diễn thuyết về các vẫn đề xã hội, tình hình thế giới, đả phá các hủ tục phong kiến, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp
GV: Nguyên nhân dẫn tới phong trào chống thuế ở Trung Kì năm 1908?
HS trả lời câu hỏi. Gv nhận xét, bổ sung và chốt ý.
+ GV yêu cầu HS tóm tắt những diễn biến chính của phong trào và ghi nhớ vào vở: Phong trào bắt đầu từ Quảng Bình sau đó lan ra khắp các tỉnh Trung Kì. Phong trào làm tê liệt chính quyền của bọn thực dân phong kiến ở nông thôn; từ đấu tranh hoà bình,phong trào thiên về khuynh hướng bạo động. Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp. Phong trào thất bại. Phan Châu Trinh và Trần Quí Cáp bị kết án tử hình.
* Hoạt động 1: Cá nhân
GV Giải thích: Đông Kinh là tên gọi cũ của Hà Nội; nghĩa thục là là trường tư làm việc công ích.
+ GV yêu cầu HS trên cơ sở SGK, tóm tắt các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục:
- Người khởi xướng: Lương Văn can, Nguyễn Quyền
- Thời gian hoạt động từ tháng 3 đến tháng 11/1907.
- Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bìnhsố HS đi học có lúc lên tới 1000 người.
- Hoạt động chính: mở trường học các môn địa lí, lịch sử, khoa học thường thức; tổ chức các buổi bình văn; xuất bản sách báo
GV: Đông Kinh nghĩa thục có gì khác với các nhà trường đương thời?
HS trả lời câu hỏi, GV bổ sung và chốt ý:
+ Là một tổ chức cách mạng có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở ở các địa phương.
+ Chống nền giáo dục cũ với những giáo điều của Hán Nho mà thực dân Pháp muốn lợi dụng để ngu dân.
+ Cổ vũ cái mới: học chữ Quốc ngữ, các môn khoa học thực dụng, hô hào lập hội buôn, phát triển công thương nghiệp. Lên án phong tục tập quán lạc hậu.
1. Phan Bội Châu và xu hướng bạo động
- Nguyên nhân: (SGK)
- Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập Hội Duy tân
- Hoạt động: từ năm 1905 đến 1908, đưa học sinh Việt Nam sang Nhật
- Từ tháng 9/1908, phong trào Đông du tan rã, Hội Duy tân ngừng hoạt động.
- Nguyên nhân thất bại: Do các thế lực đế quốc (Nhật - Pháp) cấu kết với nhau để trục xuất thanh niên yêu nước Việt Nam ở Nhật.
2. Phan Châu Trinh và xu hướng cải cách
- Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng.
- Hình thức hoạt động: mở trường, diễn thuyết các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới, cổ động mở mang công thuơng nghiệp
- Nguyên nhân phong trào:
+ Do chính sách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp, nông dân vô cùng khốn khổ về các thứ thuế.
+ Ảnh hưởng của cuộc vận động Duy tân
3. Đông Kinh nghĩa thục. Vụ đầu độc binh sĩ Pháp ở Hà Nội và những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế.
- Lãnh đạo: Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại.
- Phạm vi hoạt động: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình
- Các hoạt động chính: mở trường,; học các môn học địa lý, lịch sử, khoa học thường thức; tổ chức các buổi bình văn; xuất bản sách báo
- Sau vụ đầu độc ở Hà thành (1908), Pháp vây rát và tiêu diệt nghĩa quân Yên Thế (1913)
5. Củng cố: + Những điểm mới về mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt đầu thế kỉ XX.
+ Nguyên nhân thất bại của các phong trào đó.
6. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Bài sắp học:+Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 24
Ngày Soạn:
Ngày Dạy:
Tiết 30: Bài 24: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 - 1918)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Hiểu được đặc điểm, bối cảnh Việt Nam trong chiến tranh và phong trào giải phóng dân tộc thời kỳ này.
- Biết được các cuộc khởi nghĩa và vận động khởi nghĩa trong những năm Chiến tranh thế giới thứ nhất: Thời gian, địa điểm, hình thức đấu tranh.
- Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
2. Thái độ: Trân trọng truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
3. Kĩ năng: Biết sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh các sự kiện, tổng kết kinh nghiệm rút ra bài học.
B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Tổ chức cho HS sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử phản ảnh nền kinh tế - xã hội và các cuộc khởi nghĩa trong thời kỳ này.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: + Những điểm mới về mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt đầu thế kỉ XX.
+ Nguyên nhân thất bại của các phong trào đó.
3. Giới thiệu bài mới:
4. Dạy và học bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Cả lớp, cá nhân
GV: Khi Chiến tranh thế giới I nổ ra thực dân Pháp đã có chính sách như thế nào?
HS: Pháp tăng cường bóc lột sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho cuộc chiến
GV: Những biến động về kinh tế ở nước ta?
HS: suy nghĩ trả lời
GV: Tuy kinh tế có biến động nhưng các ngành công nghiệp, giao thông vận tải ở Việt Nam có sự phát triển hơn trước, biến đổi so với trước.
GV chuyển ý
* Hoạt động: 2 Cá nhân
GV: Những biến động trong đời sống nhân dân ta trong thời kì này?
HS: Đời sống vốn khốn khổ nay càng cơ cực thêm
GV: Xã hội Việt Nam đã phân hóa như thế nào khi Phấp tiến hành vơ vét?
HS: nông dân ngày càng bị bần cùng; công nhân tăng lên về số lượng; Tư sản và tiểu tư sản Việt Nam có tăng về số lượng, song chưa trở thành giai cấp.
* Hoạt động 3: Cả lớp
GV yêu cầu HS đọc SGK các mục 1, 2, 3, 4, 5 và lập bảng thống kê theo mẫuTT
Phong trào
Địa bàn
Hình thức đấu tranh
Thành phần chủ yếu
Kết quả
1
- Việt Nam Quang phục hội
- Dọc đường biên giới Việt Trung
- Một số nơi ở miền Trung
- Vũ trang
- Công nhân viên chức, hỏa xa
- Thất bại
2
- Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân
- Trung kỳ
- Khởi nghĩa
- Nhân dân và binh lính có sự lãnh đạo của vua Duy Tân
- Thất bại
I. Tình hình kinh tế - xã hội
1. Những biến động về kinh tế
- Âm mưu của Pháp chủ trương vơ vét tối đa nhân lực, vật lực của thuộc địa để vào những tổn thất của Pháp trong chiến tranh.
- Chính sách kinh tế của Pháp: tăng các thứ thuế; bắt nhân dân ta mua công trái.
- Những biến động kinh tế:
+ Nông nghiệp: trồng lúa nước bị tổn hại, gặp nhiều khó khăn ® Nông dân bị bần cùng hóa
+ Công nghiệp, giao thông vận tải ở Việt Nam có sự phát triển hơn trước, biến đổi so với trước.
2. Tình hình phân hóa xã hội
- Do chính sách của Pháp đã thúc đẩy sự phân hóa xã hội.
- Đời sống của nông dân ngày càng bị bần cùng.
- Công nghiệp phát triển giai cấp công nhân tăng lên về số lượng
- Tư sản và tiểu tư sản Việt Nam có tăng về số lượng, song chưa trở thành giai cấp, Họ bắt đầu lên tiếng đấu tranh bênh vực quyền lợi họ.
II. Phong trào đấu tranh vũ trang trong chiến tranh
TT
Phong trào
Địa bàn
HTĐT
T. Phần chủ yếu
Kết quả
1
- Việt Nam Quang phục hội
Dọc biên giới Việt Trung và 1 vài nơi miền Trung
- Vũ trang
- Công nhân viên chức, hỏa xa
- Thất bại
2
Cuộc vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân
Trung Kỳ
Khởi nghĩa
Nhân dân và binh lính có sự lãnh đạo của vua Duy Tân
Thất bại
3
Khởi nghĩa của binh lính Thái Nguyên
Thái Nguyên
Khởi nghĩa lật đổ được chính quyền địa phương, làm chủ tỉnh lỵ trong thời gian ngắn
- Tù chính trị và binh lính người Việt
Thất bại. Đánh một đòn mạnh vào chính sách “Dùng người Việt trị người Việt” Pháp
4
Phong trào hội kín ở Nam kỳ
Nam Kì
Vũ trang
Nông dân
Thất bại. Biểu lộ tinh thần quật khởi của nông dân miền Nam
5
Khởi nghĩa vũ trang của đồng bào dân tộc thiểu số
- Tây Bắc
- Đông Bắc
- Tây Nguyên
Vũ trang
Dân tộc thiểu số
Thất bại. Góp phần vào cuộc đấu tranh chung của dân tộc
* Nhận xét: Phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước, lôi kéo nhiều thành phần xã hội tham gia, hình thức đấu tranh chủ yếu là vũ trang; đều thất bại do bế tắc về đường lối đấu tranh.
* Hoạt động 4: Nhóm
GV cho HS thảo luận Qua các họat động đấu tranh đó của giai cấp công nhân trong chiến tranh, em có nhận xét gì ?
GV gợi ý : Em có thể nhận xét về : hình thức đấu tranh, mức độ đấu tranh, mục tiêu, tính chất phong trào...
GV bổ sung, kết luận ghi bảng
GV yêu cầu HS theo dõi SGK , kết hợp với những hiểu biết xã hội của mình về Hồ Chí Minh để giới thiệu về tiểu sử và hòan cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Người.
GV: Em hãy nêu hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành?
HS: Dựa vào SGK trả lời
GV: Hướng đi của Người có gì khác so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
HS: Người thấy rõ sự bế tắc của các bậc tiền bối
GV: Tổng kết bài giáo dục ý thức cho HS.
III. Sự xuất hiện khuynh hướng cứu nước mới
1. Phong trào công nhân
- Bước vào thời kỳ chiến tranh, phong trào công nhân vẫn tiếp diễn ở nhiều nơi.
- Hình thức: chính trị kết hợp với vũ trang.
- Mục tiêu: chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế ® Phong trào đấu tranh mang tính chất tự phát
2. Buổi đầu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc(1911-1918)
- Hoàn cảnh ra đi tìm đường cứu nước: Nguyễn Sinh Cung sinh trong một gia đình trí thức yêu nước; vùng quê có truyền thống đấu tranh; trước cảnh nước mất, nhà tan, các cuộc đấu tranh đều thất bại, bế tắc, Người đã quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước (05.6.1911).
- Trong thời gian ở Pháp Người đã tiếp nhận Cách mạng tháng Mười Nga.
5. Củng cố:
Nhắc lại các phong trào yêu nước tiêu biểu trong thời kì chiến tranh; Tại sao nói đây là thời kì phong trào cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo?
6. Hướng dẫn tự học:
a. Bài vừa học: Như đã củng cố
b. Bài sắp học:
Dặn dò HS đọc và soạn trước bài ôn tập Sơ kết lịch sử Việt Nam
Ngày Soạn:
Ngày Dạy:
Tiết 31 : SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:
- Nắm được nét chính của tiến trình xâm lược của Pháp đối với nước ta.
- Nắm được những nét chính về các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, cắt nghĩa được nguyên nhân thất bại của các cuộc đấu tranh đó.
- Thấy rõ bước chuyển biến của phong trào yêu nước đầu thế kỷ XX.
2. Thái độ:
- Bồi dưỡng HS lòng yêu nước và ý chí căm thù giặc
- Trân trọng sự hy sinh dũng cảm các chiến sĩ cách mạng tiền bối đã tranh đấu cho độc lập dân tộc.
3/ Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích tổng hợp phân tích, nhận xét đánh giá sao sánh những sự kiện lịch sử những nhân vật lịch sử
- Kĩ năng sử dụng bản đố van tranh ảnh lịch sử; biết tường thuật một sự kiện lịch sử.
B. THIẾT BỊ, TÀI
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_26_32.doc