Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp

A. Mục tiêu bài học.

1. Về kiến thức.

Làm cho học sinh thấy rõ những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội của nước ta trong cuộc khai thác thuộc địa lần một của thực dân Pháp.

2. Về tư tưởng.

Giúp cho học sinh hiểu cuộc sống vất vả của mọi tầng lớp nhân dân dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Để các em thấy được giá trị của nền độc lập ngày nay và có ý thức trong giữ gìn bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc.

3. Về kĩ năng.

Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích sự kiện, đánh giá sự kiện, kĩ năng sử dụng biểu đồ, kĩ năng làm việc nhóm tổ.

B. Thiết bị tài liệu.

_Sách giáo khoa.

_Bản đồ Đông Dương thời thuộc Pháp.

_Hình ảnh về tình cảnh người nông dân trước cách mạng.

_Hình ảnh ga Hà Nội năm 1900.

_ Các thiết bị tài liệu khác.

C. Tiến trình bài học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

3. Giới thiệu bài mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Bài 22: Xã hội Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THƯ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP A. Mục tiêu bài học. 1. Về kiến thức. Làm cho học sinh thấy rõ những chuyển biến mới về kinh tế, xã hội của nước ta trong cuộc khai thác thuộc địa lần một của thực dân Pháp. 2. Về tư tưởng. Giúp cho học sinh hiểu cuộc sống vất vả của mọi tầng lớp nhân dân dưới ách áp bức, bóc lột của thực dân Pháp. Để các em thấy được giá trị của nền độc lập ngày nay và có ý thức trong giữ gìn bảo vệ vững chắc nền độc lập của dân tộc. 3. Về kĩ năng. Rèn cho học sinh kĩ năng phân tích sự kiện, đánh giá sự kiện, kĩ năng sử dụng biểu đồ, kĩ năng làm việc nhóm tổ. B. Thiết bị tài liệu. _Sách giáo khoa. _Bản đồ Đông Dương thời thuộc Pháp. _Hình ảnh về tình cảnh người nông dân trước cách mạng. _Hình ảnh ga Hà Nội năm 1900. _ Các thiết bị tài liệu khác. C. Tiến trình bài học. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Giới thiệu bài mới. Ở bài học trước các em đã được học về phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Rất nhiều phong trào đã diễn ra như phong trào đấu tranh của đồng bào các dân tộc thiểu số, phong trào hội kín ở Nam kì, khởi nghĩa nông dân Yên Thế, mà tiêu biểu nhất là phong trào Cần vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo. Nhưng trước sau các phong trào này đều đi đến thất bại, đều bị thực dân Pháp đàn áp trong biển máu. Có thể nói việc đàn áp xong các phong trào đấu tranh đó tạo ra điều kiện chính trị ổn định để thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác đại quy mô ở Đông Dương và Việt Nam. Vậy dưới tác động của các khai thác thuộc địa này xã hội Việt Nam có những chuyển biến như thế nào? Thầy trò chúng ta sẽ cùng nghiên cứu trong bài ngày hôm nay. 4. Dạy, học bài mới. Kiến thức cơ bản Hoạt động của thầy và trò 1. Những chuyển biến về kinh tế. a.Mục đích. _Vơ vét tài nguyên thiên nhiên, bóc lột sức lao động, biến Việt Nam thành thị trường của Pháp. b. Nội dung _ Chính trị: Năm 1897, Chính phủ Pháp cử Pôn Đu-me làm Toàn quyền Đông Dương. _ Nông nghiệp: ra sức cướp ruộng đất bằng mọi cách. _Công nghiệp: tập trung vào khai mỏ (than, thiếc, kẽm) + công nghiệp phục vụ đời sống (điện, nước, xi măng) được chú ý. _Giao thông vận tải. + Mục đích: phục vụ công cuộc khai thác và đàn áp nhân dân ta. + Đường sắt: các đoạn quan trọng ở Bắc kì và Trung kì được xây dựng. + Đường bộ được mở rộng, nhiều cầu lớn được xây dựng: cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền, cầu Bình lợi + Đường thủy: nhiều cảng được mở mang (cảng Sài Gòn, Hải phòng). c, Tác động. _Tích cực: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập. _Tiêu cực: cạn kiệt tài nguyên, kinh tế Việt Nam phát triển què quặt phụ thuộc chặt chẽ vào Pháp. 2. Những chuyển biến về xã hội. _Địa chủ. + Đại địa chủ câu kết với thực dân Pháp, là tay sai của chúng. + Trung, tiểu địa chủ có tinh thần cách mạng, chống thực dân. _Nông dân. + Là đối tượng bóc lột chủ yếu của thực dân, phong kiến. Bị tước đoạt ruộng đất, phá sản. + Lực lượng đông đảo nhất, động lực chủ yếu của cách mạng. _Công nhân. + Là “con đẻ” của cuộc khai thác thuộc địa. + Bị áp bức bóc lột nặng nề. + Là giai cấp lãnh đạo cách mạng. _Tư sản. + Tư sản mại bản: là người làm trung gian, thầu khoán, đại lý tiêu thụ cho Pháp. + Tư sản dân tộc: các sĩ phu yêu nước đứng ra lập hiệu buôn công ty. _Tiêu tư sản. + Tiểu thương, tiểu chủ, công chức, nhà báo, nhà giáo Đời sống bấp bênh, luôn bị đe dọa phá sản. GV: mục đích của cuộc khai thác thuộc địa là gì? HS: Nghe câu hỏi, suy nghĩ, tìm trong sách giáo khoa. + Trả lời. GV: Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Bổ sung kiến thức. ? + Chốt kiến thức. Nội dung của chương trình khai thác là gì? HS: Nghe câu hỏi, suy nghĩ, tìm trong sách giáo khoa. + Trả lời. GV: Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Bổ sung kiến thức: giáo viên bổ sung thêm về nội dung chính trị, lý do tại sao Pháp lại củng cố bộ máy thống trị, bộ máy thống trị của Pháp ở Đông Dương, bổ sung thêm về thủ đoạn cướp đoạt ruộng đất của Pháp, số ruộng đất bị chúng chiếm đoạt (phụ lục 1). ? + Chốt kiến thức. Tại sao Pháp lại chú trọng khai thác mỏ mà lại không chú trọng phát triển công nghiệp sản xuất? HS: Nghe câu hỏi, suy nghĩ, tìm trong sách giáo khoa. + Trả lời. GV: Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Bổ sung kiến thức: giáo viên nói thêm về tinh thần của cuộc khai thác thuộc địa, nguồn lợi Pháp thu được từ việc khai thác (phụ lục 2) ? + Chốt kiến thức. Tại sao thực dân Pháp lại chú trọng phát triển giao thông vận tải? HS: Nghe câu hỏi, suy nghĩ, tìm trong sách giáo khoa. + Trả lời. GV: Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Bổ sung kiến thức: giáo viên nói thêm về mục đích phát triển giao thông vận tải nhằm đe dọa tinh thần của nhân dân ta, kiến thức về cầu Long Biên, cầu Tràng Tiền. (phụ lục 3). + Giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong bức hình ga Hà Nội 1900 qua các câu hỏi như em biết tên cũ của ga Hà Nội là gì?, vai trò của ga Hà Nội là gì? ? + Chốt kiến thức. Dựa vào sách giáo khoa và hiểu biết của bản thân hãy đánh giá những tác động tích cực, tiêu cực của cuộc khai thác? HS: Nghe câu hỏi, suy nghĩ, tìm trong sách giáo khoa. + Trả lời. GV: Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Bổ sung kiến thức. + Chốt kiến thức. ? Xã hội nước ta lúc này có những giai cấp, tầng lớp nào? HS: Nghe câu hỏi, suy nghĩ, tìm trong sách giáo khoa. + Trả lời. GV: Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Bổ sung kiến thức. + Chốt kiến thức. GV: cho học sinh hoạt động nhóm. + chia cả lớp làm 5 nhóm. Nhóm 1: tìm hiểu về giai cấp địa chủ. Nhóm 2: tìm hiểu về giai cấp nông dân. Nhóm 3: tìm hiểu về tầng lớp công nhân. Nhóm 4: tìm hiểu về tư sản. Nhóm 5: tìm hiểu về tiểu tư sản. HS: Nghe giáo viên phân nhóm, tập hợp nhóm, nghiên cứu sách giáo khoa, thảo luận chuẩn bị câu trả lời. GV: làm việc với các nhóm _ Làm việc với nhóm 1 + Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Nhận xét. + Bổ sung kiến thức. + Chốt kiến thức. _ Làm việc với nhóm 2. + Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Nhận xét. + Hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức trong bức tranh “ nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc”. + Bổ sung kiến thức: gánh nặng thuế mà người dân phải chịu (phụ lục 4). + Chốt kiến thức. _ Làm việc với nhóm 3. + Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Nhận xét. + Bổ sung kiến thức: con đường trở thành công nhân (phụ lục 5). + Chốt kiến thức. _ Làm việc với nhóm 4 + Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Nhận xét. + Bổ sung kiến thức. + Chốt kiến thức. _ Làm việc với nhóm 5 + Nghe học sinh trả lời, hướng các em đi đúng vấn đề. + Nhận xét. + Bổ sung kiến thức. + Chốt kiến thức. 5. Củng cố. Giáo viên đưa ra các câu hỏi vừa giúp học sinh tái hiện lại kiến thức đã học vừa nâng cao sự hiểu biết của các em. ? Những nét cơ bản trong chuyển biến mới về kinh tế nước ta trong cuộc khai thác thuộc địa của Pháp. ? Ý nghĩa của việc xuất hiện các giai cấp tầng lớp mới xuất hiện trong cuộc khai thác lần thứ nhất. D. Phụ lục Phụ lục 1 Năm 1888, Toàn quyền Đông Dương cho bọn địa chủ, thực dân được quyền lập đồn điền trên các vùng “đất vô chủ”. Năm 1897, chúng ép triều đình Huế kí điều ước nhượng cho chúng quyền khai khẩn đất hoang. Năm 1900, Pháp ra nghị định phủ nhận quyền sở hữu ruộng đất trong luật phong kiến để dễ bề chiếm đoạt đất đai. Hoặc chúng mua của nhà nước với giá rẻ. Số ruộng đất bị chiếm đoạt tăng lên nhanh chóng: STT Năm Số đất bị chiếm (ha) 1 1890 10.900 2 1900 301.000 3 1912 470.000 Phụ lục 2 Theo tinh thần của cuộc khai thác thuộc địa thì: công nghiệp (thuộc địa) nếu cần được khuyến khích, thì cũng chỉ trong giới hạn nhằm bổ sung cho công nghiệp chính quốc, chứ khoonbng được làm hại đến công nghiệp chính quốc. Mỏ vàng Bông Miêu mang đến cho Pháp nguồn lợi lớn: từ 1895 đến 1914, mỗi năm khai thác đựơc 100kg vàng. Phụ lục 3 Theo Pôn Đu-me: Phải làm cho họ (người Việt Nam) thấy rằng, trên mặt hành động chúng ta là những giống người cao đẳng, và những con quỷ phun lửa của chúng ta chạy trên đường day nhanh như chớp, thực sự là nguồn gốc của sự giàu có và tịnh vượng. Cầu Long Biên: được xây dựng vào năm 1898-1902, đây là cây cầu dài nhất châu Á hồi đó, cầu dài 2500m, ban đầu mang tên Pôn Đu-me. Đối với Pháp việc xây dựng cầu đảm bảo cho việc kiểm soát miền bắc Đông Dương, phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa từ Pháp sang, và chuyển nguyên vật liệu từ Đông Dương về. Đối với người dân Hà Nội, cầu được coi là biểu tượng của Hà Nội: “Hà Nội có cầu Long Biên Vừa dài vừa rộng bắc qua sông Hồng Tàu xe đi lại thong dong Người người tấp nập gánh gồng ngược xuôi” Cầu Tràng Tiền: được xây dựng vào năm 1897, dài 401m. Cầu trải qua nhiều lần tu sửa lớn do chiến tranh tàn phá. Năm 1991, cầu được xây dựng lại. “Cầu Tràng Tiền sáu vài mười hai nhịp Em theo không kịp Tội lắm anh ơi Bấy lâu mang tiếng chịu lời Anh có xa em đi nữa cũng tại ông trời nên xa” Phụ lục 4 Người nông dân phải nộp hai loại thuế trực thu và gián thu. _Thuế trực thu gồm: thuế đinh, thuế điền. Thuế đinh tăng đồng loạt lên 2,5 đồng ở Bắc Kì và 2,3 đồng ở Trung kì (tương đương 100kg gạo). Thuế điền tăng lên do Pháp đổi mới phương thức đo đạc, Pháp còn ấn định diện tích thuế mà không căn cứ vào diện tích thực tế thường tăng lên 2,5 lần. Do vậy, khi nói đến gánh nặng thuế Nguyễn Ái Quốc đã lên án “trên chiếc lưng cao su của người An Nam nhà nước tha hồ kéo dài mức thuế co dãn”. Thơ văn đương thời cũng phản ánh gánh nặng thuế má: “Trời đất hỡi dân ta khốn khổ Đủ các đường thuế nọ, thuế kia Lưới vây chài quét trăm bề Dóc xương, dóc thịt còn gì nữa đâu” _Thuế gián thu: thuế muối, rượu, thuốc phiện. Muối là mặt hàng thiết yếu cho đời sống, bị thực dân Pháp kiểm soát hết sức gắt gao, chúng độc quyền thu mua muối (ra sức bắt bớ những người sản xuất muối “lậu”), bán muối, chúng thường bán muối với giá cao gấp 20 dến 30 lần giá bình thường. Thuế rượu: Pháp nắm độc quyền buôn bán rượu. Để có thể thu được nhiều thuế và bán được nhiều rượu thực dân Pháp quy định số rượu các làng phải tiêu thụ trong từng tháng, từng quý như ở Sơn Tây với số dân 200.000 người mà phải tiêu thụ 560.000 lít rượu. Tính chung 12 triệu người Việt phải tiêu thụ 2,4 triệu lít rượu. Như vậy, cả đàn bà và trẻ con cũng “được” uống. Phụ lục 5 Con đường trở thành công nhân: Nông dân bị tước đoạt ruộng đất phải tìm đến các hầm mỏ, xí nghiệp. Phải thông qua bọn mộ phu. Công nhân theo mùa. Phu hay công nhân bị cưỡng bức. Phu tù, người nghèo thành thị.

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_bai_22_xa_hoi_viet_nam_trong_cuoc_kha.doc