Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 26+27, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 1.Về kiến thức: Học sinh hiểu

 - Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX, trong đó có các cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa tự vệ của nông dân

 - Giải thích khái niệm “Cần vương”, “văn thân”, “sĩ phu”

 - Những nét cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi sậy, Ba Đình, Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế

 2.Về kỹ năng:

 - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử

 - Biết trình bày tóm tắt những nét chính của cuộc khởi nghĩa: thời gian, địa danh, lãnh đạo, nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa

 3.Về thái độ:

 - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc

 - Biết quý trọng những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc

II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC:

 - Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương

 - Các lược đồ về địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế

 

doc16 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 18/07/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 26+27, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 26-27 Ngày soạn: 05-04-2008 BÀI 21 PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1.Về kiến thức: Học sinh hiểu - Hoàn cảnh bùng nổ phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX, trong đó có các cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa tự vệ của nông dân - Giải thích khái niệm “Cần vương”, “văn thân”, “sĩ phu” - Những nét cơ bản của một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: Bãi sậy, Ba Đình, Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế 2.Về kỹ năng: - Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử - Biết trình bày tóm tắt những nét chính của cuộc khởi nghĩa: thời gian, địa danh, lãnh đạo, nét chính về diễn biến, kết quả và ý nghĩa 3.Về thái độ: - Giáo dục tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc - Biết quý trọng những anh hùng dân tộc đã hy sinh cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc II.THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC: - Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương - Các lược đồ về địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy, Ba Đình, Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1.Kiểm tra bài cũ: - Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai như thế nào? Em hãy trình bày cuộc đấu tranh bảo vệ thành Hà Nội của Tổng đốc Hoàng Diệu?Nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp của quân dân ta từ 1858 đến 1884 thất bại? - Trình bày những nội dung chủ yếu của Hiệp ước Hácmăng 1883 vàrút ra nhận xét? Thực dân Pháp đã dùng thủ đoạn gì trong cuộc xâm lược Việt Nam? 2.Giới thiệu bài mới: Tuy triều đình Huế đã chấp nhận nền thống trị của thực dân Pháp, nhưng nhân dân ta không can tâm làm nô lệ, phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp vẫn tiếp diễn Đặc biệt sau cuộc phản công tại kinh thành Huế thất bại, một phong trào khởi nghĩa vũ trang mới dưới danh nghĩa Cần Vương đã diễn ra sôi nổi do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo. Bên cạnh đó, còn có những cuộc đấu tranh tự vệ của nông dân và các dân tộc thiểu số vùng núi, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế Để hiểu rõ về phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta trong thời kỳ này cô trò chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay 3.Tổ chức dạy học trên lớp Hoạt độngcủa thầy và trò Kiến thức cơ bản Hs cần nắm Hoạt động 1: Làm việc cá nhân - GV trình bày: Với Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, thực dân Pháp cơ bản đã khuất phục được triều đình Huế, áp đặt nền thống trị trên toàn bộ đất nước Việt Nam - GV chuyển ý, nêu câu hỏi:Dựa vào kiến thức SGK, em hãy nêu những nét chính về tình hình nước ta sau Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt ? - HS dựa vào kiến thức SGK trình bày, giáo viên nhận xét, chốt ý chính: +Với Hiệp ước Hacmăng, Patơnốt thực dân Pháp đã cơ bản hoàn thành công cuộc chinh phục Việt Nam. Vì vậy chúng bắt đầu thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc kỳ và Trung kỳ + Mặc dầu triều đình Huế đã ký hiệp ước đầu hàng, nhưng phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp diễn: cả trong Nam, ngoài Bắc, gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn + Dưạ vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phe chủ chiến trong triều đình Huế-đứng đầu là Tôn Thất Thuyết chuẩn bị bạo động chống Pháp nhằm giành lại chủ quyền - GV giới thiệu sơ lược về Tôn Thất Thuyết: + Sinh 1835 tại Huế, là người trong hoàng tộc, từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ trong triều đình + Sau khi Vua Tự Đức mất, ông là một trong 3 phụ chính đại thần, giữ chức Thượng thư Bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội + Năm 1883-1884 triều đình Huế ký các Hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp. Ông cùng với những người chủ chiến trong triều đình ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh giặc giành lại chủ quyền - GV chuyển sang nêu câu hỏi: Những hành động của phe chủ chiến để chuẩn bị cho cuộc bạo động? - HS dựa vào kiến thức SGK trình bày, GV nhận xét, chốt ý: + Phế bỏ những ông vua có biểu hiện thân Pháp, trừ khử những người không cùng chính kiến, đưa Hàm Nghi nhỏ tuổi nhưng yêu nước lên ngôi + Liên kết với các sĩ phu, văn thân xây dựng căn cứ Sơn Phòng, tích trữ lương thực, rèn vũ khí, chuẩn bị chiến đấu GV nhấn mạnh những hành động đó của phe chủ chiến nhằm chuẩn bị cho một cuộc nổi dậy chống Pháp giành chủ quyền - Trước tình hình đó, thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến: Pháp tăng thêm lực lượng, siết chặt bộ máy kìm kẹp và tìm mọi cách để loại phe chủ chiến ra khỏi triều đình - Biết được âm mưu của Pháp, phe chủ chiến quyết định hành động trước - Vậy cuộc tấn công Pháp của phe chủ chiến diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu diễn biến cuộc tấn công quân Pháp Hoạtđộng 2: Làm việc cá nhân - GV trình bày những nét chính về cuộc tấn công quân Pháp: + Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, trong khi Đờ Cuốc-xi và các sĩ quan Pháp đang say sưa yến tiệc tại toà Khâm Sứ, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công toà Khâm sứ và đồn Mang Cá của Pháp ( GV giảng mở rộng: đồn Mang Cá là nơi tập trung nhiều binh lính và vũ khí của Pháp ) + Bị đánh bất ngờ, quân Pháp hốt hoảng đối phó. Nhưng sau đó, chúng củng cố lại lựuc lượng và rạng sáng ngày 5-7 thì tổ chức phản công, đánh thẳng vào kinh thành Huế + Trên đường tiến quân, Pháp trắng trợn cướp bóc của cải, tàn sát nhân dân ta vô cùng man rợ nhiều người dân vô tội + Trong lúc hổn loạn, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tuỳ tùng rời kinh thành Huế, chạy lên Sơn Phòng-Tân Sở ( Quảng Trị ) - Sau khi lên Tân Sở, ngày 13-7-1885 Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương - GV đọc một đoạn trích chiếu Cần Vương trong SGV ( trang 157 ) - GV nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào là Cần Vương? Xuống chiếu cần vương nhằm mục tiêu gì? - HS dựa vào kiến thức vừa tiếp thu, trình bày - Gv nhận xét, giảng: +Cần Vương: có nghĩa là giúp vua cứu nước + Mục tiêu của chiếu Cần vương: kêu gọi tầng lớp văn thân, sĩ phu giúp vua cứu nước - GV giải thích khái niệm văn thân, sĩ phu: chỉ tầng lớp nho sĩ trí thức phong kiến, có đổ đạt khoa bảng hoặc chưa đổ đạt, đã ra làm quan hoặc mới chỉ làm những thân hào, chức sắc ở địa phương + Văn thân: chỉ chung giới sĩ phu và thân hào + Sĩ phu: dùng để chỉ các nho sĩ có khoa bảng hoặc chức tước - GV nêu câu hỏi: Tác dụng của chiếu Cần vương? - HS suy nghĩ, trả lời, GV nhấn mạnh: + Chiếu Cần vương kêu gọi tầng lớp văn thân, sĩ phu và toàn thể nhân dân đứng dậy, với mục tiêu: đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, tôi giỏi. + Vì vậy chiếu Cần vương có tác dụng: thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, kéo dài hơn 10 năm mới dứt Hoạt động 3: làm việc cá nhân và theo nhóm - GV giảng: Phong trào Cần vươngphát triển qua 2 giai đoạn: +1885-1888 +1888-1896 - GV yêu cầu HS theo dõi “Lược đồ những địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa trong phongn trào Cần Vương” và nêu câu hỏi: Em có nhận xét gì về địa bàn nổ ra các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương? - HS quan sát lược đồ, trình bày, GV nhấn mạnh:Phong trào Cần vương nổ ra suốt từ Bắc vào Nam. Nhưng mạnh nhất là Huế trở ra Bắc - GV chia nhóm ( nhóm I+II tìm hiểu giai đoạn 1, nhóm III+IV tìm hiểu giai đoạn 2), tìm hiểu theo nội dung sau: + Lãnh đạo + Địa bàn + Diễn biến + Kết quả - Sau khi HS hoàn thành GV củng cố, bổ sung thiếu sót, kết hợp giảng * Giai đoạn 1: GV giảng - Trong thời gian này phong trào đặt dưới sự chỉ huy của Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết và các văn thân sĩ phu yêu nước khác: Trần Xuân Soạn, Tôn Thất Đàm, Tôn Thất Thiệp ( 2 con của Tôn Thất Thuyết ) - GV gọi HS đoạn chữ nhỏ trong SGK, từ đó rút ra kết luận: Phong trào diễn ra trên phạm vi rộng lớn từ Bắc đến Nam, đặc biệt là từ Huế trở ra - Tiêu biểu cho phong trào trong giai đoạn này là cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi Sậy - Cuối 1888 do sự chỉ điểm của trương Quang Ngọc, Vua Hàm Nghi rơi vào tay giặc. Nhà vua cự tuyệt mọi sự dụ dỗ của Pháp, chịu án lưu đày sang Angiêri * Giai đoạn 2: - Ở giai đoạn này, Vua Hàm Nghi bị bắt, tuy không còn sự chỉ đạo của triều đình, nhưng phong trào vẫn tiếp diễn. Dưới sự lãnh đạo của các văn thân, sĩ phu yêu nước - Khác với giai đoạn 1, phong trào thời kỳ ày đã quy tụ dần thành các trung tâm lớn và chuyển lên hoạt động ở vùng trung du và miền núi - Cũng như giai đoạn 1, phong trào trong giai đoạn này lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia - Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê - Năm 1896 cuộc khởi nghĩa Hương Khê kết thúc, cũng chấm dứt phong trào Cần Vương I.Phong trào Cần vươngbùng nổ 1.Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương * Nguyên nhân của cuộc phản công - Sau khi triều đình Huế ký Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt, phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp diễn - Phe chủ chiến-đứng đầu là Tôn Thất Thuyết chuẩn bị một cuộc bạo động chống Pháp nhằm giành lại chủ quyền - Thực dân Pháp âm mưu tiêu diệt phe chủ chiến - Phe chủ chiến quyết định hành động trước *Diễn biến cuộc tấn công quân Pháp - Đêm 4 rạng 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công toà Khâm sứ và Đồn Mang Cá của Pháp - Rạng ngày 5-7 quân Pháp phản công, đánh thẳng vào kinh thành Huế. - Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời khỏi kinh thành lên Sơn Phòng-Tân Sở ( Quảng Trị ) - Ngày 13-7-1885 Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân nhân dân giúp vua cứu nước Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân, tạo thành một phong trào vũ trang chống Pháp sôi nổi, kéo dài hơn 10 năm mới dứt 2.Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần Vương Nội dung 1885-1888 1888-1896 Lãnh đạo Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước Các văn thân, sĩ phu yêu nước tiếp tục lãnh đạo Địa bàn Rộng lớn từ Bắc đến Nam, sôi nổi nhất là từ Huế trở ra bắc Trọng tâm là Trung du và miền núi Lực lượng tham gia Đông đảo nhân dân tham gia, có cả dân tộc thiểu số Đông đảo nhân dân tham gia Phong trào tiêu biểu -Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi sậy Khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê Kết quả Cuối 1888 Hàm Nghi bị bắt, bịđày sang Angiêri Năm 1896 phong trào thất bại - GV chuyển ý nêu câu hỏi: Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào vẫn tiếp tục nổ ra? Điều đó nói lên điều gì ? - GV gợi ý: phong trào Cần vương là phong trào hưởng ứng khẩu hiệu phò vua giúp nước, vậy tại sao khi vua bị bắt mà phong trào vẫn tiếp diễn - HS suy nghĩ, trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh tính chất của phong trào Cần vương + Sau khi Vua Hàm Nghi bị bắt, tính chất Cần vương-phò vua không còn nữa. Nhưng mục đích cứu nước vẫn còn và luôn luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta. Vì Vậy phong trào vẫn tiếp diễn + Điều đó chứng tỏ Cần vương chỉ là danh nghĩa khẩu hiệu, còn tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu. Vì vậy phong trào Cần Vương mang tính dân tộc sâu sắc Hoạt động 1: Làm việc cá nhân và nhóm - GV đã giao nhiệm vụ cho HS trong giờ học trước, đến phần này giáo viên yêu cầu HS treo bảng tóm tắt và trình bày + Nhóm I: Trình bày về cuộc khởi nghĩa Ba Đình + Nhóm II: Trình bày về cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy + Nhóm III: Trình bày về cuộc KN Hương Khê + Nhóm IV: Trình bày vê cuộc KN ND Yên Thế - GV kết hợp sử dụngbản đồ,bảng thống kê giảng *Khởi nghĩa Ba Đình: - GV giảng mở rộng:nêu câu hỏi: Điểm yếu của căn cứ Ba Đình? + Thủ hiểm một chỗ sẽ dể bị cô lập, bao vây + Chỉ có thể áp dụng lối đánh tập kích, phục kích + Không cơ động linh hoạt Thất bại của cuộc khởi nghĩa để lại bài học kinh nghiệm cho các cuộc khởi nghĩa khác: Tránh thủ hiểm ở một nơi, phải liên lạc với các cuộc khởi nghĩa khác *Khởi nghĩa Bãi Sậy: - GV mở rộng, bằng câu hỏi: Cách tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy có điểm gì khác với cuộc khởi nghĩa Ba Đình? + Chia thành từng nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên địa bàn rộng lớn + Bên cạch hoạt động du kích, còn có hoạt động binh vận, đánh các tuyến đường giao thông, đánh đồn *Tính chất: mang tính dân tộc sâu sắc II.Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỷ XIX 1.Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương Cuộc KN Lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chủ yếu Kết quả, ý nghĩa BA ĐÌNH 1886-1887 -Phạm Bành -Đinh Công Tráng H. Nga Sơn T.Thanh Hoá Chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ - Các thủ lĩnh bị bắt hoặc tự sát, khởi nghĩa thất bại - Để lại bài học kinh nghiệm cho phong trào:tránh thủ hiểm ở một vùng mà phải liên kết với các cuộc KN khác BÃI SẬY 1885-1892 -Nguyễn Thiện thuật -Đốc Tít Hưng Yên Hải Dương Bắc Ninh Thái Bình Nam Định Quảng Yên *1885-1887: xây dựng căn cứ, hoạt động du kích *1888-1892: đánh thắng địch ở một số trận lớn ở vùng đồng bằng - Nguyễn Thiện Thuật sang trung Quốc - Đốc Tít phải ra hàng - Những người còn lại gia nhập nghĩa quân Yên Thế - Để lại kinh nghiệm tác chiến ở vùng Đồng bằng HƯƠNG KHÊ 1885-1896 -Phan Đình Phùng -Cao Thắng Hương Khê T.Hà Tĩnh -lan rộng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình *1885-1888: chuẩn bị xây dựng lực lượnfg * 1889-1896: mở nhiều cuộc tập kích, chủ động tấn công đích - Cao Thắng và Phan Đình Phùng hy sinh, những thủ lĩnh cuối cùng cũng rơi vào tay Pháp. Cuộc khởi nghĩa thất bại - Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương *Khởi nghĩa Hương Khê: - GV nêu câu hỏi:Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? + Kéo dài 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa cần vương + Địa bàn rộng 4 tỉnh Bắc trung bộ, ngoài căn cứ chính còn nhiều căn cứ khác + Chuẩn bị chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trử lương thực, đào đắp công sự liên hoàn + Đánh nhiều trận nổi tiếng 2.Khởi nghĩa nông dân Yên Thế Lãnh đạo Địa bàn Hoạt động Kết quả, ý nghĩa Hoàng Hoa Thám 1884-1913 Yên Thế-Bắc Giang *1884-1892:Đề Nắm lãnh đạo nghĩa quân đẩy lùi nhiều trận càn quýet của địch *1893-1908: Đề Thám 2 lần giảng hoà với Pháp để có thời gian củng cố lực lực lượng *1908-1913: NQ trải qua những tháng ngày gian khổ - Nhiều thủ lĩnh đã hy sinh, Đề Thám bị sát hại, 2-1913 phong trào tan rã - Đây là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối TKXIX - Thể hiện ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của nông dân *Khởi nghĩa nông dân Yên Thế: - GV giảng mở rộng - Tháng 1-1909 thực dân Pháp tấn công trở lại Yên Thế, nghĩa quân kịp thời đối phó, đẩy lùi cuộc tấn công ủa Pháp - Tháng 11-1909 thực dân Pháp dồn lực lượng bao vây Đề Thám, vợ Ba Đề Thám ( bà Ba Cẩn ) bị bắt cùng nhiều nghĩa quân khác. Đề Thám cùng với 2 nghĩa quân sống ẩn náu trong rừng - Ngày 10-2-1913 Đề Thám bị tay sai của Pháp sát hại. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chấm dứt - Gần đây một nông dân ở Mai Trung-Hiệp Hoà-Bắc Giang đã vô tình tìm thấy mộ của Đề Thám khi làm vườn, đây quả là một phát hiện lịch sử thú vị về một lãnh tụ nông dân nổi tiếng Hoàng Hoa Thám - GV chuển ý nêu câu hỏi:Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân yên Thế và phong trào Cần Vương ? + Phong trào Cần vương gồm các cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương với mục đích giúp vua cứu nước + Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình định quân sự của Pháp, họ tự đứng lên để bảo vệ cuộc sống của mình, do đó mang tính tự phát ( do đó không xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương 4.Sơ kết bài học a.Củng cố: bằng hệ thống câu hỏi 1.Em hãy rút ra đặc điểm chung của phong trào Cần vương? - Mục tiêu của phong trào:chống đế quốc và chống phong kiến - Tính chất nổi bật: yêu nước, chống xâm lược và phong kiến đầu hàng 2.Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương? * Khách quan: Pháp còn mạnh, đủ sức đàn áp, dập tắt các cuộc khởi nghĩa * Chủ quan: - Chưa chú trọng chuẩn bị cơ sở vật chất để kháng chiến lâu dài - Chưa biết phát động cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, nhiều khi chỉ lấy danh nghĩa anh hùng cá nhân để đối chọi với giặc, mang nặng hệ tư tưởng phong kiến 3.Ý nghĩa ? - Nêu cao ý chí quật cường của dân tộc GV chốt lại vấn đề: Tuy cuối cùng thất bại, phong trào Cần vương và phong trào nông dân Yên Thế vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập, tự do của đất nước, để lại nhiều tấm gương và bài học kinh nghiệm quý báo b.Dặn dò: - Ôn bài: + Bài 17:Chiến tranh thế giới thứ hai + Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược + Bài 20:Chiến sự lan rộng ra toàn quốc + Bài 21;Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX - Kiểm tra 1 tiết 2.Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương Nội dung 1885-1888 1888-1896 Lãnh đạo Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước Các văn thân, sĩ phu yêu nước tiếp tục lãnh đạo Địa bàn Rộng lớn từ Bắc đến Nam, sôi nổi nhất là từ Huế trở ra bắc Trọng tâm là Trung du và miền núi Lực lượng tham gia Đông đảo nhân dân tham gia, có cả dân tộc thiểu số Đông đảo nhân dân tham gia Phong trào tiêu biểu -Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi sậy Khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê Kết quả Cuối 1888 Hàm Nghi bị bắt, bịđày sang Angiêri Năm 1896 phong trào thất bại 2.Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương Nội dung 1885-1888 1888-1896 Lãnh đạo Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước Các văn thân, sĩ phu yêu nước tiếp tục lãnh đạo Địa bàn Rộng lớn từ Bắc đến Nam, sôi nổi nhất là từ Huế trở ra bắc Trọng tâm là Trung du và miền núi Lực lượng tham gia Đông đảo nhân dân tham gia, có cả dân tộc thiểu số Đông đảo nhân dân tham gia Phong trào tiêu biểu -Khởi nghĩa Ba Đình, Hương Khê, Bãi sậy Khởi nghĩa Hồng Lĩnh, Hương Khê Kết quả Cuối 1888 Hàm Nghi bị bắt, bịđày sang Angiêri Năm 1896 phong trào thất bại II.MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỶ XIX Cuộc KN Lãnh đạo Địa bàn Hoạt động chủ yếu Kết quả, ý nghĩa BA ĐÌNH 1886-1887 -Phạm Bành -Đinh Công Tráng H. Nga Sơn T.Thanh Hoá Chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ -Phạm Bành tự sát, Đốc Tít bị sát hại, khởi nghĩa thất bại - Để lại bài học kinh nghiệm cho phong trào:tránh thủ hiểm ở một vùng mà phải liên kết với các cuộc KN khác BÃI SẬY 1885-1892 -Nguyễn Thiện thuật -Đốc Tít Hưng Yên Hải Dương Bắc Ninh Thái Bình Nam Định Quảng Yên *1885-1887: xây dựng căn cứ, hoạt động du kích *1888-1892: đánh thắng địch ở một số trận lớn ở vùng đồng bằng - Nguyễn Thiện Thuật sang trung Quốc - Đốc Tít phải ra hàng - Những người còn lại gia nhập nghĩa quân Yên Thế - Để lại kinh nghiệm tác chiến ở vùng Đồng bằng HƯƠNG KHÊ 1885-1896 -Phan Đình Phùng -Cao Thắng Hương Khê T.Hà Tĩnh rồi lan rộng ra các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình *1885-1888: chuẩn bị xây dựng lực lượnfg * 1889-1896: mở nhiều cuộc tập kích, chủ động tấn công đích - Cao Thắng, Phan Đình Phùng hy sinh, những thủ lĩnh cuối cùng cũng rơi vào tay Pháp. Cuộc KN thất bại - Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương NÔNG DÂN YÊN THẾ 1884-1913 Hoàng Hoa Thám Yên Thế-Bắc Giang *1884-1892:Đề Nắm lãnh đạo, NQ đẩy lùi nhiều trận càn quyét của địch *1892-1908: Đề Thám 2 lần giảng hoà với P để có thời gian củng cố LL *1908-1913: NQ trải qua những tháng ngày gian khổ -Đề Thám bị sát hại ( 2-1913) phong trào tan rã - Đây là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối TKXIX - Thể hiện ý chí, sức mạnh bền bỉ, dẻo dai của nông dân PHẦN MỞ RỘNG: 1.KHỞI NGHĨA BA ĐÌNH: 1886-1887 - Do Phạm Bành và Đinh Công Tráng lãnh đạo - Phạm Bành: người Thanh Hoá, thi đổ cử nhân, ông là quan thanh liêm. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, ông từ quan về quê tổ chức khởi nghĩa - Gọi là khởi nghĩa Ba Đình, vì căn cứ được xây dựng ở 3 ngôi đình của 3 làng Thượng Thọ, Mỹ Thịnh, Mỹ Khệ thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá - Ba Đình là căn cứ chính, ngoài ra còn có các căn cứ nhỏ khác, tiêu biểu là căn cứ Mã Cao do Hà Văn Mao đứng đầu- có tầm quan trọng đặc biệt, đó là nơi nghĩa quân rút về đóng khi căn cứ Ba Đình bị vỡ -Mô tả căn cứ: + Bao bọc xung quanh 3 đình là một luỹ tre dày đặc và một hệ thống giao thông hào, rồi đến toà thành bằng đất, cao 3 m, chân thành rộng từ 8 đến 10m, trên mặt thành có những sọt rơm trộn bùn, có những khe hở làm lở châu mai-vị trị quan sát tình hình bên ngoài + Phí ngoài chân thành có cắm cọc tre nhọn, tiếp đó là 1 luỹ tre dày đặc, che kín toàn bộ công sự - Nghỉa quân ở đây có khoảng 300 quân, gồm người kinh, Thái, Mường. Họ tự trang bị vũ khí thông thường: súng hoả mai, gươm, giáo, mác, cung nỏ -Hỏi: Điểm yếu của căn cứ Ba Đình? - Hoạt động của nghiã quân: + Hoạt động du kích: chặn đánh các đoàn xe, toán lính đi qua căn cứ + Để đối phó, tháng 12-1886 Pháp tập trung 500 quân mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình, thất bại + Hoạt động du kích của nghĩa quân gây cho Pháp nhiều khó khăn, đây cũng là lúc nước Pháp gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Vì vậy chính phủ Pháp ra lệnh cho Bờrit-Xô bằng mọi giá phải dập tắt cuộc khởi nghĩa Ba Đình + 6-1-1887 đại tá Bờrít-Xô huy động 2.500 quân, có pháo binh hiểm trợ mở cuộc tấn công vào căn cứ Ba Đình. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, cả 2 bên thương vong nhiều + Bờrít-Xô cho vòi rồng phun dầu đốt cháy các luỹ tre, cho đại bác bắn dồn dập vào căn cứ. Chẳng mấy chốc Ba Đình biến thành biển lửa, NQ mở đường máu chạy về căn cứ Mã Cao. Ngày 21-1-1887 Pháp chiếm được Ba Đình, chúng điên cuồng tàn phá và ra lệnh cho triều đình Huế xoá tên 3 làng Thượng Thọ, Mậu Thịnh, Mỹ Khê trên bản đồ hành chính + Pháp đuổi theo truy kích đến Mã Cao, sau 10 ngày căn cứ Mã Cao bị vỡ, NQ chạy về miền Tây Thanh Hoá gia nhập vào đội quân của Cầm Bá Thước. Trong cuộc chiến đấu với quân pháp, các thủ lĩnh lần lượt hy sinh, Phạm Bành tự sát để giữ tròn khí tiết, Đinh Công Tráng thoát kh

File đính kèm:

  • docgiao_an_lich_su_lop_11_tiet_2627_bai_21_phong_trao_yeu_nuoc.doc