I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần vương và khởi nghĩa tự vệ (tự phát) của nông dân.
- Diễn biến cơ bản của một số k/n tiêu biểu: Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
2. Kỹ năng.
- Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được nội dung bài.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
- Lược đồ Kinh thành Huế
- Lược đồ những địa điểm nổ ra phong trào Cần vương
- Các lược đồ: địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế.
Tiết 1: Mục I; Tiết 2: Mục II.
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 500 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 27+28, Bài 21: Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SOẠN DẠY
Ngày 4 tháng 3 năm 2012 Ngày 5 tháng 03 năm 2012
Bài 21 Tiết PPCT: 27 & 28
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM
CUỐI THẾ KỈ XIX
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hoàn cảnh phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX, trong đó có cuộc khởi nghĩa Cần vương và khởi nghĩa tự vệ (tự phát) của nông dân.
- Diễn biến cơ bản của một số k/n tiêu biểu: Bãi Sậy, Hương Khê, Yên Thế.
2. Kỹ năng.
- Củng cố kỹ năng phân tích, nhận xét, rút ra bài học lịch sử, kỹ năng sử dụng kiến thức bổ trợ để nắm được nội dung bài.
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu nước, ý chí đấu tranh giải phóng dân tộc, bước đầu nhận thức được những yêu cầu mới cần phải có để đưa cuộc đấu tranh chống ngoại xâm đến thắng lợi.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ
- Lược đồ Kinh thành Huế
- Lược đồ những địa điểm nổ ra phong trào Cần vương
- Các lược đồ: địa bàn hoạt động của nghĩa quân Bãi Sậy, khởi nghĩa Hương Khê, khởi nghĩa Yên Thế.
Tiết 1: Mục I; Tiết 2: Mục II.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Ổn định lớp: sĩ số, tác phong
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
- Câu hỏi 1: Sự kiện nào đánh dấu Nhà nước phong kiến Việt Nam, với tư cách là một nhà nước độc lập có chủ quyền, đã hoàn toàn sụp đổ?
*Trả lời: Chính phủ Pháp cử Pa-tơ-nốt sang Việt Nam ký với triều đình Huế bản Hiệp ước ngày 6-6-1884 (Hiệp ước Pa-tơ-nốt)
- Câu 2: Việc để mất nước ta cuối thế kỷ XIX là tất yếu hay không tất yếu? Vì sao?
*Trả lời: Việc để nước ta rơi vào tay Pháp không phải là tất yếu.
Vì: Nhật Bản, Xiêm cùng hoàn cảnh như ta nhưng thoát khỏi sự xâm lược của các nước phương Tây nhờ cải cách, duy tân đất nước.
Việc để mất nước ta cuối TK XIX nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm
+ Trước khi Pháp xâm lược, nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận, sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp đẩy mạnh xâm lược.
+ Khi Pháp vào xâm lược, nhà Nguyễn với tư cách là người đứng ra lãnh đạo, tổ chức cuộc kháng chiến đã tiếp tục mắc phải những sai lầm trong đường lối đánh giặc đưa đến hậu quả nước ta rơi vào tay Pháp.
3. Dẫn dắt vào bài mới Năm 1884 sau Hiệp ước Patơnốt thực dân Pháp đã đặt được ách thống trị trên toàn cõi Việt Nam. Tuy vậy trên thực tế chúng mới chỉ khuất phục được bộ phận phong kiến đầu hàng, còn đông đảo quần chúng nhân dân vẫn nuôi chí chờ thời, sẵn sàng đứng lên chống xâm lược. Để hiểu được phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta cuối thế kỉ XIX diễn ra như thế nào chúng ta cùng học bài 21.
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
NỘI DUNG
Tàu chiến Pháp 1883
I – PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG BÙNG NỔ
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ phong trào Cần vương
10’
* Hoạt động 1:
- Phân tích nguyên nhân của cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến.
- Giới thiệu vài nét về Tôn Thất Thuyết
Cả lớp, cá nhân
- HS theo dõi sách SGK phong trào kháng cự của nhân dân ta từ Bắc đến Nam phản đối các Hiệp ước năm 1883 và 1884.
- HS theo dõi phần chữ nhỏ về những hành động của phe chủ chiến
a) Nguyên nhân
- Phái chủ chiến, đại diện là Tôn Thất Thuyết ra sức gây dựng lực lượng tại các căn cứ sơn phòng.
- Pháp âm mưu loại phái chủ chiến ra khỏi triều đình.
- Tôn Thất Thuyết đã ra tay trước.
- Tôn Thất Thuyết (1835 - 1913) quê ở thôn Phú Mộng, xã Xuân Long (Huế) là người trong hoàng tộc, từng giữ nhiều chức quan lớn nhỏ, tháng 6/1883 ông được xung vào viện cơ mật. Sau khi Tự Đức mất, ông là một trong 3 phụ chính đại thần, giữ chức thượng thư bộ binh nắm quyền chỉ huy quân đội. Năm 1883- 1884 triều đình ký các hiệp ước thừa nhận nền đô hộ của thực dân Pháp. Nhưng ông là người chủ chiến trong triều, ra sức chuẩn bị lực lượng để đánh giặc để giành lại chủ quyền.
- Người Pháp đã đánh giá về Tôn Thất Thuyết: “lòng yêu nước của Tôn Thất Thuyết không chấp nhận một sự thoả hiệp nào, ông ta xem quan lại chủ hoà như kẻ thù của dân tộc” “Rõ ràng là Thuyết không bao giờ muốn giao thiệp với chúng ta (chỉ người Pháp), ông biểu lộ lòng căm ghét chúng ta, đó là quyền và có lẽ cũng là bổn phận của ông ta”.
10’
* Hoạt động 2:
- Sử dụng lược đồ giới thiêu ngắn gọn kế hoạch và diễn biến cuộc phản công đêm ngày 4 rạng ngày 5/7
- Giới thiệu tiểu sử vua Hàm Nghi
“Một nhà sinh đặng ba vua
Vua còn, vua mất, vua thua chạy dài”
Đó là Đồng Khánh (vua còn); Kiến Phúc (vua mất) và Hàm Nghi (vua thua chạy dài)
Cả nhân
- HS tìm ra nguyên nhân thất bại của cuộc phản công ở kinh đô Huế.
- Đọc một đoạn “Chiếu Cần vương” (SGV, tr157)
b) Diễn biến
- Đêm 4 rạng 5/7/1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh cho quân triều đình tấn công Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá.
- Rạng sáng ngày 5/7/1885, quân Pháp phản công, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi rời Hoàng thành lên sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị).
- Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương, kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước.
- Chiếu Cần vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân ta.
- GV cung cấp thêm tư liệu về Hàm Nghi: tên thật là Ưng Lịch, em ruột vua Kiến Phúc. Sau khi Kiến Phúc bị giết, Ưng Lịch mới 13 tuổi được đưa lên ngôi tháng 8/1884. Khi Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đã đưa Hàm Nghi cùng tam cung chạy khỏi hoàng thành lên Tân Sở (Quảng Trị). Đạo ngự có tới hơn 1000 người, sau 2 ngày lên đường đoàn ngự đến Quảng Trị và chia làm 2 đoàn, một đoàn gồm Hoàng thân, quan lại già yếu, phụ nữ, trẻ nhỏ, quay lại Huế. Còn lại theo vua đi xây dựng căn cứ chống Pháp. Nhà vua dần dần ý thức được trách nhiệm của một ông vua đang mất nước và quyết tâm kháng. Hàm Nghi đã phê chuẩn chiếu Cần vương với trách nhiệm rõ ràng của một ông vua khi có ngoại xâm.
15’
* Hoạt động 3: Nhóm
- GV chia lớp thành 2 nhóm và giao việc
2. Các giai đoạn phát triển của phong trào Cần vương
+ Nhóm 1: đọc SGK diễn biến giai đoạn 1 trong phong trào Cần vương để thấy đựơc:
- Lãnh đạo:
- Lực lượng tham gia:
- Địa bàn:
- Diễn biến:
- Kết quả:
HS Trình bày, GV điền vào bảng kẽ sẵn.
a) Từ năm 1885 đến năm 1888
+ Nhóm 2: Đọc SGK giai đoạn 2 của phong trào để thấy được:
- Lãnh đạo:
- Lực lượng tham gia:
- Địa bàn:
- Diễn biến:
- Kết quả:
- Tính chất của phong trào Cần vương
HS Trình bày, GV điền vào bảng kẽ sẵn.
b) Từ năm 1888 đến năm 1896
Nội dung
Giai đoạn 1885 - 1888
Giai đoạn 1888 - 1896
Lãnh đạo
Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết, các văn thân, sĩ phu yêu nước.
Các sĩ phu, văn thân yêu nước tiếp tục lãnh đạo.
Thành phần tham gia
Đông đảo nhân dân, có cả dân tộc thiểu số.
(Như trước)
Địa bàn hoạt động
Rộng lớn từ Bắc vào Nam, sôi nổi nhất là Trung Kì (từ Huế trở ra) và Bắc Kì.
Thu hẹp, quy tụ thành trung tâm lớn. Trọng tâm chuyển lên vùng núi và trung du, tiêu biểu có khởi nghĩa Bãi Sậy, Hương Khê.
Kết quả
cuối năm 1888 Hàm Nghi bị thực dân pháp bắt và bị lưu đày sang Angiêri
Năm 1896 phong trào thất bại.
Tính chất
Là phong trào yêu nước chống thực dân Pháp theo khuynh hướng, ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc.
II – MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH TỰ VỆ CUỐI THẾ KỶ XIX
10’
*Hoạt động 1
- Khai thác kênh hình 63
Nguyễn Thiện Thuật sinh năm 1844, quê ở Hào, Hưng Yên. Ông thi đỗ cử nhân năm 1876, sau đó được phong chức Tán tương quân vụ tỉnh Hải Dương.
- Tháng 8/1883, Pháp chiếm Hải Dương, Nguyễn Thiện Thuật đã mộ quân mưu chiếm lại tỉnh lị.
- Tháng 7/1885, được tin Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, ông trở về tổ chức phong trào.
- Phát phiếu học tập (bảng tóm tắt cuộc khởi nghĩa)
*Cả lớp, cá nhân
- Xác định lãnh đạo cuộc khởi nghĩa thuộc giai cấp nào
- Hoàn chỉnh bảng tóm tắt
1. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 – 1892)
Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926)
Khởi nghĩa
Lãnh đạo
Địa bàn
Hoạt động chủ yếu
Kết quả
ý nghĩa
- Bãi Sậy 1885 - 1892
- Nguyễn Thiện Thuật
- Căn cứ chính: Bãi Sậy (Hưng Yên)
- Địa bàn hoạt động: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, sang cả Nam Định, Quảng Yên.
- Từ 1885-1887: nghĩa quân tổ chức lực lượng, xây dựng căn cứ và đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch.
- Từ 1888-1892: nghĩa quân bước vào giai đoạn chiến đấu quyết liệt và anh dũng.
- 1892, cuộc khởi nghĩa kết thúc à thất bại.
- Thức tỉnh tinh thần yêu nước, chống Pháp của nhân dân.
- Để lại những kinh nghiệm tác chiến ở Đồng Bằng.
- GV vừa dùng lược đồ Khởi nghĩa Bãi Sậy vừa bổ sung kiên thức về tổ chức và chiến đấu của nghĩa quân Bãi Sậy khác với Ba Đình ở chỗ: khởi nghĩa Ba Đình tổ chức nghĩa quân tập trung lực lượng lên tới 300 nghĩa quân, địa bàn thủ hiểm ở một nơi, cách đánh chủ yếu là đánh chiến tuyến. Còn nghĩa quân Bãi Sậy phiên chế thành nhóm nhỏ, cơ động, linh hoạt, hoạt động trên một địa bàn rộng, bên cạnh hoạt động du kích còn có hoạt động binh vận, chống càn, đánh phá các tuyến đường giao thông, đánh đồn.
15’
*Hoạt động 2
- Khai thác hình 65, Phan Đình Phùng và trình bày nét chính cuộc khởi nghĩa trên lược đồ.
- Phát phiếu học tập: Bảng tóm tắt cuộc khởi nghĩa Hương Khê.
- Giải thích vì sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của phong trào Cần vương
*Cả lớp
- Theo dõi hoạt động chính của cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
- Hoàn thành nội dung bảng tóm tắt.
- suy nghĩ trả lời theo gợi ý của gv
2. Khởi nghĩa Hương Khê (1885 – 1896)
Phan Đình Phùng
(1847 – 1895)
Khởi nghĩa
Lãnh đạo
Địa bàn
Hoạt động chủ yếu
Kết quả
ý nghĩa
- Hương khê (1885 – 1896)
- Phan Đình Phùng
- Cao Thắng.
- Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh)
- Địa bàn hoạt động rộng 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- 1885 – 1888: chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực.
- 1888 – 1896: nghĩa quân chủ động mở các cuộc tấn công và thắng lớn
ở nhiều trận (Vụ Quang - 1894)
- Sau khi Cao Thắng, Phan Đình Phùng hi sinh à khởi nghĩa thất bại.
- Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương.
- Để lại kinh nghiệm quí báu trong chế tạo vũ khí, tổ chức và lãnh đạo nhân dân chiến đấu.
- GV dùng lược đồ khởi nghĩa Hương Khê và bổ sung kiến thức cho HS. Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì:
+ Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cần vương.
+ Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ.
+ Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác.
+ Chuẩn bị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo; đào đắp công sự liên hoàn.
+ Đánh nhiều trận nổi tiếng.
Cao Thắng đã cùng thợ rèn dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân, Pháp phải công nhận súng do Cao Thắng chế tạo “giống hệt súng trường của công binh xưởng ở nước ta” (Pháp) chế tạo, chỉ khác hai điểm: Lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bay không xa và không mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện kỹ thuật đương thời thì đó là một thành công lớn. Vè Quan đình ca ngợi:
“ Khen thay Cao Thắng tài to
Lấy ngay súng giặc về cho lò rèn
Đêm ngày tỉ mỉ giở xem
Lại thêm có cả đội Quyên cùng tài
Xưởng trong cho chí trại ngoài
Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công
Súng ta chế được vừa xong
Đem ra mà bằn nức lòng lắm thay
Bắn cho tiệt giống quân Tây
Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe”
15’
*Hoạt động 3
- Chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ.
- Khai thác kênh hình 68. Hoàng Hoa Thám.
- So sánh khởi nghĩa Yên thế với phong trào Cần vương .
*Nhóm 1
- Nhóm 1: Hoạt động chính của nghĩa quân trong giai đoạn 1884 – 1892?
- Nhóm 2: Hoạt động chính của nghĩa quân trong giai đoạn 1893 – 1897?
- Nhóm 3: Hoạt động chính của nghĩa quân trong giai đoạn 1898 – 1808?
- Nhóm 4: Hoạt động chính của nghĩa quân trong giai đoạn 1809 – 1813?
4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913)
Hoàng Hoa Thám
(1858 – 1913)
Khởi nghĩa
Lãnh đạo
Địa bàn
Hoạt động chủ yếu
- Nông dân Yên Thế 1884 - 1913
Hoàng Hoa Thám
Yên Thế – Bắc Giang
- 1884 - 1892 (Đề Nắm)
Nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Yên Thế. Tháng 03/1892, Đề Nắm bị sát hại.
- 1893-1897 (Đề Thám)
Giảng hòa với Pháp 2 lần, làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang.
- 1898-1908 (Đề Thám)
Trong 10 năm hòa hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước.
- 1909-1913 (Đề Thám)
Pháp tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục. Tháng 12-1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã.
- GV sử dụng lược đồ khởi nghĩa Nông dân Yên Thế và bổ sung.
+ Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương là: Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình dịnh quân sưj của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ họp về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên để bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tự phát (tính chất tự vệ, của nông dân. Vì vậy không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương.
+ Giai đoạn 1909 – 1913 của phong trào còn được tìm hiểu ở những phần sau lấy tên là Đề Dương, được Cai Kinh đổi tên thành Hoàng Hoa Thám (Đề Thám), khi Cai Kinh chết Đề Thám tác ra hoạt động riêng và trở thành thủ lĩnh của phong trào nong dân Yên Thế. Cuộc khởi nghĩa do ông lãnh đạo kéo dài gần 30 năm gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Không thực hiện được âm mưu tiêu diệt nghĩa quân, Pháp hai lần giảng hoà với Đề Thám, lần thứ nhất Pháp để cho ông làm chủ 4 tổng gần hết Yên Thế. Lần hai Pháp phải công nhận để ông khai hoang ở Phồn Xương và được giữ 25 tay súng để bảo vệ đất đai. Đồn điền Phồn Xương thực chất là căn cứ chống Pháp của Hoàng Hoa Thám, ông ngấm ngầm luỵên tập quân ngũ, tích trữ lương thực sẵn sàng đối phó với Pháp. Phồn Xương là nơi thu hút các sỹ phu yêu nước, thủ lĩnh nhiều nơi bàn bạc việc phối hợp tác chiến, viện trợ lẫn nhau giữa các phong trào. Trong đó có cả Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. Tháng 1/1909 Thực dân Pháp tấn công trở lại Yên Thế, nghĩa quân kịp thời đối phó.
- Tháng 11/1909, thực dân Pháp dồn lực lượng bao vây Đề Thám, vợ Ba Đề Thám (bà Ba Cẩn) bị bắt cùng nhiều nghĩa quân khác. Đề Thám còn lại một mình với 2 nghĩa quân sống ẩn náu trong rừng. Ngày 10/2/1913 Đề Thám bị tay sai của Pháp sát hại. Khởi nghĩa nông dân Yên Thế chấm dứt.
- Gần đây một người nông dân ở Mai Trung – Hiệp Hoà - Bắc Giang đã vô tình tìm thấy mộ của Đề Thám khi làm vườn, đây quả là một phát hiện lịch sử thú vị về một lãnh tụ nông dân nổi tiếng Hoàng Hoa Thám.
5. Dặn dò (5 phút) - Hướng dẫn học sinh lập bảng so sánh phong trào Cần vương với khởi nghĩa nông dân Yên Thế. Yêu cầu HS học bài, giới hạn bài kiểm tra 1 tiết
IV – RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_2728_bai_21_phong_trao_yeu_nuoc.doc