1. Mục tiêu bài kiểm tra
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học trong học kỳ II, trọng tâm là các bài 16, 17, 19, 20, 21.
b. Về kĩ năng:
Rèn luyện học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, khái quát các vấn đề lịch sử, đồng thời biết làm một bài thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
c. Về thái độ:
Giáo dục học sinh tinh thần ý thức tự học, tự nghiên cứu, độc lập suy nghĩ, rèn luyện tính nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
2. Nội dung đề:
7 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 19/07/2022 | Lượt xem: 248 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 30: Kiểm tra 1 tiết - Đặng Văn Hiệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/03/2010
Ngày kiểm tra: 17/03/2010
Lớp kiểm tra: 11H
Ngày kiểm tra: 18/03/2010
Lớp kiểm tra: 11C
Ngày kiểm tra: 18/03/2010
Lớp kiểm tra: 11G
Ngày kiểm tra: 18/03/2010
Lớp kiểm tra: 11D
Ngày kiểm tra: 19/03/2010
Lớp kiểm tra: 11E
Ngày kiểm tra: 20/03/2010
Lớp kiểm tra: 11A
Ngày kiểm tra: 20/03/2010
Lớp kiểm tra: 11B
Tiết 30
Kiểm tra 1 tiết
1. Mục tiêu bài kiểm tra
a. Về kiến thức:
Giúp học sinh hệ thống hóa các kiến thức đã học trong học kỳ II, trọng tâm là các bài 16, 17, 19, 20, 21.
b. Về kĩ năng:
Rèn luyện học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp, khái quát các vấn đề lịch sử, đồng thời biết làm một bài thi trắc nghiệm kết hợp với tự luận.
c. Về thái độ:
Giáo dục học sinh tinh thần ý thức tự học, tự nghiên cứu, độc lập suy nghĩ, rèn luyện tính nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử.
2. Nội dung đề:
Đề kiểm tra lớp 11A
Câu 1: Lập niên biểu về quá trình xâm chiếm châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941) theo mẫu sau: ( 5đ)
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
Câu 2: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1858 ? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. ( 5đ)
Đề kiểm tra lớp 11B
Câu 1: Nhận xét của em về giai đoạn một của chiến tranh thế giới thứ hai (từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941). Nêu tính chất, hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) ? (4đ)
Câu 2: Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất như thế nào ? Trình bày quá trình Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ nhất (1873) (6đ)
Đề kiểm tra lớp 11C
Câu 1: Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) ? (4đ)
Câu 2: Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược như thế nào ? Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1858 ? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 (6đ)
Đề kiểm tra lớp 11D
Câu 1: Kể tên 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam kỳ mà Pháp chiếm tính đến năm 1867? Em hãy nêu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam trước khi Pháp đánh Bắc kì lần thứ nhất (1873) (4đ)
Câu 2: Vì sao năm 1883 thực dân Pháp tấn công triều đình Huế ? Trình bày quá trình tấn
công cửa biển Thuận An của thực dân Pháp (6đ)
Đề kiểm tra lớp 11E
Câu 1: Lập niên biểu về quá trình xâm chiếm châu Âu của phát xít Đức (từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941) theo mẫu sau: ( 6đ)
Thời gian
Sự kiện
Kết quả
Nhận xét của em về giai đoạn một của chiến tranh thế giới thứ 2
Câu 2: Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược như thế nào ? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 ? ( 4đ)
Đề kiểm tra lớp 11G
Câu 1: Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược như thế nào ? Kể tên 3 tỉnh miền Đông và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì bị Pháp chiếm tính đến năm 1867. (3,5đ)
Câu 2: Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam năm 1858 ? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858. Năm 1859 Pháp tấn công vào Gia Định nhằm mục đích gì ? ( 6,5đ)
Đề kiểm tra lớp 11H
Câu 1: Nhận xét của em về giai đoạn một của chiến tranh thế giới thứ hai (từ tháng 9 năm 1939 đến tháng 6 năm 1941) Nêu kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)? (5đ)
Câu 2: Tình hình Việt Nam trước khi Pháp xâm lược như thế nào ? Vì sao Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên ? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 ? (5đ)
3. Đáp án:
Lớp 11A
Câu 1:
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
Điểm
Từ 01/9/1939 đến ngày 29/9/1939
Đức tấn công Ba Lan
Ba Lan bị Đức thôn tính.
1đ
Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1939
“Chiến tranh kỳ quặc”
Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng
1đ
Từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940
Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu
- Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. Pháp-đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được
2đ
Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941
Đức tấn công Đông và Nam Âu
- Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính.
1đ
Câu 2:
Vì sao:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng 1đ
+ Đà Nẵng cách Huế khoảng 100km, có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam1đ
Chiến sự ở Đà Nẵng
+ 1/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha giàn trận tại cửa biển Đà nẵng1đ
+ 1/9/1858 bắn vào Bán đảo Sơn Trà1đ
+ Quân dân ta chiến đấu dũng cảm làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh1đ
Lớp 11B
Câu 1:
Nhận xét:
Đức ở thế chủ động tấn công 0,5đ
Nhanh chóng làm chủ châu Âu0,5đ
Tính chất:
- Lúc đầu phi nghĩa0,5đ
- Khi Liên Xô tham chiến tính chất thay đổi: chính nghĩa0,5đ
Hậu quả: (yêu cầu phải có số liệu chứng minh)
Về người1đ
Về của1đ
Câu 2:
Tình hình:
- Chính trị: Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ “bế quan toả cảng”. Nội bộ phân hoá bước đầu thành hai bộ phận: chủ chiến và chủ hoà1đ
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ 1đ
- Xã hội: Đời sông nhân dân khó khăn, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhân dân bất bình đứng lên chống lại triều đình ngày càng nhiều1đ
Quá trình đánh
- Pháp cho gián điệp do thám tình hình miền Bắc, tổ chức các đạo quân nội ứng0,5đ
- Lấy cớ giải quyết “vụ Đuy-Puy” đang gây rối ở Hà Nội, thực dân Pháp đem quân ra Bắc0,5đ
- 5-11-1873, đội tàu chiến của Gac-ni-ê ra đến Hà Nội, liền giở trò khiêu khích quân ta0,5
- 19-11-1873, Pháp gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Nguyễn Tri Phương yêu cầu giải tán quân đội, nộp khí giới,0,5đ
- 20-11-1873, không đợi trả lời, Pháp nổ súng chiếm thành Hà Nội, rồi chiếm các tỉnh đồng bằng sông Hồng 1đ
Lớp 11C
Câu 1: (4đ)
Kết cục
- Chủ nghĩa phát xít Đức – Italia - Nhật sụp đổ hoàn toàn...0,5đ
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường Quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít...1đ
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la...2đ
- Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới0,5đ
Câu 2:
Tình hình
+ Chính trị: chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng0,5đ
+ Kinh tế: 0,5đ
- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn lạc hậu
+ Quân sự lạc hậu0,5đ
+ Chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ, bế quan toả cảng0,5đ
+ Xã hội: nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ0,5đ
Vì sao:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng 1đ
+ Đà Nẵng cách Huế khoảng 100km, có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam1đ
Chiến sự ở Đà Nẵng
+ 1/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha giàn trận tại cửa biển Đà nẵng0,5đ
+ 1/9/1858 bắn vào Bán đảo Sơn Trà0,5đ
+ Quân dân ta chiến đấu dũng cảm làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh0,5đ
Lớp 11D
Câu 1:
Kể tên: 6 tỉnh1đ
Tình hình:
- Chính trị: Nhà Nguyễn tiếp tục chính sách bảo thủ “bế quan toả cảng”. Nội bộ phân hoá bước đầu thành hai bộ phận: chủ chiến và chủ hoà1đ
- Kinh tế: ngày càng kiệt quệ 1đ
- Xã hội: Đời sông nhân dân khó khăn, mâu thuẫn xã hội gay gắt, nhân dân bất bình đứng lên chống lại triều đình ngày càng nhiều1đ
Câu 2:
Tại sao
+ Nhân lúc vua Tự Đức chết, triều đình bận rộn trong việc chọn người kế vị.1,5đ
+ Lấy cớ trả thù cho Ri-vi-e1,5đ
Quá trình
- 18-8-1883, Pháp tấn công cửa biển Thuận An1,5đ
- Tối 20-8-1883, Pháp làm chủ Thuận An1,5đ
Lớp 11E
Câu 1:
Thời gian
Chiến sự
Kết quả
Điểm
Từ 01/9/1939 đến ngày 29/9/1939
Đức tấn công Ba Lan
Ba Lan bị Đức thôn tính.
1đ
Từ tháng 9/1939 đến tháng 4/1939
“Chiến tranh kỳ quặc”
Tạo điều kiện để phát xít Đức phát triển mạnh lực lượng
1đ
Từ tháng 4/1940 đến tháng 9/1940
Đức tấn công Bắc Âu và Tây Âu
- Đan Mạch, Nauy, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua bị Đức thôn tính. Pháp-đầu hàng Đức. Kế hoạch tấn công nước Anh không thực hiện được
2đ
Từ tháng 10/1940 đến tháng 6/1941
Đức tấn công Đông và Nam Âu
- Ru-ma-ni, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Nam Tư, Hi Lạp bị thôn tính.
1đ
Nhận xét:
Đức ở thế chủ động tấn công 0,5đ
Nhanh chóng làm chủ châu Âu0,5đ
Câu 2:
Tình hình
+ Chính trị: chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng0,5đ
+ Kinh tế: 0,5đ
- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn lạc hậu
+ Quân sự lạc hậu0,5đ
+ Chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ, bế quan toả cảng0,5đ
+ Xã hội: nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ0,5đ
Chiến sự ở Đà Nẵng
+ 1/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha giàn trận tại cửa biển Đà nẵng0,5đ
+ 1/9/1858 bắn vào Bán đảo Sơn Trà0,5đ
+ Quân dân ta chiến đấu dũng cảm làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh0,5đ
Lớp 11G
Câu 1:
Tình hình
+ Chính trị: chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng0,5đ
+ Kinh tế: 0,5đ
- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn lạc hậu
+ Quân sự lạc hậu0,5đ
+ Chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ, bế quan toả cảng0,5đ
+ Xã hội: nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ0,5đ
Kể tên: 6 tỉnh1đ
Câu 2:
Vì sao:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng 1đ
+ Đà Nẵng cách Huế khoảng 100km, có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam1đ
Chiến sự ở Đà Nẵng
+ 1/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha giàn trận tại cửa biển Đà nẵng1đ
+ 1/9/1858 bắn vào Bán đảo Sơn Trà1đ
+ Quân dân ta chiến đấu dũng cảm làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh1đ
Mục đích:
+ Chiếm vựa lúa Nam kì, cắt nguồn tiếp tế lương thực của triều đình Huế0,5đ
+ Có vị trí chiến lược quan trọng0,5đ
+ tao điều kiện thuận lợi cho việc làm chủ lưu vực sông Mê công0,5đ
Lớp 11H
Câu 1:
Nhận xét:
Đức ở thế chủ động tấn công 0,5đ
Nhanh chóng làm chủ châu Âu0,5đ
Kết cục
- Chủ nghĩa phát xít Đức – Italia - Nhật sụp đổ hoàn toàn...0,5đ
- Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít. Trong đó, 3 cường Quốc Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít...1đ
- Gây hậu quả và tổn thất nặng nề nhất trong lịch sử nhân loại, làm cho 60 triệu người chết, 90 triệu người bị thương, thiệt hại về vật chất 4000 tỷ đô la...2đ
- Ý nghĩa: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới0,5đ
Câu 2:
Tình hình
+ Chính trị: chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng, suy yếu trầm trọng0,5đ
+ Kinh tế: 0,5đ
- Nông nghiệp sa sút, mất mùa, đói kém thường xuyên.
- Công thương nghiệp đình đốn lạc hậu
+ Quân sự lạc hậu0,5đ
+ Chính sách đối ngọai sai lầm: “cấm đạo”, xua đuổi giáo sĩ, bế quan toả cảng0,5đ
+ Xã hội: nhiều cuộc đấu tranh chống triều đình bùng nổ0,5đ
Vì sao:
+ Đà Nẵng là cảng nước sâu vì vậy tàu chiến có thể hoạt động dễ dàng 0,5đ
+ Đà Nẵng cách Huế khoảng 100km, có thể dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng, kết thúc nhanh chóng cuộc xâm lược Việt Nam0,5đ
Chiến sự ở Đà Nẵng
+ 1/8/1858 liên quân Pháp – Tây Ban Nha giàn trận tại cửa biển Đà nẵng0,5đ
+ 1/9/1858 bắn vào Bán đảo Sơn Trà0,5đ
+ Quân dân ta chiến đấu dũng cảm làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh0,5đ
4. Đánh giá nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra:
- Về nắm kiến thức: .......................
...
- Kỹ năng vận dụng của học sinh:
.
- Cách trình bày: ..
.
- Diễn đạt bài kiểm tra: ..................
..
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_30_kiem_tra_1_tiet_dang_van_hieu.doc