I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Tóm tắt được các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX
Giải thích được nguyên nhân xuất hiện của những phong trào trên, tính chất dân chủ tư sản của phong trào, nguyên nhân thất bại
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng so sánh
3. Thái độ
Tinh thần yêu nước của nhân dân
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 11
Bài soạn, SGK
2. Học sinh: Vở ghi, SGK
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Tình hình kinh tế Việt nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa của TDP?
2. Bài mới:
Do chính sách thống trị bóc lột của TDP làm cho xã hội VN nổi lên mâu thuẫn cơ bản và ngày càng sâu sắc.phong trào đấu tranh thất bại. Đầu thế kỉ XX đã xuất hiện xu hướng mới
4 trang |
Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 20/07/2022 | Lượt xem: 363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 11 - Tiết 31, Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết chiến tranh thế giới thứ nhất 1914, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:........................Lớp 11B1 Sí số.................................................
Ngày dạy:........................Lớp 11B2 Sí số.................................................
Tiết 31 Bài 23
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT 1914
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Tóm tắt được các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX
Giải thích được nguyên nhân xuất hiện của những phong trào trên, tính chất dân chủ tư sản của phong trào, nguyên nhân thất bại
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng so sánh
3. Thái độ
Tinh thần yêu nước của nhân dân
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Hướng dẫn chuẩn kiến thức kĩ năng lịch sử 11
Bài soạn, SGK
2. Học sinh: Vở ghi, SGK
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ:
Tình hình kinh tế Việt nam dưới tác động của chương trình khai thác thuộc địa của TDP?
2. Bài mới:
Do chính sách thống trị bóc lột của TDP làm cho xã hội VN nổi lên mâu thuẫn cơ bản và ngày càng sâu sắc...phong trào đấu tranh thất bại. Đầu thế kỉ XX đã xuất hiện xu hướng mới
Hoạt động của GV& HS
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu nét chính về phong trào Đông Du
GV yêu cầu hs tự đọc SGK và tóm tắt tiểu sử của Phan Bội Châu
Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật. hoạt động chính của phong trào Đông Du?
HS: Chủ trương: giành độc lập bằng phương pháp bạo động, nhưng với nhưng cách thức tổ chức, huy động lực lượng khác trước
- Hoạt động:
+ Năm 1904, Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân
+ Từ tháng 8/1908, theo thoả thuận với thực dân Pháp, Chính phủ Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước. Phong trào Đông du tan rã.
+ Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị bắt.
GV: nhận xét, bổ sung
HĐ2: Tìm hiểu chủ trương và những hoạt động của Phan Châu Trinh
GV: Chủ trương của Phan Châu Trinh có khác với Phan Bội Châu không?
HS:
+ Phan Châu Trinh chủ trương thiết lập dân chủ, quyền, thông qua con đường cải cách để tiến tới độc lập. Ông muốn dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến hủ bại, vận động nhân dân "tự lực khai hoá".
+ Năm 1906, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kì.
GV: nhận xét, bổ sung
HĐ3: Tóm tắt hoạt động của Đông kinh nghĩa thục, vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế
1. Phan Béi Ch©u vµ xu híng b¹o ®éng
- Lãnh đạo phong trào Đông du là Phan Bội Châu.
- Mục tiêu: Xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh, có kinh tế phát triển, chính trị tiến bộ...
- Chủ trương: giành độc lập bằng phương pháp bạo động, nhưng với nhưng cách thức tổ chức, huy động lực lượng khác trước (so sánh với chủ trương cứu nước trước đó).
- Hoạt động:
+ Năm 1904, Phan Bội Châu sáng lập Hội Duy tân, với mục tiêu chống Pháp, giành độc lập, xây dựng chính thể quân chủ lập hiến. Lúc đầu, Hội chủ trương cầu viện Nhật Bản nhưng đã nhanh chóng chuyển sang "cầu học", tổ chức phong trào Đông du.
+ Từ tháng 8/1908, theo thoả thuận với thực dân Pháp, Chính phủ Nhật trục xuất những người Việt Nam yêu nước. Phong trào Đông du tan rã.
+ Dưới ảnh hương của Cách mạng Tân Hợi, tháng 6/1912, tại Quảng Châu, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội, nhắm đánh Pháp, khôi phục nền độc lập của Việt Nam, thành lập Cộng hoà Dân quốc Việt Nam.
+ Ngày 24/12/1913, Phan Bội Châu bị bắt.
2. Phan Ch©u Trinh vµ xu híng c¶i c¸ch
- Chủ trương:
+ Khác với Phan Bội Châu, Phan Châu
Trinh chủ trương thiết lập dân chủ, quyền, thông qua con đường cải cách để tiến tới độc lập. Ông muốn dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và chế độ phong kiến hủ bại, vận động nhân dân "tự lực khai hoá".
+ Năm 1906, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kì.
- Hoạt động:
+ Hình thức: mở trường, diễn thuyết về các vấn đề xã hội, cổ vũ theo cái mới: cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, cổ động mở mang công thương nghiệp...
+ Cuộc vận động chuyển thành phong trào chống thuế năm 1908 ở Trung kì. Phong trào bị thực dân Pháp đàn áp, Phan Châu Trinh bị bắt.
3. §«ng Kinh NghÜa Thôc. Vô ®Çu ®éc binh sÜ Ph¸p ë Hµ Néi vµ nh÷ng ho¹t ®éng cuèi cïng cña nghÜa qu©n Yªn ThÕ.
- Đông Kinh nghĩa thục:
+ Đây là một trường học được lập ra theo ý tưởng của Phan Bộ Châu và Phan Châu Trinh (học tập mô hình của Nhật Bản).
+ Từ Hà Nội, cuộc vận động mở trường dạy học theo lối mới đã phát triển khắp nơi, trở thành phong trào rầm rộ.
+ Sáng lập viên của trường ban đầu là các sĩ phu yêu nước như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền.
+ Ngoài dạy các kiến thức văn hoá thực dụng, tuyên truyền chữ Quốc ngữ, Đông Kinh nghĩa thục còn đẩy mạnh cuộc vận động tuyên truyền yêu nước, phổ biến tư tưởng duy tân trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế và văn hoá.
+ Tháng 11/1907, Pháp đóng cửa trường, hầu hết giáo viên bị bắt.
+ Nêu nhận xét về Đông Kinh nghĩa thục.
- Vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội (6/1908):
+ Nguyên nhân: bất bình với chính sách thống trị và sự phân biệt đối xử của thực dân Pháp, binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp đã nổi dậy đấu tranh, kết hợp với hoạt động của nghĩa quân Đề Thám.
+ Diễn biến: một vài nét chính.
+ Ý nghĩa: lần đầu tiên lực lượng binh lính người Việt Nam được giác ngộ, quay súng chống lại thực dân Pháp, trở thành một lực lượng yêu nước quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Những hoạt động cuối cùng của nghĩa quân Yên Thế:
+ Cùng với việc đàn áp nhân vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội, phong trào chống thuế ở Trung Kì, khủng bố phong trào Đông du,... thực dân Pháp rắp tâm tập trung lực lượng tiêu diệt bằng được cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
+ Tháng 1/1909, quân Pháp tấn công căn cứ Phồn Xương, nghĩa quân phải di chuyển liên tục quan nhiều tỉnh. Tháng 2/1913, Hoàng Hoa Thám bị giết hại. Khởi nghĩa Yên Thế chấm dứt.
3.Cñng cè: + §iÓm míi phong trµo yªu níc ®Çu thÕ kØ XX
+ Nguyªn nh©n thÊt b¹i phong trµo.
4. Híng dÉn häc sinh chuÈn bÞ häc bµi
- Häc bµi bµi cò theo SGK.
- LËp b¶ng so s¸nh phong trµo yªu níc cuèi thÕ kØ thø XIX víi phong trµo yªu níc ®Çu thÕ kØ thø XX.
- Sù gièng nhau kh¸c nhau 2 híng b¹o ®éng vµ c¶i c¸ch ®Çu thÕ kØ XX
- §äc tríc bµi 24.
File đính kèm:
- giao_an_lich_su_lop_11_tiet_31_bai_23_phong_trao_yeu_nuoc_va.doc